Luận văn Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai PiDu x (L x Y) từ 4 đến 28 ngày tuổi

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
NGUYỄN VĂN LƯỢNG  
SỬ DỤNG GẠO XAY THAY THẾ NGÔ  
TRONG THỨC ĂN CHO LỢN CON LAI PiDu x (LxY)  
TỪ 4 ĐẾN 28 NGÀY TUỔI  
Chuyên ngành:  
Mã số:  
Chăn nuôi  
60.62.01.05  
Người hướng dẫn khoa học:  
PGS.TS. Tôn Thất Sơn  
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là  
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ công trình nào khác.  
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm  
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.  
Hà Nội, ngày  
tháng năm 2016  
Tác giả luận văn  
Nguyễn Văn Lượng  
i
LỜI CẢM ƠN  
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn , ngoài sự nổ lực  
của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường,  
các thầy cô giáo. Đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi .  
Những gì hoàn thành được trong lần thực hiện khóa luận này là có công lao vô  
cùng to lớn của PGS.TS. Tôn Thất Sơn. Người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi  
có kế hoạch của bản thân trong quá trình làm luận văn rất chặt chẽ, khoa học. Em xin  
bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Thầy.  
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Dinh dưỡng -  
Thức ăn, khoa Chăn nuôi, trường học viện nông nghiệp Việt Nam đã góp ý và chỉ bảo  
để luận văn của tôi được hoàn thành.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: giám đốc Th.S. Lê Thị Minh Thu và Ban  
quản lý cùng toàn thể các anh, chị cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV lợn  
giống Lạc Vệ.  
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè , đồng  
nghiệp , anh chị em đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.  
Hà Nội, ngày  
tháng  
năm 2016  
Tác giả luận văn  
Nguyễn Văn Lượng  
ii  
MỤC LỤC  
Lời cam đoan .....................................................................................................................i  
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii  
Mục lục ............................................................................................................................ii  
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... v  
Danh mục bảng ................................................................................................................. v  
Danh mục biểu đ..........................................................................................................viii  
Trích yếu luận văn ...........................................................................................................ix  
Thesis abstract................................................................................................................... x  
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1  
1.1.  
1.2.  
Đặt vấn đ........................................................................................................... 1  
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2  
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3  
2.1.  
2.2.  
2.3.  
Tiềm năng sử dụng lúa gạo trong chăn nuôi ở Việt Nam................................... 3  
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc gạo.................................... 6  
Một số đặc điểm sinh lý của lợn con ................................................................ 14  
2.3.1. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con ........................................................ 14  
2.3.3. Hiện tượng khủng hoảng sinh lý của lợn con................................................... 18  
2.4.  
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con...................................................................... 20  
2.4.1. Số lượng thức ăn ăn vào và số lần cho ăn trong ngày ...................................... 20  
2.4.3  
2.4.4  
Nhu cầu về lipit cho lợn con............................................................................. 22  
Nhu cầu về protein và axít amin cho lợn con ................................................... 22  
2.4.5. Nhu cầu về khoáng cho lợn con ....................................................................... 25  
2.4.6. Nhu cầu về vitamin cho lợn con....................................................................... 25  
2.5.  
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 25  
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 25  
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................................... 30  
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 32  
3.1.  
Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 32  
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 32  
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 32  
3.2.  
3.3.  
Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 32  
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 32  
iii  
3.4.  
3.5.  
3.6.  
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33  
Phương pháp chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 36  
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38  
Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 38  
4.1.  
Ảnh hưởng của việc sử dụng sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khâu  
phần ăn đối với lợn con giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa (4-23 ngày) ................... 39  
4.1.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ sơ sinh đến 23 ngày tuổi.................................... 39  
4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ....................................................... 41  
4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi...................... 43  
4.1.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn từ  
4 -23 ngày tuổi.................................................................................................. 45  
4.1.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô đến bệnh  
tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi ............................................. 50  
4.2.  
Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần ăn  
đối với lợn con giai đoạn 24-28 ngày tuổi........................................................ 53  
4.2.1. Khối lượng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (24 – 28 ngày tuổi) .................. 53  
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 24- 28 ngày tuổi ......................... 55  
4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con  
giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi............................................................................... 57  
4.2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô đến bệnh  
tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi ............................................... 60  
4.2.5. Hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô cho lợn con  
giai đoạn 24-28 ngày tuổi ................................................................................. 62  
Phần 5 . Kết luận và kiến ngh..................................................................................... 64  
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 64  
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 64  
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 65  
iv  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
Chữ viết tắt  
BW  
Nghĩa tiếng Việt  
Khối lượng cơ thể lợn con  
Công thức  
CT  
DE  
Năng lượng tiêu hóa  
Đối chứng  
ĐC  
FCR  
Hiệu quả sử dụng thức ăn  
Hội chứng tiêu chảy  
HCTC  
HQSDTĂ Hiệu quả sử dụng thức ăn  
LTĂTN  
KPCS  
ME  
Lượng thức ăn thu nhận  
Khẩu phần cơ sở  
Năng lượng trao đổi  
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ  
Thức ăn  
NRC  
TĂ  
TCVN  
TN  
Tiêu chuẩn Việt Nam  
Thí nghiệm  
TKL  
Tăng khối lượng  
L x Y  
TLTC  
TLNS  
TLC  
Landrace x Yorkshire  
Tỷ lệ tiêu chảy  
Tỷ lệ nuôi sống  
Tỷ lệ chết  
v
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô ................. 7  
Bảng 2.2. Thành phần axit béo của ngô và gạo xay (%).............................................. 8  
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%) .................. 9  
Bảng 2.4. Thành phần axit amin của gạo xay và ngô hạt........................................... 10  
Bảng 2.5. Thành phần hóa học của ngô và gạo xay................................................... 11  
Bảng 2.6. Thành phần hóa học của thóc, gạo xay và ngô .......................................... 13  
Bảng 2.7. Thành phần axit amin trong thóc, gạo tẻ, ngô tẻ và lúa mỳ....................... 13  
Bảng 2.8. Một số loại men tiêu hóa............................................................................ 17  
Bảng 2.9. Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi ................................. 20  
Bảng 2.10. Mức năng lượng cho lợn con theo khối lượng cơ thể................................ 21  
Bảng 2.11. Nhu cầu ME, protein thô và một số axít amin cho lợn con ....................... 23  
Bảng 2.12. Nhu cầu ME, protein thô và một số axít amin tổng số cho lợn con........... 24  
Bảng 2.13. Thành phần hóa học của thóc và gạo lật giống IR 15404 (% VCK) ......... 27  
Bảng 2.14. Thành phần hóa học của thóc và gạo lật (% VCK) ................................... 28  
Bảng 2.15. Thành phần axit amin của thóc và gạo lật giống IR 15404 ....................... 29  
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm trên lợn con theo mẹ và sau cai sữa Giai đoạn 1  
(4 - 23 ngày tuổi)................................................................... ....................34  
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm trên lợn con theo mẹ và sau cai sữa Giai đoạn 2  
(24 - 28 ngày tuổi) .....................................................................................34  
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm .............................................35  
Bảng 3.4. Công thức thức ăn thí nghiệm ...................................................................35  
Bảng 4.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn sơ sinh - 23 ngày tuổi .............. 39  
Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ (g/con/ngày) .......................... 42  
Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi............... 44  
Bảng 4.4: Lượng thức ăn thu nhận và lượng thức ăn tích lũy từng ngày của lợn  
con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi ................................................................ 46  
Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn con  
giai đoạn sơ sinh – 23 ngày tuổi ................................................................ 49  
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi ...... 51  
Bảng 4.7. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi...................... 54  
Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo ổ thí nghiệm giai đoạn 24-28  
ngày tuổi (g/con/ngày)............................................................................... 56  
vi  
Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai  
đoạn 24 - 28 ngày tuổi ............................................................................... 58  
Bảng 4.10. Lượng thu nhận thức ăn và lượng thức ăn tích lũy từng ngày giai  
đoạn 24-28 ngày tuổi ................................................................................. 59  
Bảng 4.11. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi ............. 60  
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của sử dụng gạo xay thay thế ngô với lợn con từ 24  
- 28 ngày tuổi............................................................................................. 62  
vii  
DANH MỤC BIỂU ĐỒ  
Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm từ sơ sinh – 23 ngày tuổi....................... 41  
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 4 -23 ngày tuổi.................. 43  
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi ........... 44  
Biểu đồ 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi ........ 47  
Biểu đồ 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi...... 50  
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 4 – 23 ngày tuổi ......................... 52  
Biểu đồ 4.7. Khối lượng lợn con giai đoạn từ 24 - 28 ngày tuổi................................. 55  
Biểu đồ 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo ổ thí nghiệm giai đoạn 24 –  
28 ngày tuổi............................................................................................. 57  
Biểu đồ 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từng ngày giai đoạn 24 -28  
ngày tuổi.................................................................................................. 59  
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con từ 24 - 28 ngày tuổi............................. 61  
Biểu đồ 4.11. Hiệu quả kinh tế sử dụng gạo xay thay thế ngô cho lợn con từ 24 –  
28 ngày tuổi............................................................................................. 63  
viii  
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN  
Tên tác giả: Nguyễn Văn Lượng  
Tên Luận văn: Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai PiDu x  
(L x Y) từ 4 đến 28 ngày tuổi.  
Ngành: Chăn Nuôi  
Mã số: 60.62.01.05  
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam  
Mục đích nghiên cứu  
Xác định hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần của  
lợn con lai giống ngoại giai đoạn từ 4 đến 28 ngày tuổi.  
Phương pháp nghiên cứu  
Nội dung chính.  
Sử dụng gạo xay thay thế 25% và 50% ngô trong khẩu phần cho lợn con theo  
mẹ (4-23 ngày tuổi) và sau cai sữa (24-28 ngày tuổi).  
Nguyên vật liệu  
- Lợn con PiDu ( LxY) từ 4 – 28 ngày tuổi tại công ty lợn giống Dabaco  
Nguyên liệu Gạo Xay: Do công ty DABACO nhập vào  
Thức ăn: Sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 4000A, gồm 3 lô:  
ĐC., TN1, TN2 sử dụng gạo xay thay thế ngô với mức 25%, 50%.  
Kết quả chính và kết luận  
Kết quả chính  
- Sử dụng gạo xay thay thế ngô tỷ lệ 50% ứng với lô 3 đã đưa lại các kết quả tốt  
nhất, cụ thể như sau:  
- Tăng khả năng tăng khối lượng của lợn con, mức tăng khối lượng của các lô 1,  
2 và 3 lần lượt là: 246,67 g/con/ngày; 251,35g/con/ngày và 267,98 g/con/ngày.  
- Ảnh hưởng tích cực đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy của lợn con, tỷ lệ mắc  
bệnh tiêu chảy của các lô 1, 2 và 3 lần lượt là 4,45%; 3,33% và 2,5%.  
- Giảm chi phí thuốc thú y, mức chi phí của các lô 1, 2 và 3 lần lượt là: 300  
VNĐ/con; 150VNĐ/con và 100 VNĐ/con.  
- Khi sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn con đã làm tăng mức  
độ chênh lệch giữa thu và chi theo hướng có lãi hơn đặc .  
Kết luận  
- Nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của việc sử dụng 25% và 50% gạo xay thay thế ngô  
trong khẩu phần ăn đối với chăn nuôi lợn thịt ở các giai đoạn tiếp theo.  
- Nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của mức sử dụng 75% và 100% gạo xay thay thế  
ngô trong khẩu phần đối với chăn nuôi lợn thịt.  
ix  
THESIS ABSTRACT  
Master candidate: Nguyen Van Luong  
Thesis title: Using milled rice to replacing corn in the diet of piglets PiDu  
(LxY) from 4 to 28 days of age.  
Major: Animal Science  
Code: 60.62.01.05  
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)  
Research Objectives  
To determine the effects of using milled rice to replace corn in the diet of  
foreign piglets in the period from 4 to 28 days of age.  
Research Methods  
a / Main contents  
Use the milled rice to replace 25% and 50% corn in the diet of piglets following  
sows from 4 to 23 days of age and from 24 to 28 days of age.  
b / Materials  
- Piglets PiDu (LxY) from 4 to 28 days of age in the Dabaco Nuclear Breeding  
Pig Company.  
- Milled rice: purchased by Dabaco Nuclear Breeding Pig Company .  
- Food: Used in the experiment is a complete mixture food 4000A, consists of three  
lots: ĐC. TN1 TN2, using milled rice to replace corn with ratio 25%, 50%.  
Main findings and conclusions  
Main findings  
- Using 50% milled rice replacing corn in the three lots has brought the best  
results, details are as follow:  
- Increase the ability to increase the mass of piglets, the level of piglets’s  
increased weight in the lots 1, 2 and 3 is 246.67 g/child/day; 251, 35 g/head/day and  
children/day g/267.98 respectively.  
- Positive influence to the ability preventing diarrhea disease for piglets, the rate  
of diarrhea in the plot of 1, 2 and 3 is 4.45%; 3.33% and 2.5% respectively.  
-Reduce the cost of veterinary medicines, the cost of the plot of 1, 2 and 3 is 300  
000/children; 150VNĐ/children and 100 000/ respectively.  
Using the milled rice replacing corn in the diet of piglets has been increased the  
level of discrepency between revenues and costs towards more profitable.  
Conclusions  
Research the effects of the using 25% and 50% milled rice replacing corn in the  
diet of pig meat in the next stage.  
Research the effects of the using 75% and 100% milled rice replacing corn in the  
diet of pig meat.  
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU  
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với cây lúa nước trên diện tích khoảng  
4,3 triệu hecta. Nước ta cũng là quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới  
(chỉ sau Thái Lan). Đây là một tiềm năng rất lớn cần được khai thác cho thị  
trường thức ăn chăn nuôi. Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thức ăn  
công nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh, với sản lượng năm 2012 đạt 12,7  
triệu tấn và đến năm 2013 với 234 nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp (công  
suất thiết kế 22,3 triệu tấn/năm) đã sản xuất 17 triệu tấn thức ăn/năm, vượt Thái  
Lan (Cục Chăn nuôi, 2014). Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo thu  
về 3 tỷ đô la nhưng hàng năm Việt Nam lại phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu  
để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2011, Việt Nam đã sử dụng gần 3,7 tỷ đô la  
để nhập khẩu gần 8 triệu tấn thức ăn, trong đó đáng chú ý 1,3 tỷ đô la để nhập  
3,86 triệu tấn ngô, cám gạo và lúa mỳ (Cục Chăn nuôi, 2012). Để đáp ứng chiến  
lược phát triển chăn nuôi, đến năm 2020 nhu cầu sử dụng thức ăn của Việt Nam  
ước tính là 27,4 triệu tấn (tăng 1,3 lần so với năm 2012). Như vậy với năng lực  
của ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa nguyên  
liệu thức ăn chăn nuôi, đặc biệt các loại giàu năng lượng như ngô, lúa mỳ, khô  
dầu đỗ tương. Tuy nhiên Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo sản lượng ngô  
thế giới trong một số năm tới sẽ giảm nhiều do thời tiết khô hạn ở một số quốc  
gia sản xuất lớn như Mỹ, Ấn Độ. Dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới ước tính  
giảm xuống còn 662 triệu tấn so với dự kiến 665 triệu tấn.  
Trong một tương lai không xa, chúng ta hướng đến chăn nuôi để xuất khẩu.  
Vì vậy nếu chăn nuôi luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thức  
ăn chăn nuôi từ các nước như hiện nay thì sẽ là một rào cản khó vượt qua để  
hướng đến mục tiêu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới  
nhưng vẫn phải nhập quá nhiều nguyên liệu như ngô, đậu tương, cám gạo thì  
không thể đảm bảo cho một ngành chăn nuôi bền vững. Bên cạnh đó, hàng năm  
Việt Nam còn tồn dư một lượng lớn thóc trong dân, giá lúa nhiều lúc giảm thấp,  
nhà nước đã phải chi nguồn ngân sách không nhỏ cho việc mua tạm trữ lúa gạo  
để bình ổn giá. Như vậy trong khi nguồn lúa gạo trong nước tồn đọng khá lớn  
(khoảng 2 triệu tấn mỗi năm), thì ngành chăn nuôi lại chi ra một khoản ngoại tệ  
1
không nhỏ để nhập 4 triệu tấn nguyên liệu cung cấp năng lương như ngô lúa mì  
để sản xuất thức ăn chăn nuôi.  
Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu  
sử dụng TĂCN của cả nước ước tính là 27,4 triệu tấn, như vậy với năng lực  
của ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong  
khi sản lượng ngô, lúa mì trên thế giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên  
tục tăng. Vì vậy, Việt Nam phải tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn  
nguyên liệu của các nước như hiện nay. Để giúp ngành chăn nuôi giải quyết  
khó khăn trong việc tìm nguyên liệu và chủ động được nguồn nguyên liệu  
trong nước chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Sử dụng gạo xay thay thế  
ngô trong thức ăn cho lợn con lai PiDu x (LxY) từ 4 đến 28 ngày tuổi”.  
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
- Xác định tỷ lệ sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn con lai PiDu x  
(LxY) từ 4 - 28 ngày tuổi.  
Xác định hiệu quả của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần  
của lợn con lai giống ngoại giai đoạn từ 4 đến 28 ngày tuổi.  
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU  
2.1. TIỀM NĂNG SỬ DỤNG LÚA GẠO TRONG CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM  
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế  
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ  
nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ  
công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương  
thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và  
nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.  
Nước ta có hai vùng trọng điểm sản xuất lúa là đồng bằng sông Cửu Long  
(khoảng 4 triệu ha gieo trồng/năm) và đồng bằng sông Hồng (khoảng 1,1 ha gieo  
trồng/ năm). Năm 2011, diện tích gieo cấy lúa cả nước là 7,652 triệu ha, năng  
suất trung bình đạt 55,3 tạ/ha, sản lượng thóc cả nước khoảng 42,3 triệu tấn  
(Niên giám thống kê, 2011). Theo Cục Trồng Trọt - Bộ Nông nghiệp và phát  
triển Nông thôn, qui hoạch quĩ đất trồng lúa năm 2015 là 3,899 triệu ha, trong đó  
lúa nước hai vụ trở lên là 3,258 triệu ha, diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha.; Năm  
2020 bảo vệ quỹ đất lúa ổn định là 3,812 ha, trong đó lúa hai vụ trở lên là 3,222  
triệu ha, diện tích gieo trồng 7 triệu ha. Áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm  
canh tiên tiến để đạt sản lượng 42 – 43 triệu tấn vào năm 2015 – 2020, đảm bảo  
an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.  
Như vậy, sản lượng thóc của nước ta từ nay đến năm 2020 dao động trong  
khoảng từ 42 - 43 triệu tấn/năm. Nhu cầu thóc giống trong nước từ 0,8 - 1 triệu  
tấn/năm. Nhu cầu thóc để ăn và dự trữ trong cả nước mỗi năm khoảng 22 - 24  
triệu tấn. Nhu cầu thóc để chế biến khoảng 0,6 - 1,0 triệu tấn. Nhu cầu cho chăn  
nuôi và hao hụt từ 7,5 - 8,5 triệu tấn/năm. Như vậy, lượng thóc hàng hóa dự kiến  
trong năm 2015 là 11,1 triệu tấn và năm 2020 là 8,7 triệu tấn. Đây là nguồn thóc  
gạo rất lớn đối với thị trường trong nước.  
Việt Nam là quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau  
Thái Lan). Trong năm 2011, nước ta đã xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo. Theo  
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, những năm gần đây xuất khẩu gạo của  
Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy có tăng về lượng nhưng giảm dần về giá trị.  
Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7,72 triệu tấn (tăng 8,3% so năm 2011),  
3
trị giá FOB 3,45 tỉ USD (giảm 1,98%); năm 2013 đạt gần 6,7 triệu tấn, trị giá  
FOB hơn 2,89 tỉ USD. Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là gạo Việt Nam  
vừa không có thương hiệu, chất lượng lại thấp (khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu  
của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp - 25% tấm) nên khó tiếp cận vào các phân  
khúc thị trường cấp cao. Trong khi đó phân khúc cấp trung, cấp thấp lại có nhiều  
quốc gia cùng cạnh tranh, đưa đến giá bán và lợi nhuận giảm. Để giảm thiểu rủi  
ro và nâng cao lợi nhuận, các chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo này khuyến  
nghị, cần chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu  
trong thời gian tới, đồng thời cần chú trọng vào việc chế biến đa dạng hóa các  
sản phẩm từ lúa gạo.  
Một vấn đề được nhiều người quan tâm, nó như một nghịch lý, khi Việt  
Nam là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm đạt khoảng  
3,7 tỷ USD thì kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng gần 3 tỷ  
USD. Vìệc sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu  
thức ăn nhập khẩu mà giá các nguyên liệu này lại không ngừng tăng lên. Giá  
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng lên do rất nhiều nguyên nhân, trong đó thiên  
tai cũng là những cảnh báo đáng lo ngại. Vụ thiên tai cuối năm 2011 và đầu năm  
2012, một vụ khô hạn chưa từng có trong 25 năm qua ở Mỹ đã làm cho 61% diện  
tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng ngô và đỗ tương.  
World Bank cảnh báo rằng khô hạn sẽ còn tiếp tục diễn ra ở Mỹ, Nga và Ấn Độ,  
điều này làm cho giá ngô và đỗ tương tăng lên tới hai lần so với năm 2010. Báo  
cáo tổng hợp tình hình thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của  
phòng Thông tin thương mại và hội nhập quốc tế tháng 9/2013 cho biết, giá thức  
ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang có xu thế giảm dần. Giá  
ngô đã giảm xuống mức thấp nhất (180,9 USD/tấn) trong phiên giao dịch ngày  
20/9/2013 do dự báo sản lượng ngô, lúa mỳ và đỗ tương trên thế giới sẽ tăng lên  
vào niên vụ 2013/2014. Tuy vậy, sự bất ổn về giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi  
trên thị trường thế giới vẫn là những khó khăn dẫn đến sự phát triển không bền  
vững của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta.  
Ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn,  
gần như một thảm họa nếu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị chi phối bởi nguồn  
nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, việc khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để  
chủ động sản xuất thức ăn chăn nuôi đang là một yêu cầu bức thiết.  
4
Thêm vào đó, để tránh nguy cơ mất thị trường do không cạnh tranh được  
với các quốc gia xuất khẩu gạo khác, ngành sản xuất lúa gạo Việt nam cần áp  
dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và tìm những thị trường  
cao cấp cho gạo thơm của Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng phải tìm thị  
trường tiêu thụ cho số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp khi không xuất  
khẩu được hoặc xuất khẩu với giá thấp. Có thể nói thị trường sản xuất thức ăn  
gia súc trong nước đang là một tiềm năng cần được khai thác. Việc sử dụng  
lúa gạo để sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể góp phần giải quyết tình hình  
xuất khẩu gạo gặp khó khăn. Tuy nhiên, để khai thác thị trường này, chúng ta  
cần giải được bài toán về giá thành và hiệu quả của việc sử dụng thóc gạo thay  
thế ngô và lúa mì nhập khẩu. Giải quyết được vấn đề này, chúng ta còn giải  
quyết được nhiều khó khăn khác đang tồn tại trong thực tế sản xuất của  
nghành nông nghiệp trong nước.  
Một trong giải pháp để giải bài toán giá thành trong việc sử dụng thóc gạo  
thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu là sử dụng thóc của các giống lúa cao sản. Theo  
các nhà chuyên môn, giống lúa IR 50404 là giống lúa lai có năng xuất cao (18  
tấn/ha/năm). Giống lúa này có thể trồng được tới ba vụ trong năm. Đây là giống lúa  
ngắn ngày có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết Không những thế, khả năng  
chống chịu bệnh tật rất tốt, chi phí phân bón thấp nên giá thành hạ. Nhược điểm  
chính là chất lượng gạo của giống lúa này không cao (hạt gạo ngắn, tỷ lệ bạc bụng  
nhiều, hàm lượng amylose cao nên cơm bị khô cứng), không phù hợp với thị hiếu  
của người tiêu dùng nên khó tiêu thụ sản phẩm. Do đó, mặc dù năng suất rất cao,  
song việc canh tác giống lúa này cũng không được khuyến khích do giá bán thấp  
hơn khá nhiều so với các giống lúa khác. Hiện nay, với những thành tựu khoa học  
về lúa lai, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu thành công nhiều  
giống lúa lai siêu cao sản, năng suất có thể đạt tới 20 tấn/ha/năm. Như vậy, phương  
án sản xuất thóc IR 50404 và các giống lúa lai cao sản khác có giá thành thấp có thể  
là đáp án của bài toán thay thế ngô, lúa mì nhập khẩu bằng thóc sản xuất trong nước  
làm thức ăn chăn nuôi. Đây là một phương án có tính khả thi cao trong điều kiện  
thực tế ở nước ta. Nhất là việc xuất khẩu gạo không phải lúc nào cũng thuận lợi. Gạo  
xuất khẩu đòi hỏi phải có chất lượng cao nhưng năng suất của các giống lúa có chất  
lượng cao thường lại thấp và đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao. Xuất khẩu gạo khó khăn  
sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người trồng lúa và sự phát triển bền vững của ngành  
này. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nêu ra một ý tưởng  
chiến lược hết sức có ý nghĩa, đó là sử dụng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi thay thế  
5
cho việc nhập khẩu ngô và lúa mì. Biện pháp này vừa giải quyết được đầu ra cho  
người trồng lúa, vừa đỡ tiêu tốn ngoại tệ cho việc nhập khẩu ngô và hạt mì để sản  
xuất thức ăn chăn nuôi.  
Như vậy, tiềm năng lúa gạo sản xuất trong nước sử dụng làm thức ăn  
chăn nuôi là rất lớn. Với các giải pháp như qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo để  
sản xuất thức ăn chăn nuôi (Các giống lúa không đòi hỏi chất lượng gạo cao);  
Nghiên cứu chọn tạo, gieo trồng các giống lúa cao sản phù hợp với mục đích  
làm thức ăn chăn nuôi; xây dựng qui trình thâm canh phù hợp nhằm phát huy  
hết tiềm năng năng suất lúa; đồng thời nghiên cứu công nghệ chế biến lúa gạo  
làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả.  
2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc gạo  
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần  
như trấu (husk), chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật -  
brown rice) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi (polard) chiếm 11%, trong đó, cám  
mịn (Rice polishing) là 8% và cám thô (bran) là 3%; tấm (crack rice) khoảng 2%  
và gạo trắng (white rice) chiếm tỷ lệ khoảng 67%.  
Tỷ lệ các thành phần của thóc, gạo và các loại phụ phẩm được trình bầy  
trong Sơ đồ 2.1.  
Trước đây, khi thóc gạo còn khan hiếm, phần gạo trắng thường được sử  
dụng làm lương thực cho người. Người ta chỉ sử dụng các sản phẩm phụ như tấm  
và cám làm thức ăn chăn nuôi.  
Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc  
Nguồn: Floukes ( 1998)  
6
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có thể sử dụng cả gạo để sản xuất thức ăn  
chăn nuôi. Vì thế, thông thường người ta hay sử dụng gạo xay (còn gọi là gạo lứt  
hay gạo lật). Tỷ lệ gạo xay chiếm tới 80%, bao gồm cả tấm và cám.  
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào  
rất nhiều yếu tố khác nhau như giống cây trồng, chế độ canh tác, đặc điểm thổ  
nhưỡng và mùa vụ gieo trồng v.v... Vì vậy, các kết quả nghiên cứu trên các giống  
khác nhau, chế độ canh tác và mùa vụ ở các địa phương khác nhau thì kết quả  
cũng sẽ khác nhau.  
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô được  
đánh giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ,  
chất xơ, chất khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) được trình bầy ở  
bảng 2.1.  
Bảng 2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng  
của thóc, gạo xay và ngô  
Gạo xay  
Arbolio**  
Ngô  
STFC*  
13,5  
Chỉ tiêu  
STFC*  
13,8  
Độ ẩm, %  
14,2  
8,1  
Protein thô, %  
7,9  
2,3  
8,8  
3,9  
Lipit thô, %  
2,1  
Chiết chất không nitơ (NFE) %  
Xơ thô, %  
73,7  
0,9  
74,3  
0,9  
70,7  
1,9  
Tro thô, %  
1,4  
1,4  
1,2  
ME gia cầm (Mcal/kg)  
3,29  
3,35  
3,27  
Nguồn: Kiyomi Kosaka (1990)  
*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987  
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al. (1988 )  
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất  
triết không nitơ và tro thô giữa ngô và gạo xay là không đáng kể. Đặc biệt giá trị  
năng lượng trao đổi của ngô và gạo xay gần như tương đương nhau (3,27 và 3,29  
Mcal/kg). Mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo xay thấp hơn ngô khá nhiều (2,1  
7
và 3,9 %). Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu  
cầu về năng lượng. Hàm lượng xơ thô trong gạo xay thấp hơn trong ngô là 1%  
(0,9 và 1,9%). Điểm yếu nhất của gạo xay so với ngô là rất nghèo sắc tố  
(xanthophyll và criptoxanthine…).  
Riêng thóc, có nhiều yếu điểm hơn so với ngô và gạo xay. Giá trị năng  
lượng trao đổi của thóc thấp hơn so với gạo xay và ngô khoảng 15-20%. Hàm  
lượng xơ thô cao hơn gạo xay từ 6,1 – 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 – 6,7%. Đặc  
biệt vỏ trấu của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35%  
cellulose, 30% lignin, 18% pentosans và 17% tro thô.  
Trong kết quả nghiên cứu của mình, Piao et al. (2002) đã cho biết thành  
phần axit béo của ngô và gạo xay (bảng 2.2.).  
Bảng 2.2. Thành phần axit béo của ngô và gạo xay (%)  
Chỉ tiêu  
Axit béo bão hòa  
Ngô  
Gạo xay  
C14:0  
-
-
C16:0  
1,3016  
0,0824  
1,3840  
1,8931  
0,1139  
2,0070  
C18:0  
Tổng  
Axit béo chưa bão hòa  
Chưa bão hòa đơn  
C16:1  
-
-
C18:1  
0,5226  
0,1169  
Chưa bão hòa đa  
C18:2  
0,4087  
0,0286  
0,4373  
0,9599  
0,6936  
0,7643  
0,0243  
C18:3  
Tổng  
0,7886  
Tổng axit béo chưa bão hòa  
Tỷ lệ axit béo chưa bão hòa/bão hòa  
0,9055  
0,4512  
Nguồn: Piao et al.(2002)  
Hàm lượng chất béo của gạo xay tuy chỉ bằng khoảng 2/3 của ngô, nhưng  
hàm lượng axit béo no của gạo xay lại cao hơn ngô (2,007 và 1,384). Tuy nhiên,  
8
hàm lượng axit béo chưa no lại thấp hơn ngô (0,9055 và 0,9599). Kết quả là tỷ lệ  
axit béo chưa no và axit béo no (USFA/SFA) của gạo xay (0,4512), thấp hơn của  
ngô (0.6936). Điều này giúp cho mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm sử dụng gạo  
xay để vỗ béo có độ cứng hơn và dễ chế biến hơn so với sử dụng ngô để vỗ béo.  
Kết quả nghiên cứu của Leeson and Summer (2008) đã cho biết thành  
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mì (bảng 2.3.)  
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo xay, ngô và lúa mỳ (%)  
Chỉ tiêu  
ME (kcal/kg)  
Gạo xay  
3345  
86,2  
8,2  
Ngô  
3330  
85,0  
8,5  
Vật chất khô  
Protein thô  
Xơ thô  
1,2  
2,5  
Lipit thô  
Ca  
2,42  
0,03  
0,15  
0,03  
0,21  
0,19  
0,15  
0,73  
0,20  
0,31  
0,25  
0,32  
3,8  
0,01  
0,13  
0.05  
0,05  
0,38  
0,04  
1,9  
P dễ tiêu  
Na  
Cl  
K
Se (ppm)  
Axit linoleic  
Methionine  
Lysine  
0,20  
0,20  
0,10  
Tryptophan  
Threonine  
0,41  
Nguồn: Leeson and Summer (2008)  
Kết quả ở bảng 2.3. cho biết, giá trị năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là  
của gạo xay (3345kcal/kg), tiếp đến là ngô (3330 kcal/kg); sau đó là lá lúa mì  
(3150 kcal/kg) và thấp nhất là thóc (2680 kcal/kg). Ngược lại, hàm lượng xơ cao  
nhất là trong thóc (10,0%), tiếp đó là lúa mì (2,7%), sau đó là ngô (2,5%) và thấp  
nhất là gạo xay (1,2%). Hàm lượng lipit cao nhất trong ngô (3,8%), sau đó là gạo  
9
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 79 trang yennguyen 04/04/2022 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai PiDu x (L x Y) từ 4 đến 28 ngày tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_su_dung_gao_xay_thay_the_ngo_trong_thuc_an_cho_lon.pdf