Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT  
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH  
SƠN, TỈNH NGHỆ AN  
HỒ THỊ TRANG  
Khóa học 2007 - 2011  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT  
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH  
SƠN, TỈNH NGHỆ AN  
Sinh viên: Hồ Thị Trang  
Lớp: K41 KTNN  
Giáo viên hướng dẫn:  
ThS. Nguyễn Ngọc Châu  
Niên khóa: 2007 - 2011  
Huế, 5/2011  
Lời Cảm Ơn  
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập,  
nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực  
tập tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Để hoàn thành khóa  
luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân  
và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nất.  
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể  
cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi  
hành trang bước vào đời.  
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc  
Châu, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm  
nhận được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong  
tôi.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ  
đang làm việc tại xã Cẩm Sơn, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Cẩm  
Sơn đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa  
luận này.  
Cuối cùng, tôi xin gi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và anh  
chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh  
tôi ng sốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.  
ời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ  
và thành công trong cuộc sống.  
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!  
Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2011  
Hồ Thị Trang  
MỤC LỤC  
Trang  
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i  
MỤC LỤC.......................................................................................................................ii  
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................vi  
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................vii  
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................viii  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix  
PHẦN I: ĐẶT VẤN Đ................................................................................................ 1  
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1  
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2  
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................................... 3  
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CU........................................... 5  
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 5  
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế ....................................................................... 5  
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................................ 5  
1.1.1.2. Bản chất của hiquả kinh tế ............................................................................ 6  
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế...................................................... 7  
1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu............................................................................ 8  
1.1.2.1. Đặc ểm sinh học của cây dưa hấu................................................................... 8  
1.1.2trí và giá trị của cây dưa hấu ....................................................................... 13  
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 14  
1.1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên................................................................. 14  
1.1.3.2 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hi...................................................... 15  
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết qủa và hiệu quả sản xuất dưa hấu ...................... 16  
1.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..................................................... 16  
1.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ................................................... 17  
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................. 17  
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước............................................................... 17  
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Nghệ An và trên địa bàn huyện Anh Sơn.......19  
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM  
SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN..........................................................21  
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH  
NGHỆ AN.............................................................................................................21  
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 21  
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hi.................................................................................... 22  
2.1.3 Vài nét về tình hình tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của xã ..................................... 29  
2.1.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã ......................................................... 30  
2.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT DƯA HẤU.............................................. 31  
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn ......................................................... 31  
2.2.2. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã.................................. 32  
2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA......................................... 33  
2.3.1. Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra..................... 33  
2.3.2 Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông h............... 36  
2.3.3 Tình hình sử dụng các loại giống dưa hấu của các nông hộ điều tra................... 38  
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU........................................... 41  
2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu .................................................................................... 41  
2.4.1.1 Chi phí sản xuất cơ cấu chi phí sản xuất ...................................................... 41  
2.4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu ......................................... 46  
2.4.2 Hiệu quả sản xuất dưa hu ................................................................................... 49  
2.4.2c chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 51  
2.4.2.2. o sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với một số cây trồng phổ biến trên địa  
bàn ............................................................................................................................................51  
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN  
XUẤT DƯA HẤU ........................................................................................................ 53  
2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................... 53  
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian....................................................................... 55  
2.5.3 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu........................................................................... 58  
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ....................... 58  
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN  
XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN .......................................................................... 62  
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ...................................................................................................... 62  
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA  
BÀN XÃ CẨM SƠN .................................................................................................... 62  
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật ............................................................................................ 63  
3.2.2. Giải pháp về đất đai............................................................................................. 64  
3.2.3 Giải pháp về vốn .................................................................................................. 64  
3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng..................................................................... 65  
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................................... 65  
3.2.6. Giải pháp về thị trường ....................................................................................... 65  
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH................................................................. 67  
1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 67  
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 68  
2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................... 68  
2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................................ 68  
2.3. Đối với người nông dân ........................................................................................ 69  
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT  
DT  
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Diện tích  
SL  
Số Lượng  
DTCT  
BQ  
Diện tích canh tác  
Bình quân  
BQC  
ĐVT  
LĐ  
Bình quân chung  
Đơn vị tính  
Lao động  
IC  
Chi phí trung gian  
Giá trị sản xuất  
Giá trị gia ăng  
Chi phí  
GO  
VA  
C
Q
Kết quả thu được  
Ủy ban nhân dân  
Nuôi trồng thủy sản  
Lợi nhuận  
UBND  
NTTS  
LN  
:
TC  
:
Chi phí  
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI  
1 sào  
1 ha  
1 tạ  
500 m2  
10.000 m2  
100 kg  
1 tấn  
1.000 kg  
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  
Bảng 1: Tình hình dân số, lao động của xã Cẩm Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010 .......... 25  
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010 ............ 28  
Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 ................. 31  
Bảng 4: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 -  
2010 .....................................................................................................................................................32  
Bảng 5: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra........................................... 34  
Bảng 6: Tình hình trang bị vật chất - kĩ thuật của các nông hộ ......................................... 36  
Bảng 7: Tình hình sử dụng các giống dưa ở nông hộ điều tra........................................... 39  
Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của các nông hộ đuợc điều  
tra ....................................................................................................................................... 42  
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ................... 47  
Bng 10: Mt schtiêu phn ánh hiu qusn xut dưa hu.......................................... 49  
Bng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu so với các cây trông khác ...................... 51  
Bảng 12: Ảnh hưởng của qui mô diện tích tới kết quả, hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 53  
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 56  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  
* Mục đích nghiên cứu  
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình  
hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn,  
tỉnh Nghệ An. Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu  
của các nông hộ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa  
hấu trên địa bàn.  
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu  
- Điều tra 60 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, thu thập số liệu sơ cấp. Thu  
thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng thống kê xã Cẩm Sơn  
- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và  
các website liên quan đến đề tài.  
* Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu  
- Phương pháp phân tổ thống kê  
- Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế  
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo  
* Kết quả nghiêứu được  
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả sau:  
Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu  
xã Cơnuyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An  
nh giá được những thuận lợi cũng như hạn chế của người dân trong  
việc đẩy mạnh phát triển dưa hấu tại xã Cẩm Sơn.  
Sản xuất dưa hấu mang lại hướng phát triển mới cho sản xuất nông  
nghiệp ở xã Cẩm Sơn, tăng thu nhập, giải quyết lượng lao động nông thôn,  
nâng cao mức sống cho người dân.  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Tính cấp thiết của đề tài  
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước,  
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông  
nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Song ngành nông nghiệp  
vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong cơ cấu kinh tế quốc  
dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Nông nghiệp nông thôn  
còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí  
do đó mà thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên cao nhất trong  
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta.  
Sự phát triển của đất nước không chỉ tác động mnh mẽ tới đời sống của người  
dân mà nó còn tác động rất lớn tới nhận thức cũng như trình độ sản xuất của nông hộ.  
Hiện nay, họ không ngừng tìm tòi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào  
trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và lựa chọn những cây trồng phù hợp  
mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông  
dân đã góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp dần dần chuyển đổi sang nền nông  
nghiệp sản xuất hàng hoá. Một trong số những mô hình được lựa chọn đó là mô hình  
sản xuất dưa hấu. Hiện nệc trồng dưa ở một số địa phương đang ngày càng tỏ ra  
hiệu quả kinh tế cao, dưa hấu là loại trái cây rất được người tiêu dùng ưa chuộng đặc  
biệt là vào mùa hè. Nó không chỉ cung cấp năng lượng dinh dưỡng cho cơ thể mà còn  
tạo nên sự phophú đa dạng và hấp dẫn cho các bữa ăn hàng ngày của con người.  
Không thế nó còn phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người tiêu dùng. Chính vì  
vậy, thị trường tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, tạo  
cơ hội cho người sản xuất dưa hấu có cơ hội mở rộng và phát triển.  
Xã Cẩm Sơn là một xã miền núi thuộc miền tây Nghệ An, địa bàn nằm dọc theo  
sông Lam hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn nên đất đai rất tốt cho sản  
xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chung của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây  
trồng, vật nuôi, trong những năm qua, xã Cẩm Sơn đã đẩy mạnh công tác chuyển giao  
tiến bộ kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng mới vào sản xuất.  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 1  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
Với việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và khai thác lợi thế đất đai, UBND xã  
Cẩm Sơn đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa và hoa màu  
kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này đã giúp  
nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng đơn vị  
diện tích. Phát triển sản xuất cây dưa hấu đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người  
lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa và đất ruộng kém hiệu quả đem  
lại thu nhập cao, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Song bên cạnh đó việc  
trồng dưa hấu cũng gặp nhiều vấn đề: chi phí đầu tư cao khiến cho nười nông dân  
khó mở rộng thêm qui mô, vấn đề thời tiết, hạn hán và mưa lớn khi thu hoạch dưa  
thành phẩm, vấn đề tiêu thụ dưa hấu. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản  
xuất dưa hấu ở địa phương là cơ sở cho việc định hướng phát triển trong thời gian tới,  
qua thời gian thực tập tại địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh  
tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói  
chung và sản xuất dưa hấu nói riêng.  
Đánh giá thực trạng sản xuất, xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến  
hiệu quả sản xuất dưa hấu và tìm hiểu thêm về tiềm năng sản xuất dưa của các nông  
hộ ở xã.  
Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản  
xuất dưa hấu.  
ất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa  
bàn xã.  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu:  
Các hộ nông dân sản xuất dưa hấu tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.  
- Phạm vi nghiên cứu:  
Phạm vi không gian: địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.  
Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các nông hộ tại thời  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 2  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
điểm năm 2010 và của địa bàn xã giai đoạn 2008 - 2010.  
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài  
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:  
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:  
- Chọn địa điểm điều tra:  
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, tôi đã lựa chọn địa điểm  
điều tra ở các thôn 2, thôn 4, thôn 5, thôn 8, thôn 9 thuộc xã Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ  
An. Đây là những thôn trồng Dưa hấu điển hình của xã.  
- Chọn mẫu điều tra:  
Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu tương đương với 60 hộ thuộc các thôn trên địa  
bàn xã, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.  
- Thu thập số liệu:  
+ Sliệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế  
sẵn phục vụ cho mục đích nghiên cứu.  
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: báo cáo tình  
hình kinh tế-xã hội của xã, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã, thông tin từ  
các nguồn khác: sách báo, internet…  
Phương pháp phân tổ thống kê:  
Hiệu quả kinh tế chc động của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống kê  
nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế. Căn cứ vào đặc điểm  
sản xuất của các nông hộ ở các thôn trong xã tôi tiến hành phân chia thành hai nhóm  
để nghiên cứu, nh giá.  
Ngồm các hộ thuộc hai thôn: thôn 2 và thôn 5  
Nhóm 2 gồm các thôn: thôn 4, thôn 8 và thôn 9  
Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế:  
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được trên cơ sở đó  
để phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các vụ sản xuất, mối quan hệ  
giữa các yếu tố riêng biệt như: quy mô sử dụng đất, chi phí trung gian, công lao động…từ đó  
đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất.  
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 3  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ  
trong các cơ quan chức năng địa phương, các thôn trưởng và ý kiến của của các hộ nông  
dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 4  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
PHẦN II  
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN  
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế  
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế  
Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng  
đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của  
toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh  
tế, là thước đo trình độ quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì Vậy trong điều  
kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát riển thì yêu cầu đặt ra là phải  
hoạt động có hiệu quả kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở  
rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với lượng tài  
nguyên nhất định, tạo ra một lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu lớn nhất của nhà sản  
xuất. Để đạt được điều đó thì phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, đúng  
mức, phát huy hết công suất, công dụng, chức năng của các yếu tố đầu vào để tạo ra  
hiệu quả cao hơn.  
Hiệu quả trong sản nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến, nhưng cho  
tới nay các học giả đều đi đến thống nhất rằng: cần phân biệt rõ ba khái nim cơ bản  
về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế.  
Hiệu quả thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào  
hay nguc sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công  
nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất  
của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn  
vị sản phẩm.  
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu  
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về  
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỷ thuật có tính  
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó được gọi là hiệu quả giá.  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 5  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật  
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính  
đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ  
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.  
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế  
Ta biết rằng thước đo của hiệu quả chính là mức độ tối đa hóa đầu ra trên một  
đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế chính là sự  
tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng  
định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản  
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn  
lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.  
Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế hc đã đưa ra những quan điểm  
khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi  
nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: lao động, vốn, vật lực...  
Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với  
chi phí bỏ ra thì được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế  
càng lớn và ngược lại.  
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm  
lao động xã hội. Đây là hmặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có  
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là  
quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian lao động. Yêu cầu của việc nâng cao  
hiệu quả kinh tế à đạt kết quả tối đa trong điều kiện chi phí nhất định và ngược lại, đạt  
hiệu quđịnh với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao  
gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm  
lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác  
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động  
xã hội bỏ ra.  
Hiệu quả kinh tế hiện nay không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với  
hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh  
lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 6  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà  
nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá  
hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá hiệu  
quả kinh tế phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.  
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  
Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và  
các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu  
của xã hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu đánh giá là chỉ tiêu tổng gá trị sản xuất.  
Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn nhân  
công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với  
nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI).  
Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra  
và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí  
cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu….Còn  
kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS),  
kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập  
(V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần(MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia  
(SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất(GO), có thể là giá trị gia tăng  
(VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr)….  
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:  
Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia  
cho chỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng  
nghịch).  
Dạng thuận: H = Q/C  
Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả.  
Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực.  
Dạng nghịch: H = C/Q  
Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn  
vị chi phí.  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 7  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
Trong đó:  
H : Hiệu quả kinh tế (lần)  
Q : Kết quả thu được ( nghìn đồng, triệu đồng…)  
C : chi phí bỏ ra ( nghìn đồng, triệu đồng…)  
Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,  
xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả,  
hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực.  
Thứ hai, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên  
bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.  
Dạng thuận: Hb = Q/C  
Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.  
Dạng nghịch: Hb =C/Q  
Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.  
Trong đó:  
Hb : hiệu quả cận biên ( lần)  
Q : lượng tăng giảm của kết quả ( nghìn đồng, triệu đồng…)  
C : lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…)  
Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản  
xuất mở rộng. Nó cho biếợc một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết  
quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm  
bao nhiêu đơn vị đầu vào.  
ều hương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một  
khía cạnất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và  
thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp.  
1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu  
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu  
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus là một loại thực vật nằm trong họ  
bầu bí một loại cây có vỏ cứng và chứa nhiều nuớc.  
Dưa hấu là cây trồng của vùng nhiệt đới thích nhiệt độ cao và ưa sáng, nó cần  
nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái. Cây dưa hấu có thời gian sinh truởng ngắn  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 8  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
và kỹ thuật canh tác giống như các loại cây cùng họ Bầu bí (dưa leo, bầu bí, khổ qua)  
nên thuờng xếp nó vào nhóm các cây rau ăn trái, nó có một số đặc điểm đặc trưng sau :  
a, Đặc điểm sinh học  
Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình  
thuờng rễ ăn rộng quanh gốc trong phạm vi 50 - 60 cm, sâu 20 -30 cm. Vì vậy cây dưa  
hấu có khả năng chịu đựng hạn hán khá nhưng kém chịu úng và không có khả năng  
hồi phục sau khi bị đứt.  
Thân: thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn, dài  
trung bình 2 - 3 m, bò hoặc có thể leo nhờ vào vòi bám. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt  
mang một lá, một chồi nách và một vòi bám.  
Lá: Cây dưa hấu thuộc loại lá mầm. Lá mầm hình trứng, tương đối dày, chứa  
nhiều chất dinh duỡng để nuôi cây con khi mới hình thàh.  
Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc  
đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá dài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào  
nhau. Hoa đực thường hình thành truớc hoa cái 2 - 3 ngày.  
Trái: trái tương đối lớn, nặng trung bình 2 - 3 kg, có giống dưa cho trái nặng  
tới 5 - 6 kg, trái chứa nhiều nước. Trái có nhiều hình dạng : tròn, hình trứng hoặc  
bầu dục.  
b, Nhu cầu sinh t
Nhiệt độ: Dưa hấu là cây vùng nhiệt đới nên ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ sinh  
trưởng phát triển trong khoảng 18 - 35oC. Thời kỳ ra hoa kết trái nhiệt độ thích hợp là  
25 - 30oC.  
Dưa hấu thích hợp với khí hậu khô ráo, đất ẩm quá hoặc độ ẩm không  
khí cao làm cây phát triển nhiều lá rậm rạp, dễ bị ảnh hưởng khi ra hoa kết trái.  
Gió: Gió mạnh làm bật dây, gãy ngọn, rụng nụ và hoa. Vì vậy, nên bố trí cho dây  
dưa bò xuôi theo hướng gió hoặc không thẳng góc với huớng gió chính trong mùa.  
Đất: Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất từ cát đến sét nặng. Tuy vậy, thích  
hợp với đất có cơ cấu nhẹ, không chua (độ PH từ 6 - 7) thoát nước tốt.  
Nước: Trái dưa chứa nhiều nước, bộ lá nhiều nên cây dưa hấu cũng cần nhiều  
nước. Nếu bị úng nước thì rễ thường bị thối, vàng lá và chết dây.  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 9  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu  
c, Kỹ thuật canh tác  
Thời vụ trồng:  
Do điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi nên nước ta nhất là các tỉnh  
phía nam, dưa hấu có thể trồng được quanh năm. Ngoài ra chủng loại giống cũng rất  
phong phú, có những giống phát triển tốt cả trong mùa mưa hoặc chịu đuợc nhiệt độ  
tương đối thấp của mùa đông nên thời vụ trồng càng được mở rộng.  
Dưa hấu có thể trồng các vụ sau:  
Vụ xuân hè là chính, gieo hạt cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch cuối tháng 5  
đầu tháng 6 tuỳ thởi gian sinh trưởng của giống.  
Vụ hè thu: gieo hạt vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, thu hoạch vào cuối tháng 7.  
Vụ đông xuân, gieo hạt trong tháng 11, thu hoạch trong tháng giêng, đầu tháng 2.  
Thời vụ này chỉ áp dụng cho các tỉnh phía Nam  
Giống:  
Hiện nay thị trường có rất nhiều giống dưa hấu ở nhiều vùng trong nước có trồng  
các giống địa phương khác nhau như Đình Cao (Hải Hưng), dưa Hường (Huế), Quảng  
Ngãi, Gò Công (Tiền Giang) vv… Song để phục vụ xuất khẩu, các giống sau đây được  
sử dụng nhiều: giống Sugar baby, các giống lai F1: TN 755, TN 386 và Super Taison  
052, Phù đổng, Hoàng long…  
Chuẩn bị đất trồng:  
Đất trồng dưa hấu ycầu tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH 6,2 - 6,5. Cày bừa kỹ  
trước khi lên luống. Có 2 cách làm luống dưa hấu. Trong vụ xuân lên luống định hình  
ngay từ đầu. Kích thước luống như sau: rộng 2,5m (mặt luống 2,2m, rãnh rộng 0,3m)  
chiều dàỳ tho thửa ruộng, nếu chiều dài ruộng trên 50 m, giữa ruộng phải đào rãnh  
thoát nưhiều cao 0,2 - 0,25m.  
Ở vụ đông nếu gặp mưa, hoặc để tranh thủ thời vụ có thể làm nhân luống trước,  
kích thước như luống khoai lang. Sau đó theo tốc độ sinh trưởng của cây, vun dần 2  
bên thành luống có bề rộng 1.8 - 2m.  
Gieo hạt, trồng cây  
Trước khi gieo, hạt ngâm vào trong nước ấm 30 - 35oC từ 4 - 6 giờ, sau đó đãi  
sạch, ủ với cát hoặc trấu ẩm, để nơi nhiệt độ 28 - 35oC cho nứt nanh rồi gieo. Hạt nứt  
nanh có thể gieo trực tiếp lên luống hoặc vào bầu đất. Bầu nên dùng túi PE đường kính  
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 80 trang yennguyen 04/04/2022 78440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_dua_hau_o_xa_ca.pdf