Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN  
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT  
DƯA HẤU TẠI XÃ NGHĨA YÊN – HUYỆN  
NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN  
Sinh viên thực hiện:  
Hồ Thị Mai  
Giáo viên hướng dẫn:  
ThS. Lê Thị Hương Loan  
Lớp K41B-KTNN  
Huế, 05/2011  
Lôøi Caûm Ôn  
Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế  
Huế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn,  
tỉnh Nghệ An tôi đã hoàn thành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất  
dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”.  
Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu  
trường Đại học Kinh tế Huế, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển  
cùng các thầy cô giáo trong trường đã dìu dắt, gip đỡ tôi trong suốt quá  
trình học tập tại trường  
Đặc biệt tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lê Thị  
Hương Loan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.  
Xin cảm ơn UBND xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và  
nhân dân xã Nghĩa Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi  
những số liệu cần thiết nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.  
Tôi xin bày tbiết ơn đến những người than trong gia đình và  
bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.  
Cuối cùng một lần nữa tôi xin cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận  
được nhữý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn.  
chân thành cảm ơn!  
Huế, tháng 05 năm 2011  
Sinh viên thực hiện  
Hồ Thị Mai  
MỤC LỤC  
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... I-1  
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CU......................................................................................4  
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................4  
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................................................4  
1.1.1. Hiệu quả kinh tế................................................................................................................4  
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế......................................................................................4  
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế........................................................................................5  
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế............................................................................6  
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY DƯA HẤU.............................................................7  
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu ...............................................................................7  
1.2.2. Kỹ thuật canh tác..............................................................................................................8  
1.2.3. Giá trị kinh tế của cây dưa hấu.......................................................................................10  
1.2.4. Giá trị khác của cây dưa hấu ..........................................................................................11  
1.2.4.1. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................................11  
1.2.4.2. Giá trị về mặt y học .....................................................................................................11  
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất dưa hu...................................................11  
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................................14  
1.3.1. Tình hình sản xuất dưu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ...............14  
1.3.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Nghệ An..........................................................................16  
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................17  
1.4.1. Điều kiện nhiên và tài nguyên thiên nhiên.................................................................17  
1.4.1.1. iện tự nhiên .......................................................................................................17  
1.4.1.2. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................................18  
1.4.2. Thực trạng môi trường....................................................................................................19  
1.4.3. Thực trang phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Yên..................................................19  
1.4.3.1. Tăng trưởng kinh tế .....................................................................................................19  
1.4.3.2. Chuyn dịch cơ cấu kinh tế .........................................................................................19  
1.4.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................................21  
1.4.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..........................................................................22  
1.4.4.1. Dân s..........................................................................................................................22  
i
1.4.4.2. Lao động và việc làm...................................................................................................22  
1.4.5. Thực trang phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................22  
1.4.5.1. Năng lượng..................................................................................................................22  
1.4.5.2. Giao thông ...................................................................................................................22  
1.4.5.3. Giáo dục đào to..........................................................................................................23  
1.4.5.4. Y tế ..............................................................................................................................23  
1.4.5.5. Thủy lợi .......................................................................................................................23  
1.4.5.6. Văn hóa xã hội.............................................................................................................23  
1.4.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...................................................24  
1.4.6.1. Những lợi thế...............................................................................................................24  
1.4.6.2. Những hạn chế.............................................................................................................24  
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ NGHĨA YÊN ....25  
2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu và một số cây trồng hàng năm ở ã Nghĩa Yên............................25  
2.2. Năng lực sản xuất của các hộ được điều tra ......................................................................27  
2.2.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác của các hộ...............................27  
2.2.2. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ được điều tra........................................29  
2.3. Kết quả sản xuất dưa hấu...................................................................................................31  
2.3.1. Chi phí sản xuất, kết cấu chi phí sản xuất ......................................................................31  
2.3.1.1. Chi phí trung gian........................................................................................................31  
2.3.1.2. Chi phí tự có ................................................................................................................33  
2.3.1.3. Khấu hao và chi phí c ............................................................................................35  
2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra .......................................................35  
2.3.3. Kết quả sản xuất .............................................................................................................36  
2.3.4. Hiuả sxuất dưa hấu..............................................................................................37  
2.3.5. So iệu quả sản xuất dưa hấu với cây mía trên địa bàn xã Nghĩa Yên ............................39  
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA  
HẤU .........................................................................................................................................40  
2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả sản xuất..................................................40  
2.4.2. Ảnh hưởng quy mô đất đai đến kết quả..........................................................................40  
2.4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới năng suất dưa hấu ...........................................42  
2.4.3.1. Ảnh hưởng của phân vi sinh tới năng suất của dưa hấu..............................................46  
2.4.3.2. Ảnh hưởng của đạm tới năng suất dưa........................................................................46  
ii  
2.4.3.3. Ảnh hưởng của phân lân tới năng suất dưa hấu...........................................................47  
2.4.3.4. Ảnh hưởng của kali tới năng suất dưa hấu ..................................................................47  
2.4.3.5. Ảnh hưởng của NPK đến năng suất của dưa...............................................................47  
2.4.3.6. Ảnh hưởng của giống tới năng suất của dưa ...............................................................47  
2.4.3.7. Ảnh hưởng của phân chuồng tới năng suất dưa hấu....................................................48  
2.4.3.8. Ảnh hưởng của vôi bột đến năng suất dưa hấu............................................................48  
2.4.3.9. Công lao động ảnh hưởng tới năng suất dưa...............................................................48  
2.5. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ được điều tra.........................................................49  
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA  
BÀN XÃ NGHĨA YÊN............................................................................................................51  
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của xã Nghĩa Yên.....................................................51  
3.2. Một số giải pháp để phát triển dưa hấu ở xã Nghĩa Yên ...................................................51  
3.2.1. Hỗ trợ thông tin thị trường ............................................................................................51  
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật......................................................................................................52  
3.2.3. Giải pháp về vốn.............................................................................................................54  
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .............................................................................................55  
3.2.5. Giải pháp về bảo hiểm nông nghiệp ...............................................................................55  
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH................................................................................57  
iii  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
BQ  
: Bình quân  
BQC  
BVTV  
C
: Bình quân chung  
: Bảo vệ thực vật  
: Chi phí  
ĐVT  
GO  
: Đơn vị tính  
: Giá trị sản xuất  
: Hiệu quả kinh tế  
: Chi phí trung gian  
: Lao động  
H
IC  
LĐ  
LN  
: Lợi nhuận  
-CP  
VA  
: Nghị định chính phủ  
: Giá trị gia tăng  
: Kết quả thu được  
: Tổng chi phí  
Q
TC  
UBND  
: y ban nhân dân  
iv  
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ: Kênh phân phối sản phẩm dưa hấu tại xã Nghĩa Yên........................................49  
v
BẢNG QUY ĐỔI  
1ha  
= 10.000m2  
= 100kg  
1 tạ  
1 tấn  
= 1.000kg  
vi  
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Nghĩa Yên năm 2010 .............................20  
Bảng 2: Tình hình về diện tích gieo trồng cây hàng năm ở xã Nghĩa Yên .............................26  
Bảng 3: Tình hình lao động, nhân khẩu, diện tích của các hộ điều tra.....................................28  
Bảng 4: Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật BQ/hộ ................................................................30  
Bảng 5: Tình hình về chi phí sản xuất dưa của các hộ điều tra................................................34  
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra..................................................35  
Bảng 7: Kết quả sản xuất dưa của các hộ điều tra tính trên m2 ................................................37  
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất dưa của các hộ điều tra..................................................................38  
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dưa hấu so với cây mía năm 2010.........................39  
Bảng 10: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả sản xuất ............................................40  
Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô đất đai hiệu quả sản xuất dưa .............................................41  
Bảng 12: Kết quả hàm hồi quy.................................................................................................43  
Bảng 13: Năng suất cận biên của các yế tố sản xuất................................................................44  
vii  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  
1. Mục đích nghiên cứu:  
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.  
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã Nghĩa Yên trong năm 2010.  
+ Đề ra giải pháp để nâng cao năng suất dưa hấu  
+ Hướng mới cho tiêu thụ (tìm đầu ra ổn định).  
2. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:  
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu  
sau:  
- Số liệu từ UBND xã Nghĩa Yên  
- Thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất  
- Một số trang web  
3. Phương pháp nghiên cứu  
- Điều tra thu thập số liệu  
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo  
- Phương pháp ước lượng hồi quy  
4. Kết quả đạt được  
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa ở xã Nghĩa  
Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.  
- Đánh giá được những thuận lợi cũng như những khó khăn của người dân trong  
việc đẩh phát triển sản xuất dưa tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ  
An.  
- Đưa ra những giải pháp về thị trường tiêu thụ.  
viii  
Khóa lun tt nghip  
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với hơn 60% dân số hoạt động  
trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta đã có  
những bước tiến vượt bậc. Chúng ta không những đã giải quyết được phần lớn nhu cầu  
trong nước mà còn xuất khẩu. Để đạt được điều này ngoài những yếu tố khách quan,  
những người nông dân nước ta đã có những thay đổi lớn trong nhận thức và trình độ  
sản xuất của họ. Họ đã tìm tòi, áp dụng những công nghệ mới, thay đổi ây trồng thích  
hợp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí.  
Điều đó không riêng ở một vùng nào mà ở xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn,  
tỉnh Nghệ An cũng vậy. Nghĩa Yên là một xã miền núi có tổng diện tích tự nhiên  
tương đối lớn 3.453,52ha, trong đó cơ cấu diện tích sản xuất nông nghiệp là  
3.139,28ha chiếm 90,90%, trong đó đất nông nghiệp là 2.267,69ha; đất lâm nghiệp  
842.99ha; diện tích nuôi trồng thủy sản là 28,60ha. Cây trồng chính của người dân  
trong xã là lúa, rau màu và mía.  
Những năm gần đây nông dân trong xã đã bắt đầu chuyển đổi đất từ trồng mía,  
trồng lúa sang sản xuất dưa hấu. Cây dưa hấu được đưa vào xã sản xuất đã khá lâu  
nhưng 2 năm trở lại đây diện tích dưa hấu được mở rộng và đã mang lại lợi nhuận cho  
nông dân khá cao. Năm 20tổng diện tích trồng dưa của xã là 31,5ha; năm 2009 diện  
tích trồng dưa là 81ha; đến năm 2010 tổng diện tích trồng dưa của cả xã là 297ha. Điều  
này chứng tỏ rằng cây dưa hấu là cây có giá trị kinh tế cao. Phát triển cây dưa hấu đã  
góp pho cg ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện mức  
sống cho ười dân, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, không những thế  
nó còn góp phần sử dụng hợp lí và có hiệu quả tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp  
của địa phương. Sản phẩm dưa hấu của xã có chất lượng khá tốt và được tiệu thụ rông  
rãi ở thị trường trong nước.  
Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì việc sản xuất dưa hấu của xã cũng gặp  
một số khó khăn như vốn đầu tư cao, tốn nhiều công lao động nên khó khăn trong việc  
mở rộng diện tích sản xuất, đặc biệt là vấn đề đầu ra (chưa có thị trường tiêu thụ cụ  
1
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
thể, chủ yếu là bán cho tư thương), vấn đề áp dụng giống mới, kỹ thuật mới để nâng  
cao năng suất, sản lượng và giảm chi phí. Để giải quyết tốt những trở ngại cùng với  
thực tế nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả của cây  
dưa hấu mang lại cho người nông dân tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế  
sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” nghiên cứu làm  
khóa luận tốt nghiệp của mình.  
* Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu  
- Mục tiêu nghiên cứu  
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.  
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã Nghĩa Yên trong năm 2010.  
+ Đề ra giải pháp để nâng cao năng suất dưa hấu  
+ Hướng mới cho tiêu thụ (tìm đầu ra ổn định).  
- Đối tượng nghiên cứu  
Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu nên đối tượng nghiên cứu là các  
hộ nông dân sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Nghĩa Yên.  
* Phương pháp nghiên cứu  
- Điều tra thu thập số liệu:  
+ Mẫu điều tra gồm 90 hộ, được chọn ngẫu nhiên, không lặp lại. Số hộ điều tra  
thuộc 5 xóm: Đồng Song, Nhâm, xóm Chong, xóm 13A, xóm Mới.  
+ Thu thập số liệu  
Số liệu thứ cấp: Những số liệu được thu thập từ phòng nông nghiệp huyện  
Nghĩa Đàn, số lu từ UBND xã Nghĩa Yên về vấn đề nghiên cứu, và số liệu liên quan  
khác ti liệu tham khảo.  
Số liệu sơ cấp: Tất cả số liệu mà tôi đã điều tra các hộ nông dân của xã Nghĩa  
Yên trong tháng 1 đến tháng 3 năm 2011.  
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu  
- Phương pháp phân tổ thống kê  
Căn cứ đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ thuộc các xóm trong xã, tôi chia  
thành 2 nhóm để ngiên cứu đánh giá. Nhóm I gồm 2 xóm: Đồng Song và xóm 13A,  
nhóm II gồm 3 xóm: xóm Nhâm, xóm Chong và xóm Mới.  
2
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
Nhóm I là nhóm sản xuất dưa trên đất đen chuyển từ đất trồng mía sang.  
Nhóm II là nhóm sản xuất dưa trên đất đỏ Bazan, trồng dưa đã khá lâu.  
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo  
- Phương pháp ước lượng hồi quy  
* Phạm vi nghiên cứu đề tài  
- Về không gian: Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu của các hộ  
nông dân ở xã Nghĩa Yên.  
- Về thời gian: Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các hộ năm 2010 và  
giai đoạn 2008-2010.  
Số liệu điều tra từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2011 làm nền tảng phân tích mối  
tương quan ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất của các hộ.  
3
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN  
1.1.1. Hiệu quả kinh tế  
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế  
Khi nói đến hiệu quả kinh tế có nghĩa là làm sao với một cơ sở vật chất kỹ  
thuật, tài nguyên và lực lượng lao động nhất định có thể sản xuất được một khối lượng  
của cải vật chất, tinh thần nhiều nhất hay nói cách khác là làm sao đạt được lợi nhuận  
cao nhất trong khả năng cho phép của mình.  
Với xu thế hội nhập như hiện nay thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan  
tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế  
chính là thước đo trình độ về cách thức tổ chức, quản lí của các doanh nghiệp. Doanh  
nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải làm ăn có hiệu quả thì khi đó  
mới tính đến những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp.  
Hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳng hạn  
theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng “hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách  
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Tác giả  
Hồ Vinh Đào cho rằng “hu quả kinh tế là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao  
trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được”. Nhưng theo quan niệm của các  
tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng khi nói đến hiệu quả kinh tế trong  
sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả  
kỹ thuquả phân phối, hiệu quả kinh tế.  
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu  
vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ  
áp dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem  
lại bao nhiêu đợn vị sản phẩm.  
Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá  
đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị  
4
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ  
thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.  
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả hiệu  
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá  
trị đều tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt  
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.  
Như vậy có rất nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống  
nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được hiệu quả thì phải bỏ ra những  
chi phí nhất định những chi phi đó có thể là nhân lực, vật lực, vốn... so sánh kết quả  
đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó thì sẽ có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên  
cần phải thấy rằng kết quả đạt được nó tồn tại trên nhiều mặt, có thể trên phương diện  
tài chính kinh tế có thể trên phương diện xã hội như giảm bớt sự giàu nghèo thất  
nghiệp, tạo ra công ăn việc làm. Do đó làm nảy sinh thêm về khái niệm hiệu quả kinh  
tế mới bao gồm hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế-xã hội.  
Hiệu quả xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra với kết qủa xã  
hội thu được như tăng thêm việc làm, cải tao môi trường sinh thái, cải thiện môi  
trường sống, giảm khoảng cách giàu nghèo.  
Hiu quả kinh tế- xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả  
thu được cả về mặt kinh txã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát  
triển xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau  
chúng là tiền đề của nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta phải hiểu trên  
quan điểm kinh xã hội.  
ậy bản chất của hiệu quả kinh tế -xã hội là hiệu quả của lao động xã hội  
và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả thu được với lượng hao phí  
lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí  
trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn.  
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế  
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế đạt  
được với một bên là chi phí bỏ ra. Kết quả đó có thể là doanh thu, lợi nhuận… còn chi  
phí có thể là nhân lực, vật lực, vốn,… Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, người ta  
5
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
tiến hành so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, đại lượng tương đối đó càng lớn  
chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại. Như vậy, tiêu chuẩn để đánh giá  
hiệu quả kinh tế đó là sự tiết kiệm nhân lực, tài lực, vật lực hay tiết kiệm lao động xã  
hội bỏ ra trong quá trình sản xuất.  
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  
Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được  
và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả  
kinh tế thì ta phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra.  
Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như:  
đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu...Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên  
cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố.  
Sau khi đã xác định được kết quả sản xuất và chphí bra chúng ta có thể tính  
được hiệu quả kinh tế và có thể dùng những phương pháp sau:  
Phương pháp 1:  
Q
H=  
C
H: hiệu quả kinh tế  
Q: kết quả thu được  
C: chi phí bỏ ra  
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,  
xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp  
ta so sánh được hiệu quả ở các qui mô khác nhau.  
g pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng  
thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác  
định như sau:  
Q  
H=  
C  
H: hiệu quả kinh tế  
Q : Phần tăng thêm của kết quả  
C : Phần tăng thêm của chi phí  
6
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác  
định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một  
đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết qủa thu thêm.  
Tuy cả hai phương pháp trên đều không cho biết được qui mô của hiệu quả kinh  
tế nhưng đây cũng là vấn đề mà trong tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Vì vậy  
hiệu quả kinh tế còn được xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí  
đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.  
Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được  
một cách chính xác cụ thể hơn và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các  
doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau.  
Như vậy theo như phân tích trên thì hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách tính khác  
nhau mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh nhất đnh về hiệu quả kinh tế. Do đó  
tuỳ theo từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp để chọn cho mình một cách tính phù  
hợp.  
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY DƯA HẤU  
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu  
Cây dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunberg), thuộc họ bầu bí  
(Cucurbitaceae) nên xếp nó vào cây rau ăn trái. Cây dưa hấu có một số đặc điểm sinh  
học đặc trưng như sau:  
* Đặc điểm sinh học:  
- Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình  
thường rễ ăn rquanh gốc trong phạm vi 50 - 60cm, sâu 20 30cm.  
- : Thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn,  
dài trung bình 2-3m, bò hoặc có thể leo nhờ vòi bám. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt mang  
một lá, một chồi nách và một vòi bám.  
- Lá: Cây dưa hấu thuộc loại lá mầm. Lá mầm hình trứng tương đối dày, chứa  
nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây con khi mới hình thành.  
- Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc  
đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá đài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào  
nhau. Hoa đực thường hình thành trước hoa cái 2-3 ngày.  
7
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
- Trái: Trái dưa hấu tương đối lớn, nặng trung bình 2-3kg, có giống dưa cho trái  
nặng từ 5-6kg, trái chứa nhiều nước. Trái có nhiều dạng: tròn, hình trứng hoặc bầu  
dục.  
* Nhu cầu sinh thái:  
- Nhu cầu nhiệt độ: Dưa là cây trồng vùng nhiệt đới nên thích nhiệt độ cao,  
nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 15-30oC; dưới 18oC hoặc trên 35oC cây sinh trưởng  
bất thường.  
- Độ ẩm: Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt nhất để trồng dưa, mặt đất khô cũng  
thuận lợi cho dưa sinh trưởng. Nếu độ ẩm không khí cao (>65%) lá và trái dễ bị bệnh  
thán thư, thân cũng dễ bị nứt.  
- Ánh sáng: Dưa là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái.  
Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu là 600 iờ.  
- Gió: Gió mạnh làm tốc dây, gãy ngọn, rụng nụ, hoa. Nên bố trí cho dưa bò  
thuận chiều gió để dưa phát triển tốt nhất.  
- Đất: Đất đai phù hợp cho cây dưa hấu sinh trưởng phát triển tốt là đất phù sa  
ven sông, đất thịt nhẹ hay cát pha, thoát hơi nước tốt, thoáng khí, độ pH thích hợp nhất  
là 6-7.  
- Nước: Dưa hấu yêu cầu nước nhiều, hút nước mạnh, trái chứa nhiều nước nên  
phải cung cấp đủ nước và t dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn. Dưa chịu úng kém,  
úng nước gây thối rễ, vàng lá và chết cây.  
1.2.2. Kỹ thuật canh tác  
* Thời v
u kiện khí hậu tương đối thuận lợi nên ở nước ta nhất là ở các tỉnh phía  
Nam, dưa hấu có thể được trồng quanh năm.  
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, có các vụ trồng chính như:  
- Dưa hấu Noel: gieo từ 20/8-01/9 âm lịch.  
- Dưa hấu tết: gieo từ 5-15/10 âm lịch thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán.  
- Dưa hè thu: Tùy điều kiện đất và canh tác từng vùng, có thể gieo trồng từ  
tháng 2 đến tháng 5.  
8
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
+ Ở các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, dưa hấu chủ yếu được trồng vào vụ  
Xuân Hè.  
* Giống:  
Hiện nay có rất nhiều giống dưa được sử dụng, những giống dưa hấu phổ biến  
như: Hắc Mỹ Nhân 1430, Hắc Mỹ Nhân 308, Tiểu Long, Trang Nông, Tiểu Long,  
Tiểu Phụng, An Tiêm…  
* Chuẩn bị đất trồng:  
Chọn đất trồng dưa hấu có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn, nhiễm mặn,  
dễ thoát nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm. Lên liếp cao từ  
30-40cm, khoảng cách giữa 2 tim mương là 4-4,5m hoặc 6-7m tùy theo vụ trồng.  
Bón lót 50kg vôi + 1 tấn phân chuồng và 25kg NPK (16-16-8) cho 1.000m2.  
Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dạisâu bệnh, giảm hao hụt phân  
bón và tưới nước.  
* Gieo hạt  
Nên trộn hạt với Thirman 80 WP hoặc Benlate 50 WP trong 1-2 giờ để phòng  
các bệnh do nấm nhiễm khuẩn có sẵn trong hạt hoặc bên ngoài tấn công cây con lúc  
mới gieo. Ngâm hạt trong nước ấm pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch  
nhớt, sau đó ủ hạt từ 36-48 giờ. Gieo hạt trong bầu được xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu  
bệnh tấn công. Khi cây vừa nhú lá nhám (khoảng 7-10 ngày sau khi gieo) thì  
chuyển cây con ra trồng.  
Dưa có thể trồng theo nhiều cách khác nhau: Khoảng cách trồng 50 x (60-70)  
cm. Hoặc khoảcách trồng 40 x (60-70) cm.  
* m sóc  
Sau khi trồng 5-7 ngày thì tiến hành trồng dặm lại các cây bị hao hụt.  
- Tưới nước: Vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì nên  
áp dụng phương pháp tưới rãnh (tưới thấm), tưới 1 lần/3-5 ngày. Tưới thấm vào rãnh  
giúp tiết kiệm nước, không văng đất lên, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.  
Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.  
9
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Khóa lun tt nghip  
- Sửa dây: Sau khi trồng được 20 ngày thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của  
dây, giúp các dây bò có thứ tự, song song nhau trên khắp mặt liếp, không quấn chồng  
lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.  
- Tỉa nhánh: Tiến hành tỉa nhánh lúc dây mới nhú ra 5-7cm, mỗi cây nên tỉa  
chừa lại 1 thân chính và 1-2 dây nhánh phụ (dây chèo).  
- Tuyển trái: Vì cho trái dưa to nên chỉ để lại 1 trái/dây.  
- Bón phân: lượng phân bón cho 1000m2, chia làm 3 lần bón:  
Lần 1: lúc 20-25 ngày sau khi trồng, bón 45-50kg NPK (16-16-8).  
Lần 2: Lúc 40-46 ngày sau khi trồng, bón 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Nitrat  
Canxi + 5kg Urea.  
Lần 3 : lúc 48 ngày sau khi trồng, sử dụng 5kg NPK (16-16-8) để tưới gốc.  
* Thu hoạch  
Tiến hành thu hoạch khi dưa đạt độ chín từ 80-90% (khoảng 60 ngày sau khi  
trồng). Cần ngưng tưới nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngọt, ít dập bể khi  
vận chuyển và bảo quản được lâu.  
1.2.3. Giá trị kinh tế của cây dưa hấu  
Trong thời gian qua sản xuất rau quả đã trở thành ngành sản xuất chính đem lại  
giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Đặc biệt nó còn có vai trò cung cấp nguồn  
nguyên liệu cho sản xuất nghiệp. Chẳng hạn, một số ngành công nghiệp sử dụng  
nguyên liệu từ trái dưa hấu để sản xuất nước giải khát, ngành công nghiệp sản xuất hạt  
dưa… Người ta còn sử dụng dưa hấu để sản xuất rượu cồn, sản xuất hương liệu…  
Chính nhvậy dưa hấu sản xuất ra rất dễ tiêu thụ, các hộ trồng dưa có thu nhập  
khá cao triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng sắn chỉ 15 triệu đồng/ha, hay  
trồng mía chỉ 35 triệu/ha. Ở nước ta dưa hấu còn là mặt hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ  
về cho đất nước. Dưa hấu góp phần đảm bảo sự thắng lợi của chủ trương chuyển đổi  
cơ cấu cây trồng. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực trong kim  
ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta. Trên thế giới, 1 ha dưa hấu cho tổng giá trị thu  
nhập dao động trong khoảng 4.000 – 4.300USD. Ở Việt Nam 1ha trồng dưa hấu cho  
tổng giá trị sản lượng thu nhập dao động từ 40 – 50 triệu đồng.  
10  
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 70 trang yennguyen 04/04/2022 9980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_dua_hau_tai_xa.pdf