Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
----------------------------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH  
HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO  
NGƯỜI NGHÈO MƯỜNG THẢI,  
HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA.  
Tên sinh viên  
Chuyên ngành đào tạo  
Lớp  
: NGUYỄN THỊ KIM DƯƠNG  
: QUẢN LÝ KINH TẾ  
: K56 - QLKT  
Niên khóa  
: 2011-2015  
Giáo viên hướng dẫn  
: CN. ĐẶNG XUÂN PHI  
NỘI 2015  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu kết quả nghiên cứu trong  
khóa luận tốt nghiệp là trung thực chưa được sử dụng để bảo vệ một môn học  
nào.  
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện  
khóa luận tốt nghiệp đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận  
đều được chỉ nguồn gốc; bản khóa luận tốt nghiệp này là nỗ lực, kết quả làm  
việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).  
Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015  
Sinh viên  
Nguyễn Thị Kim Dương  
i
 
LỜI CẢM ƠN  
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Học viện nông nghiệp Việt  
Nam, đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự  
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo  
trong khoa Kinh tế và PTNT, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện  
thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.  
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Xuân Phi đã tận  
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.  
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân xã Mường Thải đã  
tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu và tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa  
luận này.  
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn đã quan tâm,  
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.  
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực song do trình độ thời gian có hạn nên  
trong khóa luận của tôi không tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được đóng  
góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự chia sẻ của bạn đọc.  
Xin trân trọng cảm ơn!  
Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015  
Sinh viên  
Nguyễn Thị Kim Dương  
ii  
   
TÓM TẮT KHÓA LUẬN  
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, các thành  
phố lớn nhỏ ngày một phát triển thu hút các ngành công nghiệp hiện đại và các  
ngành thương mại du lịch, trái ngược với sự phát triển của các thành phố lớn đó  
nền kinh tế yếu kém của các vùng miền nơi vùng núi xa tập trung nhiều xã  
nghèo, nơi hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành đem lại thu nhập chính  
cho các hộ dân. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây thường  
sản xuất canh tác theo phương thức lạc hậu và manh mún chưa đem lại hiệu quả  
cao. Vì vậy, phát triển nông nghiệp trên địa bàn các xã nghèo luôn nhận được sự  
quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc  
Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với  
quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ cho  
nông nghiệp, Mường Thải, huyện Phù Yên đã triển khai thực hiện Nghị quyết  
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình  
giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã. Để tìm hiểu tình hình thực hiện  
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp những thuận lợi, khó khăn trong quá  
trình thực hiện đề án tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực  
thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo Mường  
Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”, với mục tiêu chung là tìm hiểu thực trạng,  
đánh giá hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người  
nghèo Mường Thải và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách  
này từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính  
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Mường Thải trong thời gian tới. Mục  
tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn vchính sách hỗ trợ sản xuất  
nông nghiệp thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người  
nghèo; Tìm hiểu thực trạng, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản  
xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng  
đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã; Đề  
xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi chính sách hỗ trợ đến các hộ nghèo  
của Mường Thải, huyện Phù Yên.  
iii  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề luận thực tiễn về  
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã. Đánh giá thực trạng, kết quả và  
hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho hộ dân xã  
Mường Thải. Chủ thể là các quan, đơn vị thực thi chính sách và đối tượng  
hưởng lợi từ chính sách.  
Để hiểu vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nắm cơ sở luận, cơ sở  
thực tiễn của đề tài. Phần cơ sở luận đã chỉ ra khái niệm, hình thức, công cụ,  
nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ sản  
xuất nông nghiệp. Phần cơ sở thực tiễn đưa ra các kinh nghiệm hỗ trợ sản xuất  
cho nông nghiệp của một số nước trên thế giới: Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, hay  
một số kinh nghiệm của các địa phương trong nước: Hải Dương, Bắc Giang và  
bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn xã Mường Thải.  
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều ra phỏng vấn hộ  
nông dân và cán bộ thực thi chính sách bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn,  
sử dụng các phương pháp chọn điểm nghiên cứu. Thu thập số liệu đã công bố  
qua liên hệ với các phòng ban của huyện, xã và internet, sách báo về chính sách  
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên  
cứu. Thu thập số liệu sử dụng phương pháp chọn mẫu lựa chọn 125 hộ điều  
tra. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về đặc điểm của các hộ, đặc điểm tự  
nhiên, kinh tế hội, diện tích đất đai và tình hình sản xuất của xã; thống kê  
phân tích thông tin để so sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách, dùng  
phần mềm SPSS và excel để xử số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:  
nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực của hộ; chỉ tiêu phản ánh tình hình  
triển khai chính sách như thời gian thực hiện chính sách, tỷ lệ số hộ dân được  
biết đến thực hiện chính sách; chỉ tiêu phản ánh kết quả của chính sách như tỷ  
lệ số hộ được hưởng các chính hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi; chỉ tiêu đo lường  
hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chỉ tiêu đánh giá các  
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách như tỷ lệ số cán bộ xã có  
trình độ, năng lực trong việc thực thi chính sách, chỉ tiêu đánh giá về mức hỗ  
iv  
trợ, thời gian thực hiện của chính sách và thủ tục nhận hỗ trợ, mức độ phù hợp  
với quá trình phát triển kinh tế của địa phương.  
Ở phần kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng tình hình thực thi chính  
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Mường Thải. Cụ thể là tìm ra các chính  
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai trên địa bàn xã, quan thực  
thi chính sách, các hoạt động được triển khai và kết quả thực thi chính sách hỗ  
trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và đưa ra các đánh giá về việc thực hiện  
chính sách trên địa bàn xã. Về tổ chức thực thi chính sách tập trung nghiên cứu  
công tác tuyên truyền phổ biến chính sách qua các hình thức như phát thanh của  
xã, qua cán bộ khuyến nông của xã; năng lực tổ chức cũng như trình độ chuyên  
môn của cán bộ thực thi chính sách, nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện  
chính sách. Kết quả nghiên cứu thực thi chính sách được nghiên cứu trên ba lĩnh  
vực: hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ lâm nghiệp. Từ tình hình thực thi  
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở địa phương, đã chỉ ra các tác động tích  
cực tồn tại hạn chế của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo đánh giá  
của nhóm cán bộ thực thi chính sách và nhóm đối tượng hưởng lợi từ chính  
sách.  
Từ thực trạng đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực  
thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở địa phương: Cải tiến công tác triển  
khai thực hiện chính sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tổ chức thực thi  
chính sách, thúc đẩy công tác tuyên truyền và huy động nguồn tài chính cho việc  
thực hiện chính sách.  
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đang được thực hiện triển khai  
trên toàn địa bàn xã Mường Thải tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng Ủy, chính  
quyền và nhân dân trong xã, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.  
v
MỤC LỤC  
vi  
 
vii  
DANH MỤC BẢNG  
ix  
 
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
BNN  
: Bộ Nông nghiệp  
PTNT  
: Phát triển nông thôn  
: Ủy ban nhân dân  
UBND  
GTSX  
ĐVT  
: Giá trị sản xuất  
: Đơn vị tính  
CNH – HĐH  
THCS  
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa  
: Trung học cơ sở  
xi  
 
PHẦN I - MỞ ĐẦU  
1.1. Tính cấp thiết của đề tài  
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đang  
diễn ra một cách nhanh chóng, theo đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ, tỷ  
trọng giá trị sản xuất công nghiệp thương mại dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng  
giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng  
định rằng nông nghiệp nước ta vẫn một trong 3 ngành kinh tế quan trọng và  
có tính chiến lược của đất nước, bảo đảm đời sống, an ninh lương thực, ổn định  
hội, đẩy mạnh xuất khẩu. vậy, trong chủ trương phát triển kinh tế của  
Đảng và Nhà nước, nông nghiệp và nông thôn luôn được quan tâm hàng đầu.  
Điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc Nhà nước đã ban hành rất nhiều  
các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặt  
khác, trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, các chính  
sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn cần được đổi  
mới theo hướng vừa tuân thủ, vừa khai thác triệt để các định chế của WTO để hỗ  
trợ, ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời các chính  
sách đó cũng phải phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình  
chuyển đổi của nước ta hiện nay.  
Phù Yên thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam, là một trong 62 huyện nghèo  
nhất cả nước và có đông dân tộc chung sống, diện tích đất nông nghiệp, lâm  
nghiệp tương đối lớn, người dân sống chủ yếu bằng các hoạt động sản xuất nông  
nghiệp. Phù Yên được đặc biệt quan tâm trong chương trình mục tiêu quốc gia  
về xóa đói giảm nghèo, trong đó Mường Thải một xã nghèo nằm trong  
chương trình 135 được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.  
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải về cơ bản vẫn  
theo phương thức truyền thống, manh mún và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng phục vụ  
cho sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả, cơ cấu giống  
cây trồng, vật nuôi chưa hợp lý và còn hạn chế nên chưa đem lại hiệu quả về  
1
   
năng suất chất lượng. Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà  
nước rất quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển đem lại hiệu quả trong  
sản xuất kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất  
nông nghiệp trên địa bàn Mường Thải còn tồn tại một số bất cập chưa phát  
huy hết tác dụng hiệu quả của chính sách. Từ những lý do đó mà yêu cầu đặt  
ra đối với Mường Thải là phát huy hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo  
tiền đề phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân.  
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài việc triển khai thực  
hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước, huyện Phù Yên  
cũng đề ra và triển khai một số chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Và  
để tìm hiểu tại sao lại phải hỗ trợ sản xuất nông nghiệp? Nội dung chính của hỗ  
trợ sản xuất nông nghiệp là gì? Tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi thực thi  
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã? Đánh giá của về việc  
thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở như thế nào? Cần có các  
giải pháp gì để phát huy hiệu quả của chính sách?  
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh  
giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người  
nghèo Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.”  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu  
1.2.1. Mục tiêu chung  
Tìm hiểu thực trạng, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất  
nông nghiệp cho người nghèo Mường Thải và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng  
đến thực thi chính sách này từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao  
hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Mường Thải  
trong thời gian tới.  
2
   
1.2.2.Mục tiêu cụ thể  
- Hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn về chính sách hỗ trợ sản xuất  
nông nghiệp thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo  
Mường Thải, huyện Phù Yên;  
- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản  
xuất nông nghiệp cho hộ nghèo xã Mường Thải;  
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ  
sản xuất nông nghiệp cho người nghèo Mường Thải;  
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi chính sách hỗ trợ đến các  
hộ nghèo của Mường Thải, huyện Phù Yên.  
1.3. Câu hỏi nghiên cứu  
Vấn đề nghiên cứu dẫn tới một số câu hỏi nghiên cứu sau:  
- Nội dung của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo  
trong chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là gì?  
- Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo  
tại như thế nào?  
- Những khó khăn, hạn chế gì còn tồn tại trong việc thực thi chính sách  
này tại địa bàn xã?  
- Nhng nhân tnào tác động nh hưởng ti vic thc thi chính sách ti xã?  
- Cần những giải pháp và kiến nghị để cải thiện khó khăn trong việc  
thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo tại địa phương?  
1.4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề luận thực tiễn về  
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã. Đánh giá thực trạng, kết quả và  
hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho hộ nông dân xã  
Mường Thải.  
3
       
- Chủ thể thu thập số liệu là các quan, đơn vị thực hiện, thi hành chính  
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà nước, các hộ và các đối tượng hưởng  
lợi từ chính sách.  
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu  
Phạm vi về nội dung:  
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông  
nghiệp ở nước ta được áp dng trong các chương trình gim nghèo xã Mường Thi.  
- Vai trò, vị trí của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đến các hộ  
nghèo xã Mường Thải.  
- Nghiên cứu thực trạng, đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ  
sản xuất nông nghiệp cho các hộ nghèo xã Mường Thải và các yếu tố ảnh hưởng  
đến việc thực thi chính sách.  
- Các giải pháp nhằm triển khai tốt hơn chính sách hỗ trợ sản xuất nông  
nghiẹp ở Mường Thải, huyện Phù Yên.  
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Mường  
Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.  
Phạm vi về thời gian:  
- Số liệu thứ cấp được thu thập: từ năm 2012 đến năm 2014  
- Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2015  
Thời gian thực hiện đề tài: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến tháng  
5/2015  
4
 
PHẦN II - CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI  
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ NGHÈO  
2.1. Cơ sở luận  
2.1.1 Khái niệm, bản chất của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp  
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách  
- Chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một  
nhà chính trị hay một nhóm các nhà quản trị gắn liền với việc lựa chọn các mục  
tiêu và giải pháp để đạt được mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)  
- Chính sách là một quá trình hành động mục đích theo đuổi bởi một  
hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề họ quan tâm (James  
Anderson, 2003)  
- Chính sách là tp hp các chtrương và hành động vphương din nào đó  
ca nn kinh tế xã hi do chính phthc hin. Nó bao gm mc tiêu mà chính phủ  
mun đạt được và cách làm để đạt được mc tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006 ).  
- Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm chính sách: “Chính  
sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách  
được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.  
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của  
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”  
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau  
của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các  
mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)  
- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước ảnh hưởng  
mt cách trc tiếp hay gián tiếp đến cuc sng ca công dân (B.Guy Peter, 1990)  
- Chính sách nông nghiệp tập hợp các chủ trương và hành động của  
chính phủ nhằm thay đổi môi trường cho nông nghiệp phát triển bằng cách tác  
động vào giá đầu vào hay giá đầu ra, thay đổi về tổ chức khuyến khích công  
nghệ mới trong nông nghiệp (Đỗ Kim Chung, 2006)  
5
     
2.1.1.2. Khái niệm về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp  
a. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.  
Htrsn xut nông nghip là quá trình sdng cơ chế chính sách, ngun  
lc ca chính ph, ca các tchc kinh tế - xã hi trong và ngoài nước để htrcho  
lĩnh vc sn xut nông nghip thông qua vic thc hin các cơ chế chính sách, gii  
pháp đầu tư công để tăng cường năng lc vt cht và nhân lc để to điu kin cho  
các doanh nghip nông nghip, hsn xut nông nghip, dân cư nông thôn và nhng  
người hưởng li có liên quan có cơ hi tăng năng lc, hiu qusn xut. Htrsn  
xut nông nghip nhm đảm bo đời sng, an ninh lương thc, n định xã hi, đẩy  
mnh xut khu.  
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp những can thiệp lợi cho  
nông nghiệp từ Chính phủ. Bằng các chính sách hỗ trợ, Chính phủ đã tạo nên sự  
ổn định về sản xuất trong nông nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nông  
nghiệp, đặc biệt vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần giải quyết những  
vấn đề, khó khăn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ này  
giúp cho nông nghiệp thoát khỏi tình trạng bế tắc trước mắt tạo đà thuận lợi  
cho các bước phát triển tiếp theo. Trong nông nghiệp chính sách hỗ trợ thường  
được áp dụng khi mùa màng thất bát, hàng hóa bị khê đọng nhất đối với  
các đối tượng nghèo đói. vậy, chính sách hỗ trợ sẽ gây tâm lý dựa dẫm, trông  
chờ của người dân, làm tê liệt động lực phát triển kinh tế.  
Bao cấp hỗ trợ  
Hai khái niệm hỗ trợ và bao cấp những điểm chung và điểm khác biệt  
cơ bản. Điểm chung của hỗ trợ và bao cấp những hành động, chủ trương hay  
biện pháp giúp đỡ người khác, tạo điều kiện cho họ cơ hội phát triển. Sự khác  
nhau giữa hai khái niệm này là phương thức thực hiện.  
- Bao cấp có hàm ý là làm thay một công việc nào đó hay cho không. Bao  
cấp được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống giá cả. Trong cơ chế thị trường,  
bao cấp thường làm nhiễu loạn hệ thống giá. Giá thị trường không phản ánh  
đúng giá trị của hàng hóa, quan hệ cung - cầu, gây khó khăn trong việc điều tiết  
6
nền sản xuất hội. Người được hưởng bao cấp thường chỉ phải trả chi phí thấp  
hơn so với giá thị trường. Nét đặc trưng phổ biến chủ yếu của bao cấp trợ giá  
đầu vào, đầu ra. Bao cấp ít tính đến nhóm mục tiêu của các hoạt động cho  
không, làm thay. Bao cấp thông qua trợ giá đầu vào và đầu ra sẽ làm giảm an  
sinh xã hội, giảm dịch chuyển tài nguyên (Frank Ellis, 1993), tạo ra nhiễu loạn  
về giá cả, tạo ra cầu thừa, lạm dụng nguồn lực, không tiết kiệm và kém hiệu quả,  
tăng gánh nặng tài chính cho quốc gia. Do đó hầu hết các nước trên thế giới đều  
loại bỏ bao cấp thông qua hình thức trợ giá (Đỗ Kim Chung, 2010).  
- Hỗ trợ những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ một nhóm  
mục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại thị trường thông qua hỗ trợ vật  
chất, phát triển nhân lực, thể chế, tổ chức. Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu thông  
qua việc phát triển nguồn nhân lực mà không thông qua hệ thống giá cả. Hỗ trợ  
ít làm nhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị  
trường. Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động ngoại ứng tích cực, khắc phục  
những tác động ngoại ứng tiêu cực như các hoạt động đầu tư, kinh doanh làm  
suy thoái môi trường. vậy, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều chuyển từ  
chính sách bao cấp sang chính sách hỗ trợ.  
Bao cấp  
Hỗ trợ  
- Sự làm thay, chi trả thay.  
- Sự giúp đỡ, hỗ trợ.  
- Can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh - Can thiệp nhằm khắc phục thất  
tế, hội nào đó.  
bại của thị trường.  
- Thông qua trợ giá, cho không  
- Thường làm nhiễu loạn hệ thống giá.  
- Ít tính đến nhóm mục tiêu của sự tác  
động.  
- Thông qua hỗ trợ nhân lực, vật  
lực thể chất.  
- Ít làm nhiễu loạn các hệ thống  
giá.  
- Có tính đến nhóm mục tiêu của  
sự hỗ trợ.  
7
b. Chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước khi Việt Nam là thành viên chính  
thức của WTO  
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để phù hợp với  
những định chế của tổ chức này chúng ta phải cam kết thực hiện Hiệp định nông  
nghiệp. Hiệp định này gồm 3 nội dung chính: giảm trợ cấp xuất khẩu trong nông  
nghiệp, tăng cường mở cửa thị trường nhập khẩu, cắt giảm trợ cấp cho các nhà  
sản xuất trong nước mang tính bóp méo thương mại.  
- Chính sách hộp xanh: bao gồm các chương trình chi trả trực tiếp nhằm  
hỗ trợ thu nhập của người dân nhưng được cho là không ảnh hưởng đến các  
quyết định sản xuất. Các biện pháp hỗ trợ này được hoàn toàn loại trừ khỏi cam  
kết cắt giảm. Gồm các khoản hỗ trợ:  
+ Các chương trình trợ cấp hồi hưu cho người sản xuất nông nghiệp  
+ Chương trình chuyển đổi nguồn lực  
+ Các chương trình bảo vệ môi trường  
+ Các chương trình hỗ trợ vùng  
+ Dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực  
+ Các chương trình trợ cấp lương thực trong nước  
+ Một số hình thức hỗ trợ đầu tư  
+ Các dịch vụ chung của Nhà nước phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo,  
khuyến nông; thông tin thị trường cơ sở hạ tầng nông thôn.  
- Chính sách hộp vàng: Những biện pháp hỗ trợ này cũng được miễn khỏi  
cam kết cắt giảm mặc dù có ảnh hưởng bóp méo sản xuất thương mại nhưng  
chỉ ở mức độ tối thiểu, đó là:  
+ Các khoản chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất nếu  
những khoản chi trả này được tính trên cơ sở diện tích và sản lượng cố định;  
hoặc những khoản chi trả này tính cho 85% hoặc dưới 85% mức sản lượng cơ  
sở; hoặc các khoản chi trả cho chăn nuôi được tính theo số đầu gia súc, gia cầm  
cố định.  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 130 trang yennguyen 04/04/2022 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_ho_tro_san.doc