Luận văn Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng vịt MT3 và MT4 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
LÊ THỊ MAI HOA  
CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT  
CÁC DÒNG VỊT MT3 VÀ MT4  
NUÔI TI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN  
1
Chuyên ngành:  
Mã số:  
Chăn nuôi  
60.62.01.05  
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi  
2. TS. Nguyễn Văn Duy  
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên  
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo  
vệ lấy bất kỳ học vị nào.  
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được  
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.  
Hà Nội, ngày  
tháng  
năm 2016  
Tác giả luận văn  
Lê Thị Mai Hoa  
i
LỜI CẢM ƠN  
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tôi xin trân trọng cảm ơn tập  
thể thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Duy, PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi đã tận tình hướng  
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.  
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên  
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và giúp đỡ để  
chúng tôi tiến hành thí nghiệm.  
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi - Học Viện Nông  
Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.  
Xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ,  
giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.  
Hà Nội, ngày  
tháng  
năm 2016  
Tác giả luận văn  
Lê Thị Mai Hoa  
ii  
MỤC LỤC  
Lời cam đoan .....................................................................................................................i  
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii  
Mục lục ...........................................................................................................................iii  
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v  
Danh mục bảng ................................................................................................................vi  
Danh mục đồ thị..............................................................................................................vii  
Trích yếu luận văn .........................................................................................................viii  
Thesis abstract................................................................................................................... x  
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1  
1.1.  
1.2.  
1.3.  
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1  
Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2  
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 2  
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3  
2.1.  
2.2.  
Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ................................................. 3  
Khả năng sản xuất của thủy cầm ........................................................................ 5  
2.2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh...................................................................... 5  
2.2.2. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm ................................................................... 7  
2.2.3. Khả năng sinh sản của thủy cầm ...................................................................... 11  
2.2.4. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm .................................................................... 19  
2.3.  
Cơ sở khoa học của chọn lọc và lai tạo ............................................................ 20  
2.3.1. Hiệu quả chọn lọc............................................................................................. 20  
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc................................................... 20  
2.4.  
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 21  
2.4.1. Tình hình nghiên nghiên cứu ở ngoài nước...................................................... 21  
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 25  
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 29  
3.1.  
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................... 29  
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 29  
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 29  
3.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 29  
3.2.  
3.3.  
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29  
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29  
3.3.1. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn giống.................................. 29  
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 33  
iii  
3.3.3. Phương pháp chọn lọc ...................................................................................... 33  
3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn vịt................................................. 34  
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38  
Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 39  
4.1.  
Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể của vịt dòng trống MT3........................ 39  
4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3 ở các thế hệ chọn lọc.......................................... 39  
4.1.2. Khối lượng cơ thể vịt MT3 qua các thế hệ ở 7 tuần tuổi.................................. 41  
4.1.3. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc của vịt MT3  
ở 7 tuần tuổi...................................................................................................... 43  
4.1.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt MT3 qua các thế h.................... 45  
4.1.5. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt MT3 qua các thế hệ............................... 46  
4.1.6. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt MT3  
qua các thế hệ chọn lọc..................................................................................... 47  
4.1.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT3.................................................. 48  
4.1.8. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt MT3.......................................................... 50  
4.2.  
Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt MT4.............................................. 51  
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT4 qua các thế hệ chọn lọc...................................... 51  
4.2.2. Khối lượng cơ thể vịt MT4 qua các thế hệ ở 8 tuần tuổi.................................. 53  
4.2.3. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc năng suất trứng  
của vịt MT4 ...................................................................................................... 55  
4.2.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4 qua các thế hệ chọn lọc......................... 57  
4.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4.................................................. 58  
4.2.6. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4 ................................................................ 59  
Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 61  
5.1.  
5.2.  
Kêt luận............................................................................................................. 61  
Kiến nghị .......................................................................................................... 61  
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 62  
iv  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
Chữ viết tắt  
Nghĩa tiếng việt  
Cộng sự  
Cs  
CSHT  
CSLĐ  
ĐVT  
g
Chỉ số hình thái  
Chỉ số lòng đỏ  
Đơn vị tính  
gram  
Kg  
Kilo gram  
TB  
Trung bình  
Thế hệ  
TH  
TL  
Tỷ lệ  
TLNS  
TTTA  
Tỷ lệ nuôi sống  
Tiêu tốn thức ăn  
v
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho vịt ở các giai đoạn..................... 30  
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn ăn cho vịt MT3, MT4 (g/con/ngày)........................................... 31  
Bảng 3.3. Mật độ nuôi ở các giai đoạn......................................................................... 32  
Bảng 3.4. Số lượng vịt MT3 và MT4........................................................................... 33  
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3........................................................................ 39  
Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể vịt MT3 qua các thế hệ ở 7 tuần tuổi ............................. 41  
Bảng 4.3. Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc của vịt MT3 ở 7 tuần tuổi ........................... 43  
Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt MT3 qua các thế hệ chọn lọc........ 45  
Bảng 4.5. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt MT3 qua các thế hệ.......................... 46  
Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt MT3..... 47  
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt MT3.................................................... 49  
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt MT3 ..................................................... 50  
Bảng 4.9. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT4 ở các giai đoạn tuổi ....................................... 51  
Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể vịt MT4 qua các thế hệ ở 8 tuần tuổi ............................. 54  
Bảng 4.11. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc năng suất trứng  
của vịt MT4.................................................................................................. 55  
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4........................................................... 57  
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4............................................. 58  
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4............................................................ 59  
vi  
DANH MỤC ĐỒ THỊ  
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3......................................................................... 40  
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ nuôi sống vịt MT4............................................................................... 52  
vii  
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN  
Tên tác giả: Lê Thị Mai Hoa  
Tên Luận văn: Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng vịt MT3 và MT4 nuôi  
tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.  
Ngành: Chăn nuôi  
Mã số: 60.62.01.05  
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam  
Mục đích nghiên cứu  
- Nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT3 đạt 40 - 50 g/thế hệ.  
- Nâng cao năng suất trứng vịt dòng mái MT4 đạt 0,5 - 1 quả/thế hệ.  
Phương pháp nghiên cứu  
Giống vịt M15 đã được nhập về trung tâm bao gồm 2 dòng MT3 và MT4 được  
chọn lọc theo cá thể kết hợp chọn lọc trong gia đình theo quy trình chăm sóc nuôi  
dưỡng của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Vịt chuyên thịt dòng trống MT3 đã  
được theo dõi và chọn lọc định hướng theo hướng tăng khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi,  
vịt dòng mái MT4 được chọn lọc nâng cao năng suất trứng.  
Vịt MT3 chọn lọc tăng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi: vịt được cho ăn tự do từ 1-  
49 ngày tuổi, sau 49 ngày tuổi cho ăn định lượng theo tiêu chuẩn giống đến khi vào sinh  
sản cho ăn tự do ở ban ngày. Đến hết 49 ngày tuổi tiến hành chọn vịt từ khối lượng cao  
nhất trở xuống, đến hết 23 tuần tuổi chọn 80 trống và 78% mái để chuyển lên sinh sản  
tiến hành ghép 40 gia đình, mỗi gia đình 1 trống/5 mái và 1 trống dự phòng chọn lọc ổn  
định khả năng sinh sản (năng suất trứng của các cá thể không dưới 200 quả/mái/68  
truần tuổi).  
Vịt MT4 chọn lọc tăng năng suất trứng: vịt được cho ăn định lượng từ 1 ngày  
tuổi theo tiêu chuẩn giống đến khi vào sinh sản cho ăn tự do ở ban ngày. chọn ổn định  
khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi (56 ngày tuổi) đạt 1900 - 2100g/con, chọn lọc theo hướng  
tăng khả năng sinh sản và ổn đinh về khối lượng, khối lượng vịt trưởng thành (38 tuần  
tuổi) 2800 - 3000g/con, chọn vịt xuất phát từ những cá thể có năng suất trứng không  
dưới 225 quả/mái/66 tuần tuổi. Tỷ lệ chọn kết thúc ở 56 ngày tuổi chuyển lên hậu bị là  
25% đực, 62% mái, đến hết 24 tuần tuổi chọn 75% để chuyển lên vịt sinh sản, tiến hành  
ghép 40 gia đình mỗi gia đình 5 mái/1trống và 1 trống dự phòng.  
viii  
Kết quả chính và kết luận  
Dòng vịt trống MT3 đạt khối lượng cơ thể 3232,08 g/con ở 7 tuần tuổi, năng  
suất trứng ổn định từ 209,47 - 209,90 quả/mái/42 tuần đẻ, ly sai chọn lọc khối lượng cơ  
thể 7 tuần tuổi của vịt MT3 là 202,17 – 242,20 g/con, tỷ lệ chọn lọc 22,70 – 27,02 %,  
hiệu quả chọn lọc là R = 44,48 – 60,55 g/con với hệ số di truyền h2 = 0,22 – 0,25. Năng  
suất trứng ổn định từ 209,47 – 209,90 quả/mái/42 tuần đẻ. Tiêu tốn thức ăn/10 quả  
trứng đạt 4,32 -4,36 kg, các chỉ tiêu về chất lượng trứng và ấp nở đều đạt cao.  
Dòng vịt mái MT4: năng suất trứng đạt quả/mái/42 tuần đẻ cao hơn dòng đối  
chứng khi chưa chọn lọc là 0,88 quả. Khối lượng cơ thể vịt 8 tuần tuổi ổn định từ  
1955,57 – 1993,21g, tỷ lệ chọn lọc từ 37,50 – 43,50 %, ly sai chọn lọc từ 9,54 – 11,23  
quả, hệ số di truyền tính trạng này là 0,09 – 0,1 thì hiệu quả chọn lọc về năng suất trứng  
qua 3 thế hệ đạt được từ 0,86 – 1,12 quả/mái. Năng suất trứng đạt 230,25 – 231,49  
quả/mái/42 tuần đẻ. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng và ấp nở đều đạt tốt.  
ix  
THESIS ABSTRACT  
Master candidate: Le Thi Mai Hoa  
Thesis title: Selection for increasing productivity of MT3 and MT4 duck lines in  
duck breeding and research center.  
Major: Animal Science  
Code: 60.62.01.05  
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)  
Research Objectives  
- Increasing the body weight of MT3 male line reached from 40 to 50  
g/generation at 7 weeks of age  
- Improvement egg yield performance of MT4 female line reached from 0,5 to 1  
egg/generation.  
Materials and Methods  
M15 ducks imported to Dai Xuyen duck breeding and research center were  
selected into 2 groups in order to create 2 lines MT3 (male line) and MT4 (female line).  
We conducted to select MT3 lines for improving the body weight and MT4 line for egg  
yield performance. They were selected according to individual combinations of family  
selection in processing’s livestock raising of Dai Xuyen duck breeding and research  
center over 3 generations.  
MT3 line: selective creating for body weight at 7 weeks of age. Let ducks be freely  
fed until 49 weeks age. After 7 weeks, restricted feed was given by breeding standard. The  
methods were selective creating for body weight at 49 days, selected individual with body  
weight. Selective percentage was 30% for male and 60% for female. By the end of 23  
weeks of age we choosed 80 % for male and 78 % for female. Acorrding selective  
stabilization for egg yield, 40 families were conducted for individual selection. Each family  
consists of 1♂+ 5♀, rotating males through each generation.  
MT4 line: selective improvement for egg yield. MT4 duck was restricted feed from  
1 day to heifer. Selective stabilization for body weight at 8 weeks of age reached from 1900  
to 2100 g/duck. The body weight at 38 weeks of age was 2800 – 3000 g/duck. Choose the  
duck have reproduction performance  
225 eggs/female/66 weeks of age. Selective  
percentage was 25% for male and 62% for female by the end of 56 days of age. Choosing  
75% duck when they go to heifer. 40 families were conducted for individual selection. Each  
family consists of 1♂ + 5♀, rotating males through each generation.  
x
Main findings and conclusions  
By the effects of selection through 3 generations to increase body weight of  
MT3 duck male line, body weight at 7 weeks of age increased 3232,08 g/duck,  
heritability of body weight at 7 weeks of age, selection differential and selection  
response was 0,22 – 0,25; 202,17 -242,20 g; 44,48 – 60,55 g respectively. The rating of  
selection was 22,70 – 27,02 %. Egg production of MT3 ducks was stable of 209,47 –  
209,90 eggs/female/ 42 laying weeks. Feed consumption/10 eggs were 4,32 - 4,36 kg,  
quality of eggs met the requirements of hatching and hatchability was high.  
Egg production of MT4 ducks was higher than before when they didn’t selected.  
That was 0,88 egg. The body weight 8 weeks of age was stable of 1955,57 – 1993,21g.  
The selective percentage, heritability of egg yield selection differential and selection  
response were 37,50 – 43,50 %; 0,09 – 0,1; 9,54 – 11,23; 0,86 – 1,12 egg/duck  
respectively. Egg production of MT4 ducks was 230,25 – 231,39 eggs/female/ 42 laying  
weeks. The quality of eggs met the requirements of hatching and hatchability was high.  
xi  
PHẦN 1. MỞ ĐẦU  
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI  
Nước ta là một nước Nông nghiệp với hơn 80% dân số là nông dân, vì vậy  
trong những năm qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển  
chăn nuôi. Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn, cách tiếp cận chăn nuôi theo  
hướng đúng đắn và phù hợp. Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi thủy  
cầm nói riêng đang là xu thế phát triển mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới  
nhằm tăng dần tỷ trọng của nghành chăn nuôi trong nông nghiệp.  
Việt Nam ta với địa thế được thiên nhiên ưu đãi có nhiều sông ngòi, ao hồ,  
kênh rạch nên việc phát triển chăn nuôi thủy cầm là rất thuận lợi. Ngành chăn  
nuôi thủy cầm ở Việt Nam đã phát triển đứng thứ hai trên thế giới và đóng góp  
không nhỏ vào thành công của ngành chăn nuôi trong những năm qua.  
Với tốc độ tăng dân số nhanh của nước ta hiện nay, đời sống nhân dân  
ngày càng đòi hỏi nâng cao về chất lượng cũng như số lượng. Vì vậy nhu cầu  
cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cả về chất lượng cũng như số  
lượng tăng mạnh. Trước xu thế đó, nắm bắt kịp thời nhu cầu của xã hội, nghành  
chăn nuôi thủy cầm đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong và nước để  
nâng cao năng suất vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đồng  
thời phát triển kinh tế xã hội.  
Trong những năm qua một số giống vịt ngan cao sản đã được nhập về Việt  
Nam như SM, SM2, SM3, SM3SH, M14, M15..... đã được nuôi giữ, chọn lọc,  
nhân thuần, lai tạo để cung cấp con giống tốt cho người chăn nuôi và đã được  
phát triển, được người chăn nuôi ưa chuộng vì thực sự mang lại hiệu quả kinh tế.  
Từ nguồn nguyên liệu nhập ngoại kết hợp với nguyên liệu trong nước bằng công  
tác nghiên cứu tạo dòng trong những năm qua đã tạo ra các dòng vịt có năng suất  
và chất lượng cao như T5, T6, V2, V7...  
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trên của người chăn nuôi đồng thời làm  
phong phú thêm nguồn nguyên liệu cho công tác lai tạo đồng thời làm giảm giá  
thành sản phẩm chăn nuôi, năm 2007 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã  
nhập giống vịt M15 từ Tập đoàn Grimaud cộng hòa Pháp để làm nguyên liệu cho  
công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt. Con lai ngan vịt cho năng suất thịt  
1
cao và đặc biệt cho khối lượng gan béo rất lớn từ 400 – 700 gam có con đạt tới  
1400 gam. Để tạo con lai ngan vịt phải cần đến đàn mái nền là vịt chuyên thịt  
trong đó phải kể đến vịt M14 và M15. Muốn có đàn mái nền năng suất và chất  
lượng cao thì việc chọn lọc tạo dòng theo định hướng và nâng cao năng suất các  
dòng vịt là cần thiết.  
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI  
- Nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT3 đạt 40 - 50  
g/thế hệ.  
- Nâng cao năng suất trứng vịt dòng mái MT4 đạt 0,5 - 1 quả/thế hệ.  
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  
1.3.1. Ý nghĩa khoa học  
- Nghiên cứu có hệ thống về công tác chọn lọc nâng cao năng suất 2 dòng  
vịt MT3, MT4.  
- Là tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về chọn lọc  
nâng cao năng suất.  
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn  
- Nâng cao năng suất thịt của vịt dòng trống và năng suất trứng của vịt  
dòng mái, tạo vịt lai có năng suất cao.  
- Là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan  
đực R71 và vịt M15 tạo con lai ngan vịt.  
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU  
2.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG  
Sự thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật phần lớn kéo theo sự thay  
đổi của các tính trạng số lượng và đặc biệt cũng phần lớn các tính trạng có giá trị  
kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lượng.  
Theo quan điểm di truyền học hầu hết các tính trạng sản xuất của vịt đều  
là các tính trạng số lượng, các tính trạng số lượng là các tính trạng có thể xác  
định giá trị bằng cách cân đo, đong, đếm, đó là các tính trạng về khối lượng cơ  
thể, khả năng sản xuất thịt, khả năng sản xuất trứng… Cơ sở di truyền của các  
tính trạng số lượng này là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính  
trạng số lượng này do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định và nó có ảnh hưởng  
đến tính trạng được gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền.  
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) các tính trạng số lượng (quantitative  
character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá thể như  
Dawin. C đã chỉ rõ: sự khác nhau này chính là nguồn vật liệu tự nhiên cung cấp  
cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo.  
Theo Đặng Vũ Bình (2002), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số  
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các  
tính trạng số lượng. Giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng số lượng trên  
một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các giá  
trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên  
hệ với môi trường là sai lệch môi trường (eviromental deviation). Như vậy có  
nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một  
sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có  
thể được biểu thị như sau:  
P = G + E  
Trong đó P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)  
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)  
E: là sai lệch môi trường (environmental deviation)  
Các gen cùng alen có tác động trội D (Dominence); các gen không cùng  
alen có tác động át chế - I (Epistatique Interaction) và sự đóng góp của tất cả các  
gen gọi là hiệu ứng cộng tính - A (Additive Effect). Tác động của D và I gọi là  
3
hiệu ứng không cộng tính (non - additive effect), hiệu ứng cộng tính A được gọi  
là giá trị giống thông thường (general breeding value) có thể xác định được qua  
giá trị bản thân hoặc họ hàng, nó có tác dụng đối với chọn lọc nâng cao tính trạng  
số lượng ở gia súc thuần chủng, D và I là giá trị giống đặc biệt (special breeding  
value) không thể xác định được, chỉ có thể xác định qua thực tế, nó có ý nghĩa  
trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G được xác định:  
G = A + D + I  
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường E thành 2 phần:  
E = Ec + Es  
Ec: Môi trường chung (common environment) tác động tới tất cả các cá  
thể trong quần thể.  
Es: Môi trường đặc biệt (special environment) tác động tới một số cá thể  
trong quần thể.  
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu hình P sẽ  
được thể hiện như sau:  
P = A + D + I + Ec + Es  
Các tham số thống kê và di truyền thường được sử dụng là:  
- Số trung bình cộng.  
- Hệ số biến dị.  
- Độ lệch tiêu chuẩn  
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi chúng ta cần phải tác  
động về mặt di truyền (G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng cộng  
gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng  
cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều  
kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y,...  
Trên cơ sở đó cho thấy, các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác, con  
cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính  
trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng  
đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ  
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,....  
Có thể xác định giá trị các tính trạng số lượng thông qua: mức độ tập trung  
(g), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại  
của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v....  
4
2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM  
2.2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh  
Sức sống và khả năng kháng bệnh là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc  
trưng cho từng cá thể được xác định bằng phần trăm số cá thể còn sống ở đầu kỳ  
so với số cá thể còn sống ở cuối kỳ. Sức sống và khả năng kháng bệnh là yếu tố  
quan trọng có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.  
Sức sống và khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là cận huyết  
và môi trường ngoại cảnh.  
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của  
gia cầm sau khi nở ra. Tỷ lệ nuôi sống được xác định qua các giai đoạn khác  
nhau: giai đoạn vịt con, giai đoạn vịt hậu bị đến trưởng thành và giai đoạn sinh  
sản đến hết kỳ sử dụng. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở  
tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch and Biilchel, Nguyễn Chí  
Bảo dịch, 1978). Khavecman (1972) cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu  
thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh  
truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.  
Theo A.Branch, sự giảm sức sống sau khi gia cầm non nở chủ yếu do tác  
động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp  
vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi  
nhất cho gia cầm phát triển.  
Khả năng thích nghi là khi điều kiện sống của gia súc, gia cầm bị thay đổi  
như thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung  
quanh,... thì chúng có khả năng thích ứng nhanh, rộng rãi đối với môi trường  
sống mới (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1978)  
Theo Nott (1992), Nguyễn Thị Minh và cs. (1996), Nguyễn Đức Trọng và  
cs. (2009), thì vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt  
và cũng theo Khajarern and Khajarern (1990), vịt là loài vật nuôi có khả năng  
thích ứng rộng rãi hơn nhờ các tiềm năng sinh học đặc biệt. Với đặc điểm quý  
giá đó giúp vịt có khả năng thích ứng cao với những tác động của vi sinh vật và  
sinh vật trong các điều kiện môi trường khác nhau nhờ vào khả năng thích ứng  
rộng rãi với các điều kiện thay đổi của môi trường khác nhau. Powell (1985) cho  
biết các giống vịt của Anh là CV. Super M nuôi trong điều kiện nóng nực ở Mỹ,  
Singapore vẫn cho năng suất tương đương ở Anh. Theo Hoàng Văn Tiệu và cs.  
5
(1993) khi nuôi vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái ở giai đoạn vịt con 1 -  
4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 93,0 - 97,1%; giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi  
sống đạt 92,0 - 97,3%.  
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) khi theo dõi vịt SM3SH nuôi tại trại  
Cẩm Bình- Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt từ  
96,34%-99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung tâm  
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh.  
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt  
M14 nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% -  
98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp.  
Điều kiện sống ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống. Vịt  
nuôi theo phương thức nuôi khác nhau cho tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau.  
Tỷ lệ nuôi sống của vịt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, ảnh  
hưởng lớn nhất đó chính là nhiệt độ, nhất là vịt trong giai đoạn úm. Có thể nói  
yếu tố nhiệt độ là bí quyết để nuôi vịt thành công, vì ở giai đoạn này hệ thống  
điều hoà thân nhiệt của vịt chưa hoàn chỉnh. Quy trình hướng dẫn chăn nuôi  
giống vịt CV2000 của hãng Cherry Valley (1997) đã nhấn mạnh vai trò của yếu  
tố này. Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho thấy ở vịt ông bà  
CV - Super M có tỷ lệ chết 0 - 3 tuần tuổi chiếm tới 80% số vịt chết ở giai đoạn 0  
- 8 tuần tuổi. Giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu thường có tỷ lệ hao hụt cao nhất  
(Lương Tất Nhợ, 1994). Do vậy trong chăn nuôi cần phải chú ý chăm sóc nuôi  
dưỡng tốt vịt con giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu tiên.  
Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) dù chăn nuôi theo phương  
thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân truyền  
nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở thành một quan  
niệm và phải thường xuyên, một biện pháp đảm bảo an toàn sinh học. Do đó,  
trong chăn nuôi thủy cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung không những phải  
chọn lọc các cá thể có sức sống cao, có khả năng thích nghi tốt với môi trường và  
các vùng sinh thái khác nhau mà phải tạo cho chúng những điều kiện nuôi dưỡng  
tốt nhất để chúng có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất.  
Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào di  
truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng. Vì thế, trong  
chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh cũng như giảm tổn thất  
6
do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y kết hợp chăm sóc và nuôi dưỡng  
hợp lý với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi.  
Chọn giống theo sức sống có thể làm giảm tỷ lệ gây chết. Hệ số di truyền  
của tính trạng sức sống của gia cầm nói chung là thấp khoảng từ 0,05 – 0,1.  
Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùng phương pháp chọn lọc theo gia đình  
mới có khả năng mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ.  
2.2.2. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm  
Theo Nguyễn Hải Quân (1995) thì G.Lewi cho rằng: sinh trưởng là cơ thể  
sinh vật tăng lên về khối lượng, thể tích về chiều dài, chiều rộng và chiều cao, do  
kết quả phân chia của các tế bào dinh dưỡng. Sinh trưởng là quá trình diễn ra  
đồng thời và liên tục bên trong cơ thể vật nuôi.  
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) cho biết: sinh trưởng là sự  
tích lũy các chất của tế bào sống mà chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng  
tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động  
của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.  
Vậy sinh trưởng chính là khả năng tích lũy các chất hữu cơ trong quá trình  
đồng hóa và dị hóa các chất dinh dưỡng để tăng khối lượng của các cơ quan, bộ  
phận của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Cùng với quá trình  
sinh trưởng các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn được phát triển và hoàn  
thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về mặt sinh học, sinh trưởng  
của gia súc, gia cầm là quá trình tổng hợp protein thu nhận từ bên ngoài (thức ăn)  
chuyển hóa thành protein đặc trưng cho từng cơ thể của từng giống, dòng làm  
cho cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước.  
Để đánh giá sự sinh trưởng của thủy cầm người ta thường sử dụng các chỉ  
tiêu: khối lượng cơ thể (sinh trưởng tích lũy), tốc độ sinh trưởng, tốc độ mọc lông  
2.2.2.1. Khối lượng cơ thể (Sinh trưởng tích lũy)  
Khối lượng cơ thể là kết quả tích lũy của quá trình sinh trưởng, là một  
trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng.  
Đối với các giống gia súc, gia cầm thì khối lượng cơ thể ở tuổi giết thịt có  
ý nghĩa rất lớn, cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sản lượng thịt.  
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng, được quy định bởi các yếu  
tố di truyền và các điều kiện của môi trường bên ngoài. Theo Powell (1985) thì  
7
khối lượng cơ thể là chỉ tiêu có hệ số di truyền trung bình h2 = 0,33 - 0,76 nên  
việc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể là có hiệu quả. Khối lượng cơ thể có  
mối tương quan khá chặt chẽ với một số tính trạng khác. Chính vì vậy việc sử  
dụng các mối tương quan này vào công tác chọn lọc đã mang lại hiệu quả cao  
trong công tác giống.  
Theo Stasko (1981) and Pingel (1983) thì hệ số di truyền về khối lượng cơ  
thể ở vịt trốg lúc 4 tuần tuổi h2 = 0,64 và vịt mái là 0,43; hệ số di truyền về khối  
lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của vịt trống là h2 = 0,35, vịt mái là h2 = 0,43).  
Nghiên cứu của Hoàng Thị lan (2006) cho biết hệ số di truyền về khối lượng cơ  
thể của vịt CV. Super M ở 7 tuần tuổi là h2 = 0,55.  
Trích báo cáo của Hoàng Thị Lan (1997) thì khối lượng cơ thể có hệ số di  
truyền ở ngan đực lúc 42 ngày tuổi là h2 = 0,34 (Stasko Nasar, 1968). Hệ số di  
truyền lúc 70 ngày tuổi ở ngan đực là h2 = 0,43, ngan mái là h2 = 0,48  
(Ricardetal,1981).  
Khối lượng cơ thể của gia súc, gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng  
phụ thuộc vào loài, giống, dòng, tính biệt, tuổi, hướng sản xuất và điều kiện  
ngoại cảnh.  
Các loài, giống khác nhau sẽ có khối lượng cơ thể khác nhau. Các giống  
vịt chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn các giống vịt chuyên trứng và kiêm  
dụng ở cùng một thời điểm. Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào giới tính, trong  
cùng một giống khối lượng cơ thể của con trống luôn cao hơn khối lượng cơ thể  
của con mái. Điều này là do các gen liên kết với giới tính qui định.  
Đối với các giống vịt chuyên thịt, theo kết quả nuôi khảo sát của Bird  
(1985) trên giống vịt CV Super M đạt 3000 - 3330g ở 8 tuần tuổi. Kết quả nghiên  
cứu của Phạm Văn Trượng (1995) đối với phương thức nuôi nhốt lúc 56 ngày  
tuổi vịt dòng trống CV Super M đạt 2817g, vịt dòng mái đạt 2636g. Vịt thương  
phẩm CV Super M nuôi thâm canh đạt 2841,6g. Giống vịt Anh đào Hung có khối  
lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi là 1877g và vịt Anh đào Tiệp là 1954g (Phạm Văn  
Trượng, 1995). Vịt Bầu nuôi 75 ngày tuổi đạt 1536 - 1764g (Nguyễn Ân, 1979).  
Đối với các giống vịt chuyên trứng, khối lượng cơ thể vịt Cỏ nuôi 75 ngày tuổi  
chỉ đạt 1064,3g. Khối lượng trưởng thành của vịt trống là 1200 - 1500g và vịt  
mái là 1200 - 1400g (Lê Xuân Đồng, 1994). Kêt quả nghiên cứu của Nguyễn Thị  
Minh (2001) thấy rằng vịt Cỏ mái màu cánh sẻ có khối lượng lúc vào đẻ là  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 84 trang yennguyen 04/04/2022 7580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng vịt MT3 và MT4 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_chon_loc_nang_cao_nang_suat_cac_dong_vit_mt3_va_mt4.pdf