Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế

ÑAÏI HOÏC HUEÁ  
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  
----- -----  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
ĐỀ TÀI:  
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG  
TRỒNG RỪNG KEO LAI TẠI XÃ DƯƠNG HÒA – THỊ XÃ  
HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ  
LÊ THỊ HẢI Ý  
NIÊN KHÓA: 2007 2011  
ÑAÏI HOÏC HUEÁ  
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ  
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
----- -----  
KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP  
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG  
TRỒNG RỪNG KEO LAI TẠI XÃ DƯƠNG HÒA - THỊ XÃ  
HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ  
Sinh viên thực hiên:  
Lê Thị Hải Ý  
Giảng viên hướng dẫn:  
Th.S Nguyễn Văn Lạc  
Lớp: R7-KTN
Khóa học: 2007 2011  
Huế, tháng 05 năm 2011  
2
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
Đề tài tốt nghiệp này là kết quả của 4 năm học tập, là kết tinh của kiến thức, sự  
nỗ lực và sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tổ chức.  
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học kinh tế Huế đã tạo môi  
trường học tập tốt để tôi có hành trang bước vào cuộc sống.  
Cảm ơn quí thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức căn  
bản để tôi có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn  
chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Lạc – giảng viên khoa Kinh tế và phát  
triển đã trực tiếp hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.  
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các Anh/Chị đang công  
tác tại UBND xã Dương Hòa Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo mọi  
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu tại địa phương.  
Tôi xin cảm ơn các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn xã Dương Hòa thị xã  
Hương Thủy – tỉnh Thừa ên Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn  
thành đề tài này.  
Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ  
tôi trong ốt qtrình thực hiện đề tài.  
Tôi n chân thành cảm ơn!  
Huế, tháng 5 năm 2011  
Sinh viên thực hiện  
Lê Thị Hải Ý  
3
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
MỤC LỤC  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................11  
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................11  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................13  
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...........................................................................13  
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13  
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................15  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU........ ...........15  
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................15  
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế.......................................................................15  
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế......................................................15  
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...........................................................17  
1.1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................19  
1.1.1.4 Quan điểm trong đánh giá hiệu quả..................................................................23  
1.1.2. Trồng rừng và vai trò của nó trong kinh tế xã hội...............................................25  
1.1.2.1 Tài nguyên rừng và phân loại tài nguyên rừng..................................................25  
1.1.2.2. Đặc điểm rừng kinh doanh ..............................................................................27  
1.1.2.3. Vị trí vai trò của cây keo lai .............................................................................28  
1.1.2.4. Nguồn gốc đặc điểinh học của cây keo lai .................................................29  
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................31  
1.2.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển rừng ở Việt Nam ....................31  
1.2.2. Tình phát triển trồng rừng ở Việt Nam .......................................................33  
1.2.3. Khuát tình hình phát triển rừng trồng ở Thừa Thiên Huế .............................35  
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG KEO LAI TẠI XÃ  
DƯƠNG HOÀ..............................................................................................................38  
2.1. Tình hình cơ bản tại của địa bàn nghiên cứu..........................................................38  
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................38  
2.1.2. Điền kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................39  
2.1.2.1. Đặc điểm dân số - lao động..............................................................................39  
4
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã.......................................................................40  
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................41  
2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản ảnh hưởng đến phát triển trồng rừng keo lai tại  
xã Dương Hoà................................................................................................................42  
2.1.3.1 Thuận lợi............................................................................................................42  
2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................43  
2.2. Tình hình trồng keo lai tại xã Dương Hoà..............................................................45  
2.3. Nguồn lực sản xuất phục vụ trồng keo của hộ .......................................................46  
2.3.1. Tình hình lao động – nhân khẩu của hộ ..............................................................46  
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................................48  
2.3.3. Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất cuả hộ điều tra .............................................49  
2.3.4. Chi phí sản suất keo lai của hộ ..........................................................................51  
2.4. Hiệu quả mang lại từ hoạt động trồng keo lai ........................................................55  
2.4.1. Hiệu qủa kinh tế...................................................................................................55  
2.4.1.1. Hiệu quả kinh tế trong hoạt động trồng keo.....................................................55  
2.4.1.2. Hiệu quả tính theo NPV ...................................................................................58  
2.4.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................................60  
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trồng keo lai của h....................................61  
2.5.1 Ảnh hưởng của qui .......................................................................................61  
2.5.2 Ảnh hưởng của các nhân tố khác..........................................................................63  
2.6. Thị trường tiêu th..................................................................................................65  
2.7. Nhu cầu trồg rừng keo lai của c h...................................................................67  
CHƯƠ: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA  
KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG KEO THƯƠNG PHẨM.........................69  
3.1. Phương hướng ........................................................................................................69  
3.2. Một số giải pháp phát triển rừng ............................................................................70  
3.2.1 Giải pháp về qui hoạch đất đai .............................................................................70  
3.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ..........................................................71  
3.2.3. Giải pháp về tín dụng ..........................................................................................72  
3.2.4 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh.............................................................................74  
5
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
3.2.4.1 Công tác giống cây trồng...................................................................................74  
3.2.4.2 Lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng .......................................................75  
3.2.4.3 Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng......................................................................75  
3.2.4.4 Tăng cường công tác khuyến nông....................................................................76  
3.2.4.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................................76  
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH....................................................................77  
3.1. Kết luân................................................. ................................................................77  
3.2. Kiến nghị................................................................................. ..............................78  
6
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
- SXNN: Sản xuất nông nghiệp  
- UBND: Ủy ban nhân dân  
- CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa  
- NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn  
- WB3: Dự án phát triển lâm nghiệp  
- KCN: Khu công nghiệp  
7
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU  
Sơ đồ: Chuỗi cung ứng gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế  
Bảng 1.1. Diện tích rừng trồng tập trung cả nước giai đoạn 2003 – 2009  
Bảng 1.2 Tình hình trồng rừng cả nước phân theo vùng giai đoạn 2003 – 2009  
Bảng 1.3 Diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh Thừa Thiên Huế  
Bảng 2.1: Tình hình lao động của xã năm 2010  
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã  
Bảng 2.3 Tình hình trồng keo lai tại xã Dương Hòa năm 2010  
Bảng 2.4: Nguồn lực lao động của hộ trồng keo năm 2010  
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất đai của hộ năm 2010  
Bảng 2.6. Tình hình trang bị TLSX của hộ trồng keo  
Bảng 2.7. Chi phí đầu tư cho một chu kỳ trồng và khai thác keo lai  
Bảng 2.8. Tỷ trọng chi phí của cả chu kỳ trồng  
Bảng 2.9. Kết quả và hiệu quả cho một chu kỳ trồng keo lai  
Bảng 2.10. Hiệu quả kinh tế theo NPV (tính cho 1 ha)  
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của qui mô đến quá trình trồng keo  
Bảng 2.12. Nhu cầu của hộ điều tra  
8
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  
- Lý do chọn đề tài  
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về lâm sản gỗ cho sản xuất và  
tiêu dùng ngày càng tăng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó, con người đã khai thác một  
cách ồ ạt thiếu qui hoạch làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm liên tục  
không chỉ ở Việt Nam mà cả hầu hết các nước trên thế giới. Làm cho diễn biến khí hậu  
theo chiều hướng bất lợi đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, có nguy cơ đe dọa đến trái  
đất và môi trường.  
Đứng trước nguy cơ suy thoái tài nguyên như hiện nay, thì việc khuyến khích  
trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ trồng được xem là giải pháp hữu hiệu làm giảm áp  
lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu phátriển xã hội.  
Bên cạnh đó, trồng rừng vừa điều hòa không khí, hạn chế lũ lụt, cải tạo môi  
trường sống…, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ trồng rừng.  
Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng  
rừng keo lai tại xã Dương Hòa – Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế” làm  
đề tài nghiên cứu.  
- Dữ liệu phục vụ nn cứu  
+ Tiến hành điều tra 30 hộ trên địa bàn xã để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.  
+ Sử dụng, tham khảo tài liệu, báo cáo của một số giáo sư, tiến sĩ…, và bài viết  
của tại ố trang wed đáng tin cậy.  
-Phương pháp nghiên cứu  
+ Phương pháp thu thập số liệu  
+ Phương pháp thống kê kinh tế  
+ Phương pháp định lượng  
+ Phương pháp so sánh  
+ Phương pháp chuyên khảo  
9
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
- Kết quả  
Hoạt động trồng keo trên địa bàn xã ngày càng phát triển, thu hút lực lượng lớn  
lao động tham gia. Vì vậy, diện tích trồng keo liên tục tăng qua các năm, cung cấp một  
trữ lượng gỗ lớn cho các cơ sở sản xuất, các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh. Bên  
cạnh đó, việc trồng rừng đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, làm  
thay đổi bộ mặt nông thôn.  
10  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1.1.  
Lý do chọn đề tài  
Ngay từ thửa sơ khai, con người đã xác định được tầm quan trọng của rừng.  
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho đời sống của họ, con người phải tham gia  
vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống. Từ đó  
ngành lâm nghiệp trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế  
quốc dân. Và cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì ngành lâm nghiệp nước ta  
ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình thông qua các mặt hàg sản xuất có  
nguồn gốc từ lâm sản ngày càng tăng. Nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước  
mà còn vươn ra thị trường thế giới. Đã thu được một lượng lớn ngoại tệ cho quốc gia  
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.  
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu  
dùng ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng những nhu cầu đó, con người đã khai thác  
một cách ồ ạt thiếu qui hoạch làm cho din tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm liên  
tục không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới, tài nguyên rừng đang bị thu hẹp về diện  
tích đã làm cho diễn biến khí hậu theo chều hướng bất lợi, tình trạng hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ đất xảy  
Sra hầu hết khắp các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình trạng  
khai thác gỗ rừng tự nhiên quức đã làm giảm độ che phủ của rừng, gây xói mòn, rửa trôi đất  
… Điều này đã tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân, có nguy cơ đe doạ đến  
trái đất, đến môi trường tới mức báo động. Vấn đề khắc phục và bảo vệ rừng đã và đang được đặt  
ra nhmgiảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng đó đến môi trường.  
Đrước nguy cơ suy thoái tài nguyên rừng như hiện nay, thì việc khuyến  
khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được xem là giải pháp hữu hiệu  
làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.  
Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành thì trong những năm qua ngành lâm nghiệp  
Việt Nam đã có sự phát triển rõ rệt, rất nhiều chủ trương, dự án, chính sách phát triển  
lâm nghiệp đã được ban hành. Bên cạnh đó, nhiều chương trình đầu tư, hỗ trợ vốn để  
phát triển rừng trồng ra đời để hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp ngày càng toàn diện  
hơn. Do vậy, đã khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác trồng rừng. Người  
11  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
dân đã nhận ra rằng: trồng rừng không chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường, chống xói  
mòn, hạn chế lũ lụt… mà còn có giá trị về mặt kinh tế, lợi nhuận thu được từ hoạt  
động trồng rừng rất cao. Cùng với chính sách giao đất, giao rừng càng làm cho người  
dân yên tâm sử dụng đất lâm nghiệp, hưởng lợi từ rừng và phát triển nghề trồng rừng  
từng bước tạo môi trường pháp lý để kích thích người dân tự bỏ vốn ra để phát triển  
lâm nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế phá rừng, nâng cao độ che phủ  
của rừng lên trên toàn quốc. Từ đó, lâm nghiệp góp phần vào sự phát triển kinh tế của  
nền kinh tế quốc gia.  
Tại Thừa Thiên Huế phong trào trồng rừng ngày càng phát triển mạnh, địa  
phương nào cũng cảm thấy thiếu đất để trồng rừng. Do vậy, diện tích trồng rừng ở  
Thừa Thiên Huế tăng nhanh trong những năm qua: năm 2007 là 4,8 nghìn ha đến năm  
2010 là 5,7 nghìn ha.  
Dương Hoà là một xã thuộc vùng bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Thuỷ là vùng  
có phong trào trồng keo lai phát triển mạnh do có diện tích đất sản xuất lâm nghiệp  
chiếm hơn 90% tổng diện tích tự nhiên. Là một trong những đơn vị trồng keo tiêu biểu  
của Thừa Thiên Huế. Do đó, diện tích rừng trồng ngày càng tăng, giá trmang lại từ  
rừng ngày càng lớn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và có ý nghĩa trong công tác  
xoá đói giảm nghèo. Không những thế còn phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang lại  
giá trị gián tiếp từ hoạt động trồng rừng, cải thiện bộ mặt của nông thôn. Tuy nhiên,  
phần lớn người dân trực tiếp trồng rừng có trình độ nhận thức chưa cao về kỹ thuật  
trồng và thiếu chăm sóc, cơ sở vật chất hạn chế, đội ngũ khuyến lâm còn mỏng ảnh  
hưởng t quả và hiệu quả từ rừng trồng, trong đó có cây keo lai.  
Xuất phát từ thức tế đó, để nhìn thấy giá trị kinh tế mang lại cho người dân trồng  
keo nói chung và cho địa phương nói riêng, từ đó, đưa ra một số giải pháp tối ưu để  
phát triển hoạt động trồng keo tại địa phương nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh  
giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hoà - Thị xã  
Hương Thuỷ - Tỉnh Thà Thiên Huế”  
12  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu  
- Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói  
chung và hiệu quả kinh tế trồng keo nói riêng.  
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng keo lai,  
xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trồng keo của các hộ.  
- Nghiên cứu đề ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng  
keo lai của các hộ trên địa bàn xã Dương Hòa thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.  
1.3.  
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào mô hình trồng keo của các hộ gia đình ở xã  
Dương Hoà, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.  
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế từ  
hoạt động trồng keo của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Chỉ tiến hành điều tra những  
hộ có thời gian trồng và khai thác trong khoảng thời gian từ năm 2002 -2010 và đưa ra  
đề xuất nhằm phát triển qui mô trong thời gian tới.  
- Nội dung nghiên cứu là hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng keo của các hộ.  
1.4.  
Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp duy vbiện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp xuyên suốt  
trong quá trình thực hiện đề tài.  
- Phương pháp thu thập số liệu:  
Ssơ cấp: Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình trồng rừng  
và đã có thu hach thuộc 5 thôn tại xã Dương Hoà, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu  
nhiên không lặp với khoảng cách cho trước. Cụ thể là: 7 hộ ở thôn Hộ; 7 hộ ở thôn Hạ;  
5 hộ ở thôn Thanh Vân, 5 họ ở thôn Buồng Tằm, 6 hộ thôn Khe Sòng.  
Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu ở UBND xã, sách báo, internet…  
13  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp, phân tích số liệu thống kê từ đó đánh  
giá các vấn đề cần nguyên cứu đưa ra giải pháp giúp hộ nâng cao hiệu quả từ hoạt  
động trồng keo.  
- Phương pháp phân tích định lượng: là phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng  
thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR  
- Phương pháp so sánh  
- Phương pháp chuyên khảo  
14  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: CƠ SKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU  
1.1.  
sở lý luận  
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế  
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế  
* Hiệu quả kinh tế:  
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ quản lí, sử dụng  
nguồn lực để tạo ra kết quả lớn nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là thước đo  
chất lượng sản xuất kinh doanh và còn là vấn đề sống còn của các đơn vị kinh tế.  
Muốn đánh giá hiệu quả của nến sản xuất xã hội trước hết phải xác định được mục tiêu  
của nó. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy luật khách quan và bị  
chi phối bởi các mục tiêu đặt ra, khi đã hoàn thành mực tiêu thì phải điều chỉnh mọi  
hoạt động hướng vào mục tiêu đó với mức cao nhất có thể đạt được trên cơ sở có tính  
chi phí để đem lại hiệu quả.  
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù  
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)  
để đạt được mục tiêu xác h. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công  
thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu qu kinh tế như sau:  
H = K/C (1)  
Vlà hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết  
quả thu đc từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được  
kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh  
chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi  
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.  
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi  
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính  
15  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt  
động kinh tế, không phthuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng  
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu  
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh  
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền  
vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.  
Khi nói đến hiểu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba  
khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế.  
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu  
vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ  
sử dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem  
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.  
+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá  
đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị  
chi phí thêm về đầu vào. Bản chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính  
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.  
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ  
thuật và hiệu quả phân bổ. ều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều  
tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả  
kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.  
ất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm  
lao động xhội. Đây là hai mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền  
với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và  
quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả  
tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.  
Chi phí ở đây được hiểu bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí cơ hội.  
Như vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất  
to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, xác định mức hiệu quả của  
16  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
việc sử dụng nguồn lực sản xuất, xây dựng được giải pháp thích hợp từ các nguyên  
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế được coi là căn cứ để  
xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất lâm nghiệp. Nếu hiệu quả  
thấp, sản lượng có thể nhờ các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, muốn tăng sản  
lượng cần đổi mới công nghệ.  
Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong toàn bộ nền  
kinh tế. Nó được xem xét cả về quan điểm tài chính lẫn quan điểm phát triển tài chính.  
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chúng đều  
thống nhất về mặt bản chất. Và việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan  
trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội  
nói chung.  
Hiệu quả kinh tế góp phần:  
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có  
-Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào CNH-HĐH  
-Phát triển kinh tế với tốc độ cao.  
-Nâng cao đời sống vậy chất tinh thần cho người lao động  
1.1.1.2. Phương phác định hiệu quả kinh tế  
Đã từ lâu, khi bàn tới hiệu quá kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập  
đến mức chuẩn hiệu quả (hay còn gọi lại tiêu chuẩn hiệu quả). Từ công thức định  
nghĩa vu quả kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra”  
và “đầu v” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong  
các giá trị đạt được thì các giá trnào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có  
hiệu quả), các giá trị nào sphản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào  
nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn  
hiệu quả là giới hạn, là thước đo, là căn cứ, là một cái “mốc” xác định ranh giới có  
hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét.  
17  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
Xem xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản  
chất khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song  
công thức khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế  
thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức  
hiệu quả kinh tế, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác  
định hiệu quả cụ thể. Ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ  
tiêu hiệu quả kinh tế cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các  
quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các  
chỉ tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh  
thu biên bằng với chi phí biên (tổng hợp cũng như cho từng yếu tố sản xuất). Trong  
phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức  
trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệquả so sánh và kết luận tính  
hiệu quả của doanh nghiệp  
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh  
mối tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính trong  
một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định hiệu quả kinh tế thì phải tính toán đầy đủ  
các lợi ích và chi phí bỏ ra.  
Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất là chi phí cho các yếu tố đầu  
vào như: đất đai, tiền vốn, lao động, nguyên vật liêu. Tùy theo mục đích nghiên cứu  
mà chi phí bỏ ra có thề tính toàn bộ hoặc riêng lẻ cho từng yếu tố.  
. Phương pháp 1  
H
C
Trong đó:  
H: hiệu quả kinh tế  
Q: Kết quả  
C: Chi phí.  
18  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
Phương pháp này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được  
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, giúp ta so sánh được hiệu  
quả ở các quy mô khác nhau.  
b. Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng  
thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.  
ΔQ  
Công thức tính: H   
ΔC  
Trong đó:  
H: Hiệu quả kinh tế  
Q: Phần tăng thêm của kết quả  
C: Phần tăng thêm của chi phí  
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu chiều sâu, nó xác định lượng  
kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi  
phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm.  
Vi cách tính toán này ta sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được  
một cách chính xác cụ thể hơn nhưng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các  
doanh nghiệp, các đơn vxuất kinh doanh có quy mô khác nhau.  
Như vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh  
một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của đơn vị  
sản xuất, kinh danh mà lựa chọn cách tính phù hợp.  
1.1.. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu  
Tổng giá trị sản xuất: GO  
Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở  
sản xuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ thời  
gian nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sản xuất  
kinh doanh đó, giá trị sản xuất bao gồm:  
Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tiêu dùng  
19  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa, HT, TTH  
Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống  
Công thức tính:  
GO Pi*Qi  
Trong đó:  
Pi: là giá bán sản phẩm loại i  
Qi: là khối lượng sản phâm loại i sản xuất ra  
Chi phí trung gian: IC  
Chi phí trung gian là toàn bộ phần cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm  
toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất trừ khấu hao và chi phí dịch vụ (sản phẩm vật  
chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và các dịch vụ khác của  
các đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.  
Chi phí vật chất: là chi phí do hộ gia đình bỏ ra như: chi phí phân bón, chi phí  
mua các vật dụng nhỏ lẻ được phân bổ trong năm  
Chi phí dich vụ: là chi phí cần trong quà trình hoạt động dịch vụ như: thuê lao  
động, thuê máy móc…  
Giá ta tăng: VA  
Giá trị gia tăng là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí  
trung gian.  
Chức tính: VA = GO – IC  
Trong đó:  
VA: giá trị gia tăng  
GO: tổng giá trị sản xuất  
Tổng chi phí sản xuất: TC  
Là toàn bộ hao phí về vật chất, dich vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các hoạt  
động sản xuất kinh doanh trong năm.  
20  
SVTH: Lê Thị Hải Ý – Lớp R7 KTNN  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 82 trang yennguyen 04/04/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_tu_hoat_dong_trong_rung.pdf