Thị trường vốn và sự phát triển kế toán của các nước

180  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN CỦA CÁC NƯỚC  
Nguyễn Thanh Nhã*  
Nguyễn Thanh Tùng**  
TÓM TẮT: Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh  
của các doanh nghiệp nhằm ra các quyết định về đầu tư và cho vay. Đặc điểm về môi trường  
kế toán nói chung và thị trường vốn nói riêng có ảnh hưởng đáng kể đến các quy định kế toán.  
Bài báo dưới đây xem xét sự phát triển các quy định về kế toán và báo cáo tài chính của các nước  
nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư cũng như tăng cường huy động vốn của các nước.  
Từ khóa: thị trường vốn, báo cáo tài chính, thu hút vốn đầu tư  
ABTRACT: Financial reporting is an importanttoolin analyzing the business situation of businesses in order  
to make investment and loan decisions. Characteristics of the accounting environment in general and the  
capital market in particular have a significant influence on the accounting regulations. The following article  
examines the development of countries’ regulations on accounting and financial reporting with a view  
to invest investment capital as well as increasing the mobilization of capital from other countries.  
Keywords: Capital markets, financial statements, attracting investment.  
Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể đến từ nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước), ngân  
hàng, thị trường chứng khoán. Việc nguồn vốn chính của loại hình doanh nghiệp chủ đạo của một  
quốc gia đến từ đâu có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách kế toán và kiểm toán của quốc gia đó.  
Các trường hợp dưới đây làm rõ nhận định trên.  
Tại Anh trước đây, theo David Alexander (2006) báo cáo tài chính của Anh áp dụng những  
chính sách kế toán không thống nhất được lựa chọn bởi nhà quản lý và phải được kiểm toán viên  
phê duyệt. Nhu cầu về thị trường vốn và hàng hóa dẫn tới việc Anh hội nhập với phần còn lại của  
châu Âu. Với việc gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu từ năm 1970, các dự thảo về các quy  
định chung về định hướng báo cáo tài chính chung cho toàn Châu Âu có tên là Fourth Directive do  
Liên minh châu Âu ban hành đã được nước Anh sửa đổi và ban hành vào năm 1974. Các sửa đổi  
về quy định này ở Anh bao gồm: giới thiệu khái niệm “quan điểm trung thực và hợp lý” được xây  
dựng như một nguyên tắc chủ yếu của việc lập báo cáo tài chính. Nếu có các quy định khác trong  
Fourth Directive mâu thuẫn trong việc đạt được nguyên tắc “trung thực hợp lý” thì quy định đó bị  
bỏ qua. Các nước EU khác cũng đồng thời tập trung thúc đẩy sự phát triển của chuẩn mực kế toán  
châu Âu, bổ sung vào các chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Như vậy việc Anh gia nhập Liên minh  
châu Âu không chỉ ảnh hưởng đến các chuẩn mực kế toán Anh có những điểm tiếp cận tương đồng  
* Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học Viện Ngân Hàng, Việt Nam.  
** Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học Viện Ngân Hàng, Việt Nam.  
181  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
với kế toán các nước châu Âu mà đồng thời cũng thúc đẩy việc các quốc gia EU khác phát triển hệ  
thống chuẩn mực kế toán theo hướng được chấp nhận chung thay vì hệ thống chuẩn mực kế toán  
theo từng quốc gia. Tuy nhiên các quy định của Fourth Directive không mang tính bắt buộc cao vì  
văn bản này cho phép nhiều tùy chọn về các chuẩn mực kế toán. Năm 1973, Ủy ban Chuẩn mực  
Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập tại London cũng là năm Anh gia nhập EU, nhằm hướng  
đến việc phát triển hệ thống chuẩn mực được chấp nhận chung ở các quốc gia. Khác với Fourth  
Directive các Chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành bởi IASC có tính pháp lý cao hơn, các nước  
thành viên cần phải tuân thủ.  
Tại Đức, nhu cầu hình thành hệ thống chuẩn mực chung cũng rất khẩn thiết. Nhất là khi nhu  
cầu về tài chính và công nghiệp hóa gia tăng khi nước Đức được thống nhất vào năm 1991. Quốc  
gia Đức khi đó cần nhu cầu tài chính rất lớn để đầu tư phát triển các khu vực lạc hậu của Đông  
Đức mới sát nhập và nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được hết. Vì thế nước Đức tìm đến thị  
trường vốn ở Mỹ. Các công ty của Đức có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ để huy  
động vốn. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về việc các công ty này lập báo cáo tài chính đầy đủ theo  
những quy tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ - US GAAP. Ví dụ như trường hợp công ty  
Daimler-Benz đã sử dụng các tài khoản kế toán của Mỹ và lập báo cáo tài chính theo US GAAP để  
đăng ký niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 1993. Các công ty của châu  
Âu đã tiếp tục quá trình này. Báo cáo tài chính của các công ty này tiếp cận dần đến US GAAP (hệ  
thống chuẩn mực Châu Âu không thể gây ảnh hưởng) vì nhu cầu huy động vốn từ thị trường Mỹ.  
Trước đây, các quy định về kế toán của Đức như trong luật công ty Đức thường có các quy định rất  
thận trọng ví dụ về các quy tắc định giá, và hình thức được quy định chi tiết, Moller, P (2006). Tuy  
nhiên điều này đã thay đổi khi nước Đức gia nhập EU và nhu cầu tìm kiếm về vốn từ thị trường  
chứng khoán Mỹ. Lý do về hiện trạng trên là đặc điểm về hiện trạng thị trường vốn ở Đức: khác  
với nước Mỹ nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho các công ty Mỹ đến từ thị trường chứng khoán; còn  
ở Đức nguồn vốn trong nước của các công ty Đức được huy động chủ yếu qua các khoản vay từ  
Ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến mục đích của các báo cáo tài chính của các công ty Đức trước  
đây. Các nguyên tắc kế toán của Đức bị ảnh hưởng theo hướng thận trọng, đó là: đảm bảo trả được  
nợ phải trả bằng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro của việc trả nợ thì  
giá trị tài sản được đánh giá một cách thận trọng, không được lựa chọn các định giá quá lạc quan.  
Bên cạnh đó, các khoản thu nhập cũng phải được trình bày một cách thận trọng, nhất là các khoản  
thu nhập dùng để phân phối cổ tức cho cổ đông không được quá lạc quan nhằm đảm bảo giảm thiểu  
sự rủi ro của việc trả nợ sau này. Bởi nếu báo cáo lợi nhuận lạc quan dẫn đến chia cổ tức nhiều  
hơn dẫn đến tài sản đảm bảo cho việc trả nợ ít đi, đồng nghĩa với rủi ro trả nợ cao lên. Chỉ sau khi  
thống nhất, các công ty Đức mới có nhu cầu gia tăng đáng kể từ thị trường vốn quốc tế bởi sự thiếu  
hụt nguồn cung vốn trong nước. Khi huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế, nhất là từ thị trường  
chứng khoán Mỹ, để thu hút được các nhà đầu tư đơn lẻ hay tổ chức, nhu cầu về các báo cáo lợi  
nhuận có tính “hợp lý” được đề cao hơn. Hay là rộng hơn thì nhu cầu lập báo cáo tài chính chuyển  
sang hướng phục vụ người sử dụng là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gia tăng. Một  
điểm nữa, ảnh hưởng đến tính thận trọng của kế toán Đức đấy là mối quan hệ với Thuế. Sự thận  
trọng ở đây thể hiện ở điểm các chi phí của kế toán cần được ghi chép “thận trọng” theo hướng phù  
hợp với các chi phí được khấu trừ của luật Thuế của nước Đức, hay vai trò của kế toán có thêm vai  
trò là căn cứ để tính thuế. Vì vậy sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế là ít, sự cần  
182  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
thiết tính toán các khoản thu nhập hoãn lại là không nhiều. Điều này vẫn còn ảnh hưởng đến việc  
trình bày báo cáo tài chính ở các công ty Đức kể cả trong trường hợp nước Đức hội nhập với thị  
trường vốn quốc tế. Đó là với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Đức cũng như  
ở nước ngoài thì việc trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được yêu cầu tuân theo chuẩn mực lập  
và trình bày báo cáo tài chính IFRS hoặc các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung khác ở các  
nước như US GAAP. Còn các công ty không niêm yết thì nhu cầu lập báo tài chính vẫn dựa trên  
các nguyên tắc thận trọng của kế toán Đức nhằm mục tiêu đồng thời là cơ sở tính thuế.  
Tại Mỹ, các quy định kế toán được thiết lập bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ  
(FASB) và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC). SEC, tất nhiên với mục tiêu bảo vệ các nhà đầu  
tư, có thẩm quyền rất lớn trong việc yêu cầu trình bày báo cáo tài chính của các công ty niêm yết  
trên thị trường chứng khoán của Mỹ. Quan điểm của SEC về thông tin tài chính có chất lượng cao  
là thông tin khiến các nhà đầu tư có thể so sánh được các công ty với nhau. Với quan điểm như  
vậy, mặc dù có nhu cầu hội tụ với các chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính IFRS của IASC, SEC  
vẫn có yêu cầu về đối chiếu với các công ty niêm yết từ nước ngoài vào có sử dụng IFRS. Công  
việc này nhằm nâng cao tính so sánh giữa báo cáo tài chính của các công ty Mỹ được lập theo US  
GAAP với báo cáo tài chính các công ty khác của nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán  
Mỹ nhưng được lập theo IFRS. SEC xem xét tỉ mỉ trung thực, hợp lý và thống nhất theo IFRS của  
các công ty nước ngoài và đối chiếu với US GAAP. Tuy nhiên, các quy định về việc đối chiếu này  
đang có xu hướng bị loại bỏ vì không cần thiết. Bởi dưới áp lực của SEC, FASB và IASB đã tập  
trung cố gắng loại bỏ sự khác biệt giữa US GAAP và IFRS, ví dụ như liên quan đến các chuẩn mực  
về đầu tư bất động sản; lựa chọn giá trị hợp lý; chi phí đi vay; giảm giá trị tài sản.  
Tại Nhật Bản, theo Rimmel (2006) loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất của quốc gia này  
là một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau và bị chi phối bởi các ngân hàng lớn. Điều này  
tất nhiên chi phối đến việc thiết lập các chuẩn mực kế toán quốc gia của Nhật, bởi các quy định sẽ  
hướng đến loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất. Việc kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng với  
các doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển của các công ty cổ phần bị sở hữu chéo. Với một hệ thống  
doanh nghiệp có tính đóng, bảo mật và bị chi phối của các ngân hàng như vậy, kế toán của Nhật  
được cho là có tính bảo thủ, thận trọng cao. Điều này thể hiện trong các nguyên tắc kế toán của các  
nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) ở Nhật, cụ thể trong nguyên tắc giá gốc và ghi  
nhận thu nhập. Thu nhập kế toán ở Nhật có thông lệ được ghi nhận giảm. Ví dụ bởi việc các công  
ty Nhật ước tính thời gian sử dụng của các tài sản cố định khác ngắn; đồng thời phương pháp khấu  
hao theo số dư giảm dần khá phổ biến. Một ví dụ khác đó là GAAP Nhật cho phép các công ty Nhật  
trích lập hàng loạt các khoản dự phòng cho các chi phí tiềm tàng trong tương lai. Trong khi tính  
hữu ích cho việc ra quyết định là một trong những mục tiêu chính của việc lập báo cáo tài chính ở  
các nước phương Tây thì ở Nhật đề cao mục đích lập báo cáo tài chính phục vụ chức năng quản lý.  
Tại Trung Quốc, sau khi thành lập chính phủ Trung Quốc thiết lập chính sách kinh tế dựa vào  
sở hữu công (mà đại diện là các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã) và việc quản lý tập trung  
tất cả các nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên mô hình này không hiệu quả trong thập kỷ 90 với việc làm  
ăn thua lỗ của hàng loạt doanh nghiệp nhà nước. Điều này dẫn đến nhu cầu cải cách nền kinh tế  
của Trung Quốc theo kinh tế thị trường dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Sự cải cách  
trên làm nảy sinh nhu cầu về vốn và công nghệ cao để đầu tư của Trung Quốc. Do đó, chính phủ  
183  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Trung Quốc tạo ra các chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).  
Thị trường vốn Trung Quốc là mới và tương đối nhỏ: các thị trường chứng khoán Thâm Quyến và  
Thượng Hải được thành lập trong những năm 1990 và bị kiểm soát bởi nhà nước. Nên đầu tư dài  
hạn vào các chứng khoán của Trung Quốc là xu hướng đầu tư ít được chú ý hơn đầu cơ. Thời gian  
nắm giữ cố phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là ngắn từ vài ngày  
đến một vài tháng. Với sự phát triển nóng ban đầu của các thị trường chứng khoán mới thành lập,  
các nhà đầu tư chủ yếu mong muốn đạt được lợi nhuận ngắn hạn do chênh lệch giá cổ phiếu chứ  
không phải từ lợi tức được chia từ lợi nhuận của các công ty. Vì vậy, nhu cầu phân tích tình hình  
hoạt động của công ty niêm yết dựa vào các dữ liệu cơ bản trên báo cáo tài chính ở Trung Quốc là  
ít. Tính hiệu lực, sự tin cậy và độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty ít có tầm  
quan trọng với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các chính sách kế toán  
trước cải cách kinh tế của Trung Quốc chủ yếu đơn giản và phục vụ cho việc báo cáo theo các kế  
hoạch kinh tế của nhà nước. Hệ thống kế toán trước đây của Trung Quốc chỉ có chức năng cung  
cấp thông tin cho chính phủ. Tuy nhiên từ khi cải cách và mở cửa nền kinh tế, với nhu cầu hỗ trợ  
thị trường hoạt động một cách có trật tự và hiệu quả, hoạt động kế toán và kiểm toán được kích  
thích tăng trưởng mạnh bởi: cơ cấu sở hữu của các tổ chức, công ty chuyển từ nhà nước sang tư  
nhân (cải tổ doanh nghiệp nhà nước theo hướng công ty cổ phần); nhu cầu kiểm toán báo cáo tài  
chính hằng năm của các công ty liên doanh liên kết nhằm khai thuế thu nhập cũng như xác minh  
các khoản vốn góp của các bên; sự ra đời của thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn tới nhu cầu  
đánh giá hoạt động của các công ty niêm yết thông qua báo cáo tài chính của các công ty này, Wei-  
Guo Zhang and De-Ming Lu (2006).  
Kết luận, như vậy đặc điểm thị trường vốn có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nói  
chung của kế toán và các chính sách cụ thể về kế toán kiểm toán nói riêng. Nhu cầu về báo cáo tài  
chính nảy sinh từ hoạt động cho vay và đầu tư. Với các quốc gia mà nguồn vốn của doanh nghiệp  
chủ yếu đến từ ngân hàng thì các nguyên tắc kế toán có xu hướng thận trọng trong việc đánh giá  
tài sản và ghi nhận thu nhập. Ở phía đối diện, ở các quốc gia có thị trường chứng khoán lâu đời  
và nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có thể huy động phần lớn từ thị trường chứng khoán thì các  
nguyên tắc kế toán đề cao tính trung thực hợp lý trong việc ghi nhận thu nhập và yêu cầu cao về  
tính minh bạch và mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Với nhu cầu về vốn gia tăng,  
các công ty không chỉ tìm kiếm nguồn vốn trong nước mà từ nước ngoài (chủ yếu bằng việc niêm  
yết trên thị trường chứng khoán quốc gia khác), xu hướng hội nhập về thị trường vốn là tất yếu.  
Vì vậy xu hướng lập và trình bày báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán quốc tế được các  
quốc gia chấp nhận chung được đề cao. Tính minh bạch, mức độ công bố thông tin cũng như các  
nguyên tắc về giá trị hợp lý có thể là xu thế của các chính sách kế toán các nước trong tương lai.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO:  
1.David Alexander (2006): Globalisation of Accounting Standards: A UK Perspective  
2.International Accounting Standards Board (2001): Framework for the Preparation and  
Presentation of Financial Statements.  
3.Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS  
184  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
4.Moller, P (2006): Accounting regimes and their effects on the German stock market  
5.Chuẩn mực kế toán Mỹ (US GAAP)  
6.Rimmel (2006): Accounting harmonisation and diffusion of international accounting  
standards: the Japanese case  
7.Wei-Guo Zhang and De-Ming Lu (2006): Convergence of Chinese accounting standards  
with international standards: process, achievements and prospects  
8.Giáo trình kế toán của các trường  
pdf 5 trang yennguyen 19/04/2022 1080
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường vốn và sự phát triển kế toán của các nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_von_va_su_phat_trien_ke_toan_cua_cac_nuoc.pdf