Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KỸ NĂNG LÀM  
VIỆC NHÓM TRONG KẾ TOÁN  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành theo quyết định số: QĐ/ ngày……tháng……năm……của……………………)  
Hải Phòng, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liu này thuc loi tài liu ging dy nên các ngun thông tin có thể  
được phép dùng nguyên bn hoc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham  
kho.  
Mi mục đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh  
doanh thiếu lành mnh sbnghiêm cm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Ngày nay, làm việc nhóm trở thành một vấn đề của khoa học, các nhóm nhỏ  
trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học. Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp và lớn  
hơn nữa là nhiều quốc gia đã thực sự quan tâm và thúc đẩy việc đào tạo kỹ năng  
làm việc nhóm. Ở Nhật Bản, các em học sinh nhỏ tuổi đã sớm được định hướng và  
rèn luyện tinh thần hợp tác, tương hỗ với những người khác. Còn người Mỹ thì  
khẳng định rằng để có một cường quốc Mỹ như ngày nay là vì mỗi công dân đều  
biết làm việc theo nhóm và hướng tới một mục tiêu chung. Vì vậy, vấn đề làm việc  
theo nhóm không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân hay những  
nhóm khác nhau trong xã hội mà còn quan trọng đối với cả một quốc gia và rộng  
hơn nữa là toàn thế giới. Đặc biệt đối với tất cả các bạn sinh viên, rèn luyện kỹ  
năng làm việc nhóm hiệu quả giúp họ tối đa hóa cơ hội việc làm cho bản thân và  
tối ưu hóa những công việc mà họ tham gia.  
Tài liệu giảng dạy Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán cung cấp cho sinh  
viên những kiến thức và kinh nghiệm làm việc theo nhóm, tạo nền tảng cho việc  
tham gia tích cực và hiệu quả vào các nhóm khác nhau, từ nhóm gia đình đến xã  
hội, từ nhóm học tập đến vui chơi giải trí, từ nhóm lao động đến sáng tạo, …  
Tài liệu giảng dạy Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán bao gồm các nội  
dung chính sau:  
Chương 1: Nhng vấn đề chung vnhóm  
Chương 2: Xây dng nhóm làm vic hiu quả  
Chương 3: Kỹ năng lãnh đạo nhóm  
Tài liệu giảng dạy Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán được sử dụng làm  
tài liệu học tập chính cho sinh viên khối ngành kinh tế, đặc biệt là cho sinh viên  
ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Hàng Hải I.  
Tác giả khi vọng cuốn sách sẽ trở thành tài liệu học tập, nghiên cứu hiệu quả  
bởi sự cô đọng kiến thức cơ bản và hệ thống các câu hỏi, bài tập tình huống có tính  
ứng dụng trong thực tiễn.  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng trình bày các nội dung một  
cách súc tích, dễ hiểu nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không  
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý  
kiến của các đồng nghiệp và những người quan tâm để cuốn sách được hoàn thiện  
hơn trong lần tái xuất bản sau.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày 20 tháng 01 năm 2018  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Mai Thị Len  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
DANH MỤC BẢNG  
TT  
Tên bng  
Trang  
1 Bng 1.1. Trích bảng đánh giá mục tiêu phát triển năng lực  
nhân viên của Ngân hàng Thương mi Cphn Vit Nam  
ACB năm 2014  
27  
2 Bng 2.1. Bng nguyên tc ngm  
37  
63  
64  
64  
3 Bảng 3.1. Mô hình một bản kế hoạch quý/tháng/tuần  
4 Bảng 3.2. Mô hình một bản kế hoạch năm  
5 Bng 3.3. Kế hoch ngày th7 ca mt doanh nhân  
6 Bng 3.4. Bng tng hp phm cht, kỹ năng có thể hc hoc  
rèn luyện được  
74  
7
   
DANH MỤC HÌNH  
TT  
1
Tên hình  
Trang  
Hình 1.1. Biểu tượng nhóm  
12  
2
Hình 1.2. Mô hình Tuckman về các giai đoạn phát triển của  
nhóm  
18  
3
4
5
6
7
8
8
9
Hình 2.1. Nguyên tắc SMART  
34  
38  
41  
48  
52  
56  
57  
66  
69  
Hình 2.2. Năm nơi làm việc tốt nhất  
Hình 2.3. Quá trình giao tiếp  
Hình 2.4. Xung đột  
Hình 2.5. Các biện pháp giải quyết xung đột  
Hình 2.6. Quá trình hình thành động lc  
Hình 2.7. Tháp phân cấp nhu cầu của A. Maslow  
Hình 3.1. Mô hình lập kế hoạch 5W1H  
10 Hình 3.2. Quy trình tuyển dụng của Công ty Hoàng Long  
8
TÀI LIU GING DY  
Tên môn hc: KỸ NĂNG LÀM VIC NHÓM TRONG KTOÁN  
Mã môn hc: MH 6340302.38  
Vtrí, tính cht, ý nghĩa và vai trò ca môn hc:  
- Vtrí:  
Môn hc Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán thuc nhóm các môn hc tự  
chọn được btrí ging dạy sau khi đã học xong các môn học chung, các môn cơ sở  
và mt smôn chuyên môn. Môn hc có vtrí quan trng trong khoa hc kinh tế  
qun lý nói chung và khoa hc kế toán nói riêng.  
- Tính cht:  
Môn hc Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán cung cp nhng kỹ năng cơ  
bn, nn tảng giúp đạt hiu qugiao tiếp trong môi trường làm vic nhóm công sở  
nói chung và môi trường làm vic nhóm kế toán nói riêng.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn hc:  
+ Trang bkiến thức cho người hc vkỹ năng làm việc nhóm  
+ To kỹ năng làm vic nhóm hiu quả  
Mc tiêu môn hc:  
- Vkiến thc:  
Trình bày được vai trò quan trng ca làm vic nhóm, các kiến thức cơ bản  
liên quan đến nhóm; Các yếu tố để to lập môi trường làm vic hiu qu, các bin  
pháp gii quyết mâu thun nhóm; Vai trò và nhng tcht, kỹ năng cần thiết ca  
người lãnh đạo.  
- Vkỹ năng:  
+ Phân tích, chứng minh được vai trò quan trọng của làm việc nhóm  
+ Xây dng nhóm  
+ Gii quyết được mâu thun nhóm  
+ To lập môi trường làm vic hiu quả  
+ Lập kế hoạch và tổ chức, điều hành cuộc họp  
- Về năng lực tchvà trách nhim:  
+ Có ý thc tích cc, chủ đng trong quá trình hc tp;  
9
+ Làm vic hiu quả trong môi trường làm vic nhóm nói chung và môi  
trường làm vic nhóm kế toán nói riêng.  
Ni dung môn hc:  
10  
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÓM  
Mã chương: MH.6340302.38.01  
Giới thiệu:  
Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý nước ngoài, thanh niên Việt cần cù,  
chăm chỉ, bền bỉ và có sức chịu đựng cao trước áp lực trong cuộc sống và công  
việc nhưng lại hạn chế trong việc phối hợp cùng đồng đội. Trong khi đó, làm việc  
theo nhóm là yêu cầu khách quan của đa số các lĩnh vực trong thời kỳ hiện đại. Vì  
vậy, một trong những ưu tiên tuyển dụng hiện nay (và cả trong tương lai) là nhân  
viên hay người quản lý đều phải biết kỹ năng làm việc nhóm. Để có hiệu quả làm  
việc cao hơn, để đạt được mục tiêu cao hơn, chúng ta buộc phải có kỹ năng mới,  
thói quen mới - thói quen hợp tác.  
Chương 1 cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan về nhóm, cách  
phân loại nhóm, đặc điểm tâm lý diễn ra trong nhóm, cách chấp nhận sự khác biệt  
của người khác .... nhằm định hướng cho sinh viên cách thức làm việc nhóm mang  
nh đồng đội một cách đúng nghĩa.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được vai trò quan trng ca làm vic nhóm  
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về nhóm như khái niệm, quá trình phát  
triển nhóm, đặc điểm tâm lý nhóm  
- Phân tích, chứng minh được vai trò làm vic nhóm nói chung và làm vic  
nhóm trong kế toán nói riêng  
Nội dung chính:  
1. Các khái niệm và tầm quan trọng của làm việc nhóm  
1.1. Các khái niệm  
Khái niệm Kỹ năng  
Sự thành công của con người ngày nay được đánh giá là dựa vào ba yếu tố  
căn bản: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngân hàng Thế giới khẳng định rằng thế kỉ  
21 là “Kỷ nguyên của một nền kinh tế dựa vào kỹ năng”. Việc tiếp thu kiến thức  
và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn là một khoảng cách rất lớn. Tuy  
nhiên, chỉ có vận dụng kiến thức vào thực tế hay việc thực hiện các kỹ năng mới  
đem lại một kết quả cụ thể. Bất kỳ một công việc hay một hoạt động nào đều đòi  
hỏi những kỹ năng tương ứng. Và để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động hay  
công việc thì mỗi người đều cần phải rèn luyện các kỹ năng một cách thành thục,  
nhuần nhuyễn và hiệu quả. Các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, Pháp,  
11  
     
Singapore … đều coi trọng việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng nhằm xây  
dựng nguồn nhân lực mạnh, tăng cường hiệu suất làm việc và nâng cao chất lượng  
của cuộc sống. Kỹ năng được phân làm 2 loại:  
- Kỹ năng nghề nghiệp: Là các kỹ năng liên quan đến các ngành nghề cụ thể  
như kỹ năng lái xe, đánh máy, khoan, hàn, tiện, bán hàng, tư vấn, kế toán, giám  
sát, quản lý, …  
- Kỹ năng sống: Là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như  
kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lắng nghe, thuyết trình, hợp tác, chia sẻ, tư duy sáng  
tạo, học và tự học, quản lý bản thân, giải quyết vấn đề, …  
Vậy Kỹ năng là gì?  
Theo từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu  
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.  
Theo từ điển giáo khoa tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng thực hành thành  
thạo”. Tổng hợp các khái niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Kỹ  
năng là hành động tự động hóa mt cách thành thc và hiu qunhquá trình  
hc tp và rèn luyện”.  
Nguồn gốc hình thành nên “kỹ năng” xuất phát từ lý thuyết phản xạ có điều  
kiện và không có điều kiện. Con người từ khi sinh ra, lớn lên và tham gia vào các  
hoạt động trong đời sống thực tế đều hoạt động theo phản xạ. Phản xạ không điều  
kiện (gần như là theo bản năng) có ngay từ khi con người vừa mới sinh ra, không  
cần học tập. Còn phản xạ có điều kiện là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện  
trong đời sống thực tiễn. Vì vậy thực chất kỹ năng của mỗi cá nhân có nguồn gốc từ  
phản xạ có điều kiện. Bản thân chúng ta sinh ra đều chưa có bất kì một kỹ năng nào  
(ngoài bản năng). Thế nên để đạt được các kỹ năng thì tất cả mọi cá nhân đều phải  
học tập và rèn luyện. Đó là lí do khiến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay  
đều chú trọng việc hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo kỹ năng nghề nghiệp  
và kỹ năng sống nhằm giúp con người sống và làm việc hiệu quả hơn.  
Khái niệm Nhóm  
12  
Hình 1.1. Biểu tượng nhóm  
Việc sử dụng nhóm trong các tổ chức trong những năm vừa qua được coi  
như một sự “bùng nổ ngoạn mục”. Liệu trên thế giới này có nơi nào đó mà cấu trúc  
nhóm trở nên vô nghĩa? Câu trả lời là: “Không!”. Ai cũng thấy sức mạnh của nhóm  
là rất lớn và xu hướng tăng cường, củng cố, thúc đẩy nhóm đang lan rộng ở hầu hết  
mọi nơi, mọi chỗ. Vậy nhóm có phải đơn thuần là nhiều người tập hợp lại với nhau  
không? Có rất nhiều khái niệm khác nhau được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu  
đưa ra:  
“Nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều cá nhân tương tác và  
phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể”.  
“Nhóm là tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng  
cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung”.  
Trên cơ sở các khái niệm về nhóm, nhiều người công nhận rằng: Nhóm là  
một tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, có quy tắc chung chi  
phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực để đạt được  
mục tiêu chung của cả nhóm.  
Trong xã hội luôn tồn tại rất nhiều kiểu nhóm khác nhau: Nhóm gia đình, bạn  
bè, xóm giềng, học tập, nghiên cứu, sản xuất, vui chơi, thể thao, ... Nhóm có thể  
được thành lập dựa trên mối quan hệ, sở thích hay mối quan tâm chung của các  
thành viên. Một người có thể cùng lúc là thành viên của nhiều nhóm khác nhau.  
Nhưng một khi đã là thành viên của một nhóm nào đó, họ đều đảm nhận một vai trò  
nhất định và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng như với các  
13  
thành viên khác trong nhóm. Mỗi người đều có ý nghĩa riêng của mình, mỗi  
người đều có lí do để tồn tại trong nhóm đó và mỗi người là một mắt xích không  
thể thiếu trong chuỗi liên kết nhóm. Chẳng hạn trong nhóm gia đình, các vai trò  
khác nhau như ông, bà, bố, mẹ, con trai, con gái hay trong một nhóm thực hiện dự  
án xây dựng bao gồm chủ đầu tư, giám đốc dự án, kế toán, thư ký, nhân viên hành  
chính,… ; một nhóm thiết kế phần mềm mới bao gồm quản lý dự án, trưởng nhóm,  
thiết kế hệ thống, lập trình viên, kiểm thử. Làm việc nhóm không phải là ỷ lại, dựa  
dẫm, đùn đẩy hay thậm chí phó mặc cho các thành viên khác trong nhóm. Người có  
trách nhiệm là người làm việc với tính tự giác và tinh thần kỷ luật cao độ. Họ biết  
mình cần phải đầu tư thời gian, công sức để hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí đôi khi  
còn phải biết hy sinh “cái tôi” vì thành công chung của cả nhóm. Hơn ai hết, họ  
hiểu rằng khi một đội bóng chiến thắng, tất cả các thành viên đều chiến thắng và  
khi đội bóng bại trận, tất cả họ đều thua.  
Mỗi người là một tính cách, hoàn cảnh, khả năng, kỹ năng, kinh nghiệm khác  
nhau nhưng khi đã là thành viên của một nhóm thì phải tuân thủ các quy tắc chung  
của nhóm. Quy tắc nhóm giúp cho một nhóm hoạt động chặt chẽ. Nếu không có  
quy tắc hoạt động chung, các thành viên trong nhóm thường có xu hướng hành  
động tự do theo ý muốn của cá nhân dẫn đến một nhóm hoạt động hời hợt, lỏng lẻo.  
Các thành viên trong nhóm được liên kết với nhau thông qua quá trình tương  
tác qua lại đa chiều, điều này tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhóm và mang lại một  
kết quả lớn lao. Tương tác được biểu hiện thông qua sự trao đổi, trò chuyện, chia  
sẻ, thông báo, hội họp, thảo luận, thậm chí cả những cuộc tranh cãi, xung đột, ...  
nhằm giải quyết những vấn đề chung của nhóm. Tương tác càng nhiều, các thành  
viên nhóm càng hiểu nhau hơn, tin tưởng hơn, gắn kết hơn và dễ đạt được sự đồng  
thuận. Vì vậy chất lượng của sự tương tác quyết định thành công của một nhóm.  
Bất cứ nhóm nào được thành lập cũng đều có lí do và mục tiêu nhóm là lí do  
hàng đầu để thành lập nhóm hoặc để cuốn hút các cá nhân gia nhập nhóm. Mục tiêu  
giúp cho nhóm xác định rõ nhiệm vụ cần phải làm và là nguồn năng lượng khơi dậy  
lòng nhiệt tình, tận tâm của mỗi thành viên. Là thành viên của một nhóm, cần phải  
cam kết phấn đấu để đạt được mục tiêu chung. Ví dụ nhóm các nhà khoa học  
Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã cho ra mắt chiếc máy tính điện tử đầu tiên  
trên thế giới năm 1946, nhóm kỹ sư hãng IBM đã nỗ lực mang đến cho loài người  
chiếc máy tính cá nhân đầu tiên năm 1981, nhóm Apollo đã đưa con người đặt chân  
lên mặt trăng lần đầu vào năm 1969 hay một đội bóng đặt mục tiêu phải giành được  
chiến thắng trong trận đấu sắp tới, …  
Khái niệm Kỹ năng làm việc nhóm  
14  
Chắc hẳn ai cũng đã từng tham gia vào một trò chơi đồng đội nào đó như  
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, chèo thuyền, kéo co, đánh đu; các nhóm nhảy,  
múa, hát, đàn, ... Thành công của nhóm phụ thuộc vào quá trình tương tác và sự  
đóng góp của tất cả các thành viên. Một đội bóng thành công không có chỗ cho  
những kẻ lười biếng, trì trệ. Một nhóm hát không thể thành công nếu có những  
thành viên thiếu sự nhiệt tình, hăng say và hành động “lỗi nhịp” so với nhóm.  
Nhóm trong công việc cũng vậy, để đạt được thành công, không chỉ cần họ nói mà  
cần họ phải bắt tay với những người khác để triển khai hành động một cách nghiêm  
túc.  
Trên thực tế có những người không hề thích thú với việc bắt tay hợp tác với  
người khác, không thể hòa hợp với người khác, không biết cách tạo ra các mối  
quan hệ tốt đẹp, thậm chí thường gặp phải những rắc rối hay xung đột với các thành  
viên trong nhóm vì một lẽ họ chưa có kỹ năng làm việc nhóm.  
Vậy kỹ năng làm việc nhóm là gì?  
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong  
một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc  
đẩy hiệu quả công việc.  
Để đạt được kỹ năng làm việc nhóm thì bắt buộc mỗi cá nhân phải đảm bảo  
ba yếu tố sau:  
Thứ nhất, khả năng tương tác với các thành viên khác. Theo John C Maxwell  
thì cách thức để xây dựng và phát triển nhóm là giữa các cá nhân phải có sự tương  
tác với nhau như một chuỗi phản ứng hóa học. Vấn đề quan trọng của nhóm không  
phải là số lượng bao nhiêu người mà là sự tương tác như thế nào. Nhóm thực chất  
phải là nhóm những cá nhân luôn biết hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo  
động lực cho nhau phát triển. Sự tương tác là chất men gây tác động mạnh mẽ đến  
suy nghĩ và là chất xúc tác cho những hành động của mỗi cá nhân trong nhóm. Chỉ  
có sự tương tác mới có thể tạo ra sức mạnh lớn nhất của nhóm. Vì vậy nó có ý  
nghĩa rất lớn đối với thành công của từng thành viên cũng như của cả nhóm.  
Thứ hai, phát triển tiềm năng, năng lực của bản thân cũng như của tất cả các  
thành viên trong nhóm. Một người được coi là có kỹ năng làm việc nhóm nếu biết  
cách phát triển tiềm năng và năng lực của chính mình và đồng đội. Môi trường làm  
việc nhóm là nơi để mỗi thành viên thể hiện, khám phá, tìm hiểu chính mình và  
những người khác, từ đó biết phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và  
hoàn thiện bản thân.  
Thứ ba, thúc đẩy hiệu quả công việc. Một thành viên tốt luôn đặt hiệu quả  
công việc lên hàng đầu. Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận những ràng buộc của nhóm  
15  
về các quy tắc, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm; cam kết hành động, nỗ lực hết  
mình để công việc tiến triển và đạt được kết quả mong muốn. Một nhóm không thể  
thành công nếu như mỗi thành viên không biết tập trung vào hiệu quả công việc mà  
bị phân tán bởi các yếu tố ngoài lề.  
1.2. Lợi ích của làm việc nhóm  
Con người sinh ra là để hp tác cùng nhau. Nhng mi quan htốt đẹp  
mang li cho chúng ta nim vui, hnh phúc, nhng tri nghim thú v, giúp nâng  
cao giá trbn thân mỗi người cũng như giá trị cuc sng. Theo nghiên cu, khi ở  
bên cnh những người khác, chúng ta có xu hướng cười nhiều hơn gấp 30 ln khi ở  
mt mình, tình trng mt sbnh trnên dịu đi. Những người cm nhận đưc tình  
đồng đội sgắn bó hơn với công việc, duy trì năng suất làm vic cao, phát huy sự  
sáng to, to ra li nhun cho công ty và nâng cao mức độ hnh phúc cho chính  
bn thân h. Vic có thêm những người cng ssẽ làm thay đổi nhn thc và cách  
thức hành động của con người. Trong mt cuc thí nghiệm, người ta đề nghcác  
tình nguyện viên ước tính trọng lượng ca giỏ khoai tây trước khi nhc nó lên. Mt  
số người được rtai rng sẽ có người giúp nhc giỏ khoai đó đã ước lượng giỏ  
khoai nhẹ hơn so với những người biết chc rng hphi tnhc lên mt mình.  
Trong mt cuc nghiên cu khác, nhà xã hi học đã yêu cầu 200 sinh viên sp xếp  
các đồ vt theo trọng lượng và khi tính toán con số ước tính ca cnhóm, nhà xã  
hi hc thy nó chính xác tới 94%, chính xác hơn tất c, trừ năm số ước tính cá  
nhân. Trên truyn hình Mcó một chương trình trò chơi “Ai là triệu phú”. Khi  
người chơi lúng túng để la chn câu trli, anh ta có 3 strgiúp: 50/50 (loi bỏ  
2/4 đáp án), gọi điện thoại cho người thân và thăm dò ý kiến khán giả trong trường  
quay. Theo kho sát ca các chuyên gia, strgiúp tphía khán gi- tp hp  
ngu nhiên những người ri rãi vào mt bui chiu cùng xem trc tiếp chương  
trình li có câu trlời đúng tới 91% sln trli, trong khi ý kiến tnhững người  
thân nhng cá nhân có thể nói là “có hiểu biết” đã được người chơi lựa chn từ  
trước đưa ra câu trả lời đúng 65%. Rt nhiu nghiên cứu tương tự đã chứng tỏ  
rng, nếu tp hp mt nhóm lại để trli mt câu hi hoc gii quyết mt vấn đề,  
thì gii pháp ca nhóm stốt hơn hẳn so với đại đa số cá nhân trong nhóm, nếu có  
nhiều đáp án để la chn, nhóm sẽ đưa ra được câu trli sát vi câu trli tối ưu.  
Mt ví dụ đơn giản, nếu mt ngày bạn đang chuẩn bị ra đường mà nhìn thy bu  
tri âm u, bn không biết có nên mặc áo mưa hay không thì tốt nht bn nên nhìn  
ra đường để xem mọi người qua li có mặc áo mưa không, từ đó có thể đưa ngay ra  
quyết định cho mình. Rõ ràng, khi chúng ta sng và làm vic trong mt cộng đng  
ln hay mt nhóm nhthì những người xung quanh luôn mang li nhng li ích  
thiết thc cho chúng ta.  
16  
 
Có thtng hp li 7 li ích mà nhóm mang li cho mỗi cá nhân cũng như  
cho cả nhóm như sau:  
- Tha mãn nhu cu thhin và khẳng định mình ca mi thành viên (khi họ  
đứng mt mình khó mà thhin được).  
- Cái “tôi” cá nhân bị phá v, sthân thin và ci mở được thúc đẩy.  
- Môi trường hng khởi và giàu động lc.  
- Nhiều ý tưởng sáng to, nhiều cơ hội phát trin.  
- Công vic được thc hin tốt hơn vì có kiến thc và kinh nghim rộng hơn,  
khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiu qu.  
- Luôn sn sàng phn ứng trước những thay đổi và nguy cơ rủi ro.  
- Chia strách nhim công vic và cam kết vì mc tiêu chung ca cnhóm.  
y thác công vic hiu qu.  
2. Quy mô và phân loại nhóm  
2.1. Quy mô nhóm  
Chúng ta hiểu sức mạnh tổng hợp của nhóm có thể tạo nên kết quả phi  
thường. Như vậy nhóm có phải càng đông thành viên càng tốt? Câu trả lời là không  
có con số nào là lý tưởng. Số thành viên của nhóm nên tùy thuộc vào mục tiêu và  
công việc phải làm để đạt được mục tiêu đó. Theo các nhà nghiên cứu, nhóm nhỏ  
(dưới 10 người) thường đạt hiệu quả cao hơn khi họ có nhiều cơ hội để tiếp xúc  
“mặt đối mặt”. Các nhóm lớn (trên 10 người) chỉ có thể thành công nếu nhiệm vụ  
đơn giản, ngược lại, họ dễ thất bại nếu công việc đòi hỏi sự phức tạp và nhiều kỹ  
năng cụ thể. Lí do căn bản là vì nhóm càng đông thì tính liên kết càng bị suy yếu,  
dễ gây chia rẽ, bè phái và tự tạo các nhóm nhỏ.  
Như vậy quy mô của nhóm có thể linh động tăng hoặc giảm theo tính chất  
công việc. Theo các nhà nghiên cứu về nhóm thì số lượng thành viên trong nhóm  
thông thường nên bố trí như sau:  
- Các nhóm vui chơi giải trí: Có thể lên đến 10 – 20 người hoặc hơn nữa.  
Trong công việc hạn chế tối đa các nhóm lớn như vậy.  
- Các nhóm thảo luận: 5 đến 7 người là lý tưởng (không nên nhiều hơn 7- 9  
người), để tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia đóng góp ý kiến, nhiều ý  
tưởng và giải pháp được đề xuất, có thể đạt được sự gắn kết và nhất trí.  
- Nhóm đưa ra quyết định: Thường là một nhóm nhỏ 2 - 4 người để dễ đạt  
được sự đồng cảm và nhất trí cao. Nhóm này thường được áp dụng trong những  
công việc cực kì phức tạp, đòi hỏi các thành viên phải có nhiều kinh nghiệm, kiến  
17  
   
thức, kỹ năng và khả năng phối hợp chặt chẽ, ăn ý với nhau. Ví dụ: Nhóm các nhà  
sáng lập công ty, nhóm phát minh sáng chế, ...  
- Các nhóm giải quyết vấn đề tâm lý: Càng ít càng tốt (chỉ nên 2 người) để  
thành viên nhận được đầy đủ sự quan tâm cần thiết, sự tiếp xúc mặt đối mặt giúp  
giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.  
2.2. Phân loại nhóm  
Có thể kể ra hàng trăm lí do để hình thành nên các nhóm như nhóm bạn để  
tâm giao, nhóm cùng chơi thể thao, nhóm múa, nhóm trao đổi học tập, nhóm  
nghiên cứu thị trường, nhóm thiết kế sản phẩm mới, nhóm đồng hương, nhóm ở  
cùng phòng, nhóm thích gây hấn, nhóm vô gia cư ... Nhưng như vậy không có  
nghĩa là có hàng trăm loại nhóm khác nhau. Các nhà nghiên cứu tổng hợp lại hai  
loại nhóm cơ bản: Nhóm chính thức và nhóm không chính thức.  
- Nhóm chính thức: Là nhóm được hình thành dựa trên nhu cầu của một tổ  
chức, trên cơ sở quyết định của các cấp lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu của tổ  
chức đó.  
Ví dụ: Nhóm Taurus thiết kế mẫu xe mới của Ford, nhóm Appollo, nhóm  
dược sĩ nghiên cứu bào chế loại thuốc mới, ...  
Một dạng đặc biệt của nhóm chính thức là nhóm làm việc – một tập hợp  
những người lao động có các năng lực bổ trợ cho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả  
năng), cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chung.  
Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt  
được mục tiêu chung. Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin và thực hiện  
phần việc của mình dựa vào thông tin của các thành viên còn lại. Họ kết hợp với  
nhau để hoàn thành nhiệm vụ và phụ thuộc vào trưởng nhóm để được cung cấp  
thông tin và nguồn lực, được huấn luyện khi cần thiết cũng như khi cần sự phối hợp  
hay liên kết với những nhóm khác trong doanh nghiệp.  
Có nhiều hình thức nhóm làm việc khác nhau tùy theo mục đích, đó là:  
+ Nhóm các nhà quản lý cấp cao chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, hoạch định  
chiến lược và định hướng cho doanh nghiệp;  
+ Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm;  
+ Nhóm nghiên cứu thị trường;  
+ Nhóm dự án;  
- Nhóm không chính thức: Là nhóm được hình thành một cách tự nhiên dựa  
trên những mối tương đồng của các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội của họ.  
18  
 
Hai loại nhóm không chính thức thường gặp là nhóm có cùng sự quan tâm/lợi ích  
và nhóm bằng hữu/bạn bè (các thành viên có những điểm tương đồng như cùng lứa  
tuổi, cùng sở thích, cùng quan điểm chính trị...). Mục tiêu của nhóm không chính  
thức không nhất thiết phải liên quan đến mục tiêu của tổ chức.  
Ví dụ: Nhóm bạn bè có một hoặc nhiều đặc điểm chung như sau: Cùng học  
tập, cùng tuổi tác, cùng sở thích, cùng vui chơi, cùng quan điểm, ở cùng phòng, ...  
Trong các tổ chức, giữa các nhóm chính thức cũng có thể xuất hiện những  
nhóm không chính thức. Ví dụ trong một cơ quan, các nhân viên trong các phòng  
ban khác nhau có thể tự hình thành nên các nhóm không chính thức để cùng trao  
đổi, trò chuyện, cùng đi ăn trưa, cùng mối quan tâm, cùng quan điểm bảo vệ quyền  
lợi cá nhân, ...  
Như vậy, các nhóm có thể tồn tại chồng chéo lên nhau và mỗi cá nhân có thể  
cùng lúc chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhóm khác nhau. Trong tổ chức, nhóm  
chính thức là đối tượng quan tâm chủ yếu của các nhà lãnh đạo vì nó liên  
quan trực tiếp tới mức độ đạt được mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, trên thực  
tế, nhiều khi ảnh hưởng của nhóm không chính thức còn mạnh mẽ và rõ nét hơn  
nhóm chính thức. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần nắm được những thông tin cơ  
bản, quan trọng nhất về các nhóm loại này để tìm hiểu nhu cầu cá nhân của  
người lao động, từ đó tạo động lực cho người lao động nhằm thúc đẩy họ nỗ  
lực hơn trong công việc và làm việc có hiệu quả hơn, giảm thiểu những ảnh  
hưởng tiêu cực của nhóm tới lợi ích chung của tổ chức.  
3. Các giai đoạn hình thành và phát triển của nhóm  
Sự hình thành nhóm thường bắt nguồn từ mục tiêu của nhóm nhưng nó có  
phát triển được hay không còn phụ thuộc vào những hoạt động của các thành viên  
trong nhóm. Bất kì một cá nhân nào muốn phát triển cũng phải trải qua một quá  
trình tìm hiểu, học hỏi, điều chỉnh và dần hoàn thiện bản thân. Nhóm cũng vậy. Nó  
cũng phải trải qua các giai đoạn nhất định mà trong đó các hành vi cá nhân sẽ quyết  
định sự thành công hay thất bại của nhóm. Tác giả Bruce W.Tuckman (Mỹ) là  
người đầu tiên đưa ra một mô hình để giải thích các giai đoạn hình thành và phát  
triển nhóm. Năm 1965, Tuckman chia chặng đường của một nhóm thành 4 giai  
đoạn là Forming (Hình thành), Storming (Bão táp), Norming (Chuẩn hóa) và  
Performing (Thành công/Hoạt động hiệu quả). Đến năm 1997, Tuckman đã thêm  
vào một giai đoạn thứ 5 đó là Adjourning (Kết thúc/Thoái trào).  
19  
 
Hình 1.2. Mô hình Tuckman về các giai đoạn phát triển của nhóm  
Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn các thành viên trong nhóm làm quen  
với nhau, tìm hiểu và thăm dò nhau. Mỗi người đều mang đến nhóm một tính cách,  
kỹ năng, kiến thức khác nhau và họ cần có thời gian để bộc lộ mình và hiểu về  
người khác. Tuy nhiên, do mọi thứ còn mới lạ nên mọi người vẫn còn giữ thái độ e  
dè, gượng gạo, thận trọng, ít chia sẻ. Mối quan hệ giữa các thành viên nhóm vẫn  
lỏng lẻo và chưa ăn nhập với nhau.  
Giai đoạn bão táp: Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất vì xung đột,  
mâu thuẫn dễ dàng bùng nổ trong hầu hết mọi vấn đề của nhóm. Các thành viên  
vẫn chưa đạt được sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng; mặt khác họ lại  
muốn thể hiện “cái tôi” nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.  
Những tính cách và quan điểm khác nhau làm nảy sinh tranh luận, tranh cãi, thậm  
chí mất đoàn kết và có thể xảy ra rối loạn. Nếu nhóm không biết cách sớm định  
hướng mục tiêu, đề ra các quy tắc và tạo tinh thần hợp tác thì nhóm rất dễ tan rã.  
Giai đoạn chuẩn hóa: Chính sự khác biệt, những tranh luận, bất đồng trong  
giai đoạn bão táp đã giúp mọi người hiểu nhau hơn và từng bước điều chỉnh để tìm  
được sự thống nhất. Trong giai đoạn chuẩn hóa, mọi người cần phải hiểu và nắm rõ  
những quy định, quy chế và nguyên tắc làm việc để từ đó có những ứng xử và hành  
động phù hợp với chuẩn mực chung của nhóm. Hoạt động nhóm dần đi vào sự ổn  
định, bắt đầu có sự cởi mở, chia sẻ, tin tưởng, hợp tác giữa các thành viên. Đây là  
mốc khởi đầu của sự liên kết nhóm. Các thành viên tìm thấy sự an toàn.  
Giai đoạn thành công: Các thành viên cảm thấy tự do, thoải mái, an toàn khi  
trao đổi quan điểm với nhau. Mối quan hệ giữa các thành viên trở nên gắn bó,  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 83 trang yennguyen 26/03/2022 11020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm trong kế toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_lam_viec_nhom_trong_ke_toan_nghe_ke_toan.pdf