Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành theo quyết định số: 120/QĐ- TCDN ngày 25/2/1013 của Tổng cục trưởng  
Tổng cụ dạy nghề)  
Hải Phòng, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liu này thuc loi sách giáo trình nên các ngun thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bn hoc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham kho.  
Mi mục đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh  
doanh thiếu lành mnh sbnghiêm cm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Nơi nào có nền kinh tế phát triển thì nơi đó có ngân hàng thương mại – Nơi  
nào có ngân hàng thương mại thì nơi đó có sự phát triển. Do đó, ngân hàng thương  
mại được sự cho phép của Chỉnh phủ thành lập rất đa dạng và ngày càng tạo ra  
nhiều sản phẩm dịch vụ để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi  
sinh viên phải được trang bị kiến thức một cách tổng quát, vừa mang tính truyền  
thống vừa mang tính hiện đại.  
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng được biên soạn với nội dung tập trung vào  
những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, đảm bảo tính khoa  
học, phù hợp với thực tế của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.  
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng bao gồm các nội dung chính sau:  
Chương 1: Qun lý ngun vn của ngân hàng thương mại  
Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay  
Chương 3: Cho vay ngn hn của ngân hàng thương mại  
Chương 4: Cho vay trung và dài hn của ngân hàng thương mại  
Chương 5: Thanh toán qua ngân hàng  
Chương 6: Thanh toán quc tế trong ngoại thương  
Chương 7: Nghip vkhác của ngân hàng thương mại  
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng được sử dụng làm tài liệu học tập chính cho  
sinh viên khối ngành kinh tế, đặc biệt là cho sinh viên ngành Kế toán tại trường  
Cao đẳng Hàng Hải.  
Tác giả khi vọng cuốn sách sẽ trở thành tài liệu học tập, nghiên cứu hiệu quả  
bởi sự cô đọng kiến thức cơ bản và hệ thống các câu hỏi, bài tập có tính ứng dụng  
trong thực tiễn.Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có sự cố gắng rất lớn nhằm  
đảm bảo chất lượng khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt  
động ngân hàng và các nghiệp vụ ngân hàng thương mại không ngừng được hoàn  
thiện và phát triển nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyến nhất định.  
Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thànhcủa các đồng nghiệp  
và những người quan tâm để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái xuất bản  
sau.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Mai Thị Len  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
Từ viết tắt  
CBTD  
Giải thích  
Cán bộ tín dụng  
DAĐT  
ĐVT  
Dự án đầu tư  
Đơn vị tính  
GTCG  
HMTD  
KBNN  
NHNN  
NHTM  
NSNN  
SXKD  
TCTD  
TMCP  
TSCĐ  
TSLĐ  
VLĐ  
Giấy tờ có giá  
Hạn mức tín dụng  
Kho bạc Nhà nước  
Ngân hàng Nhà nước  
Ngân hàng thương mại  
Ngân sách Nhà nước  
Sản xuất kinh doanh  
Tổ chức tín dụng  
Thương mại cổ phần  
Tài sản cố định  
Tài sản lưu động  
Vốn lưu động  
XNK  
Xuất nhập khẩu  
9
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
TT  
1
Tên sơ đồ  
Trang  
37  
Sơ đồ 2.1. Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp  
Sơ đồ 2.2. Chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp  
Sơ đồ 2.3. Quy trình cho vay  
2
38  
3
44  
4
Sơ đồ 6.1. Quy trình thanh toán L/C  
120  
123  
125  
5
Sơ đồ 6.2. Quy trình thanh toán ủy thác thu  
Sơ đồ 6.3. Quy trình thanh toán chuyển tiền  
6
10  
 
GIÁO TRÌNH MÔN HC  
Tên môn hc: NGHIP VNGÂN HÀNG  
Mã môn hc: MH 6340302.19  
Vtrí, tính cht, ý nghĩa và vai trò ca môn hc:  
- Vtrí:  
Môn hc Nghip vngân hàng nm trong nhóm kiến thc chuyên môn ca  
nghKế toán doanh nghiệp, được btrí ging dạy sau khi đã học xong môn hc  
kinh tế vi mô.  
- Tính cht:  
Môn hc Nghip vngân hàng cung cp nhng kiến thức cơ bản, nn tng về  
các hoạt động chyếu ca ngân hàng, làm cơ sở cho hc sinh nhn thức các mô đun  
chuyên môn ca ngh.  
- Ý nghĩa và vai trò:  
+ Trang bkiến thức cho người hc vngân hàng  
+ Sdụng được các dch vca ngân hàng  
Mc tiêu ca môn hc:  
- Kiến thc:  
+ Trình bày được các nghip vụ cơ bản của ngân hàng như huy động vn,  
cho vay, dch vthanh toán trong và ngoài nước và mt sdch vkhác.  
- Kỹ năng:  
+ Phân biệt được các hình thc cho vay  
+ Tính lãi tin gi, lãi tin vay, mc chiết khu, tgiá hối đoái  
+ Sdng được các hình thc thanh toán không dùng tin mt  
- Năng lực tchvà trách nhim:  
+ Có thái độ hc tp nghiêm túc, cn thn và chính xác trong luyn tp.  
+ Tích cc trong vic tnghiên cu và cp nht nhng kiến thc mi.  
Ni dung môn hc  
11  
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
chương: MH.6340302.19.01  
Giới thiệu:  
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong  
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng – Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền  
kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý nguồn vốn của NHTM là một trong những  
vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM  
mà còn là sự phát triển chung của nền kinh tế.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các nguồn vốn của NHTM  
- Nhận biết được sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM  
- Phân tích được quy trình quản lý nguồn vốn của NHTM  
Nội dung chính:  
1. Nguồn vốn của NHTM  
1.1. Vốn chủ sở hữu  
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiền  
được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân  
hàng bao gồm nhiều loại khác nhau và được chia thành vốn cấp 1 và vốn cấp 2.  
Trong đó vốn cấp 1 (vốn cơ bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thực sự của  
ngân hàng; vốn cấp 2 (vốn bổ sung) được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1.  
Vốn cấp 1:  
Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia.  
Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Đối với  
NHTM nhà nước, vốn điều lệ do NSNN cấp khi thành lập và được bổ sung trong  
quá trình hoạt động; đối với NHTM cổ phần, vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp;  
ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh đóng góp; chi nhánh ngân hàng nước  
ngoài tại Việt Nam, vốn điều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài cấp.  
Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Trong quá trình hoạt  
động, ngân hàng có thể tăng thêm vốn điều lệ nhưng phải được sự đồng ý của  
NHNN và công khai vốn điều lệ mới.  
Các quỹ dự trữ gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính,  
quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Các quỹ này được hình thành và bổ sung trong  
12  
     
quá trình hoạt động và được tích lũy theo thời gian để sử dụng cho các mục đích cụ  
thể của ngân hàng.  
Lợi nhuận không chia là phần thu nhập của ngân hàng được giữ lại trong quá  
trình kinh doanh mà không chi trả cổ tức cho các cổ đông.  
Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua cổ phiếu, đầu tư  
vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.  
Vốn cấp 2:  
Vốn cấp 2 bao gồm:  
Giá trị tăng thêm của TSCĐ và giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán  
đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.  
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho các tổn thất  
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và  
trong các trường hợp khó khăn của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy  
giảm. Việc trích lập và sử dụng dự phòng chung được thực hiện theo quy định của  
pháp luật.  
Các trái phiếu chuyển đổi và một số công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện do  
NHNN quy định. Đây là khoản nợ vốn dài hạn do các nhà đầu tư bên ngoài đóng góp.  
Vốn chủ sở hữu chỉ có tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM nhưng  
có vai trò quan trọng và thực hiện một số chức năng không thể thay thế như cung  
cấp nguồn lực ban đầu giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, là nền tảng cho sự  
tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro và duy trì niềm tin trong  
công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng.  
1.2. Vốn huy động  
Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và  
bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy  
động thông qua phát hành các giấy tờ có giá  
1.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi  
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế:  
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộ  
phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: Khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng;  
tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; các quỹ đầu tư phát triển,  
phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến … Để đảm bảo an toàn tài  
sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào ngân  
hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanh toán qua  
13  
   
ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Các tổ chức kinh tế  
có thể gửi vốn vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có  
kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau. Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho các đơn vị các  
tài khoản tương ứng để thuận tiền trong việc sử dụng.  
Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền ra bất  
cứ lúc nào, mục đích chính của loại tiền gửi này là để thanh toán. Loại tiền gửi này  
có lãi suất thấp.  
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền. Người  
gửi có thể rút tiền trước kỳ hạn nhưng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi  
suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định theo quy định của từng ngân hàng. Lãi suất  
của loại tiền gửi này cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn nhưng có độ ổn định cao hơn.  
- Tiền gửi của dân cư:  
Dân chúng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm, kiếm lời và thanh  
toán. Loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Tiền  
gửi của dân cư bao gồm hai loại: Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.  
+ Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng.  
Với loại tiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm có thể  
dùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng.  
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết  
kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau.  
+ Tiền gửi thanh toán:  
Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phép thực  
hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó họ cũng mở tài khoản tiền gửi thanh toán  
tại ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như để sử  
dụng các tiện ích khác nhau có liên quan của ngân hàng.  
- Tiền gửi khác:  
Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi  
khác như:  
+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác  
+ Tiền gửi của kho bạc nhà nước  
+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…  
14  
1.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá  
Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có  
giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…  
Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ  
chức, cá nhân. Ngân hàng có thể huy động loại vốn này với số lượng lớn và trong  
thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được  
thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn  
giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng  
vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc NHNN.  
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trên 80% trong tổng vốn kinh doanh của  
NHTM, có ảnh hưởng lớn tới chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của NHTM.  
1.3. Vốn đi vay  
Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa  
và thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng  
có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiền trước  
thời hạn trong khi đó vốn đi vay chưa đến lúc thu hồi. Khi đó, các NHTM có thể  
gửi vào các TCTD khác để hưởng lãi, hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh  
doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. NHTM có thể vay vốn ở các TCTD  
khác hoặc vay vốn ở NHNN.  
- Vốn vay của các TCTD khác:  
Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và  
hạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh  
qua hội sở chính, khi thừa vốn các chi nhánh điều chuyển về hội sở chính, khi thiếu  
vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy việc vay vốn  
của TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ở ngân hàng trung ương  
của từng hệ thống.  
- Vốn vay của NHNN:  
NHNN là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuối cùng  
trong nền kinh tế. Vì vậy, các NHTM có thể được NHNN cho vay vốn khi cần thiết.  
Ở Việt Nam hiện nay NHNN cho các NHTM vay vốn ngắn hạn dưới hình thức sau:  
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.  
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn  
hạn khác.  
15  
   
Ngoài ra, NHNN còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán  
bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận,  
NHNN còn cho vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơ  
gây mất an toàn cho hệ thống.  
Vốn vay của TCTD khác và của NHNN thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong  
tổng vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tác dụng góp phần gia tăng nguồn  
vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc  
đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của  
NHTM.  
1.4. Nguồn vốn khác  
Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn  
có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác:  
- Vốn trong thanh toán: Là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian  
thanh toán trong nền kinh tế. Bao gồm:  
+ Vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người gửi nhưng chưa trả  
vào tài khoản của người nhận do phải xử lý, luân chuyển chứng từ thanh toán.  
+ Vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh  
toán trong thanh toán bằng séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán ký quỹ…  
Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình, thủ  
tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán được giảm đi  
đáng kể, do đó vốn mà ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toán cũng giảm.  
Nhưng do ngày càng được nhiều khách hàng mở tài khoản và khoản thanh toán  
được thực hiện qua ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn này có điều kiện gia tăng.  
- Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và  
ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là  
nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận uỷ thác đầu tư, tài trợ của  
Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án.  
Trong thời gian vốn đã tiếp nhận vốn nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc  
vốn đã thu hồi nhưng chưa đến hạn trả cho nhà đầu tư, ngân hàng có được một số  
vốn để kinh doanh. Mặt khác, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được  
hưởng hoa hồng phí.  
Ngoài ra, ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh  
nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng … những  
nghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng.  
16  
 
Các nguồn vốn khác của ngân hàng không nhiều, thời gian sử dụng ngắn  
nhưng không tốn kém chi phí và tạo điều kiện cho việc phát triển các hoạt động  
dịch vụ và nghiệp vụ khác của ngân hàng.  
2. Quản lý nguồn vốn của NHTM  
2.1. Sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM  
Quản lý nguồn vốn tức là quản lý tài sản Nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ đơn  
vị kinh doanh nào. Quản lý nguồn vốn của NHTM nhằm mục đích:  
- Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và  
mọi tầng lớp dân cư.  
- Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho  
việc nâng cao thị phần, thảo mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số  
lượng, thời hạn và lãi suất.  
- Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.  
2.2. Nội dung quản lý nguồn vốn NHTM  
Công tác quản lý nguồn vốn của NHTM bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  
- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn của NHTM bao gồm: Số lượng, cơ cấu, tốc  
độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm trước, đề xuất các phương án huy động vốn,  
chính sách lãi suất, công cụ sử dụng …  
Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn  
với sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy, khi lập kế hoạch nguồn  
vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu, quy mô tài  
sản Nợ, phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân  
hàng. Kế hoạch nguồn vốn của toàn hệ thống được xây dựng trên cơ sở tổng hợp  
kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và hội sở chính. Sau khi được duyệt sẽ giao  
chỉ tiêu đến từng chi nhánh.  
- Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống: Giao kế hoạch  
nguồn vốn cho từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn, lãi suất điều  
chuyển vốn …  
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời  
kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống.  
- Theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và  
huy động của từng chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống.  
17  
     
2.3. Quy trình quản lý nguồn vốn NHTM  
Mỗi hệ thống ngân hàng đều xây dựng quy trình quản lý nguồn vốn. Mặc dù  
có những nét đặc thù, nhưng quy trình quản lý nguồn vốn của các NHTM Việt  
Nam có phân chia theo hệ thống (Hội sở chính, chi nhánh trực thuộc) được thực  
hiện như sau:  
(1) Ti các chi nhánh:  
Bước 1: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn  
- Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn:  
+ Chính sách phát triển kinh tế của địa phương kết hợp với mục tiêu tăng  
trưởng của toàn hệ thống.  
+ Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.  
+ Kết quả nguồn vốn của kỳ trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu  
kỳ tăng trưởng nguồn vốn trong các năm trước và dự đoán xu hướng tăng trưởng  
nguồn vốn trong năm kế hoạch.  
- Lập kế hoạch nguồn vốn:  
Kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh lập theo năm có chi tiết cho từng quý và  
gửi về hội sở chính trước khi năm kế hoạch bắt đầu.  
Kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở kế hoạch huy  
động vốn của các đơn vị kinh doanh trực tiếp như chi nhánh khu vực và các phòng  
giao dịch, phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng thanh toán quốc tế và các  
phòng chức năng có liên quan khác.  
Bước 2: Thực hiện công tác huy động và điều hành vốn  
- Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn cho phù hợp với chỉ tiêu do Hội sở chính giao.  
- Giao chỉ tiêu huy động vốn (theo tháng hoặc quý) cho các phòng, các chi  
nhánh khu vực căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn Hội sở chính giao cho chi nhánh,  
kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động vốn của từng đơn vị.  
- Quy định lãi suất huy động vốn căn cứ vào chính sách lãi suất, phù hợp với  
mặt bằng và yêu cầu của hoạt động kinh doanh.  
- Triển khai thực hiện huy động vốn theo kế hoạch. Các đơn vị lập nhu cầu  
chi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, trên cơ sở đó phòng nguồn vốn xây dựng  
dự báo lưu chuyển dòng tiền mặt làm căn cứ điều hành nguồn vốn của toàn chi nhánh.  
18  
 
- Trong quá trình triển khai, căn cứ vào tình hình thực hiện cụ thể, trên cơ sở  
phân tích đánh giá nguyên nhân, chi nhánh có thể đề nghị Hội sở chính điều chỉnh  
các chỉ tiêu nguồn vốn.  
- Định kỳ (tháng, quý, năm) chi nhánh thực hiện đánh giá công tác nguồn  
vốn, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, chỉ rõ các mặt được, hạn chế, rút  
ra những kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện để chuẩn bị  
xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn cho năm sau.  
(2) Ti Hi schính:  
Bước 1: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn  
- Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn:  
+ Chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành trong từng giai đoạn cụ thể.  
+ Mục tiêu tăng trưởng hàng năm về tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng và  
các chỉ tiêu khác của toàn hệ thống có liên quan đến nguồn vốn.  
+ Kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh.  
+ Số liệu thực hiện năm trước, thị phần đã đạt được của toàn hệ thống và của  
từng chi nhánh.  
+ Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng.  
- Lập kế hoạch nguồn vốn:  
+ Đầu năm dựa vào các căn cứ trên, phòng nguồn vốn xây dựng kế hoạch  
nguồn vốn cho cả hệ thống theo các Nội dung chính: Số lượng, cơ cấu nguồn vốn,  
tốc độ tăng trưởng so với năm trước. Đồng thời đề ra các biện pháp thực hiện, các  
phương án nguồn vốn dự phòng với số lượng và mức độ chi phí cần thiết. Xây  
dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với tiến độ  
cụ thể.  
+ Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh,  
phòng nguồn vốn xây dựng chỉ tiêu nguồn vốn nói chung và chỉ tiêu huy động vốn  
nói riêng đến từng chi nhánh và các phòng tại Hội sở chính, lên kế hoạch cân đối  
nguồn vốn và sử dụng vốn chung toàn ngành, chi tiết đến từng chi nhành với một  
số chỉ tiêu chính sau:  
Nguồn vốn  
1. Huy động  
Sử dụng vốn  
1. Dự trữ  
- Tiền gửi  
2. Cho vay  
- Phát hành giấy tờ có giá  
3. Kinh doanh khác  
19  
Nguồn vốn  
Sử dụng vốn  
4. Tài sản có khác  
2. Đi vay  
3. Nhận vốn tài trợ ủy thác  
4. Vốn và các quỹ  
5. Tài sản nợ khác  
Như vậy ngoài phần vốn góp phục vụ hoạt động cho vay và kinh doanh khác,  
cần phải xác định phần vón dành cho dự trữ.  
Dự trữ của NHTM gồm:  
- Tồn quỹ  
- Tiền gửi NHNN: Trong đó: Dự trữ bắt buộc  
- Tiền gửi TCTD khác  
Bước 2: Thực hiện công tác nguồn vốn gắn với việc điều hành vốn tại  
Hội sở chính  
- Trực tiếp thực hiện công tác nguồn vốn:  
Nguồn vốn tại Hội sở chính được thực hiện qua các kênh sau:  
+ Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái  
phiếu chủ yếu với các khách hàng lớn có tiềm năng (các tổ chức tín dụng khác, các  
tổng công ty …)  
+ Vay NHNN (tái chiết khấu, tái cấp vốn), các tổ chức tài chính tiền tệ trong  
và ngoài nước, các tổ chức tín dụng khác …  
+ Qua thị trường mở, thị trường chứng khoán  
- Thực hiện chức năng đảm bảo khả năng thanh toán, điều hành vốn trong  
toàn hệ thống:  
+ Phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện công tác  
điều hành vốn trong toàn hệ thống, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng  
thanh toán nhanh toàn ngành.  
+ Triển khai thực hiện công tác điều hành vốn đối với các chi nhánh qua  
việc giao kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động, xác định hạn mức điều  
chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn … đối với từng chi nhánh cụ thể.  
Bước 3: Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 147 trang yennguyen 26/03/2022 10020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_ngan_hang_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.pdf