Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp vận tải - Nghề: Khai thác vận tải

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN: KTOÁN  
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI  
NGHỀ: KHAI THÁC VẬN TẢI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiệu Trưởng  
Trường Cao đẳng Hàng Hải I  
Hải phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI MỞ ĐẦU  
Để hòa nhập vào kinh tế thế giới, trong những năm gần đây, công tác kế  
toán- tài chính của Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là Bộ tài chính ban  
hành Thông tư 200/2014/TT-BTC (“Thông tư 200”) hướng dẫn chế độ kế toán  
doanh nghiệp thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định  
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015, Thông tư  
53/2006/TT-BTC (“Thông tư 53”) sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư  
200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC (“Thông tư 133”) hướng dẫn  
chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-  
BTC và thông tư 138/2011/TT-BTC. Thông tư 200 so với quyết định 15 cập nhật  
một số thay đổi về: Hệ thống tài khoản mới, hệ thống báo cáo tài chính mới, Hệ  
thống chứng từ kế toán mới và chế độ sổ sách kế toán.  
Các nghiệp vụ kế toán về cơ bản với mỗi ngành là như nhau nhưng với mỗi  
ngành đặc thù riêng thì những nghiệp vụ kế toán riêng biệt của mỗi ngành và kế  
toán từ đó phải linh hoạt để ứng biến hạch toán cho đúng. Vận tải là ngành sản  
xuất kinh doanh khác biệt so với nhiều ngành sản xuất vật chất, sự khác biệt này  
gây ra những sự khác biệt so trong công tác tổ chức và thực hiện nghiệp vụ kế toán  
trong các doanh nghiệp vận tải so với các doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức kinh  
tế- xã hôi khác. Kế toán doanh nghiệp vận tải là thuộc nhóm môn học được bố trí  
giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung và các môn cơ sở trong nội  
dung chương trình đào tạo của nghề Khai thác vận tải. Giáo trình đã trình bày  
những kiến thức cơ bản về nguyên lý kế toán, đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch  
vụ vận tải, nhiệm vụ của kế toán, hệ thống các bộ phận kinh doanh, hạch toán các  
hoạt động đặc thù của doanh nghiệp vận tải phục vụ cho công tác lập kế hoạch và  
quản lý doanh nghiệp vận tải.  
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp vận tải bao gồm 2 phần:  
- Phần I. Nguyên lý kế toán  
- Phần II. Kế toán doanh nghiệp vận tải  
Giáo trình đã được trình bày với sự đóng góp kiến thức quý báu của tập thể  
giáo viên bộ môn và các cán bộ chuyên ngành kinh tế vận tải biển, ngành Kế toán  
doanh nghiệp đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giáo trình, tài liệu phong phú của  
các trường đại học đồng thời cập nhật chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán do  
Bộ Tài chính ban hành  
3
 
Giáo trình là tài liệu giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Khai thác vận  
tải, kế toán doanh nghiệp Trường Cao đẳng Hàng hải I, đồng thời là tài liệu tham  
khảo cho sinh viên những ngành học có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn này.  
Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp bổ sung để giáo trình này  
ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của thực  
tiễn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày…..........tháng…........... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Th.s. Vũ Thị Hải Vân  
2. Th.s. Lê ThLĩnh  
4
MỤC LỤC  
5
 
6
7
8
9
10  
DANH MỤC KÝ HIỆU, TVIẾT TẮT, THUẬT NGCHUYÊN NGÀNH  
Ký hiệu, từ viết tắt,  
thuật ngữ chuyên ngành  
Giải thích  
BCĐKT  
BCTC  
BH  
Bảng cân đối kế toán  
Báo cáo tài chính  
Bán hàng  
BHTN  
BHXH  
BHYT  
CBCNV  
CP  
Bảo hiểm thất nghiệp  
Bảo hiểm xã hội  
Bảo hiểm y tế  
Cán bộ công nhân viên  
Chi phí  
DV  
Dịch vụ  
DT  
Doanh thu  
K/C  
Kết chuyển  
KD  
Kinh doanh  
KH  
Khấu hao  
KKTX  
KKĐK  
KPCĐ  
KS  
Kê khai thường xuyên  
Kiểm kê định kỳ  
Kinh phí công đoàn  
Khách sạn  
NSNN  
QLDN  
SCL  
Ngân sách nhà nước  
Quản lý DN  
Sửa chữa lớn  
SCTX  
SXKD  
TC  
Sữa chữa thường xuyên  
Sản xuất kinh doanh  
Tài chính  
TK  
Tài khoản  
TNCN  
TNDN  
TS  
Thu nhập cá nhân  
Thu nhập doanh nghiệp  
Tài sản  
TSCĐ  
Tài sản cố định  
11  
 
TTĐB  
TV  
Tiêu thụ đặc biệt  
Thuyền viên  
Vận chuyển  
Vật liệu  
V/C  
VL  
VP  
Văn phòng  
XNK  
Xuất nhập khẩu  
12  
DANH MỤC BẢNG  
Tên Sơ đồ  
TT  
1
Trang  
27  
Bảng 1.1. Phân loại tài sản và nguồn vốn  
Bảng 2.1: Danh mục chứng từ kế toán  
Bảng 2.2: Phân loại chứng từ kế toán  
Bảng 3.1. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu  
44  
2
48  
3
59  
4
Bảng 3.2. Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo  
cáo tài chính  
5
60  
61  
91  
91  
Bảng 3.3: Phân loại tổng quát hệ thống tài khoản kế toán  
Bảng 5.1: Bảng Cân đối kế toán (kiểu dọc)  
6
7
8
Bảng 5.2: Bảng Cân đối kế toán (kiểu ngang)  
13  
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Tên Sơ đồ  
TT  
Trang  
22  
Sơ đồ 1.1  
Sơ đồ 3.1.  
Sơ đồ 7.1.  
Sơ đồ 7.2.  
Sơ đồ 7.3.  
Sơ đồ 7.4.  
Sơ đồ 7.5.  
Sơ đồ 7.6.  
Sơ đồ 7.7.  
Sơ đồ 7.8.  
Sơ đồ 7.9.  
Sơ đồ 7.10.  
Sơ đồ 7.11.  
Hạch toán kế toán trong hệ thống thông tin quản lý  
Quan hệ đối ứng  
55  
131  
132  
133  
134  
135  
136  
137  
138  
139  
140  
141  
Các khoản thu sản xuất kinh doanh và số hiệu tài khoản  
Sơ đồ 12.1.  
Sơ đồ 12.2.  
Sơ đồ 12.3.  
Sơ đồ 13.1.  
236  
245  
256  
274  
Sơ đồ 13.2.  
Sơ đồ 13.3  
Sơ đồ 13.4  
Sơ đồ 13.5  
Sơ đồ 13.6.  
Sơ đồ 13.7  
Sơ đồ 13.8.  
Sơ đồ 13.9.  
Sơ đồ 15.1.  
Sơ đồ 15.2.  
Sơ đồ 15.3.  
276  
277  
277  
278  
278  
279  
279  
280  
322  
323  
324  
Phương án I. Tính toán DT đại lý là chênh lệch giá cước vc  
14  
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp vận tải  
Mã mô đun: MH.6840102.12  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Là môn học bắt buộc được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các  
môn học chung và các môn cơ sở của nghề;  
- Tính chất: Kế toán doanh nghiệp vận tải là môn học ngiên cứu những kiến  
thức cơ bản về: nguyên lý kế toán, đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải, nhiệm  
vụ kế toán và hạch toán các hoạt động đặc thù vận tải, hệ thống báo cáo tài chính  
doanh nghiệp vận tải;  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học chuyên đề kế toán doanh nghiệp  
vận tải cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng giúp tổ chức, thực hiện công tác  
kế toán trong doanh nghiệp vận tải.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
+ Hiểu được các loại hạch toán và khái niệm về hạch toán kế toán. Nhiệm vụ  
và vai trò của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.  
+ Yêu cầu của kế toán khi xử lý các thông tin thu thập được từ nghiệp vụ  
phát sinh như thếnào?  
+ Biết cách phân loại tài sản và nguồn vốn, hiểu được sự khác biệt giữa tài  
sản và nguồnvốn.  
+ Hiểu được các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận và vận dụng các  
nguyên tắc này vào thực tiễn nghiệp vụ kế toán sau này.  
+ Biết các phương pháp kế toán và sự tác động của các phương pháp này  
như thế nào để trình bày một báo cáo tài chính trung thực.  
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp vận tải  
+ Hạch toán được chi phí, giá thành dịch vụ vận tải  
+ Xác định được kết quả kinh doanh của dịch vụ vận tải  
+ Nội dung và phương pháp lập các báo cáo tài chính doanh nghiệp vận tải  
- Về kỹ năng:  
+ Hạch toán  
+ Lập chứng từ kế toán  
15  
+ Tính giá  
+ Ghi sổ  
+ Lập báo cáo tài chính  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cần cù, năng động tiếp thu kiến thc,  
làm đầy đủ các bài kim tra, bài tp tho lun mà giáo viên yêu cu.  
Nội dung của mô đun:  
16  
PHẦN I. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN  
BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN  
Mã bài: MĐ.6840102.12.01  
Giới thiệu:  
Hoạt động tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc  
dân luôn cần những thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính một các đầy đủ,  
kịp thời, chính xác và có hệ thống. Những thông tin này chỉ có thể có được thông  
qua hạch toán kế toán. Nội dung bài 1 sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản một  
cách toàn diện, có hệ thống và hiện đại về nguyên lý kế toán.  
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên cần nắm được một số vấn đề sau:  
- Hiểu được các loại hạch toán và khái niệm về hạch toán kế toán. Nhiệm vụ  
và vai trò của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.  
- Yêu cầu của kế toán khi xử lý các thông tin thu thập được từ nghiệp vụ  
phát sinh như thếnào?  
- Biết cách phân loại tài sản và nguồn vốn, hiểu được sự khác biệt giữa tài  
sản và nguồnvốn.  
- Hiểu được các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận và vận dụng các  
nguyên tắc này vào thực tiễn nghiệp vụ kế toán sau này.  
- Biết các phương pháp kế toán và sự tác động của các phương pháp này như  
thế nào để trình bày một báo cáo tài chính trung thực  
Nội dung chính:  
1. Lịch sử phát triển của hạch toán kế toán  
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài  
người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì  
và phát triển đời sống của mình. và xã hội phải tiến hành sản xuất những vật dùng,  
thức ăn, đồ mặc, nhà ở như thế nào; muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao  
động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu; kết quả sản xuất  
sẽ phân phối như thế nào v.v… Tất cả những điều liên quan đến sản xuất mà con  
người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu thực hiện chức năng quản lý sản xuất.  
Như vậy sự cần thiết phải giám đốc và quản lý quá trình hoạt động kinh tế  
không phải chỉ là nhu cầu mới được phát sinh gần đây, mà thực ra đã phát sinh rất  
sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau.  
Xã hội loài người càng phát triển, thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt  
động sản xuất càng tăng, nghĩa là càng cần thiết phải tăng cường quản lý sản xuất.  
17  
     
Về vấn đề này, Các Mác đã viết “ Trong tất cả các hình thái xã hội, người ta đều  
phải quan tâm đến thời gian cần dùng để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, nhưng mức  
độ quan tâm có khác nhau tuỳ theo trình độ của nền văn minh”.  
Để quản lý được các hoạt động kinh tế cần có số liệu, để có được các số liệu  
phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo  
lường, tính toán và ghi chép các hoạt động đó.  
Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế là giai đoạn đầu tiên của việc  
phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội. Đo lường mọi hao phí trong  
sản xuất và kết quả của sản xuất là biểu hiện những đối tượng đó bằng các đơn vị  
đo lường thích hợp (thước đo lao động, thước đo bằng tiền).  
Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp  
phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó để biết được tiến độ thực  
hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt động kinh tế.  
Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả của các  
hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất  
định. Qua ghi chép có thể thực hiện được việc phản ánh và kiểm tra toàn diện, có  
hệ thống các hoạt động sản xuất xã hội.  
Việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép kinh tế nói trên, nhằm thực  
hiện chức năng phản ánh và giám sát các hoạt động kinh tế gọi là hạch toán. Vì vậy  
hạch toán là nhu cầu khách quan của xã hội và là công cụ quan trọng phục vụ cho  
quản lý kinh tế. Hạch toán ra đời cùng với quá trình kinh tế với tư cách là do yêu  
cầu của sản xuất đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát về lượng những hao phí và  
kết quả mà quá trình sản xuất tạo ra.  
Như vậy, hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và  
ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ  
hơn.  
Với cách khái quát trên chúng ta có thể thấy hạch toán là một nhu cầu khách  
quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như của xã hội, nhu cầu đó được tồn tại  
trong tất cả các hình thái xã hội khác nhau và ngày càng tăng, tuỳ theo sự phát triển  
của xã hội. Tuy nhiên, trong các hình thái xã hội khác nhau, đối tượng và nội dung  
của hạch toán cũng khác nhau, vì mỗi chế độ xã hội có một phương thức sản xuất  
riêng. Phương thức sản xuất thay đổi, làm cho toàn bộ cơ cấu kinh tế xã hội và  
chính trị thay đổi. Điều này có thể dễ dàng nhận thức được thông qua việc nghiên  
cứu quá trình nảy sinh và phát triển của hạch toán kế toán.  
Khi xã hội chuyển sang chế độ nô lệ thì ý nghĩa nhiệm vụ của hạch toán  
18  
cũng thay đổi. Hạch toán trước hết được sử dụng trong các trang trại để theo dõi  
kết quả sử dụng nô lệ và chiếm dụng lao động của nô lệ, để vơ vét được nhiều sản  
phẩm thặng dư. Sổ kế toán đã xuất hiện thay cho cách ghi và đánh dấu của thời  
nguyên thuỷ.  
Đến thời kỳ phong kiến, sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp với quy mô  
lớn gắn liền với sự ra đời của địa chủ và nông dân, với sự ra đời của địa tô phong  
kiến, với chế độ cho vay nặng lãi của địa chủ với nông dân…Những quan hệ kinh  
tế mới này đã nảy sinh và tác động đến sự phát triển tiếp theo của hạch toán kế  
toán với hệ thống sổ sách phong phú và chi tiếthơn.  
Đáng chú ý là thời kỳ tư bản chủ nghĩa với sự phát triển nhanh chóng của  
thương nghiệp và sau đó cả nông nghiệp. Lúc này các quan hệ trao đổi, buôn bán  
được mở rộng đặt ra nhu cầu phải hạch toán các mối quan hệ nảy sinh trong quá  
trình vận động của các tư bản cá biệt. Sự xuất hiện của các đối tượng mới này của  
kế toán lại là nguồn gốc cho sự ra đời của phương pháp đối ứng tài khoản trong kế  
toán. Cũng từ đó, phương pháp hạch toán kế toán đã được hình thành và ứng dụng  
rộng rãi gồm một hệ thống hoàn chỉnh: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng  
hợp – cân đối kế toán. Tuy nhiên, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cùng với các  
quy luật kinh tế tương ứng lại hạn chế sự phát triển và tính khoa học của hạch toán  
kế toán. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, với sự xuất hiện của chế độ công  
hữu về tư liệu sản xuất và với trình độ xã hội hoá cao của nền sản xuất, hạch toán  
kế toán mới trở thành môn khoa học chân chính và phát huy đầy đủ vị trí của mình.  
Về vị trí của hạch toán dưới chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin đã khẳng định: “Chủ nghĩa  
xã hội trước hết là hạch toán”.  
Thật vậy, một nền sản xuất với quy mô ngày càng lớn, với trình độ xã hội  
hoá và sức phát triển sản xuất ngày càng cao, với yêu cầu quy luật kinh tế mới phát  
sinh… không thể không tăng cường hạch toán kế toán về mọi mặt. Đồng thời chế  
độ xã hội chủ nghĩa cũng tạo ra những tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng và  
toàn diện của hạch toán kế toán. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất với động lực từ  
con người và mục tiêu vì con người sẽ tạo điều kiện phát triển và ứng dụng tiến bộ  
khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực trong đó có hạch toán kế toán. Và như vậy  
chỉ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hạch toán mới trở thành một công cụ để lãnh đạo  
nền kinh tế và phục vụ cho mọi nhu cầu của các thành viên trong xã hội.  
2. Các loại hạch toán  
Để quan sát phản ánh và giám đốc các quá trình sản xuất kinh doanh và sử  
dụng vốn một cách đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ nhạy bén việc chỉ đạo và  
quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Mỗi loại hạch  
19  
 
toán có đặc điểm và nhiệm vụ riêng.  
2.1.Hạch toán nghiệp vụ  
Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật) là sự quan  
sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể, để chỉ  
đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó. Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ  
là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt động  
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá  
trình tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh v.v.. Đặc  
điểm của hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dùng một loại thước đo nào, mà  
căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lý mà sử dụng một trong  
ba loại thước đo thích hợp. Hạch toán nghiệp vụ thường sử dụng các phương tiện  
thu nhập, truyền tin đơn giản như chứng từ ban đầu, điện thoại, điện báo hoặc  
truyền miệng. Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản nên hạch toán  
nghiệp vụ chưa trở thành môn khoa học độc lập.  
2.2. Hạch toán thống kê  
Hạch toán thống kê (hay còn được gọi là thống kê) là khoa học nghiên cứu  
mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất các hiện tượng kinh tế xã hội số  
lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và tính qui  
luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó. Do vậy, thông tin do hạch toán  
thống kê thu nhận và cung cấp không mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ  
có tính hệ thống. Hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa  
học riêng như điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối, số  
bình quân và chỉ số. Với đối tượng và phương pháp nêu trên, hạch toán thống kê có  
thể sử dụng tất cả các loại thước đo.  
2.3. Hạch toán kế toán  
Hạch toán kế toán ( hay còn được gọi là kế toán) là khoa học thu nhận, xử lý  
và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm  
kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.  
Theo điều 4, Luật kế toán Việt Nam “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm  
tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện  
vật và thời gian laođộng”.  
3. Hạch toán kế toán  
3.1.Khái niệm  
“Kế toán là ngôn ngữ trong kinh doanh” hoặc “Kế toán là công cqun lý  
kinh tế ”  
Theo điu 4 Lut Kế toán Vit Nam Quc hi khoá XI khp 3 ngày  
20  
         
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 339 trang yennguyen 26/03/2022 9301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp vận tải - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_doanh_nghiep_van_tai_nghe_khai_tha.pdf