Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp II - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN:KẾ TOÁN DOANH  
NGHIỆP II  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải Phòng, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển phù  
hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực  
cũng như toàn cầu. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014  
của Bộ Tài Chính ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp với  
Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các thông lệ kế toán quốc tế nhằm có thông tin  
kế toán chất lượng cao nhất cung cấp cho các quan chức năng và nhà quản lý.  
Giáo trình “ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP II” được biên soạn để cập nhật  
những quy định pháp lý mới nhất theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và chọn lọc  
những nội dung khoa học phù hợp với chương trình đào tạo hCao đẳng  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhiều cố gắng để đảm bảo được  
tính khoa học, hiện đại, giúp người đọc dễ dàng nắm được phương pháp kế toán  
các quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Nhưng do thời gian biên soạn  
hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được  
những ý kiến đóng góp của các thày giáo, cô giáo và sinh viên trong quá trình sử  
dụng để giáo trình được sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.  
Xin chân thành cám ơn!  
Hải Phòng, ngày tháng năm 201  
Chủ biên  
ThS. Nguyễn Thị Thu Hà  
3
MỤC LỤC  
Lời giới thiệu...............................................................................................................3  
Mục lục........................................................................................................................4  
Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................5  
Danh mục các biểu đồ đồ th.................................................................................6  
BÀI I: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............8  
1. Khái niệm CPSX và giá thành sản phẩm.................................................................8  
2. Phân loại chi phí ......................................................................................................8  
3. Phân loại giá thành ..................................................................................................10  
4. Kế toán CPSX và tính giá thành..............................................................................10  
5. Bài thực hành ứng dụng...........................................................................................22  
BÀI II: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH....26  
1. Kế toán thành phẩm, hàng hóa ................................................................................26  
2. Kế toán bán hàng .....................................................................................................33  
3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu....................................................................40  
4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.....................................43  
5. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính ...................................................47  
6. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác ...........................................................52  
7. Kế toán xác định kết qukinh doanh ......................................................................56  
8. Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................58  
9. Bài thực hành ứng dụng...........................................................................................61  
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................65  
PHỤ LỤC SỐ I: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN...............................................................66  
PHỤ LỤC SỐ II: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN.......................................................................68  
PHỤ LỤC SỐ III: SỔ KẾ TOÁN ............................................................................93  
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
CHỮ VIẾT TẮT  
BHXH  
BHYT  
BHTN  
BVMT  
BCC  
CHÚ THÍCH  
Bảo hiểm hội  
Bảo hiểm y tế  
Bảo hiểm thất nghiệp  
Bảo vệ môi trường  
Business cooperation contract  
Công nhân viên  
CNV  
CCDC  
DN  
Công cụ dụng cụ  
Doanh nghiệp  
KPCĐ  
NVL  
Kinh phí công đoàn  
Nguyên vật liệu  
CPSX  
SPDD  
SP  
Chi phí sản xuất  
Sản phẩm ddang  
Sản phẩm  
TK  
Tài khoản  
Thuế GTGT(VAT) Thuế giá trị gia tăng  
TSCĐ  
Tài sản cố định  
TNDN  
TTĐB  
UPCOM  
XDCB  
Thu nhập doanh nghiệp  
Tiêu thụ đặc biệt  
Unlisted public company market  
Xây dựng cơ bản  
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ  
TT  
1
Tên biểu đồ đồ thị  
Trang  
12  
13  
16  
19  
29  
30  
35  
38  
41  
43  
45  
48  
51  
53  
55  
57  
Sơ đồ 1.1: Quy trình kế toán chi phí NL, VL trực tiếp  
Sơ đồ 1.2: Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp  
Sơ đồ 1.3: Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung  
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán tập hợp chi phí, tính Z  
Sơ đồ 2.1: Quy trình kế toán nhập kho TP, HH  
Sơ đồ 2.2: Quy trình kế toán xuất kho TP, HH  
2
3
4
5
6
Sơ đồ 2.3: Quy trình kế toán bán hàng trực tiếp  
Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán bán hàng gửi bán  
7
8
Sơ đồ 2.5: Quy trình kế toán các khoản giảm trừ doanh thu  
Sơ đồ 2.6: Quy trình kế toán chi phí bán hàng  
9
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
Sơ đồ 2.7: Quy trình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp  
Sơ đồ 2.8: Quy trình kế toán chi phí tài chính  
Sơ đồ 2.9: Quy trình kế toán doanh thu hoạt động tài chính  
Sơ đồ 2.10: Quy trình kế toán các khoản chi phí khác  
Sơ đồ 2.11: Quy trình kế toán thu nhập khác  
Sơ đồ 2.12: Quy trình kế toán xác định kết quả hoạt động kd  
6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp II  
Mã mô đun: MĐ 6340302.28  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của đun:  
- Vị trí:  
đun Kế toán doanh nghiệp II là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp,  
cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính, là một đun chuyên  
ngành bắt buộc, được học sau các mô đun kế toán doanh nghiệp 1; là cơ sở để học  
đun kế toán doanh nghiệp 3, kế toán quản trị thực tập tốt nghiệp  
- Tính chất:  
đun kế toán doanh nghiệp II cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế  
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán bán hàng và xác  
định kết qukinh doanh  
- Ý nghĩa và vai trò:  
Thông qua kiến thức chuyên môn về kế toán doanh nghiệp II, người học  
thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán, kiểm tra giám sát các hoạt động  
kinh tế liên quan đến từng phần hành kế toán.  
Mục tiêu của đun:  
- Kiến thức:  
+ Trình bày được nội dung kế toán chi phí sản xuất, giá thành thành phẩm, bán  
hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  
- Kỹ năng:  
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử chứng từ kế toán;  
+ Tính toán được giá thành sản phẩm  
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết tổng hợp.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có  
kỷ luật và tác phong công nghiệp;  
+ Sẵn sàng làm nhân viên kế toán tại doanh nghiệp.  
Nội dung của môn học/mô đun:  
BÀI 1:  
7
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM  
Mã bài: 6340302.28.01  
Giới thiệu:  
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các  
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật  
thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa  
học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành  
sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp của chi phí phát sinh ở  
doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản,  
vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện  
phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm  
Mục tiêu:  
- Trình bày được nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm  
- Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm  
- Đưa ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm  
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp thể được hiểu là toàn bộ các hao phí  
về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp  
phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một  
thời kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn  
được xác định những hao phí về vật chất, về lao động sống phải gắn liền với  
mục đích kinh doanh.  
Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ những hao phí về lao động sống và  
lao động vật hóa được tính trên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn  
thành nhất định.  
2. Phân loại chi phí  
2.1. Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế  
2.1.1. Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường  
a. Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất  
- Chi phí sản xuất gồm:  
+ Chi phí NVL trực tiếp: Là nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động  
sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông,  
lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn,  
du lịch, dịch vụ khác.  
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động  
trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản của doanh  
nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền  
công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm hội, bảo hiểm y  
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).  
+ Chi phí sản xuất chung: Là chi pphục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh  
phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,...phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện  
dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khầu  
8
hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, khoản trích bảo hiểm hội, bảo hiểm y  
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền  
lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có  
liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng;  
- Chi phí ngoài sản xuất gồm:  
+ Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ  
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ bao gồm: các chi phí chào hàng, giới  
thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản  
phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...  
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí  
liên quan đến hoạt động quản lý SXKD, quản lý hành chính và một số khoản khác  
có tính chất chung toàn doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận  
quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã  
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý  
doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng  
cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải  
thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy  
nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...)  
b. Chi phí hoạt động tài chính:  
những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc  
các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi  
vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn  
hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh  
doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại  
tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...  
2.1.2. Chi phí khác  
Là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường  
mà doanh nghiệp không thể dự kiến được như: Chi phí thanh lý, nhượng bán  
TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế ...  
2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh  
tế của chi phí .  
- Chi phí nguyên liệu vật liệu: những nguyên vật liệu dung vào hoạt động  
sản xuất kinh doanh trong kỳ  
- Chi phí nhân công: Là tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của  
người lao động  
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào  
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ  
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ  
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  
- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình  
sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên  
3. Phân loại giá thành  
3.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu thời điểm tính giá thành.  
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở  
9
chi phí kế hoạch số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch  
- Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở  
các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm  
- Giá thành sản phẩm thực tế: : Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định  
trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng  
như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ  
3.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi pcấu thành  
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản  
xuất chế tạo sản phẩm  
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản  
phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh  
trong kỳ tính cho số sản phẩm này  
3.3. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí  
- Giá thành toàn bộ sản phẩm: Là giá thành được xác định bao gồm toàn bộ các chi  
phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụ quá trình hoạt  
động sản xuất kinh doanh trong kỳ  
- Giá thành sản phẩm theo biến phí: Là loại giá thành được xác định chỉ bao gồm  
các chi phí biến đổi  
- Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Giá thành sản phẩm được  
xác định gồm hai bộ phận:  
+ Toàn bộ chi phí biến đổi  
+ Một phần chi phí cố định được xác định trên cơ sở mức độ hoạt động thực tế so  
với mức độ hoạt động tiêu chuẩn  
4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai  
thường xuyên  
4.1. Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí  
- Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao  
dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương  
lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.  
- Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng khả năng  
chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng bảo toàn vốn. Chi  
phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc  
phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp thể xung đột  
với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và  
các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.  
- Mỗi doanh nghiệp chỉ thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng  
tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm định kỳ. Doanh nghiệp khi đã lựa  
chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính.  
Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm định kỳ, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê  
để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.  
- Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương,  
nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ...  
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của  
Luật thuế nhưng đầy đủ hóa đơn chứng từ đã hạch toán đúng theo Chế độ kế  
toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán  
10  
thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.  
- Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển  
tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết qukinh doanh.  
4.2. Kế toán chi phí sản xuất  
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
a. Nguyên tắc kế toán  
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp  
cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp,  
xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh  
doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.  
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả  
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản  
phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên liệu, vật  
liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.  
- Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu  
trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp" theo  
từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này (nếu khi xuất nguyên  
liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, xác định được cụ  
thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình sản  
xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ (nếu khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật  
liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ không thể xác định cụ thể, rõ ràng  
cho từng đối tượng sử dụng).  
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp  
riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ kết chuyển chi  
phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử  
dụng) vào tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm,  
dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá  
thành sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp như tỷ lệ  
theo định mức sử dụng,...  
- Khi mua nguyên liệu, vật liệu, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì trị giá  
nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT. Nếu thuế GTGT đầu vào  
không được khấu trừ thì trị giá nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT.  
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không  
được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ phải kết chuyển ngay vào TK 632  
“Giá vốn hàng bán”.  
b. Quy trình kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
- (1): Căn cứ vào các chứng từ kế toán (Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho; Hóa đơn  
GTGT…) và bảng phân bổ VL, CCDC, kế toán giá thành ghi vào sổ chi phí sản  
xuất, kinh doanh, sổ Cái TK 621  
- (2): Giám đốc, kế toán trưởng duyệt  
- (3): Kế toán ghi vào Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
Nhân sự liên quan  
Kế toán giá thành  
Giám đốc /Kt trưởng  
- Sổ chi phí sản xuất,  
2
- Chứng từ kt  
- Bảng phân bổ  
VL, CCDC  
1
kinh doanh  
duyệt  
- Sổ Cái TK 621  
3
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
Sơ đồ 1.1: Quy trình kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
c. Chứng từ sử dụng  
- Phiếu xuất kho  
- Phiếu nhập kho  
- Hóa đơn GTGT…  
Mẫu các chứng từ xem phụ lục I, trang 66. Phương pháp lập các chứng từ  
trên căn cứ vào 2 yếu tố của chứng từ: yếu tố cơ bản yếu tố bsung  
d. TK sử dụng  
TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản  
xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.  
Bên Có:  
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh  
trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá  
thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng đtính giá thành sản phẩm, dịch vụ.  
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK  
632 - Giá vốn hàng bán.  
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.  
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.  
e. Trình tự kế toán:  
1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc  
thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:  
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.  
2) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho  
hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ, ghi:  
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp  
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)  
Có các TK 331, 141, 111, 112,...  
3) Các trường hợp kế toán khác xem sơ đồ số 1 (phụ lục II, trang 68)  
g. Sổ kế toán  
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh  
- Sổ Cái TK 621  
Mẫu sổ xem phụ lục III, trang 93  
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp  
12  
a. Nguyên tắc kế toán  
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt  
động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư  
nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư  
vấn,...). Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao  
động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản của  
doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền  
lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm hội,  
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).  
- Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công  
và các khoản phụ cấp... cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên  
của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.  
- Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền  
lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực  
tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã  
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên quỹ lương  
phải trả công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục  
vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.  
- Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh  
doanh.  
- Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào  
giá thành sản phẩm, dịch vụ phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng  
bán”.  
b. Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp  
Nhân sự liên quan  
Kế toán giá thành  
Giám đốc (Kt trưởng)  
- Chứng từ kt  
- Bảng phân bổ  
tiền lương và  
BHXH  
- Sổ chi phí sản xuất,  
kinh doanh  
- Sổ Cái TK 622  
1
2
duyệt  
3
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
Sơ đồ 1.2: Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp  
- (1): Căn cứ vào các chứng từ kế toán (Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ; Bảng  
thanh toán tiền lương; Bảng thanh toán tiền thưởng…) bảng phân bổ tiền lương  
và BHXH, kế toán giá thành ghi vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, sổ Cái TK  
622  
- (2): Giám đốc, kế toán trưởng duyệt  
- (3): Kế toán ghi vào Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
c. Chứng từ kế toán  
13  
- Bảng thanh toán tiền lương  
- Bảng thanh toán tiền thưởng  
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ…  
d. TK sử dụng  
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp  
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực  
hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền  
lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.  
Bên Có:  
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất,  
kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;  
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.  
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ  
e. Trình tự kế toán:  
1) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các  
khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ,  
ghi:  
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp  
Có TK 334 - Phải trả người lao động.  
2) Tính, trích bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất  
nghiệp, các khoản hỗ trợ (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...)  
của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi  
phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy  
định, ghi:  
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.  
Có TK 338 - 3382, 3383, 3384, 3386  
3) Các trường hợp kế toán khác xem sơ đồ số 2  
g. Sổ kế toán  
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh  
- Sổ Cái TK 622  
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung  
a. Nguyên tắc kế toán  
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát  
sinh phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,...phục vụ sản xuất sản phẩm, thực  
hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội;  
Khầu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, Khoản trích bảo hiểm hội, bảo  
hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định  
trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi  
phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng;  
- Riêng đối với hoạt động kinh doanh xây lắp, khoản trích bảo hiểm hội, bảo  
hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp còn tính trên cả lương của  
công nhân trực tiếp xây, lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý  
đội (thuộc danh sách lao động trong doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng cho  
phân xưởng, bộ phận sản xuất; chi phí đi vay nếu được vốn hoá tính vào giá trị tài  
sản đang trong quá trình sản xuất ddang; chi phí sửa chữa bảo hành công trình  
14  
xây lắp những chi phí khác liên quan tới hoạt động của phân xưởng, bộ phận,  
tổ, đội sản xuất,...  
- Tài khoản 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm,  
ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ.  
- Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản  
xuất.  
- Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2  
loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:  
+ Chi phí sản xuất chung cố định những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không  
thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,  
nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản  
xuất...  
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản  
phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình  
thường số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản  
xuất bình thường;  
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì  
chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí  
thực tế phát sinh;  
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường  
thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi  
đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung  
không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.  
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay  
đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí  
nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung  
biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi  
phí thực tế phát sinh.  
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một  
khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được  
phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại  
sản phẩm theo tiêu thức phù hợp nhất quán giữa các kỳ kế toán.  
- Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung  
vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên  
Nợ tài khoản 631 "Giá thành sản xuất".  
- Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại.  
b. Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung  
- (1): Căn cứ vào các chứng từ kế toán (Phiếu xuất kho; Hóa đơn GTGT…) và  
bảng phân bổ VL, CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu  
hao TSCĐ, kế toán giá thành ghi vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, sổ Cái TK  
627  
- (2): Giám đốc, kế toán trưởng duyệt  
- (3): Kế toán ghi vào Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
Nhân sự liên quan  
Kế toán giá thành  
Giám đốc (Kt trưởng)  
15  
- Chứng từ kt  
- Bảng phân bổ  
tiền lương và  
BHXH  
2
- Sổ chi phí sản xuất,  
kinh doanh  
- Sổ Cái TK 627  
1
duyệt  
- Bảng phân bổ  
khấu hao TSCĐ  
- Bảng phân bổ  
VL, CCDC  
3
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
Sơ đồ 1.3: Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung  
c. Chứng từ sử dụng  
- Phiếu xuất kho  
- Phiếu chi  
- Hóa đơn GTGT….  
d. TK sử dụng  
TK 627 – Chi phí sản xuất chung  
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.  
Bên Có:  
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;  
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng  
bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;  
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất,  
kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.  
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.  
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2:  
- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương,  
các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất;  
tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất;  
khoản trích bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất  
nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân  
viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...  
- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân  
xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc  
phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,...  
- Tài khoản 6273 - Chi pdụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ  
xuất dùng cho hoạt động quản của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...  
- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ  
dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ TSCĐ dùng  
16  
chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...  
- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua  
ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa  
chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả  
cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).  
- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài  
các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản  
xuất.  
e. Trình tự hạch toán:  
1) Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của  
phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội  
sản xuất, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6271)  
Có TK 334 - Phải trả người lao động.  
2) Khi trích bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất  
nghiệp, các khoản hỗ trợ người lao động (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí  
tự nguyện) được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho  
nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6271)  
Có TK 338 - 3382, 3383, 3384, 3386  
3) Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng (trường hợp  
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên):  
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6272)  
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.  
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng,  
bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6273)  
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.  
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng,  
bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, ghi:  
Nợ TK 242 - Chi ptrả trước  
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.  
- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cvào chi phí sản xuất chung, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6273)  
Có TK 242 - Chi phí trả trước.  
4) Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,... thuộc phân xưởng, bộ  
phận, tổ, đội sản xuất, ghi:  
Nợ TK 627 - Chi psản xuất chung (6274)  
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.  
5) Các trường hợp kế toán khác xem sơ đồ số 3  
g. Sổ kế toán  
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh  
- Sổ Cái TK 627  
4.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương  
17  
pháp kê khai thường xuyên  
a. Nguyên tắc kế toán  
- Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ  
cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê  
khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Ở những doanh nghiệp áp dụng  
phương pháp kiểm định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ  
phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.  
- Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất,  
kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản  
phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ,  
cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công  
chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.  
Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản  
xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại,  
nếu tổ chức các loại hình hoạt động này.  
- Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo  
địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công  
trường,...); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng  
loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.  
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí sau:  
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;  
+ Chi phí nhân công trực tiếp;  
+ Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);  
+ Chi phí sản xuất chung.  
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi  
phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn  
kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.  
- Cuối kỳ, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế  
biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có TK 627, Nợ  
TK 154). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình  
thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ  
vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.  
Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành  
sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).  
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi  
đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.  
- Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí sau:  
+ Chi phí bán hàng;  
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp;  
+ Chi phí tài chính;  
+ Chi phí khác;  
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;  
+ Chi sự nghiệp, chi dự án;  
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản;  
+ Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.  
18  
b. Quy trình kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành  
Kế toán giá thành  
Giám đốc (Kt trưởng)  
1
2
Thẻ giá thành  
3
4
duyệt  
Chứng từ kế toán  
Sổ Cái TK 154  
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành  
- (1): Giám đốc, kế toán trưởng duyệt thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ  
- (2): Căn cứ vào thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã được duyệt, kế toán  
lập các chứng từ kế toán ( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho)  
- (3): Giám đốc, kế toán trưởng duyệt chứng từ kế toán  
- (4): Căn cứ vào chứng từ kế toán đã duyệt, kế toán ghi sổ Cái TK 154  
c. Chứng từ kế toán  
- Phiếu nhập kho  
- Phiếu xuất kho  
d.TK sử dụng  
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  
Bên Nợ:  
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử  
dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản  
xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;  
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử  
dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá  
thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;  
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh  
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ).  
Bên Có:  
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi  
bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động xây dựng cơ bản;  
- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn  
bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp  
trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;  
19  
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;  
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;  
- Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;  
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường  
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng  
tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp  
sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài  
mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến  
khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không  
được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK  
154, Nợ TK 632);  
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh  
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ).  
Số dư bên Nợ: CPSX, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.  
e. Trình tự kế toán  
1) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối  
tượng tập hợp chi phí, ghi:  
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL trên mức bình thường)  
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.  
2) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập  
hợp chi phí, ghi:  
Nợ TK 154 - Chi psản xuất, kinh doanh dở dang  
Nợ TK 632 -(chi phí nhân công trên mức bình thường)  
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.  
3) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình  
thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ kết chuyển toàn bộ  
chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung  
cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:  
Nợ TK 154 - Chi psản xuất, kinh doanh dở dang  
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.  
4) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường  
thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi  
phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi  
phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số  
chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn  
chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá  
vốn hàng bán trong kỳ, ghi:  
Nợ TK 154 - Chi psản xuất, kinh doanh dở dang  
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chi phí sản xuất chung cố định không phân  
bổ vào giá thành sản phẩm)  
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.  
5) Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:  
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu  
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 64 trang yennguyen 26/03/2022 8880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp II - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_doanh_nghiep_ii_nghe_ke_toan_doanh.doc
  • docxPHỤ LỤC KẾ TOÁN II.docx