Bài giảng Kế toán quản trị - Đào Lan Phương

THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG  
THS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG  
KÕ TO¸N QU¶N TRÞ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018  
ThS. ĐÀO LAN PHƯƠNG  
ThS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG  
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018  
MỤC LỤC  
MỤC LC........................................................................................................................i  
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................iv  
DANH MỤC MẪU S...................................................................................................v  
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................v  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................vi  
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….…1  
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TR.......................3  
1.1. Khái niệm và nội dung của Kế toán quản tr............................................................3  
1.1.1. Khái niệm Kế toán quản trị.................................................................................................. 3  
1.1.2. Nội dung cơ bản của Kế toán quản tr................................................................................ 3  
1.1.3. Kế toán quản trị và Kế toán tài chính................................................................................. 4  
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Kế toán quản trị .............................................................6  
1.2.1. Mục tiêu của Kế toán quản tr............................................................................................. 6  
1.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán quản tr............................................................................................ 6  
1.2.3. Vai trò của Kế toán quản trị ................................................................................................ 6  
1.3. Đối tượng của Kế toán quản trị ................................................................................8  
1.3.1. Kế toán quản trị phản ánh chi tiết đối tượng của kế toán nói chung................................ 8  
1.3.2. Kế toán quản trị phản ánh, mô tả hoạt động của doanh nghiệp....................................... 8  
1.3.3. Kế toán quản trị phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp............. 12  
1.4 Phương pháp của Kế toán quản trị .......................................................................................15  
1.4.1 Phương pháp truyển thống................................................................................................. 15  
1.4.2. Các phương pháp đặc trưng của kế toán quản tr...........................................................16  
TÀI LIỆU THAM KHO.............................................................................................17  
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ  
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.................................................................................18  
2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ..............................................18  
2.1.1. Chi phí sản xut..................................................................................................................18  
2.1.2. Giá thành sản phẩm ........................................................................................................... 43  
2.2. Phương pháp tập hợp chi phí..................................................................................47  
2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp..........................................................................................47  
2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp........................................................................................48  
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................................................48  
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................................... 48  
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .................................................................... 49  
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung............................................................................ 50  
2.3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ trợ .................................. 52  
2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang..............................................................52  
i
2.4.1. Khái niệm............................................................................................................................ 52  
2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp  
(hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)....................................................................................... 53  
2.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương  
đương............................................................................................................................................. 55  
2.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức......................................... 59  
2.5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...................61  
2.5.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc (đơn đặt  
hàng).............................................................................................................................................. 61  
2.5.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất ............... 63  
2.6. Lập báo cáo sản xuất ..............................................................................................70  
2.6.1. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân........................................................ 71  
2.6.2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước.................................... 71  
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................75  
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ  
KINH DOANH..............................................................................................................76  
3.1. Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp...........................................................76  
3.1.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm................................................... 76  
3.1.2. Phương pháp định giá bán thông thường......................................................................... 77  
3.1.3. Phương pháp định giá bán theo chi phí nguyên vật liệu và nhân công.......................... 79  
3.1.4. Phương pháp định giá bán sản phẩm mới........................................................................ 80  
3.1.5. Phương pháp định giá bán trong một số trường hợp đặc biệt........................................ 82  
3.2. Kế toán quản trị doanh thu .....................................................................................82  
3.2.1. Các loại doanh thu trong doanh nghiệp........................................................................... 82  
3.2.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh thu .................................................................................. 83  
3.3. Kế toán quản trị kết quả kinh doanh ......................................................................86  
3.3.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh...................................................................... 86  
3.3.2. Tổ chức kế toán quản trị kết quả kinh doanh ................................................................... 88  
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................91  
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- KHỐI LƯỢNG VÀ LỢI  
NHUẬN (CVP).............................................................................................................92  
4.1.Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ chi phí- khối lượng và lợi nhuận................92  
4.1.1. Biến phí, định phí................................................................................................................ 92  
4.1.2. Lãi trên biến phí (Mức dư đảm phí).................................................................................. 92  
4.1.3. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) (Tỷ lệ mức dư đảm phí)................................................. 93  
4.1.4. Kết cấu chi phí.................................................................................................................... 95  
4.1.5. Đòn bấy kinh doanh (ĐB).................................................................................................. 96  
4.2. Một số ứng dụng phân tích CVP trong quá trình ra quyết định.............................97  
ii  
4.2.1. Quyết định thay đối định phí và doanh thu....................................................................... 98  
4.2.2. Quyết định thay đổi biến phí và doanh thu....................................................................... 98  
4.2.3. Quyết định thay đổi định phí, giá bán và doanh thu........................................................99  
4.2.5. Quyết định thay đổi đơn giá bán .....................................................................................100  
4.3. Ứng dụng phân tích hòa vốn trong việc ra quyết định .........................................100  
4.3.1. Khái niệm và phương pháp xác định điểm hòa vốn.......................................................100  
4.3.2. Dự tính sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu.................................................................106  
4.3.3. Dự tính khung giá bán......................................................................................................106  
4.3.4. Quyết định sản xuất đơn hàng.........................................................................................107  
4.3.5. Quyết định điều chỉnh cơ cấu mặt hàng kinh doanh (quyết định thúc đẩy)..........108  
4.4. Một số hạn chế của phương pháp phân tích mối quan hệ CVP ...........................110  
TÀI LIỆU THAM KHO...........................................................................................111  
CHƯƠNG5:KTNQUẢNTRVIVIỆCRAQUYẾTĐỊNHNGẮNHẠN.............112  
5.1. Thông tin thích hợp và quyết định ngắn hạn........................................................112  
5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định ngắn hạn...........................................................112  
5.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thông tin thích hợp.............................................................112  
5.2. Ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn ..........................117  
5.2.1. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục duy trì một bộ phận kinh doanh..................................117  
5.2.2. Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài............................................................................121  
5.2.3. Quyết định bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất.........................................125  
5.2.4. Quyết định trong điều kiện sản xuất kinh doanh bị giới hạn.........................................127  
TÀI LIỆU THAM KHO...........................................................................................133  
CHƯƠNG6:DTNVÀPNTÍCHCHIPHÍSNXUẤTKINHDOANH...............134  
6.1. Xây dựng định mức chi phí sản xuất....................................................................134  
6.1.1.Khái niệm và yêu cầu xây dựng định mức chi phí sản xuất............................................134  
6.1.2. Các hình thức định mức trong doanh nghiệp.................................................................134  
6.1.3. Phương pháp xây dựng các định mức chi phí sản xuất kinh doanh.............................135  
6.2. Lập dự toán sản xuất kinh doanh..........................................................................140  
6.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán sản xuất kinh doanh................................................140  
6.2.2. Nội dung hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp..........................140  
6.2.3.Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp......................................141  
6.2.4. Phương pháp lập dự toán sản xuất kinh doanh..............................................................142  
6.3. Phân tích chi phí kinh doanh ................................................................................157  
6.3.1. Ý nghĩa của phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp.................................................157  
6.3.2. Phương pháp phân tích chi phí kinh doanh....................................................................157  
6.3.3. Tổ chức công tác phân tích chi phí kinh doanh..............................................................159  
6.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh..............................................................159  
TÀI LIỆU THAM KHO...........................................................................................160  
iii  
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ 1.1. Các chức năng cơ bản của quản trị .....................................................7  
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa quá trình quản lý và vai trò của kế toán quản tr... 7  
Sơ đồ 1.3. Khái quát mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu truyền thống  
(Taylor)................................................................................................................. 9  
Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định chi phí trên cơ sở hoạt động (Mô hình ABC)......10  
Sơ đồ 1.5. Mạng lưới phân tích các luồng chi phí .............................................12  
Sơ đồ 1.6. Cách thức phân bổ chi phí ................................................................14  
Sơ đồ 2.1. Sự vận động của chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong doanh nghiệp  
sản xuất ...............................................................................................................20  
Sơ đồ 2.2. Sự vận động của chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong doanh nghiệp  
thương mại...........................................................................................................21  
Sơ đồ 2.3. Đồ thị tổng biến phí và biến phí đơn vị ............................................23  
Sơ đồ 2.4. Đồ thị tổng định phí và định phí đơn vị............................................25  
Sơ đồ 2.5. Đồ thị chi phí hỗn hợp ......................................................................26  
Sơ đồ 2.6. Khái quát các loại giá thành..............................................................44  
Sơ đồ 2.7: Trình tự kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp  
kê khai thường xuyên .........................................................................................49  
Sơ đồ 2.8: Trình tự kế toán Chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê  
khai thường xuyên..............................................................................................50  
Sơ đồ 2.9: Trình tự kế toán Chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai  
thường xuyên.......................................................................................................51  
Sơ đồ 2.10: Quá trình xử lý đơn đặt hàng..........................................................62  
Sơ đồ 2.11. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự ...........67  
Sơ đồ 2.12. Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển chi phí song song.70  
Sơ đồ 4.1. Đồ thị điểm hòa vốn dạng tổng quát...............................................105  
Sơ đồ 4.2. Đồ thị điểm hòa vốn dạng phân biệt...............................................105  
Sơ đồ 5.1. Sơ đồ quá trình ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp..........113  
Sơ đồ 5.2. Đồ thị xác định vùng sản xuất tối ưu..............................................131  
Sơ đồ 6.1: Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh.......................................141  
Sơ đồ 6.2: Dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp..........................142  
iv  
DANH MỤC MẪU SỐ  
Mẫu số 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí tổng quát........ 33  
Mẫu số 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí (chi tiết) ......... 34  
Mẫu sổ 2.3: Báo cáo chi phí theo nội dung kinh tế............................................ 41  
Mẫu số 2.4: Phiếu tập hợp chi phí theo công việc ............................................. 62  
Mẫu số 2.5: Thẻ tính giá thành sản phẩm .......................................................... 63  
Mẫu số 3.1: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng....................................................... 85  
Mẫu số 3.2: Sổ chi tiết thanh toán với người mua ............................................. 86  
Mẫu số 3.3: Sổ chi tiết tiêu thụ, kết quả............................................................. 89  
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
Biểu 6.1: Bảng tổng hợp định mức chi phí sản xuất sản phẩm A.................... 139  
Biểu 6.2: Dự toán tiêu thụ sản phẩm................................................................ 143  
Biểu 6.3: Dự toán lịch thu tiền bán hàng ......................................................... 143  
Biểu 6.4: Dự toán sản lượng sản xuất .............................................................. 144  
Biểu 6.5: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................... 145  
Biểu 6.6: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp................................................. 146  
Biểu 6.7: Dự toán chi phí sản xuất chung........................................................ 147  
Biểu 6.8: Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ ............................................... 149  
Biểu 6.9: Dự toán chi phí bán hàng.................................................................. 150  
Biểu 6.10: Dự toán tiền .................................................................................... 152  
Biểu 6.11: Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh.............................................. 154  
Biểu 6.12: Dự toán bảng cân đối kế toán......................................................... 157  
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
BH  
Bảo hiểm  
BP  
Biến phí  
ĐP  
Định phí  
CP  
Chi phí  
CPBH  
CPQLDN  
CP SXC  
CPSX  
DN  
Chi phí bán hàng  
Chi phí quản lý doanh nghiệp  
Chi phí sản xuất chung  
Chi phí sản xuất  
Doanh nghiệp  
GĐ  
Giai đoạn  
GTĐV  
GTGT  
HĐKD  
NCTT  
NVL  
Giá thành đơn vị  
Giá trị gia tăng  
Hoạt động kinh doanh  
Nhân công trực tiếp  
Nguyên vật liệu  
Nguyên vật liệu trực tiếp  
Nửa thành phẩm  
Quản lý doanh nghiệp  
Sản phẩm  
NVLTT  
NTP  
QLDN  
SP  
SX  
Sản xuất  
SXC  
Sản xuất chính  
Sản xuất kinh doanh  
Thu nhập doanh nghiệp  
Tài sản cố định  
Xây dựng cơ bản  
SXKD  
TNDN  
TSCĐ  
XDCB  
vi  
LỜI MỞ ĐẦU  
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh  
doanh trường Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành biên soạn tập bài giảng  
Kế toán quản trị theo chương trình đào tạo đ được phê duyệt năm 2017.  
Môn học Kế toán quản trị là môn học trong khung chương trình đào tạo của  
ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu  
của môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về công tác kế toán  
quản trị trong doanh nghiệp. Nội dung của môn học là nghiên cứu các phương pháp  
thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác kế toán quản trị nội bộ trong doanh  
nghiệp như: phân tích chi phí sản xuất kinh doanh; định giá bán sản phẩm; phân  
tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân tích các thông tin thích  
hợp cho việc ra các quyết định trong quản trị; lập dự toán chi phí kinh doanh.  
Bài giảng Kế toán quản trị gồm có 6 chương là các nội dung cơ bản nhất  
của công việc thực tế của người làm kế toán quản trị trong doanh nghiệp như sau:  
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Kế toán quản trị;  
- Chương 2: Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm;  
- Chương 3: Kế toán quản trị doanh thu và xác định kết quả kinh doanh;  
- Chương 4: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận;  
- Chương 5: Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn;  
- Chương 6: Dự toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh.  
Trong đó:  
Chương 1, chương 2 và chương 3 do ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung biên soạn;  
Chương 4, chương 5 và chương 6 do ThS. Đào Lan Phương biên soạn.  
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu về lĩnh  
vực kế toán quản trị đồng thời cập nhật các kiến thức mới, có tiếp cận thực tế.  
Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện có hạn nên bài giảng khó tránh khỏi những  
khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu  
của bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.  
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Tài chính kế toán nhà T10 - Khoa  
Kinh tế và QTKD - Trường Đại học Lâm nghiệp.  
Nhóm tác giả  
1
Chương 1  
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ  
1.1. Khái niệm và nội dung của kế toán quản trị  
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị  
Lịch sử phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội,  
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kế toán ngày càng hoàn thiện hơn và ngày  
nay kế toán trở thành công cụ không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Sự  
phát triển của kế toán chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của con người và mục tiêu  
cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động ra quyết định.  
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán rất đa dạng, có thể là ngân hàng, cổ  
đông, nhà cung cấp, nhà quản trị trong doanh nghiệp, cơ quan thuế... và nhu cầu  
thông tin mà kế toán phải cung cấp cũng khác nhau tùy vào mục đích của người  
sử dụng thông tin. Điều này đã dẫn tới tất yếu hình thành nên các loại kế toán  
khác nhau. Theo mục đích cung cấp thông tin, kế toán chia thành: kế toán tài  
chính và kế toán quản trị.  
Kế toán tài chính chủ yếu thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin cho  
các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (cơ quan thuế, nhà đầu tư...).  
Kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên  
trong doanh nghiệp (nhà quản trị các cấp) phục vụ cho các hoạt động, để ra  
quyết định nhằm đạt được mục tiêu tối ưu.  
Như vậy, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin  
kế toán nói chung trong các doanh nghiệp. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào  
thì thông tin kế toán quản trị cũng là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnh đạo đưa  
ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa  
lợi nhuận. Khi nghiên cứu về kế toán quản trị có nhiều quan điểm khác nhau.  
Tuy nhiên, theo khái niệm kế toán quản trị tại Điều 3 - Luật kế toán năm 2015:  
Kế toán quản trị là việc thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài  
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.  
1.1.2. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị  
Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, và có thể phân chia các nội dung  
theo các khía cạnh khác nhau, các nội dung nghiên cứu của kế toán quản trị theo  
Thông tư 53/2006/TT-BTC bao gồm các nội dung chủ yếu của kế toán quản trị  
trong doanh nghiệp như sau:  
3
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;  
- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;  
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận;  
- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;  
- Lập dự toán sản xuất, kinh doanh;  
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác:  
+ Kế toán quản trị tài sản cố định;  
+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;  
+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;  
+ Kế toán quản trị các khoản nợ.  
Ngoài các nội dung trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế  
toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.  
Trong khung chương trình môn học này, các nội dung của kế toán quản trị  
được trình bày theo thứ tự từ chương 2 đến chương 6, trừ nội dung kế toán quản  
trị một số khoản mục khác.  
1.1.3. Kế toán quản trị và kế toán tài chính  
1.1.3.1. Điểm giống nhau  
Kế toán quản trị và kế toán tài chính là 2 bộ phận cấu thành của kế toán nói  
chung, chúng đều có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các cấp quản trị về tình hình  
tài sản, nguồn vốn, quan hệ tài chính. Do vậy, chúng có những điểm giống nhau:  
- Đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp từ khi thành lập  
cho tới khi giải thể hoặc phá sản. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phản ánh các  
khâu cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và xác định kết quả thường gắn với một chu kỳ  
kinh doanh của một doanh nghiệp.  
- Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán đó là hệ thống chứng  
từ kế toán. Hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn là cơ sở  
để ghi nhận thông tin ban đầu cho hệ thống thông tin kế toán quản trị trước khi  
đưa vào xử lý.  
- Thông tin kế toán quản trị và thông tin kế toán tài chính đều chịu trách  
nhiệm trước các nhà quản trị về trách nhiệm của thông tin trong việc cung cấp  
cho các đối tượng sử dụng. Điểm này gắn với trách nhiệm của những người tạo  
ra thông tin ban đầu nhằm nâng cao độ tin cậy của những thông tin sau.  
4
1.1.3.2. Những điểm khác nhau  
Xuất phát từ mục đích sử dụng và cung cấp thông tin mà kế toán quản trị  
và kế toán tài chính có những điểm khác nhau được thể hiện ở những khía cạnh  
chủ yếu sau:  
Tiêu chí so sánh  
Kế toán tài chính  
Kế toán quản trị  
Thông tin kế toán tài chính sử Thông tin kế toán quản trị chỉ  
dụng cho mọi đối tượng cả sử dụng cho các nhà quản trị  
bên trong lẫn bên ngoài doanh trong nội bộ doanh nghiệp: hội  
nghiệp, nhưng hướng chủ yếu đồng quản trị, ban giám đốc,  
ra bên ngoài doanh nghiệp trưởng các phòng ban...  
như: các cổ đông, cơ quan  
1. Đối tượng sử  
dụng thông tin.  
thuế, ngân hàng, kiểm toán...  
Thường mang tính chất công Mang tính chất bí mật, không  
khai, minh bạch thông qua hệ công khai, tùy theo vai trò,  
thống báo cáo tài chính được trình quyền hạn của nhà quản trị để  
bày theo quy định của chuẩn mực, nắm bắt thông tin kế toán.  
chế độ kế toán Việt Nam.  
2. Tính chất của  
thông tin kế toán.  
- Phản ánh quá khứ.  
- Phản ánh hiện tại và tương lai.  
- Tuân thủ và thống nhất theo - Không phải tuân thủ theo  
các nguyên tắc, chuẩn mực, chế quy định mà phải trình bày  
3. Đặc điểm của  
thông tin kế toán.  
độ kế toán Việt Nam.  
một cách linh hoạt, kịp thời.  
- Chủ yếu thể hiện bằng thước - Được thể hiện bằng đơn vị  
đo giá trị.  
hiện vật, thời gian lao động và  
giá trị.  
4. Kỳ báo cáo.  
Định kỳ theo quy định chung. Thường xuyên khi có nhu cầu.  
Báo cáo kế toán tài chính thường Báo cáo kế toán quản trị  
5. Hệ thống báo lập cho phạm vi toàn doanh thường lập theo từng bộ phận,  
cáo kế toán.  
nghiệp và phải tuân thủ theo quy từng giai đoạn công việc và  
định về hình thức và nội dung. trong toàn doanh nghiệp.  
Thông tin kế toán tài chính Thông tin kế toán quản trị  
mang tính pháp lý cao, tuân không mang tính pháp lý.  
thủ chế độ tài chính kế toán  
6. Tính pháp lý  
của thông tin kế  
toán.  
Việt Nam.  
5
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị  
1.2.1. Mục tiêu của kế toán quản trị  
Kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp  
cho việc ra các quyết định theo các tình huống cụ thể của các nhà quản lý.  
Các quyết định của nhà quản lý hầu hết đều liên quan đến vấn đề chi phí bỏ ra  
và lợi ích thu được từ chi phí đó. Vì vậy, kế toán quản trị tập trung vào 2 mục  
tiêu chính:  
- Liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợ với  
các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó;  
- Tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ chi phí bỏ ra và lợi ích thu được.  
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị  
Ngoài những nhiệm vụ của kế toán quản trị nói chung là: thu thập, xử lý,  
phân tích thông tin, số liệu; kiểm tra, giám sát tình hình, tài sản; Cung cấp  
thông tin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu  
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị, nhiệm vụ cụ thể của kế  
toán quản trị là:  
- Tính toán và đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một  
quyết định cụ thể;  
- Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm hoặc 1 quyết  
định cụ thể;  
- Tìm ra những giải pháp để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí - khối lượng -  
lợi nhuận.  
1.2.3. Vai trò của kế toán quản trị  
Kế toán quản trị là kế toán dành cho nhà quản trị. Vì vậy, vai trò của kế toán  
quản trị được thể hiện trong việc thực hiện chức năng quản trị ở doanh nghiệp.  
Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành  
và quản trị các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản của quản  
trị doanh nghiệp, tất cả đều xoay quanh vấn đề "ra quyết định". Để quản trị và ra  
quyết định đối với các tình huống thì cần phải có thông tin. Chức năng cơ bản  
của quản trị được khái quát bằng sơ đồ sau:  
6
Sơ đồ 1.1. Các chức năng cơ bản của quản trị  
Qua sơ đồ 1.1, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản trị từ khâu lập  
kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế  
hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trụ ra quyết định. Để thực hiện tốt  
chức năng quản trị, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra quyết  
định đúng đắn. Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu cung cấp thông tin cho nhu  
cầu quản trị đó. Cụ thể, vai trò của kế toán quản trị được thể hiện trong các  
khâu của quá trình quản trị được thể hiện trong sơ đồ 1.2 như sau:  
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa quá trình quản lý và vai trò của kế toán quản trị  
7
1.3. Đối tượng của kế toán quản trị  
Kế toán quản trị không những được áp dụng cho các doanh nghiệp mà còn  
được áp dụng cho cả những tổ chức Nhà nước, các đoàn thể... Trong phần này  
chỉ đề cập đến đối tượng của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp - các tổ  
chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.  
1.3.1. Kế toán quản trị phản ánh chi tiết đối tượng của kế toán nói chung  
Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, đối tượng của kế toán nói chung  
cũng là đối tượng của kế toán quản trị. Tuy nhiên, nếu kế toán tài chính phản  
ánh các nghiệp vụ tài chính nói chung dưới dạng tổng quát thì kế toán quản trị  
phản ánh chi tiết của sự tổng quát đó. Chẳng hạn:  
- Kế toán quản trị phản ánh các yếu tố sản xuất kinh doanh (hàng tồn kho,  
tài sản cố định, lao động, tiền lương...) một cách chi tiết từng đối tượng cả về số  
lượng, đơn giá, giá trị, thời gian...  
- Kế toán quản trị phản ánh chi tiết doanh thu và kết quả từng hoạt động, bộ  
phận, địa điểm, loại sản phẩm...  
1.3.2. Kế toán quản trị phản ánh, mô tả hoạt động của doanh nghiệp  
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp phải tiến hành  
các hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là phải tổ chức huy động và tiêu dùng  
các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Kế toán quản trị dựa trên cách  
thức huy động và tiêu dùng các nguồn lực mà phản ánh và mô tả hoạt động của  
doanh nghiệp.  
Việc tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực ở mỗi doanh nghiệp lại có đặc  
điểm khác nhau phụ thuộc vào mô hình tổ chức bộ máy quản trị; đặc điểm quy  
trình công nghệ sản xuất và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.  
Xét về góc độ huy động và sử dụng các nguồn lực, kế toán quản trị gắn  
liền với việc phản ánh, mô tả chi phí, diễn biến chi phí trong quá trình sử dụng ở  
các nơi tiêu dùng các chi phí đó (bộ phận/trung tâm) và sự kết tinh chi phí thành  
kết quả các hoạt động (giá thành sản phẩm/dịch vụ).  
Từ đặc điểm tổ chức quản trị và đặc điểm của quá trình kinh doanh của  
doanh nghiệp, kế toán quản trị phản ánh và mô tả lại hoạt động của doanh  
nghiệp thông qua 2 mô hình phân bổ chi phí: Mô hình phân bổ chi phí truyền  
thống và mô hình phân bổ chi phí trên cơ sở hoạt động. Để hiểu được 2 mô hình  
này, cần hiểu một số khái niệm sau:  
8
- Sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ là kết quả của các hoạt động của  
doanh nghiệp (hoạt động sản xuất, hoạt động dịch vụ, hoạt động bán hàng, hoạt  
động đầu tư...) đồng thời cũng là kết tinh chi phí đã tiêu dùng vào các hoạt động.  
- Các hoạt động được tiến hành ở các bộ phận (trung tâm chi phí).  
- Trung tâm chi phí được chia thành: trung tâm sản xuất và trung tâm phục vụ:  
+ Trung tâm sản xuất: Là trung tâm trực tiếp sản xuất ra một sản phẩm  
hoặc một nhóm bộ phận của 1 sản phẩm.  
+ Trung tâm phục vụ: Là các trung tâm để cung cấp các dịch vụ cho trung  
tâm sản xuất, cho các trung tâm phục vụ khác hoặc cho lợi ích chung của toàn  
bộ tổ chức.  
- Các bộ phận/trung tâm chi phí là nơi tiêu dùng các nguồn lực (chi phí).  
- Một doanh nghiệp có thể có 1 hay nhiều trung tâm, mỗi trung tâm có thể  
có 1 hoặc nhiều hoạt động, mỗi hoạt động lại có thể tạo ra 1 hay nhiều sản  
phẩm, dịch vụ.  
Mặt khác, tùy vào từng doanh nghiệp mà mối quan hệ giữa hoạt động của  
doanh nghiệp với các bộ phận mà hình thành nên 2 mô hình phân bổ chi phí:  
* Mô hình phân bổ chi phí truyền thống (kiểu cổ điển Taylor):  
+ Điều kiện áp dụng: Nếu mỗi bộ phận trong doanh nghiệp (phân xưởng,  
bộ phận hành chính, bộ phận kinh doanh…) tiến hành 1 hoạt động duy nhất, thì  
áp dụng theo mô hình phân bổ chi phí truyền thống.  
Sơ đồ 1.3. Khái quát mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu truyền  
thống (Taylor)  
9
+ Cách thức phân bổ chi phí: Các chi phí được phân bổ cho các bộ  
phận/trung tâm chi phí tiêu dùng (sử dụng) các chi phí này. Sau đó, chi phí của  
từng trung tâm này được phân bổ cho các sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch  
vụ có liên quan.  
* Mô hình phân bổ chi phí trên cơ sở hoạt động (Mô hình ABC - Activity  
based costing):  
+ Điều kiện áp dụng: Nếu mỗi bộ phận trong doanh nghiệp tiến hành nhiều  
hoạt động hoặc một hoạt động được thực hiện ở nhiều bộ phận thì áp dụng theo  
mô hình xác định chi phí trên cơ sở hoạt động.  
+ Cách thức phân bổ chi phí: Các bộ phận/ trung tâm huy động các nguồn  
lực (việc này tạo ra nhu cầu tài trợ), sau đó sẽ tiêu dùng những nguồn lực này  
(việc này làm phát sinh chi phí), để tạo ra các hoạt động. Những hoạt động này  
cấu thành nên những quy trình nhất định cho ra sản phẩm.  
Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định chi phí trên cơ sở hoạt động (Mô hình ABC)  
* Các bộ phận tiêu dùng nguồn lực: Có thể phân biệt thành hai loại bộ phận:  
Trung tâm trách nhiệm:  
- Là các trung tâm có một số quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn lực  
được cung cấp nhằm để đạt được một mục đích cụ thể.  
- Đó chính là những bộ phận cơ sở của kế toán quản trị và kiểm soát xử lý.  
Trung tâm thực hiện:  
10  
- Là các trung tâm mà tại đó tiến hành thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.  
- Không có quyền tự chủ sử dụng các nguồn lực như các trung tâm trách  
nhiệm. Điều đó không có nghĩa là người ta không quy trách nhiệm cho các trung  
tâm này, mà vẫn được kiểm soát và vẫn có thể đánh giá hiệu năng của chúng  
thông qua việc so sánh mức doanh thu (hoặc chi phí) dự kiến (định mức, kế  
hoạch) với doanh thu (hoặc chi phí) thực tế của trung tâm đó.  
- Một trung tâm trách nhiệm có thể bao gồm một số trung tâm thực hiện,  
nhưng không có điều ngược lại.  
Ví dụ: Ban giám đốc mua hàng và cung ứng là trung tâm trách nhiệm;  
trong ban này, phòng mua hàng là trung tâm trách nhiệm; trong phòng mua  
hàng, bộ phận quản lý việc đặt hàng là trung tâm thực hiện.  
- Một hoạt động có thể thực hiện ở một trung tâm hoặc nhiều trung tâm  
thực hiện.  
- Khái niệm chi phí kiểm soát được chỉ gắn với một trung tâm trách nhiệm  
nào đó, không gắn với một trung tâm thực hiện.  
* Các bộ phận cung cấp hoạt động:  
- Một hoạt động là một chuỗi những công việc phải làm, tương ứng với  
một mục tiêu đã định (ví dụ: Lập hóa đơn, kiểm tra tài khoản nhà cung cấp,  
thanh toán, sản xuất…).  
- Toàn bộ các hoạt động bổ sung cho nhau hình thành nên một quy trình,  
(ví dụ: Phát triển một loại sản phẩm mới, hiệu chỉnh mẫu mã một loại sản  
phẩm…).  
Như vậy, hoạt động ngày càng trờ nên phức tạp, khi người ta chuyển từ  
quan sát một trung tâm thực hiện sang quan sát một trung tâm trách nhiệm.  
* Hoạt động có hai chức năng:  
- Cho phép thực hiện phân bổ chi phí vào sản phẩm.  
- Hoạt động là đối tượng nội tại của công tác quản lý.  
* Sản phẩm:  
Sản phẩm của việc tiêu dùng các nguồn lực là kết quả của quá trình liên  
kết một số tác nghiệp cần thiết trong việc thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm  
này. Như vậy, sản phẩm là sự kết tinh một nhóm các hoạt động.  
11  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 169 trang yennguyen 18/04/2022 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị - Đào Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri_dao_lan_phuong.pdf