Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp - Ngành/nghề: Kế toán

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
   
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP  
NGÀNH/ NGHỀ: KẾ TOÁN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
   
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP  
NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Nguyễn Thị Ngân  
Học vị: Thạc sỹ Kế toán  
Đơn v: Khoa Kế toán tài chính  
Email: nguyennganccf@gmail.com  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh tháng năm  
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Hiện nay công tác kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo Thông tư  
số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn  
chế độ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với việc áp dụng chế độ kế toán  
theo Thông tư 107 đã làm thay đổi căn bản nội dung cũng như phương pháp kế toán ở  
các đơn vị hành chính sự nghiệp của nước ta. Những thay đổi này có sự tương thích  
với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Qua việc áp dụng chế độ kế toán mới sẽ giúp  
cho thông tin kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao được tính minh  
bạch và hữu dụng hơn cho các đối tượng sử dụng thông tin  
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học môn học Kế toán hành  
chính sự nghiệp, giáo trình này là tài liệu cần thiết cho giảng viên, HSSV Khối ngành  
Kinh tế, Kế toán, Tài chính đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy  
và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.  
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp gồm 7 chương:  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp  
Chương 2: Kế toán tiền, vật tư và sản phẩm hàng hóa  
Chương 3: Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản  
Chương 4: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán  
Chương 5: Kế toán nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị HCSN  
Chương 6: Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và kinh doanh ở  
đơn vị hành chính sự nghiệp  
Chương 7: Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài chính  
Giáo trình gồm nội dung kiến thức cơ bản về đơn vị hành chính sự nghiệp,  
nguyên tắc theo dõi, ghi chép, quản lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại  
các đơn vị sự nghiệp. Ở mỗi chương gồm nội dung lý thuyết, và hệ thống bài tập để  
người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành.  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo  
được tính khoa học, hiện đại và gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo  
trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Tác giả  
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của độc giả, của đồng nghiệp  
và của Hội đồng khoa học để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.  
TPHCM, ngày  
tháng  
năm  
Chủ biên: Nguyễn Thị Ngân  
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
1
MC LC  
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
2
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
3
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
4
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Kế toán hành chính sự nghiệp  
Mã môn học: MH3104133  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
Vị trí: Mô đun Kế toán hành chính sự nghiệp là một mô đun chuyên ngành trong  
chương trình đào tạo nghề kế toán , được học sau các môn kế toán doanh nghiệp 3 là cơ  
sở để thực tập tốt nghiệp.  
Tính chất: Kế toán hành chính sự nghiệp là mô đun bắt buộc thay thế khóa luận  
tốt nghiệp. Mô đun này có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát  
các hoạt động tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, các cơ quan nhà nước.  
Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Kế toán hành chính sự nghiệp cung  
cấp các kiến thức để học sinh, sinh viên có thể thực hiện được các nghiệp vụ kế toán  
cơ bản tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như: tổ chức quản lý, phân loại, theo dõi,  
ghi chép, hạch toán các đối tượng kế toán và các nghiệp vụ kinh tế diễn ra tại các đơn  
vị hành chính sự nghiệp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; đồng thời rà soát,  
lập được các báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính theo quy định nộp cho  
các cơ quan chức năng.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
Về kiến thức:  
Trình bày và giải thích các khái niệm, đặc điểm, phân loại vật liệu, tài sản cố  
định, các phương pháp hạch toán vật liệu hàng hóa, các nghiệp vụ thanh toán, các  
nguồn kinh phí các khoản thu chi và báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự  
nghiệp.  
Về kỹ năng:  
Sinh viên áp dụng được phương pháp vào phần hành kế toán cơ bản về tiền  
mặt, tiền gửi; tiền đang chuyển; nguyên vật liệu; dụng cụ, quản lý và sửa chữa TSCĐ;  
các nghiệp vụ thanh toán, các nguồn kinh phí các khoản thu chi và báo cáo tài chính  
tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.  
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
Sinh viên tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng  
trình bày tóm tắt nội dung chính từng chương.  
Sinh viên rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động,  
nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp, cách giải các bài tập  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
6
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
Chương 1:  
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC  
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP  
Giới thiệu:  
Chương 1 giới thiệu tổng quát khái niệm, phân loại, đặc điểm hoạt động, đối  
tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự  
nghiệp và nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp  
Mục tiêu:  
Trình bày khái quát hóa hệ thống hóa những nội dung cơ bản đang áp dụng tại  
các đơn vị hành chính sự nghiệp, trước hết là nội dung chế độ kế toán hiện hành  
Nội dung chính:  
1.1. Khái quát về đơn vị HCSN  
1.1.1. Khái niệm đơn vị HCSN  
Đơn vị HCSN là đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết  
định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay Quản lý Nhà  
nước về một hoạt động nào đó. Các đơn vị này hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN  
cấp toàn bộ hay cấp 1 phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường  
xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp  
1.1.2. Phân loại đơn vị HCSN  
Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là những đơn vị hoạt động lĩnh vực phi  
lợi nhuận, chủ yếu bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp, nguồn phí,  
lệ phí được khấu trừ, để lại và một số nguồn khác để thực hiện các chức năng, nhiệm  
vụ do Nhà nước giao, bao gồm quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội.  
Do hai chức năng, nhiệm vụ này có đặc điểm khác nhau, để chuyên môn hóa, các đơn  
vị HCSN được thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước (hay gọi tắt là cơ quan  
nước) và đơn vị sự nghiệp.  
1.1.2.1. Cơ quan nhà nước  
Khái niệm: Cơ quan nhà nước (CQNN) là các cơ quan công quyền nằm trong  
bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các cấp quản lý  
khác nhau và trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - Xã hội khác nhau.  
Nguồn kinh phí hoạt động CQNN hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN cấp.  
Bên cạnh kinh phí NSNN, đơn vị còn thu phí, lệ phí trong quá trình quản lý và cung  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
7
       
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
cấp các dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, mức thu phí, lệ phí chỉ mang tính tượng  
trưng nên chỉ có thể đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu chi tiêu của đơn vị.  
1.1.2.2. Đơn vị sự nghiệp  
Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập là các đơn vị do CQNN có thẩm  
quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ sự  
nghiệp công cho xã hội và phục vụ quản lý nhà nước.  
Nguồn kinh phí hoạt động: ĐVSN hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp,  
nguồn thu phi, lệ phí được khẩu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài và  
nguồn thu từ SXKD dịch vụ (nếu có). Trong đó, kinh phí do NSNN cấp và thu phí, lệ  
phí là 2 nguồn chủ yếu nhất. Tuy nhiên, ở các ĐVSN khác nhau thl ti lệ giữa 2 nguồn  
này cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của riêng đơn vị,  
mức độ phát triển giữa các khu vực, chính sách phát triển ngành của TW và địa  
phương và các yếu tố tác động khác...  
1.1.3. Đặc điểm của đơn vị HCSN  
Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN phải chấp hành theo dự toán thu chi được  
cấp có thẩm quyền chuyển giao. Dựa trên dự toán thu – chi do đơn vị lập và được cơ  
quan cấp trên duyệt, Kho bạc nhà nước (KBNN) tiến hành cấp phát kinh phi hoạt động  
và kiểm soát chi tiêu tại các đơn vị.  
Toàn bộ quy trình ngân sách (từ lập dự toán, chấp hành quyết toán) phải được  
thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức CQNN có thẩm quyền quy định.  
Chính phủ giao Bộ tài chính, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan  
chuyên môn để xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho phù hợp với đặc điểm hoạt  
động của từng ngành. Các đơn vị HCSN trong cùng một ngành, ở cùng một cấp chính  
quyền được quản lý theo hệ thống dọc, chia thành các cấp như sau:  
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân bổ dự tn ngân sách  
Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban  
nhân dân các cấp  
Đơn vị dự toán/ kế toán cấp 1  
Đơn vị dự toán /kế toán cấp trung  
Đơn vị dự toán / kế toán cấp cơ sở  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
8
 
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
Cấp chính quyền: cơ quan đại diện cho cấp chính quyền là Chính phủ ở cấp  
trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương.  
Cấp 1: Đơn vị dự toán cấp 1 nhận kinh phi từ thủ tướng chính phủ hoặc chủ tịch  
ủy ban nhân dân các cấp. Đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm phân bổ dự toán cho  
đơn vị dự toán cấp trung gian hoặc cấp cơ sở (trong trường hợp không có cấp trung  
gian). Đơn vị dự toán cấp 1 phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo,  
điều hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự  
toán trực thuộc.  
Cấp trung gian: Đơn vị dự toán cấp trung gian nhận dự toán phân bổ từ đơn vị  
dự toán cấp 1, có trách nhiệm phân bồ dự toán cho đơn vị dự toán cấp cơ sở. Đơn vị  
dự toán cấp trung gian phải tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đồng thời chỉ đạo, điều  
hành, kiểm tra kế toán và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán  
cấp trực thuộc.  
Cấp cơ sở: Đơn vị dự toán cấp cơ sở nhận dự toán phân bổ từ đơn vị dự toán  
cấp 1 hoặc cấp trung gian (nếu có). Đơn vị dự toán cấp cơ sở phải tổ chức công tác kế  
toán tại đơn vị và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí đối với cấp có thẩm quyền.  
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị  
hành chính sự nghiệp  
1.2.1. Đối tượng kế toán  
Kế toán trong đơn vị HCSN là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số  
liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí;  
tình hình quản lý và sử dụng các loại vốn, vật tư, tài sản; tình hình chấp hành dự toán  
thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức ở đơn vị.  
Đối tượng kế toán của đơn vị HCSN bao gồm các nhóm sau:  
- Tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho  
- Tài sản cố định, khấu hao và hao mòn lũy kế, tài sản XDCB dở dang  
- Các khoản phải trả, phải nộp  
- Nguồn vốn kinh doanh, nguồn kinh phí và các quỹ  
- Doanh thu (thu), chi phí (chi), thặng dư (thâm hụt) lũy kế  
- Các tài sản và nguồn vốn khác liên quan đến đơn vị  
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán  
Để kế toán thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu quả công tác quản lý kinh tế tài  
chính trong các đơn vị HCSN phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
9
     
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
- Ghi chép và phản ảnh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình  
hình luận chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn; quá trình hình thành kinh phí và sử  
dụng nguồn kinh phí; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại đơn vị  
(nếu có).  
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soat tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình  
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức; kiểm tra việc quả  
lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỳ luật thu, nộp  
ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán theo chế độ chính sách của nhà nước; kiểm  
soát tình hình tiếp nhận kinh phí, phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới.  
- Phân tích tình hình và hiệu quả của việc sử dụng kinh phí, sử dụng tải sản, vốn,  
quỹ, tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị.  
- Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây  
dựng các định mức chi tiêu, thông tin về điều hành mọi hoạt động của cấp có thẩm  
quyền.  
1.2.3. Nguyên tắc kế toán  
Cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,  
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền.  
Giá gốc: Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (giá mà doanh nghiệp bỏ  
ra để có được tài sản đó). Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền  
đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được  
ghi nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá gốc, trừ  
trường hợp có quy định khác trong Pháp luật hoặc Chuẩn mực Kế toán cụ thể.  
Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh  
nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời  
gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định  
hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải  
được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo  
tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải phản ánh toàn bộ  
tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường.  
Phù hợp: Yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau,  
tức là Kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận  
một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó, thường  
bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả  
nhưng liên quan đến chi phí của kỳ đó.  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
10  
 
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn  
phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự  
thay đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ  
những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong phần thuyết minh báo  
cáo tài chính  
Thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán các yếu tố cần thiết để lập  
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu Kế  
toán phải: lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn; các  
khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập;  
không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; doanh thu và thu  
nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích  
kinh tế; chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh  
chi phí.  
Trọng yếu: Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những  
thông tin có tính chất trọng yếu; đó là những thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể  
làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của  
người sử dụng thông tin. Những thông tin còn lại không mang tính trọng yếu, ít tác  
dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến người sử dụng thì có thể bỏ qua hoặc  
được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất, chức năng.  
1.3. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN  
1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán  
Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện  
theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và  
Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 ca BTài chính vviệc Hướng dn  
chế độ kế toán hành chính, snghip, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến  
chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.  
Các đơn vị HCSN phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc  
(không được sửa đổi mẫu biểu) theo quy định của Chế độ kế toán HCSN hiện hành,  
bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và biên lai thu tiền.  
Ngoài 4 loại chứng từ nêu trên và các chứng từ bắt buộc quy các văn bản khác,  
đơn vị tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ảnh các nghiệp kinh tế phát sinh nhưng phải  
đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 2 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi  
chép và yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản  
cẩn thận, không để hư hỏng, mục nát, Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được  
quản lý như tiền.  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
11  
   
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
1.3.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán  
Hệ thống tài khoản (TK) kế toán áp dụng cho đơn vị HCSN được nhà nước quy  
định thống nhất, bao gồm 10 loại. Trong đó: Các TK trong bảng từ loại 1 đến loại 9  
được hạch toán kép, dùng đề kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính),  
áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn  
doanh thu, chi phi, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. Các TK ngoài  
bảng, gồm TK loại 0 được hạch toán đơn. Các TK loại 0 liên quan đến NSNN hoặc có  
nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013 014, 018) phải được phản ánh  
theo MLNSNN, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu  
cầu quản lý khác của NSNN.  
Các đơn vị HCSN áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số  
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 ca BTài chính vviệc Hướng dn chế độ kế  
toán hành chính, snghip (Phlc 01)  
1.3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán  
Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu  
giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế  
toán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế  
toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày  
10/10/2017 ca BTài chính vviệc Hướng dn chế độ kế toán hành chính, snghip.  
Đơn vị hành chính, sự nghiệp có tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước  
cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế  
toán để theo dõi riêng theo Mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác để phục vụ cho  
việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.  
Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán  
năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình thức kế toán  
đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sỏ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và  
thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu  
sổ kế toán.  
Có 3 hình thức kế toán được áp dụng tại đơn vị HCSN: (1) Nhật ký chung, (2)  
Nhật ký-Sổ cái, (3) Chứng từ ghi sổ. Đơn vị HCSN có thể áp dụng một trong ba hình  
thức này tùy theo đặc điểm hoạt động, quy mô của đơn vị, và có thể thực hiện ghi số  
thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán. Trong đó, hình thức Nhật ký-Sổ cái phủ  
hợp với các đơn vị quy mô nhỏ hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với các đơn vị quy  
mô trung bình, lớn; hình thức Nhật ký chung có thể áp dụng cho bất kỳ đơn vị ở quy  
mở nào.  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
12  
   
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
1.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính.  
a. Báo cáo tài chính  
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Đơn vị HCSN có trách  
nhiệm lập báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán (BCQT) vào cuối kỳ kế  
toán năm để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên trong đơn vị và bên  
ngoài đơn vị.  
Bảng 1.1: Danh mục Báo cáo tài chính  
Nơi nhận  
Ký hiệu  
biểu  
STT  
Tên biểu báo cáo  
Tài  
Cấp  
Thuế  
chính  
trên  
I
1
2
Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ  
B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính  
B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động  
x
x
x
x
x
x
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  
B03a/BCTC  
3
4
x
x
x
(theo phương pháp trực tiếp)  
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  
B03b/BCTC  
x
x
x
x
x
x
(theo phương pháp gián tiếp)  
5
II  
6
B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính  
Mẫu báo cáo tài chính đơn giản  
B05/BCTC  
Báo cáo tài chính  
x
x
x
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài  
chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên  
quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của  
đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về  
việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin BCTC  
của đơn vị HCSN là thông tin cơ sở để hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên.  
Các đơn vị HCSN lập BCTC theo mẫu biểu đầy đủ, trừ một số đơn có thể lựa  
chọn để lập BCTC theo mẫu biểu đơn giản. BCTC của đơn HCSN phải được nộp cho  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
13  
 
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
CQNN có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc  
kỳ kế toán năm (31/12).  
b. Báo cáo quyết toán  
Báo cáo quyết toán (BCQT) NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử  
dụng ngguồn kinh phí NSNN của đơn vị HCSN được trình bày chi tiết theo MLNSNN  
để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.  
Thông tin trên BCQT NSNN phục vụ cho việc đánh giá tính hình tuân thủ, chấp hành  
quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính và đơn vị chịu trách nhiệm  
thực hiện, là có căn cứ quan trọng giúp CQNN, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị  
kiếm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách đơn vị. Đơn  
vị HCSN có sử dụng NSNN phải lập BCQT ngân sách đối với phần kinh phí do  
NSNN cấp.  
Bảng 1.2: Danh mục Báo cáo quyết toán  
Nơi nhận  
STT  
Ký hiệu biểu  
Tên biểu báo cáo  
Tài  
Cấp  
chính  
trên  
1
2
B01/BCQT  
Báo cáo quyết toán KPHĐ  
x
x
Báo cáo chi tiết chi từ nguồn  
F01-01/BCQT NSNN và nguồn phí được khấu  
x
x
trừ, để lại  
Báo cáo chi tiết kinh phí  
F02-01/BCQT  
3
x
x
chương trình, dự án  
Báo cáo thực hiện xử lý kiến  
4
5
B02/BCQT  
B03/BCQT  
nghị của kiểm toán, thanh tra,  
x
x
x
x
tài chính  
Thuyết minh báo cáo quyết toán  
BCQT nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn NSNN)  
của đơn vị HCSN theo quy định của pháp luật phài thực hiện quyết toán với cơ quan  
cấp trên, cơ quan tài chinh và cơ quan có thẩm quyền khác Thông tìn trên Báo cáo  
quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính  
mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
14  
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN  
quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính  
sách áp dụng cho đơn vị Đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác,  
nếu có quy định phài quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì  
phải lập BCQT đối với các nguồn này. Thời hạn nộp BCQT năm của đơn vị HCSN có  
sử dụng kinh phí NSNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản  
hướng dẫn pháp luật về NSNN.  
1.4. Bài tập Chương 1  
Bài 1: Trình bày khái niệm, đặc đim hoạt động của các đơn vị hành chính snghip?  
Bài 2: Nêu các nhim vca kế toán Hành chính snghip?  
Bài 3: Trình bày các nguyên tc tchc công tác kế toán trong các đơn vHCSN ?  
Bài 4: Trình bày ni dung công tác kế toán hành chính snghip?  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
15  
 
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 2: Kế toán tiền, hàng tồn kho trong  
đơn vị hành chính sự nghiệp  
Chương 2:  
KẾ TOÁN TIỀN, HÀNG TỒN KHO  
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP  
Giới thiệu:  
Chương 2 giới thiệu các vấn đề cơ bản liên quan đến kế toán vốn bằng tiền và kế  
toán hàng tồn kho trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Kế toán tiền mặt; Kế  
toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà nước; Kế toán tiền đang chuyển; Kế toán NVL,  
CCDC; Kế toán sản phẩm hàng hóa  
Mục tiêu:  
Trình bày, nhận biết được các loại vốn bằng tiền của đơn vị hành chính sự  
nghiệp; trình bày được đặc điểm, các quy định của nhà nước trong việc theo dõi, quản  
lý tiền, hàng tồn kho  
Áp dụng được các nguyên tắc, phương pháp hạnh toán thu chi tiền mặt, tăng  
giảm tiền gửi, tiền đang chuyển, hạch toán hàng tồn kho, nhập, xuất kho các loại vật  
tư, sản phẩm hàng hóa trong đơn vị hành chính sự nghiệp  
Nội dung chính:  
2.1. Kế toán tiền  
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc kế toán  
Tiền là một bộ phận tài sản của đơn vị HCSN. Tiền được dùng làm phương tiện  
thanh toán và có thế chuyển đổi thành các loại tài sản khác một cách dễ dàng. Vì vậy  
tiền giữ một vai trò quan trong trong quá trình hoạt động của đơn vị.  
Tiền của đơn vị HCSN bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi KBNN hoặc ngân  
hàng và tiền đang chuyển. Tiền có thể tồn tại dưới nhiều hình thái tiền tệ khác nhau  
như tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Trong đó, tiền Việt Nam chủ yếu. Ngoại tệ thường  
phát sinh trong các nghiệp vụ nhận viện trợ của nước ngoài, nghiệp vụ xuất nhập khẩu  
hoặc các nghiệp vụ khác.  
Kế toán vn bng tin phi sdng thng nht một đơn vị tin tệ là đồng Vit  
Nam. Các nghip vphát sinh bng ngoi tphải được quy đổi ra đồng Vit Nam để  
ghi skế toán  
những đơn vị có nhp qutin mt hoc có gi vào tài khon ti Ngân hàng,  
Kho bc bng ngoi tthì phải được quy đổi ngoi tệ ra đồng Vit Nam theo tgiá  
quy định ti thời điểm phát sinh nghip vkinh tế để ghi skế toán;  
Khi xut qubng ngoi thoc rút ngoi tgửi Ngân hàng thì quy đổi ngoi tệ  
ra đồng Vit Nam theo tgiá hối đoái đã phản ánh trên skế toán theo mt trong hai  
phương pháp: Bình quân gia quyền di động; Giá thc tế đích danh.  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
16  
     
Kế toán hành chính sự nghiệp  
Chương 2: Kế toán tiền, vật tư, sản phẩm, hàng hóa  
2.1.2. Kế toán tiền mặt  
2.1.2.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý  
Tiền mặt là lượng tiền tồn tại dưới dạng hữu hình, do đơn vị nắm giữ nhằm đáp  
ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt và thường được bảo quản trong két sắt của đơn  
vị. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán toán quỹ tiền mặt, ghi chép  
ng ngày liên tục theo trình tự theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ tiền  
mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá  
trị ghi trên số kế toán, số quỹ và thực tế  
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày, thủ  
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế  
toán tiền mặt  
Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền  
tiện hiện hành và thủ tục thu, chi, nhập xuất quỹ, kiểm soát, kiểm kê quỹ của nhà nước.  
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng  
Tài khoản 111 - Tài khoản này dùng để phn ánh tình hình thu, chi, tn qutin  
mt của đơn vị, bao gm tin Vit Nam, ngoi t. Tài khon 111 - Tin mt có 2 tài  
khon cp 2:  
- Tài khon 1111- Tin Vit Nam: Phn ánh tình hình thu, chi, tn tin Vit Nam  
ti qutin mt.  
- Tài khon 1112- Ngoi t: Phn ánh tình hình thu, chi, tn ngoi t(theo  
nguyên tệ và theo đồng Vit Nam) ti qucủa đơn vị.  
Kết cu và ni dung phn ánh ca Tài khon 111- Tin mt  
Tài khon 111- Tin mt  
SDĐK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, tồn Các khoản tiền mặt giảm do:  
quỹ đầu kỳ.  
- Xut qutin mt, ngoi t;  
Các khoản tiền mặt tăng do:  
- Sthiếu ht quphát hin khi  
- Nhp qutin mt, ngoi t;  
kim kê;  
- Stha quphát hin khi kim kê;  
- Giá trngoi tgiảm khi đánh giá  
li số dư ngoại tti thời điểm báo  
cáo (trường hp tgiá gim).  
- Giá trngoi tệ tăng khi đánh giá lại số dư  
ngoi tti thời điểm báo cáo (trường hp tỷ  
giá tăng).  
SDCK: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, tồn  
quỹ cuối kỳ.  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
17  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 346 trang yennguyen 18/04/2022 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp - Ngành/nghề: Kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_nganhnghe_ke_toan.pdf