Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN  
Tôi cam đoan đây là công trinh nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,  
kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực chưa từng được  
công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.  
Tôi cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện khóa  
luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được  
ghi nguồn  
Nội, ngày .... tháng .... năm 2015  
SV thực hiện  
Phí Thị Hồng Mến  
i
   
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình thực hiện đề tài Đánh giá tình hình hoạt động dịch  
vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà  
Nội”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân  
tập thể, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã  
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.  
Tôi xin chân thành cm ơn các thy cô giáo trong Khoa Kinh tế và  
Phát trin nông thôn, trường Hc vin Nông Nghip Vit Nam đã dy bo  
và trang bcho tôi nhng kiến thc giúp tôi hoàn thành khóa lun tt  
nghip này.  
Đặc bit tôi xin bày tlòng biết ơn ti thy giáo TS. Nguyn Viết Đăng đã  
trc tiếp hướng dn tôi trong sut thi gian làm khóa lun tt nghip.  
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ lãnh đạo ủy  
ban nhân dân xã, các hợp tác xã và tập thể bà con trong xã Mai Lâm, huyện  
Đông Anh, thành phố Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi  
thực tập tại địa bàn.  
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và  
những người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập  
cũng như hoàn thành khóa luận này.  
Tuy đã nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này  
nhưng trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế không thể tránh khỏi  
những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý  
báu của thầy cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Nội, ngày....... tháng...... năm 2015  
Sinh viên  
Phí Thị Hồng Mến  
ii  
TÓM TẮT KHÓA LUẬN  
Đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công  
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp  
vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập  
trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển cùng với sự phát triển của cả đất  
nước. Những giải pháp đã được thực hiện trong thời gian qua là phát triển  
loại hình kinh tế tập thể với nòng cốt hợp tác xã. Hợp tác xã là một thành  
phần không thể thiếu. Cùng với kinh tế của đất nước thì hợp tác xã trở thành  
một nền tảng vững chắc của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ  
nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển của mình, hợp tác  
vẫn còn tồn tại những khó khăn vưỡng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến kết  
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và cần được giải quyết kịp thời.  
Mai Lâm là xã ngoại thành Hà Nội thuộc huyện Đông Anh, trong  
những năm qua phong trào phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở xã  
Mai Lâm không ngừng được củng cố và ngày càng thể hiện vai trò to lớn,  
nhất là trong nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển  
ngành nghề, cuộc sống nhân dân được cải thiện, mức sống tăng lên, đời sống  
văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của các  
hợp tác xã vẫn còn gặp không ít những vướng mắc, khó khăn. vậy, việc  
đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã nhằm nhận thức được những  
điểm tốt, điểm yếu của các hợp tác xã từ đó những giải pháp cải thiện và  
nâng cao hoạt động dịch vụ của hợp tác xã là cần thiết.  
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá  
tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông  
Anh, thành phố Nội”  
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn về hoạt động  
dịch vụ của hợp tác xã. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác  
iii  
 
tại xã Mai Lâm. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động  
dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm. Các khái niệm được tìm hiều qua  
nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các  
cơ sở luận về hoạt động dịch vụ đề tài đã bước đầu khái quá hóa khái niệm  
hoạt động dịch vụ.  
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương  
pháp nghiên cứu thu thập thông tin: thông tin sơ cấp ( số liệu do UBND xã  
Mai Lâm, các hợp tác xã, do điều tra hộ cung cấp..) thông tin thứ cấp, phương  
pháp xử lý thông tin hệ thống hóa số liệu, tổng hợp bằng tay và phần mềm  
EXCEL trên máy tính; phương pháp phân tích thông tin, thống kê mô tả, so  
sánh, phân tích SWOT, các tiêu chí cần thiết về doanh thu, chi phí lợi nhuận,  
các chỉ tiêu hiệu quả kết quả hoạt động.  
Tính đến hết năm 2014 toàn xã Mai Lâm có 1506 hộ thành viên, ngoài  
các hộ thành viên hợp tác xã có thuê thêm lao động làm dịch vụ. Số lượng  
cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp, cán bộ  
của các hợp tác xã được các thành viên tín nhiệm bầu lên. Ban quản trị có  
nhiệm kì 5 năm, các bộ phận chuyên môn còn đơn giản hoạt động chưa có  
hiệu quả cao.  
Các hợp tác xã dịch vụ tại xã Mai Lâm được chia làm 4 nhóm chính là  
hoạt động tốt, hoạt động khá, hoạt động trung bình và hoạt động yếu. Trong  
đó nhóm hoạt động khá và tốt đang có xu hướng tăng lên về lượng, nhóm  
hoạt động yếu đang có xu hướng giảm đi qua 3 năm qua. Các hợp tác xã tập  
trung chủ yếu cung cấp các loại dịch vụ cơ bản thiết yếu trong nông nghiệp  
như thủy lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, bảo vệ đồng điền, dịch vụ làm  
đất........và một số công tác khác để phục vụ các thành viên trong sản xuất  
nông nghiệp.  
iv  
Hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ bởi các hợp tác xã không cao  
thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu trên chi phí bỏ ra và tài sản sử dụng  
phục vụ cho dịch vụ sản xuất nông nghiệp.  
Hiện nay, dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật  
được hộ thành viên và hộ nông dân sử dụng nhiều nhất. Đa số các dịch vụ  
được đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu là khá cao ( trung bình khoảng  
70%). Chất lượng dịch vụ tương đối tốt như dịch vụ thủy lơi, dịch vụ cung  
ứng giống cây trồng, khuyến nông, bảo vệ thực vật bên cạnh đó vẫn những  
dịch vụ chất lượng chưa được đánh giá tốt, các hợp tác xã cần phải những  
giải pháp khắc phục cải thiện lại dịch vụ. Đánh giá mức độ hài lòng của  
các thành viên nhận thấy rằng đối với các loại dịch vụ khác nhau có mức độ  
hài lòng khác nhau và có một vài lý do dẫn đến sự không hài lòng đó là do  
chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ số lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ.  
Những khó khăn trong quá trình hoạt động dịch vụ như đầu ra cho sản phẩm  
nông nghiệp, trình độ cán bộ hạn chế, khó khăn về vốn, thiếu nhân lực,  
thương hiệu sản phẩm... Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch  
vụ của các hợp tác xã chủ yếu về khoa học kỹ thuật, vốn, trình độ cán bộ  
quản lý, chính sách của nhà nước..  
Để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai  
Lâm cần những định hướng giải pháp cụ thể:  
- Định hướng: Đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động sản xuất kinh  
doanh dịch vụ theo luật hợp tác xã. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ thàn  
viên nâng cao sự đóng góp ca thành phn này trong ttrng nông  
nghip ca xã. Tchc mrng quy mô, chuyn giao khoa hc kthut,  
công ngh, khuyến nông, khuyến ngư cho các hp tác xã. Từ đó nâng cao  
hiu quhot động đảm bo sbn vng da trên cơ smrng hp tác,  
hc hi kinh nghim để phát trin. Cùng vi đó là nâng cao cht lượng  
dch v, mrng thêm các hot động dch v, xây dựng cơ sở hạ tầng,... để  
v
các hợp tác xã hoạt động hiệu quả cao hơn giúp người dân và các hộ thành  
viên trong sản xuất..  
- Giải pháp: Đào tạo đội ncán bộ, nâng cao chất lượng lao động của các  
thành viên. Tăng cường vốn hoạt động, đầu tư tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng  
phục vụ cho các hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã. Nâng cao chất lượng  
dịch vụ, điều chỉnh giá cả dịch vụ hợp tác xã cung ứng phù hợp với điều  
kiện chi trả và chi phí bỏ ra trong sản xuất của người dân. Tăng cường điều  
chỉnh lại quy mô, hình thức cung ứng dịch vụ, mở rộng và phát triển các loại  
dịch vụ hợp tác xã chưa cung ứng hoặc cung ứng nhưng chưa đem lại  
hiệu quả trong sản xuất.  
Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã tại xã Mai  
Lâm cần phải những biện pháp, phối hợp cùng với sự quan tâm của các  
cấp, Nhà nước, chính quyền, các hợp tác xã và các hộ nông dân, hộ thành  
viên hợp tác xã.  
vi  
MỤC LỤC  
vii  
viii  
DANH MỤC BẢNG  
ix  
 
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN  
Hộp ý kiến 1...................................................................................................69  
Hộp ý kiến 2 ..................................................................................................72  
Hộp ý kiến 3...................................................................................................80  
Hộp ý kiến 4...................................................................................................82  
xii  
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
BQ  
: Bình quân  
BVTV  
CC  
: Bảo vệ thực vật  
: Cơ cấu  
CP  
: Chi phí  
DT  
: Doanh thu  
DV  
: Dịch vụ  
DT  
: Diện tích  
ĐVT  
HTX  
HTXDVNN  
HTXNN  
HTXDVTH  
ICA  
: Đơn vị tính  
: Hợp tác xã  
: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp  
: Hợp tác xã nông nghiệp  
: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp  
: Hiệp hội Hợp tác quốc tế  
: Tổ chức lao động quốc tế  
: Lao động  
ILO  
LĐ  
LN  
: Lợi nhuận  
NĐ  
: Nghị định  
NQ  
: Nghị quyết  
SL  
: Số lượng  
Tr.đ  
: Triệu đồng  
T.Ư  
: Trung ương  
xiv  
 
PHẦN I: MỞ ĐẦU  
1.1 Tính cấp thiết của đề tài  
Sự phát triển kinh tế một yếu tố quan trọng, quyết định sự bền vững  
và giàu mạnh của một quốc gia. Đối với Việt Nam, là một nước đang phát  
triển, bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc  
hậu, nên gặp rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó việc phát triển kinh tế không  
thể xem nhẹ. Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi Việt  
Nam phải một nền kinh tế thị trường tác xã có vai trò quan trọng trong  
phát triển kinh tế hội của đất nước  
Với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân và  
nông thôn.Vai trò nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vô cùng quan trọng.  
Để phát triển tối đa tiềm lực phát triển kinh tế nông nghiệp cần những biện  
pháp, các chính sách để thúc đẩy sự phát triển. Việc thực hiện tiếp tục, đổi  
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được Đảng và Nhà nước  
luôn được quan tâm. Hợp tác xã nông nghiệp đơn vị tổ chức sản xuất quan  
trọng ở nông nghiệp thời gian qua, rất nhiều HTX vẫn loay hoay trong định  
hướng hoạt động. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo  
luật HTX 2012 đang mang lại hiệu quả rệt. Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp  
tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về nghành nghề, lĩnh vực; số tổ  
hợp tác tiếp tục tăng, phần lớn các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc  
chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Nhiều hợp tác xã được củng cố, đổi  
mới về tổ chức hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ  
trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho  
người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ kinh tế  
khác bước đầu sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước  
khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định  
chính trị ở cơ ssự phát triển kinh tế- hội của đất nước.  
1
   
Nội thủ đô của cả nước, đô thị lớn đang trong quá trình công  
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, nhiệm vụ phát triển nông  
nghiệp và nông thôn cũng được chuyển dịch từ trọng tâm là sản xuất lương  
thực, thực phẩm sang sản xuất thực phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, chất  
lượng cao, an toàn và bảo vệ môi trường tạo cảnh quan, phát triển theo  
hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. HTX ở ngoại thành Hà Nội đóng vai trò  
tiên phong trong phong trào phát triển HTX của cả nước. Vấn đề cấp bách  
đặt ra đối với phát triển HTX ở ngoại thành Hà Nội phải đánh giá đúng  
thực trạng phát triển các HTX hiện nay, chỉ ra những điểm của từng loại hình  
HTX làm tốt, những tồn tại hạn chế vướng mắc HTX đang gặp phải từ đó đề  
xuất những định hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển, tăng cường  
sự liên kết và phát triển hệ thống HTX trong thời gian tới. Trong những năm  
qua Đảng và Chính phủ đã quan tâm đặc biệt đến thủ đô Nội, yêu cầu Hà  
Nội đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông  
thôn.  
Nằm ở vùng ngoại ô phía Bắc sông Hồng, huyện Đông Anh từ lâu là  
nguồn cung ứng trực tiếp số lượng khá lớn nông sản thực phẩm cho thị  
trường Thủ đô. Để duy trì nguồn cung, huyện đang kiên trì theo đuổi việc  
phát triển HTX ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu vực trung  
tâm huyện, các xã miền Đông, ven đê sông Hồng và sông Đuống. Phát triển  
HTX các vùng sản xuất hàng hóa. Trong xu thế phát triển chung của Hà  
Nội, kinh tế huyện Đông Anh gần đây chuyển nhanh sang công nghiệp đô  
thị. Đông Anh có 24 xã, thị trấn với tổng đất tự nhiên rộng trên 18000 ha, dân  
số gần 40 vạn người.  
Xã Mai Lâm là một thuộc địa phận huyện Đông Anh, Thành phố Hà  
Nội. một nằm ở ngoại thành Hà Nội cùng với Thành phố thực hiện các  
mục tiêu đề ra nhằm giúp cho sự phát triển của nông nghiệp nông thôn được  
diễn ra theo sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Diện tích đất  
2
tự nhiên của xã là 584,08 ha( năm 2014). Trong đó diện tích đất nông nghiệp  
là 290,7ha chiếm 49,77%, đất phi nông nghiệp là 288,2 ha chiếm 49,34%.  
Trong những năm qua với việc thực hiện các Nghị quyết, chính sách của  
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và HTX, xã Mai Lâm đã có  
những bước tiến trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn,  
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện Đông Anh nói riêng và cả  
nước nói chung. Đạt được các thành tựu như tạo công ăn việc làm, tăng thu  
nhập, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của người dân trong toàn xã.  
Nhưng các HTX vẫn gặp không ít những khó khăn trong công tác chuyển đổi,  
hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.  
vậy tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của  
các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Nội” làm  
đề tài nghiên cứu.  
1.2 Mục tiêu nghiên cứu  
Mục tiêu chung:  
Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã trên địa bàn xã  
Mai Lâm, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dịch vụ của các  
hợp tác xã trong thời gian tới.  
Mục tiêu cụ thể  
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn về hoạt động dịch vụ  
của các hợp tác xã.  
- Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã trên địa bàn xã  
Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Nội.  
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các  
hợp tác xã trên địa bàn xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Nội.  
1.3 Câu hỏi nghiên cứu  
- Hợp tác xã tại xã Mai Lâm hoạt động theo hình thức nào?  
3
   
- Các hợp tác xã tại xã Mai Lâm hiện nay có thực trạng hoạt động dịch  
vụ như thế nào?  
- Các dịch vụ của hợp tác xã được thực hiện như thế nào?  
- Các khó khăn, thuận lợi của hợp tác xã trong việc cung cấp các dịch  
vụ, hoạt động của hợp tác xã ?  
- Đề xuất giải pháp gì để hoàn thiện, nâng cao hoạt động dịch vụ của các  
hợp tác xã trong toàn xã Mai Lâm  
1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu  
- Tình hình tổ chức hoạt động dịch vụ của các Hợp tác xã.  
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu  
- Về không gian: Các Hợp tác xã trên địa bàn xã Mai Lâm, các hộ nông  
dân, cán bộ quản Hợp tác xã.  
- Về thời gian:  
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu thu thập từ năm 2012- 2014  
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được khảo sát từ năm 2015  
+ Các định hướng phát triển hợp tác xã xã Mai Lâm, huyện Đông Anh,  
Thành phố Nội.  
1.4.3 Phạm vi nội dung:  
Đề tài tập trung làm rõ tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã tại xã  
Mai Lâm huyện Đông Anh thành phố Nội qua đó đưa ra các kiến nghị  
hoàn thiện, nâng cao hoạt động của các hợp tác xã  
4
       
Phần II : Cơ sở luận thực tiễn về tình hình hoạt động dịch  
vụ của các HTX  
2.1 Cơ sở luận về tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã.  
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản  
Kinh tế tập thể là hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt hợp tác xã  
dựa trên cơ sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi  
những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và  
vừa thuộc các thành phần kinh tế, không gian giới hạn quy mô, lĩnh vực và  
địa bàn. Phân phối theo lao động, theo vốn góp và mưc độ tham gia dịch vụ,  
hoạt động theo các nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế  
tập thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn người nhiều  
vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện,  
bình đẳng cùng có lợi  
Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (International Co-operative  
Alliance – ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester- Vương Quốc Anh đã định  
nghĩa về hợp tác xã như sau: Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của  
cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu,  
nguyện vọng chung về kinh tế, hội văn hóa thông qua một tổ chức kinh  
tế cùng làm chủ chung và kiểm tra dân chủ  
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của  
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện  
liên kết lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà  
họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những  
khó khăn chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng cách sử dụng  
các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ lợi ích vật chất và  
tinh thần chung” (ILO, 2002)  
5
     
Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phợp  
với điều kiện nước mình. ở Việt Nam căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế -  
hội của đất nước Luât hợp tác xã được sửa đổi năm 2012:” HTX tổ chức  
kinh tế tập thể, đồng sở hữu, cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự  
nguyện thành lập hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh  
doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở  
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp  
HTX (Quốc hội, 2012)  
- Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp  
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) là tổ chức kinh tế tập thể  
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện  
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật HTX để phát huy sức mạnh  
tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện hiệu quả  
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ  
sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành  
nghề khác nông thôn  
HTX dịch vụ tổng hợp ( HTXDVTH) là một loại hình của HTXDVNN  
chịu trách nhiệm đảm nhiệm dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp  
cũng như cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm( đầu ra), dịch vụ giống ,  
bảo vệ thực vật, tưới tiêu, làm đất .... Tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, trình  
độ sản xuất tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từng loại  
hình dịch vụ có khác nhau  
Như vậy ta có thể hiểu HTX là một tổ chức kinh tế tập thể được các  
thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình  
đẳng, dân chủ, họ cùng nhau hợp tác thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh  
doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung.  
6
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 152 trang yennguyen 04/04/2022 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_hoat_dong_dich_vu_cua_cac_hop_t.doc