Luận văn Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
LƯU VĂN TRÁNG  
NĂNG SUẤT SINH SẢN  
CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE),  
F1 (YORKSHIRE X LANDRACE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC  
VÀ PIDU NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH  
LỢN GIỐNG DABACO  
Chuyên ngành:  
Mã số:  
Chăn nuôi  
60.62.01.05  
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình  
TS. Nguyễn Hoàng Thịnh  
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên  
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo  
vệ lấy bất kỳ học vị nào.  
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám  
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.  
Hà Nội, ngày tháng năm 2016  
Tác giả luận văn  
Lưu Văn Tráng  
i
LỜI CẢM ƠN  
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sự giúp  
đỡ tận tình của GS.TS Đặng Vũ Bình và TS Nguyễn Hoàng Thịnh đã nhiệt tình hướng  
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như đánh giá  
phân tích kết quả và hoàn thành luận án.  
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Di truyền – Giống vật  
nuôi, Khoa Chăn nuôi, các thầy cô Viện đào tạo Sau đại học, Học Viện Nông nghiệp  
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.  
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên  
Công ty TNHH Lợn giống DABACO trong quá trình triển khai thực hiện đề tài.  
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới  
nhà trường, các thầy cô, gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi  
trong suốt thời gian qua.  
Xin chân thành cảm ơn.  
Hà Nội, ngày  
tháng  
năm 2016  
Tác giả luận văn  
Lưu Văn Tráng  
ii  
MỤC LỤC  
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i  
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii  
Mục lục ...........................................................................................................................iii  
Danh mục chữ viết tt....................................................................................................... v  
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi  
Danh mục hình................................................................................................................ vii  
Trích yếu luận văn .........................................................................................................viii  
Thesis Abstract ................................................................................................................ ix  
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1  
1.1.  
1.2.  
1.3.  
1.4.  
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1  
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2  
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2  
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2  
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4  
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 4  
2.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng .................................................... 4  
2.1.2. Lai giống và ưu thế lai........................................................................................ 6  
2.1.3. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản  
của lợn nái......................................................................................................... 10  
2.1.4. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng  
tới khả năng sinh trưởng................................................................................... 19  
2.2.  
Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước .......................................... 24  
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 24  
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 27  
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 31  
3.1.  
3.2.  
3.3.  
3.4.  
3.5.  
Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 31  
Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 31  
Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 31  
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 32  
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32  
3.5.1. Theo dõi, thu thập dữ liệu................................................................................. 32  
3.5.2. Theo dõi lợn nái sinh sản.................................................................................. 32  
iii  
3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 36  
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38  
Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 39  
4.1.  
4.2.  
Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL)....................... 39  
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái F1(YL) và  
F1(LY).............................................................................................................. 45  
4.3.  
Năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng.................................................... 48  
4.3.1. Năng suất sinh sản theo loại nái ....................................................................... 48  
4.3.2. Năng suất sinh sản theo đực phối ..................................................................... 49  
4.3.3. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai.................................................................... 50  
4.3.4. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ .................................................................... 53  
4.3.5. Năng suất sinh sản qua các năm ....................................................................... 56  
4.3.6. Năng suất sinh sản qua hai vụ Đông – Xuân và Hè – Thu............................... 58  
4.4.  
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái sinh sản............................................... 59  
4.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ............................................................................. 59  
4.4.2. Hạch toán thu chi.............................................................................................. 62  
4.4.3. Lợi nhuận chăn nuôi lợn nái............................................................................. 65  
Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 68  
5.1.  
5.2.  
Kết luận............................................................................................................. 68  
Kiến nghị .......................................................................................................... 69  
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70  
iv  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
Chữ viết tắt  
D
Nghĩa tiếng Việt  
Duroc  
F1(LY)  
F1(YL)  
KLCS  
KLSS  
L
F1 (Landrace x Yorkshire)  
F1 (Yorkshire x Landrace)  
Khối lượng cai sữa  
Khối lượng sơ sinh  
Landrace  
P
Pie'train  
PD  
PiDu  
F1( Pie′train x Duroc)  
SCCS  
SCĐN  
SCSS  
SCSSS  
Y
Số con cai sữa  
Số con để nuôi  
Số con sơ sinh  
Số con sơ sinh sống  
Yorkshire  
v
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 3.1. Số lứa đẻ theo dõi......................................................................................... 31  
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn dùng cho các loại lợn............................... 32  
Bảng 3.3. Mức ăn hàng ngày cho các loại lợn ............................................................. 33  
Bảng 3.4. Khẩu phần ăn lợn nái nuôi con .................................................................... 33  
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của nái F1(YL) và F1(LY)......................... 39  
Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái F1(YL) và  
F1(LY) ......................................................................................................... 45  
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản theo loại nái................................................................... 48  
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản theo loại đực phối ......................................................... 49  
Bảng 4.5. Năng suất sinh sản theo tổ hợp lai ............................................................... 51  
Bảng 4.6. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ..................................................................... 53  
Bảng 4.7. Năng suất sinh sản theo năm........................................................................ 56  
Bảng 4.8. Năng suất sinh sản theo mùa vụ................................................................... 58  
Bảng 4.9. Số nái, ổ đẻ, lợn con sơ sinh sống và cai sữa trong 3 năm 2013,  
2014 và 2015................................................................................................ 60  
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn nái qua các năm 2013, 2014  
và 2015......................................................................................................... 60  
Bảng 4.11. Tỷ lệ các khoản thu qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) ......................... 62  
Bảng 4.12. Tỷ lệ các khoản chi qua các năm 2013, 2014 và 2015 (%) ......................... 63  
Bảng 4.13. Hạch toán thu chi sản xuất qua các năm 2013, 2014 và 2015 ..................... 65  
Bảng 4.14. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm và của 1 lợn con cai sữa .......................... 66  
vi  
DANH MỤC HÌNH  
Hình 4.1. So sánh số con sơ sinh/ổ, số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ khi  
được phối bởi đực D và PD ......................................................................... 50  
Hình 4.2. Khối lượng cai sữa/ổ được phối bởi đực D và PD phối............................... 50  
Hình 4.3. Số con sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai  
(LY x D), (LY x PD), (YL x D), (YL x PD)................................................ 52  
Hình 4.4. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai  
sữa/ổ qua các lứa đ..................................................................................... 54  
Hình 4.5. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa  
qua các năm.................................................................................................. 57  
Hình 4.6. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ qua hai vụ  
Đông – Xuân và Hè - Thu............................................................................ 59  
Hình 4.7. Số lứa đẻ/nái/năm qua các năm ................................................................... 61  
Hình 4.8. Số con cai sữa/nái/năm qua các năm, số con cái sữa/nái/năm..................... 61  
Hình 4.9. Tỷ lệ các khoản thu trung bình trong 3 năm ................................................ 62  
Hình 4.10. Tỷ lệ các khoản chi trung bình trong 3 năm ................................................ 64  
Hình 4.11. Hạch toán thu chi chăn nuôi lợn nái qua các năm 2013, 2014, 2015 .......... 65  
Hình 4.12. Hạch toán kinh tế của 1 nái/năm qua các năm 2013, 2014, 2015................ 67  
Hình 4.13. Hạch toán kinh tế của 1 lợn con cai sữa qua các năm 2013, 2014, 2015......... 67  
vii  
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN  
Tên tác giả: Lưu Văn Tráng  
Tên luận văn: “Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực  
Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO”.  
Ngành: Chăn nuôi  
Mã số: 60.62.01.05  
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam  
Mục đích nghiên cứu  
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh sản của các tổ hợp lai và hiệu  
quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO.  
Phương pháp nghiên cứu  
Nghiên cứu được tiến hành trên hai đàn nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với  
hai loại đực giống Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO trong  
khoảng thời gian từ 2011 đến 2015.  
Kết quả chính và kết luận  
Kết quả cho thấy: Nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống với đực Duroc có khoảng  
cách lứa đẻ ngắn hơn, các chỉ tiêu về số con/ổ, khối lượng sơ sinh/con, cai sữa/ổ và cai  
sữa/con cao hơn rõ rệt so với phối giống với đực PiDu. Trong 4 tổ hợp lai, tổ hợp lai  
(YL x D) đạt các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ cao nhất và khoảng  
cách lứa đẻ ngắn nhất. Ngược lại, tổ hợp lai (YL x PiDu) có các chỉ tiêu số con sơ sinh,  
sơ sinh sống và để nuôi/ổ thấp nhất và khoảng cách lứa đẻ dài nhất. Các chỉ tiêu số con  
sơ sinh, sơ sinh sống và để nuôi/ổ tăng dần từ lứa 1 đến lứa 6 và bắt đầu giảm từ lứa 7.  
Trong khi đó, khối lượng sơ sinh/ổ tăng từ lứa 1 đến lứa 5 và bắt đầu giảm từ lứa 6.  
Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, nhìn chung, các chỉ tiêu năng suất sinh sản có xu hướng  
năm sau luôn cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu số con sơ sinh, sơ sinh sống và cai sữa/ổ  
trong vụ Đông – Xuân đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con dài hơn vụ  
Hè –Thu. Ngược lại, các chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh và cai sữa/  
con trong vụ Hè – Thu đạt cao hơn, khoảng cách lứa đẻ và số ngày nuôi con ngắn hơn  
do với vụ Đông – Xuân.  
Nguồn thu của công ty chủ yếu là do bán lợn con cai sữa (chiếm 80,60%), từ  
bán lợn nái loại (11,74%), từ lợn thịt và lợn hậu bị loại (3,36%). Tổng chi trung  
bình chiếm 89,44% tổng doanh thu, trong đó cao nhất là chi về thức ăn (chiếm  
43,39%), thuốc thú y (14,5 %), lương-thưởng-phụ cấp (6,58%), giống gốc (5,23%),  
khấu hao chuồng trại và cơ sở vật chất (4,13%), điện nước-xăng dầu (3,24%). Lợi  
nhuận trung bình chiếm 10,56% doanh thu. Trung bình đầu tư nuôi 1 nái/năm khoảng  
35 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 4,2 triệu đồng/nái/năm. Chi cho sản xuất 1 lợn  
con cai sữa trung bình là 1,4 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 164.000đ/con  
viii  
THESIS ABSTRACT  
Master candidate: Luu Van Trang  
Thesis title: “Reproductive performance of F1(LY), F1 (YL) hybrid sows crossed  
with Duroc and PiDu males at DABACO Breeding Pigs Ltd. Company”.  
Major: Animal Science  
Code: 60.62.01.05  
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)  
Research Objectives  
The topic was executed to assess the reproduction performances of the hybrid and  
the economic efficiency of sows reared at DABACO pig-breeding ltd. company.  
Materials and Methods  
The study was conducted on two sows herds crossbred F1(LY) and F1 (YL)  
crossed with two Durroc and PiDu terminal boars that were reared at DABACO pig-  
breeding ltd. company in period from 2011 to 2015.  
Main findings and conclusions  
The results showed that: The crossbred F1(LY) and F1 (YL) sows crossed with  
Duroc boars had shorter intervals, litter size, body weight of piglet at birth, litter and  
piglet average weights at weaning were higher significally in comparison with PiDu  
boars. In 4 hybrid combinations, YLxD was highest in litter sizer, number of piglet born  
alive and shortest interval. In contrast, YLxPiDu had lowest in litter size, number of  
piglet born alive and largest interval. The indicators in litter size, number of piglet born  
alive increased from litter 1 to litter 6 and started decreasing from litter 7. Meanwhile,  
litter weight at birth increased form litter 1 to litter 5 and started decreasing from litter  
6. In the five years from 2011 to 2015, the reproductive performance tended to be the  
laster year always higher than the previous year. The indicators in litter size, number of  
piglet born alive and number of piglet at weaning in Winter-Spring were higher, but  
interval and lactation period were longer than in Summer-Fall. In contrast, the  
indicators in weaned litter weight, piglet weight at birth and at weaning in Summer-Fall  
were higher, interval and lactation period were shorter than in Winter-Spring.  
Source of revenue mainly due to sale of piglets weaned (80.60%), sale of cutted  
sows (11.74%), fattening pig and cutted gilt (3.36%). The average expenditures hold  
89.44% of total revenue, the highest of which were feed (43.39%), veterinary  
medicament (14.5%), salary-bonus-allowance (6.58%), breeding animals (5.23%),  
depreciation of buildings and infrastructure (4.13%), electric-water-petrol (3.24%).  
Average profit was 10.56% revenue. Average investment was about 35  
million/sows/year, profits was 4.2 million/sows/year. Average expenditure was 1.4  
million per weaned piglet and profits was VND 164,000.  
ix  
PHẦN 1. MỞ ĐẦU  
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI  
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp  
thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông  
dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.  
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có sự phát phát triển khá nhanh,  
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm qua các giai đoạn có xu hướng tăng lên  
rõ rệt. Trong 5 năm gần đây (2011-2015) tăng trưởng bình quân hàng năm  
5.5%/năm. Cùng với đó ngành chăn nuôi lợn đã, đang có những bước phát triển  
khá mạnh, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm  
đáp ứng nhu cầu đời sống ngày một cao của nhân dân.  
Ở nước ta, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 21,8 triệu con năm 2011 tăng  
lên 27,75 triệu con năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5.5%/năm. Sản lượng  
thịt lợn chiếm tỷ lệ 73% trong tổng sản lượng thịt sản xuất các loại trong nước.  
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến  
năm 2020”, định hướng phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa,  
từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  
Trong những năm tiếp theo, hướng phát triển ngành chăn nuôi cơ bản chuyển  
sang sản xuất theo phương thức trang trại, chăn nuôi công nghiệp, phấn đấu tỷ  
trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến đến năm 2020 đạt khoảng 42%.  
Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp  
định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, do đó các ngành kinh tế nói  
chung và ngành chăn nuôi nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh  
tranh, đặc biệt là cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm, đòi hỏi ngành  
chăn nuôi lợn cần nâng cao năng suất và chất lượng tăng sức cạnh tranh. Đây là  
một yêu cầu cấp thiết hiện nay.  
Việc nhập các giống lợn ngoại có sinh trưởng nhanh, sinh sản tốt, tỷ lệ thịt  
nạc cao như: Landrace (L), Yorkshire (Y), Duroc (D), Piétrain (P) đã trở thành  
yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn  
nuôi lợn ở nước ta. Nghiên cứu sử dụng các tổ hợp lai ngoại (x) ngoại nhằm sản  
xuất lợn thương phẩm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế đã  
được chú trọng trong những năm gần đây.  
1
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, việc sử dụng nái lai F1(LY); F1(YL) phối  
với đực ngoại đã được nhiều cơ sở chăn nuôi công nghiệp áp dụng. Các  
nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999), Trương Hữu Dũng và cs.  
(2004), Phan Xuân Hảo (2006), Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006),  
Vũ Đình Tôn (2010) đã xác nhận nái lai F1(LY) cho năng suất sinh sản cao  
hơn nái L hoặc Y thuần.  
Công ty TNHH Lợn giống DABACO là một Công ty thành viên của Công  
ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty được thành lập tháng 8 năm  
2008 với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là chăn nuôi lợn. Bắt đầu hoạt động chăn  
nuôi từ tháng 6 năm 2009, công ty có quy mô 3.000 lợn nái phẩm giống bố mẹ  
(trong đó có 2.400 lợn nái sinh sản và 600 lợn cái hậu bị) sản xuất lợn con giống  
nuôi thương phẩm.  
Xuất phát từ tình tình trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh  
sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Công  
ty TNHH Lợn giống DABACO”.  
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
Đề tài nhằm đánh giá khả năng sinh sản của các tổ hợp lai và hiệu quả kinh  
tế của chăn nuôi lợn nái tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO.  
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  
Nghiên cứu được tiến hành trên hai đàn nái lai F1(LY) và F1(YL) phối giống  
với hai loại đực giống D và PD nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO  
trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015.  
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  
1.4.1. Những đóng góp mới  
- Đánh giá năng suất sinh sản của hai loại nái lai F1(LY) và F1(YL) phối  
với đực D và PD trong điều kiện chăn nuôi của Công ty TNHH Lợn giống  
DABACO.  
- Đánh giá được các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái  
tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO.  
1.4.2. Ý nghĩa khoa học  
2
Luận văn góp phần làm phong phú thêm những dẫn liệu về khả năng sinh  
sản của lợn nái F1(LY) và F1(YL) phối với đực D và PD, đồng thời đánh giá  
được các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế của sản xuất chăn nuôi lợn nái sinh  
sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp.  
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn  
- Đánh giá đúng thực trạng tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) và F1(YL) phối  
với đực D và PD tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO.  
- Chỉ ra được các yếu tố cấu thành của hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản  
tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO.  
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU  
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố hàng đầu, quyết định đến thành công của  
chăn nuôi. Người chăn nuôi cần tạo được con giống có năng suất, chất lượng cao  
đảm bảo được khả năng cạnh tranh. Muốn vậy chọn lọc và lai tạo giống là việc rất  
quan trọng trong chăn nuôi giúp tăng được giá trị giống và tạo được ưu thế lai tối đa.  
Quá trình chọn lai chỉ thực sự hiệu quả khi người chăn nuôi có những kiến thức cơ  
bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng.  
Bởi bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đều được thể hiện qua kiểu hình đặc  
trưng riêng của nó; kiểu gen, dưới tác động của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ  
biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó.  
2.1.1. Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng  
2.1.1.1. Tính trạng số lượng  
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá thể,  
là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại.  
Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau:  
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ có  
một tác động nhỏ;  
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường;  
+ Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lượng bằng các phép đo;  
+ Các giá trị quan sát được của các tính trạng số lượng là biến liên tục.  
Tính trạng số lượng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn  
nuôi nói riêng được coi là tính trạng năng suất. Hầu hết các tính trạng có giá trị  
kinh tế của gia súc đều là tính trạng số lượng.  
Có 2 hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến tính trạng số lượng và  
mỗi hiện tượng di truyền này là cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền ở giống  
vật nuôi. Trước hết là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân  
thuộc càng gần, con vật càng giống nhau. Đó là cơ sở di truyền của sự chọn lọc.  
Thứ nữa là sự suy hoá cận thân và hiện tượng ưu thế lai. Đây là cơ sở của sự  
chọn phối để nhân thuần và lai tạo.  
4
Cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng đã được thiết lập bởi nhiều công  
trình nghiên cứu. Cho đến nay, di truyền học số lượng đã được nhiều nhà di  
truyền học thống kê bổ sung, nâng cao và trở thành ngành khoa học có cơ sở  
khoa học vững chắc, được ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống  
vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995).  
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng  
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác  
của một số cá thể được gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số lượng  
cũng như tính trạng chất lượng.  
Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ một tính trạng nào cũng được biểu thị thông  
qua giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình được biểu  
thị như sau:  
P = G + E  
Trong đó:  
P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic Value);  
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic Value);  
E: Sai lệch môi trường (Enviromental Deviation) .  
Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất hai locus trở lên thì giá trị kiểu  
hình của nó được biểu thị như sau:  
P = A + D + I + Eg + Es  
Trong đó A (Additive Value): Giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống.  
D (Dominant Deviation): Sai lệch trội;  
I (Interactive Deviation): Sai lệch tương tác;  
Eg (General Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường chung;  
Es (Special Enviromental Deviation): Sai lệch môi trường riêng.  
Qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở trên có thể  
thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần tác động những biện pháp sau:  
- Tác động về mặt di truyền (G): là nhiệm vụ của nhà làm công tác giống.  
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.  
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống.  
5
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi  
như thức ăn, chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, thú y...  
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng có hệ số di truyền thấp, hiệu  
quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngược lại, các tính trạng có hệ số  
di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu quả lai giống lại thấp.  
Ở lợn hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp còn  
các tính trạng có liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự sinh trưởng có hệ số di  
truyền cao.  
2.1.2. Lai giống và ưu thế lai  
2.1.2.1. Lai giống  
Nhân giống động vật đã diễn ra một sự thay đổi lớn, đó là việc áp dụng các  
hệ thống lai khác giống và khác dòng.  
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống  
khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng  
khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống  
hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau.  
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần  
số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.  
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của  
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối  
với một số tính trạng nhất định.  
2.1.2.2. Ưu thế lai  
Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull đưa ra và  
ngày nay được hiểu như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung  
bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức đề kháng đối với bệnh tật  
và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng tiêu hóa và hấp thu  
thức ăn tốt.  
Khi lai giữa hai giống thì con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống,  
nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể  
và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của  
giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1.  
6
Mô hình năng suất ở con lai với các công thức lai như sau:  
- Lai 2 giống:  
♂A♀B = HIAB + 1/2(gMB + gMA + gP + gP )  
A
B
- Lai 3 giống:  
♂C♀AB = 1/2(HICA+ HICB) + HM + 1/4 rIAB + 1/2(gM + gM + gP +  
AB  
AB  
C
C
gP  
)
AB  
Trong đó, I: cá thể; H: ưu thế lai; P: bố; M: mẹ; r: hiệu quả tái tổ hợp; g:  
năng suất của các giống sử dụng để lai.  
Cần phân biệt 3 biểu hiện sau đây của ưu thế lai:  
- Ưu thế lai cá thể (ký hiệu H  
I): Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật  
gây nên.  
- Ưu thế lai của mẹ (ký hiệu H  
M): Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật  
gây ra thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh mẹ). Chẳng  
hạn, nếu bản thân mẹ là con lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con  
khéo... mà con lai có được ưu thế lai này.  
- Ưu thế lai của bố (ký hiệu H  
B): Là ưu thế lai do kiểu gen mà bố con vật  
gây ra thông qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh bố). Ưu thế  
của bố không quan trọng bằng ưu thế lai của mẹ. Có rất ít tính trạng có được  
lai  
ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng, khả năng thụ thai, tình trạng sức  
khoẻ của con đực lai tạo nên ưu thế lai cho đời con của nó.  
* Có thể giải thích hiện tượng ưu thế lai bằng các giả thuyết sau:  
- Thuyết trội: giả thuyết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội  
đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các kiểu gen trội ở tất cả  
các locus.  
Nếu: Bố AAbbCCDDee x Mẹ aaBBccddEE, con F1 có kiểu gen  
AaBbCcDcEe.  
Kiểu gen trội xuất hiện nhiều hơn ở đời con là nguyên nhân của ưu thế lai.  
- Thuyết siêu trội: Thuyết này cho rằng các cặp gen dị hợp tử có tác động  
lớn hơn các cặp gen đồng hợp tử.  
Nghĩa là Aa > AA > aa  
7
Kiểu gen dị hợp ở đời con là nguyên nhân của ưu thế lai.  
- Thuyết siêu trội: Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một hay  
nhiều locus gây nên.  
- Tương tác gen: tương tác gen trong cùng một locus hoặc giữa các locus  
khác nhau cũng là nguyên nhân của ưu thế lai.  
Cơ sở thống kê của ưu thế lai  
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra:  
Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai  
khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng  
HF   dy2  
đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus:  
. Như vậy, ưu  
1
thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai  
quần thể.  
Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai khác  
nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, do đó HF2 = 1/2 HF1.  
Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận  
huyết. Theo Falconer (1993), ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng  
của mẹ. Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng  
tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ  
đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh  
hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. Ảnh hưởng của mẹ có thể được  
thực hiện trong quá thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này  
chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và  
được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Có 5 loại ảnh hưởng của mẹ:  
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân;  
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân;  
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ;  
- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con  
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.  
Khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu  
dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và  
ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của  
8
giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1.  
Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế  
lai của bố.  
Các tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu  
thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao,  
vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một giải pháp  
nhanh hơn, hiệu quả hơn.  
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai  
- Công thức lai  
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và cs.  
(1994), Mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ  
thể. Theo Trần Kim Anh (2000), Ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai  
của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai  
cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn  
sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống,  
tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3  
giống hoặc lai trở ngược thì số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số con  
cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1kg ở 28  
ngày tuổi so với giống thuần (Colin and Whittemore, 1998).  
- Tính trạng  
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di  
truyền cao nhưng cũng có tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng  
liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các  
tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao. Vì vậy để cải tiến tính  
trạng này, so với chọn lọc, lai giống là biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.  
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai  
cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể là 9%,  
ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể là  
12%, ưu thế lai của mẹ là 18% Richard (2000).  
- Sự khác biệt giữa nguồn gốc di truyền của bố và mẹ  
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng  
khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa  
chúng càng lớn bấy nhiêu. Nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một  
9
tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, với sự phân ly của các gen trong  
các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.  
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu  
thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có  
nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu  
hiện của ưu thế lai.  
- Điều kiện nuôi dưỡng: nếu chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo  
thì ưu thế lai có được sẽ thấp và ngược lại.  
2.1.3. Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản  
của lợn nái  
2.1.3.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản ở lợn nái  
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng  
đầu của người chăn nuôi. Yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là nâng cao  
khả năng sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho  
khâu sản xuất lợn thịt.  
Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nhưng các  
nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số tính trạng năng suất nhất  
định là các chỉ tiêu có tầm quan trọng kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.  
Holness (1994), (Nguyễn Thiện và cs., 2005) cho rằng các tính trạng năng  
suất sinh sản chủ yếu cho phép đánh giá lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu,  
tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động dục trở lại. Kết quả của một số nghiên cứu  
cho thấy các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp.  
Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản là:  
- Tuổi động dục lần đầu:  
- Lứa đẻ/nái/năm:  
- Số vú:  
0,30  
0,10 - 0,15  
0,30  
- Số con đẻ ra/ổ:  
0,15  
- Số con cai sữa/ổ:  
- Khối lượng lúc cai sữa:  
0,12  
0,17  
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn có hệ số di truyền là 0,27 và khoảng cách 2 lứa đẻ có  
hệ số di truyền là 0,08 (Nguyễn Thiện và cs., 2005).  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 87 trang yennguyen 04/04/2022 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY), F1(YL) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống DABACO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_suat_sinh_san_cua_lon_nai_lai_f1ly_f1yl_phoi_v.pdf