Giáo trình Marketing - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: MARKETING  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm  
2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình  
Ninh Bình, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham  
khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Toàn cu hoá, hi nhp kinh tế khu vc và quc tế là xu thế không tránh  
khi đối vi các quc gia, trong đó có Vit Nam. Đảng và Nhà nước ta chtrương  
chủ động hi nhp để phát trin và yêu cu các ngành phi xây dng ltrình hi  
nhp.  
Trong điều kiện đó, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt vi quy mô,  
cường độ phạm vi ngày càng rộng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải  
thay đổi tư duy kinh doanh, hướng tới khách hàng. Do vậy, Marketing trở  
thành môn hc không thể thiếu được đối với các học sinh, sinh viên khối  
kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu  
của học sinh, sinh viên khoa Kinh tế - Du lịch trường Cao đẳng Cơ giới Ninh  
Bình đã tổ chức biên soạn cuốn: “ Marketing ” với bố cục sau:  
Chương 1: Bản chất của Marketing  
Chương 2: Hệ thống nghiên cứu thông tin và môi trường Marketing  
Chương 3: Nghiên cứu hành vi khách hàng và phân đoạn thị trường  
Chương 4: Các quyết định về sản phẩm  
Chương 5: Các quyết định về giá cả  
Chương 6: Các quyết định về phân phối  
Chương 7: Các quyết định về xúc tiến  
Giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Chúng  
tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của những nhà  
nghiên cứu tất cả những người quan tâm để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ  
sung ngày càng hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Phạm Thị Thu Hiền  
2. Đào Thị Thủy  
3. Nguyễn Thị Nhung  
3
 
MỤC LỤC  
4
5
6
7
8
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Marketing  
Mã môn môn học: MH 17  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học được btrí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở;  
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của đun:  
+ Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn của trình độ Cao  
đẳng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế  
hội của đất nước hội nhập quốc tế;  
+ Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng, học sinh trực tiếp  
tham gia tiếp cận giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế  
phát triển hiện nay;  
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc  
học cao hơn để phát triển kiến thức kỹ năng nghề.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được bản chất, vai trò, chức năng của Marketing. Con đường  
phát triển của tư duy kinh doanh;  
+ Trình bày được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của  
doanh nghiệp.  
- Về kỹ năng:  
+ Phân tích được các nguy và các cơ hội do môi trường mang lại cho  
các doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai;  
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và  
doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm thị trường của doanh nghiệp;  
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định về giá, phân  
phối và xúc tiến.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong việc học tập,  
nghiên cứu môn học;  
+ Tiếp cận giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế  
phát triển hiện nay.  
Nội dung của môn học/mô đun:  
9
CHƯƠNG 1  
BẢN CHẤT CỦA MARKETING  
Giới thiệu:  
Nội dung chương 1 giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Marketing, vai trò và  
chức năng của Marketing trong doanh nghiệp. Các quan điểm quản trị  
Marketing và quản trị quá trình Marketing.  
Mục tiêu:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được các khái niệm, vai trò, chức năng của marketing;  
+ Trình bày được khái niệm quản trị marketing;  
+ Trình bày được các quan điểm quản trị marketing.  
- Về kỹ năng:  
+ Phân tích được mối quan hệ của chức năng Marketing với các chức  
năng khác trong doanh nghiệp;  
+ Ứng dụng quản trị qúa trình marketing.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động,  
tích cực trong việc học tập.  
Nội dung chính:  
1. Vai trò của marketing  
1.1. Sự ra đời của Marketing  
Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhằm giải  
quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu. Xuất phát từ nước Mỹ, sau đó được truyền  
dần sang các nước khác. Việt Nam đã tiếp nhần đưa vào giảng dạy môn  
học Marketing tại các trường học vào cuối những năm 80 đầu 90 khi nền kinh tế  
đang chuyển sang cơ chế thị trường.  
Marketing là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi  
trường cạnh tranh và dần dần được khái quát hoá và nâng lên thành lý luận khoa  
học. Do quá trình sản xuất hàng hoá phát triển, từ chỗ lao động thủ công đến lao  
động cơ giới hoá, sản xuất hàng hoá lớn, lượng hàng hoá cung cấp ngày càng  
nhiều dẫn tới vượt nhu cầu của thị trường. Mặt khác, mối quan hệ giữa người  
sản xuất người tiêu dùng ngày càng xa do xuất hiện các trung gian phân phối  
khi quy mô sản xuất ngày càng lớn. Do vậy, người sản xuất ngày càng ít có cơ  
hội hiểu được mong muốn của khách hàng. Đây những nguyên nhân căn  
bản dẫn tới hàng hoá sản xuất ra không bán được vì không đáp ứng nhu cầu của  
khách hàng. Hoàn cảnh này buộc các nhà sản xuất phải tìm tòi các phương pháp  
10  
     
khác nhau để tiêu thụ hàng hoá. Mỗi khi phương pháp không giải quyết được  
vấn đề đặt ra thì lại xuất hiện phương pháp mới thay thế. Do vậy, nội dung,  
phương pháp và duy kinh doanh cũng biến đổi để thích nghi với môi trường  
kinh doanh mới.  
Từ tư duy kinh doanh “bán những cái mình có sẵn” trong điều kiện cung  
nhỏ hơn cầu, các doanh nghiệp phải chuyển dần sang duy “bán cái mà khách  
hàng cần” khi cung vượt cầu cạnh tranh gia tăng. Đó chính là duy kinh  
doanh Marketing.  
Để thực hiện tư duy “bán cái mà khách hàng cần” thì nhà sản xuất phải  
hiểu rất rõ khách hàng của mình thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Do  
vậy, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động Marketing ở tất cả các giai đoạn của  
quá trình sản xuất, từ nghiên cứu thị trường để nắm bặt nhu cầu cho đến cả sau  
khi bán hàng.  
Phát hin nhu cu  
Sn xut ra sn phm  
Bán  
Dch vhu mãi  
Marketing đầu tiên được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng  
hoá tiêu dùng, rồi sau đó chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.  
Và trong thập kỷ gần đây, Marketing đã xâm nhập vào các ngành dịch vụ và phi  
thương mại. Từ chỗ chỉ hẹp trong lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn đầu,  
sau đó Marketing còn xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khác như chính trị, đào  
tạo, văn hoá - xã hội, thể thao...  
1.2. Các khái niệm cơ bản của Marketing  
1.2.1. Marketing là gì?  
Cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng Marketing với việc chào hàng  
(tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. vậy, họ quan niệm  
Marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng để cốt  
làm sao bán được hàng và thu được tiền về cho họ. Thậm chí, nhiều người còn  
đồng nhất Marketing với nghề đi chào hàng, giới thiệu dùng thử hàng (tiếp thị).  
Thực ra tiêu thụ hoạt động tiếp thị chỉ một trong những khâu của  
hoạt động Marketing. Hơn thế nữa đó lại không phải là khâu quan trọng nhất.  
Một hàng hoá kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, chất lượng thấp,  
kiểu dáng kém hấp dẫn, giá cả đắt thì dù cho người ta có tốn bao nhiêu công sức  
tiền của để thuyết phục khách hàng, việc bán chúng cũng rất hạn chế. Ngược  
lại, nếu như nhà kinh doanh tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng, tạo ra  
những mặt hàng phù hợp với nó, quy định một mức giá thích hợp, một  
11  
 
phương thức phân phối hấp dẫn và kích thích tiêu thụ hiệu quả thì chắc chắn  
việc bán những hàng hoá đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cách làm như vậy thể hiện  
sự thực hành quản điểm Marketing hiện đại vào kinh doanh. Người ta định nghĩa  
Marketing hiện đại như sau:  
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao  
đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng thể  
hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức)  
nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.  
Thông thường người ta cho rằng Marketing là công việc của người bán,  
nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm Marketing.  
Trên thị trường bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên  
kia thì bên đó thuộc vphía làm Marketing.  
Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã  
hội (cá nhân hay tổ chức) cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã  
hội khác.  
Người thực hiện  
Marketing  
Đối tượng được  
Marketing  
Đối tượng nhận  
sản phẩm  
(Chth)  
(Sản phẩm)  
(Khách hàng)  
Bất kỳ khi nào người ta muốn thuyết phục một ai đó làm một điều gì, thì  
tức là các chủ thể đó đã thực hiện hoạt động Marketing. Đó chính là Chính phủ  
thuyết phục dân chúng thực hiện sinh đẻ kế hoạch, một đảng chính trị thuyết  
phục cử tri bỏ phiếu cho ứng viên của mình vào ghế Tổng thống, một doanh  
nghiệp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, hay bản thân bạn thuyết phục các  
đồng nghiệp, bạn thực hiện ý tưởng mới của mình... Như vậy, hoạt động  
Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống hội, đối với các doanh nghiệp,  
các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước.  
Chủ thể Marketing có thể một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng  
chính trị, một tổ chức phi lợi nhuận cả một chính phủ.  
Đối tượng được Marketing, được gọi sản phẩm thể là:  
1. Một hàng hóa: mi Việt Tiến, ô tô Toyota...  
2. Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR...  
3. Một ý tưởng: Phòng chống HIV, sinh đẻ kế hoạch  
4. Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội...  
5. Một địa điểm: Khu du lịch Tuần Châu, Sapa...  
12  
6. Và cả một đất nước  
Đối tượng tiếp nhận các chương trình Marketing có thể người mua,  
người sử dụng, người ảnh hưởng, người quyết định...  
1.2.2. Nhu cầu, mong muốn  
Chúng ta đã thấy Marketing hiện đại hướng tới thoả mãn nhu cầu của thị  
trường, vì nhu cầu chính là động lực thôi thúc con người hành động nói chung  
và mua hàng nói riêng. Vậy nhu cầu là gì?  
* Nhu cầu.  
Nhu cầu những mong muốn nguyện vọng của con người về vật chất  
và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu chính là cảm giác thiếu hụt một cái  
đó mà con người cảm nhận được.  
Nhà tâm lý học người Mỹ Maslow đã phân chia nhu cầu của con người  
theo 5 cấp bậc khác nhau.....  
Nhu cầu là cái vốn của con người, Marketing chỉ phát hiện ra các nhu  
cầu tự nhiện của con người chứ không tạo ra nó.  
* Mong muốn.  
Mong muốn là nhu cầu dạng đặc thù, cụ thể. Mỗi cá nhân có cách riêng  
để thoả mãn mong muốn của mình tuỳ theo nhận thức, tính cách, văn hoá của  
họ.  
dụ: Đói một nhu cầu, nhu cầu này được đáp ứng bằng các cách khác  
nhau đối với các khách hàng khác nhau. Người thì muốn ăn cơm, người thì  
muốn ăn phở, người thì muốn ăn bánh mỳ... Cùng là cơm, người thì ăn cơm bụi  
bình dân, người thì muốn vào nhà hàng sang trọng. Cùng là nhu cầu thông tin,  
người thì dùng máy di động nhãn hiệu Nokia, LG, Motorola...  
Hiểu biết nhu cầu tự nhiên của khách hàng thôi thì chưa đủ. Người làm  
Marketing còn phải nắm được mong muốn của họ để tạo ra các sản phẩm đặc  
thù có tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp thắng lợi. Ai cũng biết là con người có  
nhu cầu ăn để tồn tại, nhưng cần phải đáp ứng nhu cầu đó như thế nào sao cho  
thoả mãn tối đa nhu cầu của con người.  
* Nhu cầu khả năng thanh toán  
Nhu cầu là vô hạn, trong khi đó khả năng thanh toán của con người là có  
hạn. vậy, khi nhu cầu của con người khả năng thanh toán thì các nhà kinh  
tế gọi cầu của thị trường.  
13  
 
Nhu cầu khả năng thanh toán là nhu cầu mà doanh nghiệp cần quan  
tâm trước hết, đây chính là cơ hội kinh doanh cần phải nắm bắt đáp ứng  
kịp thời.  
Đối với thị trường Việt Nam thì khả năng thanh toán là vấn đề rất quan  
trọng. Do vậy, sản phẩm phải vừa túi tiền của người tiêu dùng.  
dụ: mặc dầu nhiều loại hàng hoá của Trung Quốc chất lượng chưa cao,  
nhưng vẫn được khách hàng Việt Nam mua dùng. Lý do cơ bản là giá cả các  
hàng hoá đó vừa với túi tiền của đông đảo khách hàng Việt Nam, đặc biệt là  
nông thôn.  
1.2.3. Giá trị, chi phí và sự thoả mãn  
- Người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm tức là lúc này họ muốn mua  
lợi ích mà sản phẩm mang lại khi tiêu dùng. Đó chính là giá trị tiêu dùng của  
một sản phẩm. Và là căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm. Ta có  
thể hiểu:  
Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm sự đánh giá của người tiêu dùng về  
khả năng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu đối với họ.  
- Chi phí đối với một sản phẩm là toàn bộ những hao tổn người tiêu  
dùng phải bỏ ra để được giá trị tiêu dùng của nó.  
- Sự thoả mãn của người tiêu dùng là mức độ trạng thái cảm giác của họ  
khi so sánh giữa kết quả tiêu dùng sản phẩm với những điều họ mong đợi trước  
khi mua.  
1.2.4. Thị trường, sản phẩm  
* Thị trường  
Theo quan điểm Marketing, thị trường bao gồm con người hay tổ chức có  
nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng mua và có khả năng mua hàng hoá  
dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu mong muốn đó.  
Theo định nghĩa này, chúng ta cần quan tâm đến con người tổ chức có  
nhu cầu, mong muốn, khả năng mua của họ và hành vi mua của họ.  
* Sản phẩm  
Con người sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình.  
Marketing dùng khái niệm sản phẩm (product) để chỉ chung cho hàng hoá, dịch  
vụ.  
Sản phẩm bất kỳ cái gì có thể chào bán để thoả mãn nhu cầu, mong  
muốn.  
14  
   
Sản phẩm thể là hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng, địa điểm, con người... Cần  
lưu ý rằng người tiêu dùng không mua một sản phẩm mà mua một lợi ích, công  
dụng, sự hài lòng mà sản phẩm mang lại.  
1.2.5. Trao đổi  
Trao đổi việc trao cho người khác một thứ đó để nhận lại một sản  
phẩm mà minh mong muốn.  
Trao đổi một trong 4 cách mà con người thể được sản phẩm. Cách  
thứ nhất sản xuất ra sản phẩm, cách thứ 2 là lấy của người khác, cách thứ 3 là  
đi xin và cách thứ 4 trao đổi (mua là một hình thức của trao đổi).  
Để trao đổi được thực hiện, cần phải có các điều kiện sau đây:  
- ít nhất phải có hai bên;  
- Mỗi bên cần phải một thứ đó có giá trị đối với bên kia;  
- Mỗi bên đều khả năng giao dịch chuyển giao thứ mình có;  
- Mỗi bên đều quyền tự do chấp nhận hay từ chối đề nghị của bên kia;  
- Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.  
1.3. Vai trò, chức năng của Marketing trong doanh nghiệp  
1.3.1. Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp  
- Marketing quyết định sản xuất của doanh nghiệp.  
- Marketing giúp cho doanh nghiệp thay đổi phù hợp với thị trường và  
môi trường bên ngoài, giúp họ cung cấp cho thị trường đúng cái mà thị trường  
cần.  
- Nhờ Marketing thì doanh nghiệp thị trường sự kết nối với nhau,  
nhờ đó sản xuất thị trường được hoàn chỉnh trong một hệ thống.  
Doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng từ đó chiến  
lược về giá cả, địa điểm bán hàng... phù hợp đáp ứng được nhu cầu của người  
tiêu dùng.  
1.3.2. Chức năng của Marketing  
Hãy thử tưởng tượng: Bạn là giám đốc công ty A. Công ty của bạn không  
bộ phận Marketing và không hề quan tâm tới nó. Vì nghĩ rằng thật vô duyên  
khi bộ phận đó không thể sản xuất được hàng hoá cho công ty bạn. rồi bạn  
có hàng hoá trong tay, rồi sao nữa? Bạn sản xuất ra chỉ để ngắm thôi sao? Cho  
bạn có kênh phân phối đi. Thì hàng của bạn nằm ngay trên kệ một tiệm tạp  
hoá nào đó. Nhưng nhãn hiệu của bạn không hề được Marketing hay quảng cáo  
gì. Khách hàng mù thông tin về sản phẩm và không ấn tượng gì và nằm bên  
15  
       
cạnh đó một sản phẩm đã nổi tiếng? Bạn mua sản phẩm nào? =>Chức năng  
của Marketing đối với doanh nghiệp  
- Doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng (ai là khách hàng mục tiêu, họ đặc  
điểm gì, nhu cầu và mong muốn của họ như thế nào?)  
- Doanh nghiệp hiểu rõ môi trường kinh doanh (Môi trường kinh doanh có  
tác động tích cực hay tiêu cực đến DN)  
- Doanh nghiệp hiểu đối thủ cạnh tranh (Đối thủ nào đang cạnh tranh  
với doanh nghiệp, họ mạnh yếu thế nào so với doanh nghiệp)  
- Doanh nghiệp đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả nhất (chiến lược  
về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, xúc tiến)  
=> Muốn kinh doanh thành công, doanh nghiệp phải hiểu rõ mình, hiểu rõ  
đối phương, hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ thiên thời, địa lợi. Từ đó doanh nghiêp  
mới thể xây dựng nên chiến lược Marketing hướng tới thị trường.  
1.3.3. Mối quan hệ của Marketing với các chức năng khác  
Trong một doanh nghiệp nhiều chức năng:  
- Chức năng quản trị tài chính – kế toán  
- Chức năng quản trị nguồn nhân lực  
- Chức năng quản trị sản xuất  
- Chức năng quản trị Marketing  
- Chức năng nghiên cứu – phát triển  
Trong đó chức năng Marketing là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp  
thông qua các chức năng khác.  
Kế toán – tài chính  
Marketing  
Sản  
xuất  
Marketing  
Nhân  
sự  
Marketing  
Thị trường  
Marketing  
Nghiên cứu – phát triển  
16  
 
2. Quản trị marketing  
2.1. Thế nào là quản trị Marketing  
Cũng như các hoạt động khác trong doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu  
đặt ra, hoạt động Marketing cần phải được quản trị. Theo Ph. Kotler:  
Quản trị Marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện kiểm  
tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc  
trao đổi lợi với người mua được lựa chọn để đạt được mục tiêu đã định của  
doanh nghiệp.  
Như vậy, quản trị Marketing có liên quan trực tiếp đến việc:  
- Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu ước muốn của khách hàng;  
- Gợi mở nhu cầu của khách hàng  
- Phát hiện giải thích nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm  
mức cầu  
- Phát hiện những cơ hội và thách thức từ môi trường Marketing  
- Chủ động đề ra các chiến lược biện pháp Marketing để tác động lên  
mực độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho doanh nghiệp thể đạt  
được các mục tiêu đặt ra từ trước.  
2.2. Các quan điểm quản trị Marketing  
Marketing hình thành và phát triển trong một quá trình hoàn thiện không  
ngừng của nhận thức về quản trị doanh nghiệp. Cho đến nay, trên thế giới người  
ta đã tổng kết 5 quan điểm quản trMarketing. Có thể tóm tắt năm quan điểm đó  
như sau:  
a. Quan điểm tập trung vào sản xuất  
Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: người tiêu dùng sẽ ưa thích  
nhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. vậy, những nhà quản trị các  
doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất mở rộng  
phạm vi tiêu thụ.  
Theo quan điểm này, người tiêu dùng sẽ mua hết các sản phẩm của công  
ty, muốn được cung cấp nhiều hơn với giá ngày càng hạ. vậy trong quản trị  
Marketing công ty phải đầu tư phát triển & nâng cao năng lực sản xuất, khai  
thác triệt để nguồn hàng và giảm chi phí để đưa hàng hoá nhiều nhất vào thị  
trường với giá mua ngày càng hạ.  
Hàng hoá Trung Quốc xâm chiếm thị trường Việt Nam và nhiều thị  
trường khác trên thế giới nhgiá thấp chất lượng tầm tầm. Chiến lược này đã  
17  
     
thành công do thị trường nông thôn rộng lớn của Việt Nam nhiều nhu cầu tiêu  
dùng chưa được đáp ứng khả năng thanh toán chưa cao.  
Trong một công ty hướng về sản xuất các nhà quản cấp cao như Chủ  
tịch Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành có chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh  
vực sản xuất của công ty, còn bộ phận bán hàng là một phòng nhỏ thực hiện  
chức năng quảng cáo mà thôi.  
b. Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm  
Theo quan điểm này, người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm chất  
lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất. Từ đó, doanh nghiệp cần phải nỗ  
lực hoàn thiện sản phẩm không ngừng.  
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản  
phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là khi chất lượng sản phẩm  
còn thấp và yêu cầu hội nhập đặt ra gay gắt điều hết sức cần thiết. Nhưng nếu  
chỉ loay hoay vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến các đặc tính sản  
phẩm thì chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Bởi vì, nhu cầu của  
thị trường luôn luôn thay đổi.  
c. Quan điểm tập trung vào bán hàng  
Theo quan điểm này: Người tiêu dùng thường ngần ngại, chần trừ trong  
mua sắm hàng hoá. Do vậy, doanh nghiệp phải nỗ lực thúc đẩy bán hàng thì mới  
thành công.  
Theo quan điểm này, doanh nghiệp sản xuất rồi mới lo thúc đẩy tiêu thụ.  
Để thực hiện theo quan điểm này doanh nghiệp phải đầu tư vào tổ chức các cửa  
hàng hiện đại và chú trọng tuyển chọn huấn luyện nhân viên bán hàng có kỹ  
năng thuyết phục giỏi, chú ý đến công cụ quảng cáo, khuyến mại....  
Trong lịch sử, quan điểm này cũng mang lại thành công cho nhiều doanh  
nghiệp. Và cho tới ngày nay các kỹ thuật bán hàng, khuyến mại vẫn phát huy tác  
dụng. Tuy nhiên, nó không phải yếu tố quyết định. Ngày nay, nhiều người vẫn  
lầm tưởng Marketing là bán hàng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không đáp ứng  
được nhu cầu của khách hàng thì các nỗ lực nhằm vào bán hàng cũng sẽ là vô  
ích. Bạn sẽ vô ích khi thuyết phục một thanh niên mua bọ áo dài the, khăn xếp  
mặc với giá rất rẻ.  
Đối với công ty hướng về bán hàng thì nhà quản trị bán hàng trở thành  
người quan trọng nhất trong công ty, chức năng bán hàng là chức năng quan  
trọng nhất ở trong công ty. Họ người mang lại sự thành công cho công ty.  
18  
Theo quan điểm này, người bán hàng giỏi thể bán được mọi thứ hàng hoá, kể  
cả các hàng hoá mà khách hàng không ưa thích.  
d. Quan điểm Marketing  
Quan điểm Marketing khẳng định rằng: Chìa khoá để đạt được thành công  
trong kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và  
mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo  
sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức ưu thế hơn  
so với đối thủ cạnh tranh.  
Người ta thường đồng nhất quan điểm kinh doanh theo cách thức  
Marketing với quan điểm tập trung vào bán hàng. Nhưng về thực chất hai quan  
điểm đó rất khác biệt nhau. Ta có thể vạch ra những đặc trưng cơ bản của quan  
điểm này như sau:  
- Quan điểm Marketing bao giờ cũng tập trung vào những khách hàng  
nhất định được gọi thị trường mục tiêu- Bởi vì xét về nguồn lực thì không một  
công ty nào có thể kinh doanh trên mọi thị trường thoả mãn một cách ưu thế  
hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn.  
- Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu là vấn đề cốt lõi  
của quản trị Marketing- Bởi vì, không hiểu biết đúng nhu cầu và mong muốn  
của khách hàng thì không thể thoả mãn một cách tối ưu nhu cầu đó.  
- Sử dụng tổng hợp các công cụ khác nhau (Marketing hỗn hợp) – Bao  
hàm cả việc phối hợp các biện pháp Marketing để phát hiện ra nhu cầu thoả  
mãn tốt nhất nhu cầu đó của khách hàng...  
- Tăng li nhun trên cơ sthomãn nhu cu khách hàng. - Đim khác bit  
mu cht liên quan đến vic tìm cách tăng li nhun ca quan đim Marketing ở  
ch: vic tăng li nhun chỉ đặt ra trên cơ stăng mc độ thomãn ca khách  
hàng.  
e. Quan điểm Marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu  
dùng, nhà kinh doanh và xã hội.  
Quan điểm này còn được gọi là quan điểm Marketing đạo đức – xã hội.  
Đây là quan điểm xuất hiện gần đây nhất. Quan điểm này đòi hỏi phải kết hợp  
hài hoà giữa 3 lợi ích: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp lợi ích xã hội.  
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thoả mãn được hai lợi ích đầu nhưng  
đã lãng quên lợi ích xã hội như: gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt  
tài nguyên, gây bệnh tật cho con người... Kết quả bị hội lên án, tẩy chay.  
Vd: Công ty Vedan...  
19  
2.3. Quản trị quá trình Marketing  
a. Quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng  
Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào là cung ứng giá trị cho khách hàng  
để thoả mãn nhu cầu của họ, và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có 2 quan điểm  
cung ứng giá trị cho khách hàng.  
Theo quan điểm truyền thống, để cung ứng giá trị cho khách hàng, doanh  
nghiệp trước tiên cần phải sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp định giá, thông  
tin cho khách hàng, và tiêu thụ sản phẩm. Quan điểm này chỉ thành công trong  
điều kiện thị trường khan hiếm.  
Theo quan điểm hiện đại, quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng bao  
gồm 3 bước:  
- Bước 1: Lựa chọn giá trị. Trong bước này, cần tiến hành phân đoạn thị  
trường, lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp định vị sản phẩm (tức tạo ra  
sự khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh).  
- Bước 2: Tạo ra giá trị. Trong bước này công ty phải phát triển sản phẩm,  
dịch vụ kèm theo, định giá, tổ chức mạng lưới phân phối.  
- Bước 3: Thông báo và cung ứng giá trị. Trong bước này, doanh nghiệp  
thực hiện các hoạt động truyền thống như quảng cáo, khuyến mại và bán hàng.  
b. Quản trị quá trình Marketing  
Quá trình Marketing của doanh nghiệp bao gồm 5 bước sau đây:  
- Phân tích cơ hội Marketing  
- Phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu  
- Thiết kế các chiến lược Marketing  
- Hoạch định các chương trình Marketing  
- Tổ chức thực hiện kiểm tra các nỗ lực Marketing  
Sơ đồ quá trình Marketing của doanh nghiệp:  
Ph©n tÝch  
c¸c c¬ héi  
Marketing  
Ph©n ®o¹n vµ lùa  
chän thÞ tr-êng  
môc tiªu  
ThiÕt lËp  
chiÕn l-îc  
Marketing  
Ho¹ch ®Þnh c¸c  
ch-¬ng tr×nh  
Tæ chøc thùc hiÖn vµ  
kiÓm tra c¸c ho¹t ®éng  
Marketing  
Marketing  
20  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 169 trang yennguyen 19/04/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Marketing - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_marketing_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.doc