Giáo trình Kế toán ngân sách xã phường (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG  
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
Ban hành theo Quyết định số 1661/QĐ-CĐGTVTTWI ngày 31/10/2017  
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I  
Hà Ni, 2017  
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI  
TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG I  
GIÁO TRÌNH  
Môn học: Kế toán ngân sách xã, phƣờng  
NGHỀ:KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Hà Nội – 2017  
Mục lục  
Lời  
đầu………………………………………………………………………………4  
nói  
sách  
sách  
kế  
Chƣơng  
………………………………………5  
1. Khái niệm, nhiệm vụ  
………………………………………..5  
2. Tổ chức  
toán………………………………………………………………5  
3. Tổ chức vận dụng hệ thống  
toán…………………………………………6  
4. Vận dụng  
toán………………………………………………………….10  
5. Tổ chức hình thức kế toán và sổ sách kế toán………………………………………10  
1:  
Tổ  
chức  
công  
tác  
kế  
toán  
ngân  
của  
kế  
toán  
ngân  
bộ  
máy  
chứng  
khoản  
từ  
kế  
tài  
kế  
Chƣơng  
sách…………………………………………………..20  
1. Kế toán  
sách……………………………………………………………….20  
2:  
Kế  
toán  
thu  
chi  
ngân  
ngân  
kho  
thu  
2.  
bạc………………………………………………28  
3. Kế toán  
Kế  
toán  
thu  
ngân  
sách  
chƣa  
chi  
qua  
qua  
ngân  
kho  
sách………………………………………………………………..31  
4.  
bạc………………………………………………38  
5. Kế toán  
Kế  
toán  
chi  
ngân  
sách  
chƣa  
thu  
chi  
sự  
nghiệp……………………………………………………………42  
6. Kế toán chênh lệch thu chi ngân sách………………………………………………44  
Chƣơng  
định………………………………45  
1. Kế  
mặt…………………………………………………………………….45  
3:  
Kế  
toán  
vốn  
bằng  
tiền,  
vật  
tƣ,  
tài  
sản  
cố  
toán  
tiền  
2. Kế toán tiền gửi kho bạc……………………………………………………………50  
3. Kế toán vật liệu……………………………………………………………………..53  
4. Kế toán tài sản cố định……………………………………………………………..56  
5.  
định……………………………………………………64  
6. Kế toán sửa chữa  
định……………………………………………………65  
7. Kế toán xây dựng cơ bản dở dang………………………………………………….68  
Kế  
toán  
hao  
mòn  
tài  
sản  
cố  
tài  
sản  
cố  
Chƣơng  
4:  
Kế  
toán  
thành  
toán  
và  
nguồn  
vốn  
quỹ  
của  
………………………………77  
3
1.  
thu…………………………………………………………………..77  
2. Kế toán nợ  
trả…………………………………………………………………..81  
3. Kế toán thu hộ,  
hộ……………………………………………………………….88  
4. Kế toán quỹ công  
dùng………………………………………………………90  
5. Kế toán nguồn kinh phí hình thành TSCĐ………………………………………….94  
Kế  
toán  
nợ  
phải  
phải  
chi  
chuyên  
Chƣơng  
…………………………………..96  
1. Hệ thống báo cáo  
sách…………………………………..96  
5:  
Báo  
cáo  
kế  
toán  
và  
quyết  
toán  
ngân  
sách  
kế  
toán  
và  
quyết  
toán  
ngân  
2. Nội dung và phƣơng pháp lập báo cáo kế toán……………………………………..96  
3. Nội dung và phƣơng pháp lập quyết toán ngân sách………………………………103  
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………120  
Lời nói đầu  
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài  
chính, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soáy hoạt động tài  
chính. Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống kế toán nhà nƣớc  
cũng đã không ngừng đƣợc hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng  
cƣờng và năng cao chất lƣợng quản lý tài chính quốc gia. Trong công tác quản lý tài  
chính - ngân sách xã phƣờng. Luật  
Chƣơng 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã phƣờng, Luật ngân sách nhà nƣớc và  
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã hƣớng dẫn công tác quản lý tài chính – ngân  
sách xã từ quy định công tác xây dựng dự toán thu chi đến việc quản lý , cấp phát và  
hƣớng dẫn công tác Ngân sách xã.  
Để giúp những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực kế toán ngân sách và tài chính xã phƣơng  
nắm đƣợc quy định mới ban hành, tập thể giáo viên kê toán đã biên soạn bộ giáo trình  
này. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức biên soạn, nếu còn vấn đề cần góp ý, bổ sung,  
4
chỉnh sửa đề nghị các đơn vị và học viên có ý kiến tham gia để bộ tài liệu này đƣợc hoàn  
thiện hơn.  
Nội dung giáo trình gồm 5 chƣơng  
Chƣơng 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã  
Chƣơng 2: Kế toán thu chi ngân sách  
Chƣơng 3: Kế toán vốn bằng tiền, vật tƣ, tài sản cố định  
Chƣơng 4: Kế toán thành toán và nguồn vốn quỹ của xã  
Chƣơng 5: Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách  
Xin chân thành cảm ơn  
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã  
1. Khái nim, nhim vca kế toán ngân sách xã  
Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp  
thông tin kinh tế, tài chính của xã dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.  
Kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối  
tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản  
thu, chi tài chính; các khoản thu, chi ngân sách xã; nghĩa vụ thanh toán nợ; kiểm tra việc  
quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của xã; phát hiện và ngăn ngừa các  
hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, ngân sách. - Phân tích thông tin, số liệu  
kế toán, ngân sách; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản tý tài chính,  
ngân sách xã và quyết định kinh tế, tài chính của chính quyền cấp xã. - Cung cấp thông  
tin, số liệu kế toán, tài chính, ngân sách xã theo quy định của pháp luật.  
2. Tổ chức bộ máy kế toán  
2.1. Nội dung công việc kế toán  
5
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các  
khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã tại  
KBNN; - Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã qua  
Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân  
sách hoàn trả cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng; - Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản  
ánh các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã  
đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân  
sách xã chƣa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà  
nƣớc; - Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các  
khoản nợ phải trả của các đối tƣợng; Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã  
sử dụng chƣa thanh toán cho ngƣời bán, ngƣời nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác  
của xã; - Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi của  
các hoạt động tài chính khác nhƣ: thu chi các quỹ công chuyên dùng; thu, chi hoạt động  
sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác; -  
Kế toán vật tƣ, tài sản, đầu tƣ XDCB, nguồn vốn đầu tƣ XDCB và nguồn kinh phí đã  
hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí  
đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn  
giao, do đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến  
động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã  
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán  
Ủy ban nhân dân xã – phƣờng phải tổ chức ban tài chính xã và bố trí một ngƣời làm công  
tác tài chính – kế toán chuyên trách để giúp UBND xã xây dựng và thực hiện dự toán thu,  
chi ngân sách xã; lập báo cáo ngân sách hàng tháng, quyết toán ngân sách năm; tổ chức  
quản lý tài sản và tài chính Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định.  
Ban tài chính xã gồm 3 thành viên: Trƣởng ban(CHủ tịch UBND xã, kế toán trƣởng và 1  
thủ quỹ).  
3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán  
3.1. Phân loại chứng từ  
- Căn cứ vào hthng chng từ nhà nƣớc đã ban hành và ni dung kinh tế ca hot  
đng sn xut kinh doanh trong doanh nghiệp để la chn các mu chng từ ban đầu cho  
phù hp vi tng loi nghip vkinh tế tài chính phát sinh  
6
Hthng chng tkế toán áp dng cho các doanh nghiệp do nhà nƣớc ban hành bao  
gm:  
Loi 1: Hàng tn kho bao gm các biu mu: Phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho...  
Loi 2:Lao động - Tiền lƣơng bao gồm các biu mu: Bảng chấm công, bảng thanh  
toán...  
Loi 3: Bán hàng bao gm các biu mu: Hóa đơn bán hàng, cƣớc vận chuyển...  
Loi 4:Tin tbao gm các biu mu: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị...  
Loi 5: Tài sản cố định bao gm các biu mu: Biên bản giao nhận tài sản, thẻ TS...  
3.2. Quy định về lập và xử lý chứng từ  
Chứng từ kế toán phải có những nội dung chủ yếu sau:  
- Tên và số hiệu của chứng từ  
; - Ngày, tháng, năm lập chứng từ, ;  
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;  
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;  
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;  
- Số lƣợng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền  
của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;  
- Chữ ký, họ và tên của ngƣời lập, ngƣời duyệt và những ngƣời có liên quan đến chứng từ  
kế toán.  
Lập chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến ngân  
sách và hoạt động tài chính xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế  
toán đều phải có chứng từ kế toán chứng minh. Chứng từ kế toán chỉ đƣợc lập một lần  
cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập rõ ràng, đầy đủ, kịp  
thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu chứng từ. Trong trƣờng hợp chứng từ kế  
toán chƣa có qui định mẫu thì xã đƣợc tự lập chứng từ kế toán do xã qui định nhƣng phải  
có đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán qui định dƣới đây. Nội dung nghiệp  
vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không đƣợc viết tắt, không đƣợc tẩy xoá, sửa  
chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ  
trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và  
ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch  
chéo vào tất cả các liên của chứng từ viết sai. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đủ số liên  
qui định cho mỗi chứng từ. Trƣờng hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một  
7
nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để  
giao dịch với tổ chức, cá nhân gửi ra bên ngoài xã thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu  
của UBND xã. Ngƣời lập, ngƣời ký duyệt và những ngƣời khác ký tên trên chứng từ kế  
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.  
Ký chứng từ kế toán  
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký của những ngƣời có trách nhiệm theo quy định cho  
từng chứng từ. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chƣa ghi đủ nội dung chứng từ  
thuộc trách nhiệm của ngƣời ký. Những ngƣời ký trên chứng từ phải chịu trách nhiệm về  
tính chính xác, trung thực về nội dung, số liệu trên chứng từ.  
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải đƣợc ký bằng bút mực. Không đƣợc ký chứng từ kế  
toán bằng bút chì hoặc bằng bút mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký đã khắc sẵn. Chữ ký của  
chủ tài khoản và chữ ký của kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán phải đúng với mẫu  
chữ ký đã đăng ký với Kho bạc nơi xã mở tài khoản giao dịch. Chữ ký trên các chứng từ  
kế toán của một ngƣời phải nhƣ nhau.  
- Đối với những chứng từ chi tiền, chuyển tiền hoặc chuyển giao tài sản phải đƣợc Chủ  
tịch UBND xã hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền và kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán ký  
duyệt trƣớc khi thực hiện. Chữ ký trên những chứng từ kế toán chi tiền, chuyển tiền,  
chuyển giao tài sản phải ký theo từng liên.  
Trình tự kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán  
a) Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán Tất cả các chứng từ kế toán do xã lập hay do bên  
ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán xã. Bộ phận kế toán phải kiểm tra  
những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh đầy đủ tính pháp lý của chứng từ  
thì mới dùng để ghi sổ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán nhƣ sau:  
- Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán;  
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán; Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện  
có hành vi vi phạm chính sách chế độ, các qui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà  
nƣớc, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho  
Chủ tịch UBND xã biết để xử lý kịp thời đúng pháp luật hiện hành.  
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ  
ràng thì ngƣời chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại và hƣớng dẫn làm hoàn  
thiện thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.  
8
b) Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các  
bƣớc sau:  
- Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán;  
- Kiểm tra và ký chứng từ kế toán;  
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;  
- Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán.  
Các hành vi bị nghiêm cấm về chứng từ kế toán  
- Thu các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền đóng góp của dân không giao vé, dán tem hoặc  
viết và giao Biên lai thu tiền cho dân;  
- Xuất, nhập quỹ hoặc bàn giao tài sản không có chứng từ kế toán;  
- Giả mạo chứng từ kế toán để tham ô tài sản, tiền quỹ của công;  
- Hợp pháp hóa chứng từ kế toán;  
- Chủ tịch UBND xã hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền và kế toán trƣởng hoặc ngƣời phụ trách  
kế toán ký tên trên chứng từ kế toán khi chứng từ chƣa ghi đủ nội dung;  
- Xuyên tạc hoặc cố ý làm sai lệch nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát  
sinh trên chứng từ kế toán;  
- Sửa chữa, tẩy xóa hoặc viết chèn trên, chèn dƣới trong chứng từ kế toán;  
- Huỷ bỏ chứng từ kế toán khi chƣa hết thời hạn lƣu trữ theo qui định; - Sử dụng các  
mẫu chứng từ kế toán không đủ các nội dung qui định cho chứng từ kế toán.  
Sắp xếp, bảo quản chứng từ kế toán  
- Chứng từ kế toán sau khi sử dụng để ghi sổ kế toán phải đƣợc phân loại theo nội dung  
kinh tế, sắp xếp theo trình tự thời gian và đóng thành từng tập, ngoài mỗi tập ghi: Tên tập  
chứng từ, tháng..., năm... từ số... đến số... hoặc số lƣợng chứng từ trong tập chứng từ. Các  
tập chứng từ đƣợc lƣu tại bộ phận kế toán thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế  
toán năm, sau đó chuyển vào lƣu trữ theo qui định.  
- Biểu mẫu chứng từ kế toán chƣa sử dụng phải đƣợc bảo quản cẩn thận, không đƣợc để  
hƣ hỏng, mục nát. Chứng từ kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nƣớc chƣa sử  
dụng phải đƣợc quản lý theo chế độ quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán có  
giá trị nhƣ tiền trong thời hạn có giá trị sử dụng phải đƣợc quản lý nhƣ tiền.  
Chứng từ kế toán sao chụp: Chứng từ kế toán sao chụp phải đƣợc chụp từ bản chính và  
phải có chữ ký và dấu xác nhận của ngƣời có trách nhiệm của đơn vị kế toán nơi lƣu bản  
chính hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán  
9
trên chứng từ kế toán sao chụp. Chứng từ kế toán sao chụp chỉ thực hiện trong các trƣờng  
hợp sau:  
- Xã có thực hiện dự án viện trợ của nƣớc ngoài theo cam kết, nếu phải nộp bản chứng từ  
chính cho nhà tài trợ nƣớc ngoài. Trƣờng hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và  
dấu xác nhận của Chủ tịch UBND xã.  
- Xã bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính chứng từ kế  
toán. Trƣờng hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của ngƣời đại  
diện cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.  
- Chứng từ kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân khách quan nhƣthiên tai, hoả  
hoạn. Trƣờng hợp này, xã phải đến đơn vị mua hoặc bán hàng hoá, dịch vụ và các đơn vị  
khác có liên quan để xin sao chụp chứng từ kế toán bị mất. Trên chứng từ kế toán sao  
chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị mua,  
đơn vị bán hoặc của đơn vị kế toán khác có liên quan  
Sử dụng, quản lý và in mẫu chứng từ kế toán Tất cả các xã đều phải thực hiện theo đúng  
mẫu chứng từ kế toán qui định trong chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành  
theo Quyết định 94/2004/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Mẫu chứng từ kế toán in  
sẵn phải đƣợc bảo quản cẩn thận, không đƣợc để mất mát, hƣ hỏng, mục nát hoặc bị lợi  
dụng. In và phát hành mẫu chứng từ:  
- Các đơn vị khi in mẫu chứng từ kế toán ngân sách và tài chính xã phải thiết kế và in  
theo đúng nội dung mẫu chứng từ đã quy định;  
- Mẫu chứng từ kế toán thuộc nội dung thu nộp ngân sách hoặc Biên lai thu tiền do Bộ  
i chính thống nhất quản lý phát hành. Trƣờng hợp in và phát hành Biên lai thu tiền và  
các loại vé phục vụ cho việc quản lý các khoản thu ở xã thực hiện theo sự uỷ quyền bằng  
văn bản của Bộ Tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố.  
3.3 Hệ thống chứng từ  
Hệ thống mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm  
các loại:  
- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này gồm 14 mẫu;  
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán HCSN áp dụng cho kế toán ngân sách và tài  
chính xã;  
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc và  
các văn bản khác  
10  
4. Vận dụng tài khoản kế toán  
(1) Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ  
thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Chế độ kế toán Ngân  
sách và các hoạt động tài chính khác ở xã quy định Hệ thống tài khoản gồm có:  
Tài khoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân.  
Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thập phân.  
Tài khoản cấp III gồm 5 chữ số thập phân.  
(2) Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản:  
Các xã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong chế độ này để lập danh mục  
tài khoản cấp I, cấp II áp dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xã.  
Các xã có thể mở thêm tài khoản cấp III. Trƣờng hợp mở thêm tài khoản cấp I, cấp II  
phải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Tài chính tổng hợp gửi Bộ Tài chính xem xét chấp  
thuận trƣớc khi thực hiện. Đối với các xã hạch toán theo phƣơng pháp “kế toán đơn” thì  
không sử dụng tài khoản để hạch toán.  
5. Tổ chức hình thức kế toán và sổ sách kế toán  
(1) Sổ kế toán Các xã thực hiện phƣơng pháp "kế toán kép" có 2 loại sổ kế toán:  
a) Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký  
- Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế  
phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghi chép, hệ thống các nghiệp vụ  
kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán). Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh  
tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình  
hình biến động về tiền, vật tƣ, tài sản, công nợ và các hoạt động tài chính khác.  
Nhật ký - Sổ Cái phải có đầy đủ các yếu tố sau:  
+ Ngày, tháng ghi sổ;  
+ Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;  
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh;  
+ Số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính;  
+ Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có 2 cột Nợ và Có. Số lƣợng các cột trên Nhật  
ký - Sổ Cái nhiều hay ít phụ thuộc vào số lƣợng tài khoản xã áp dụng;  
+ Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của từng tài khoản.  
- Sổ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh  
theo từng đối tƣợng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái chƣa phản ánh đƣợc. Số  
11  
liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân sách theo Mục lục  
ngân sách, theo nội dung kinh tế và các đối tƣợng kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi  
tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ  
cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và hệ  
thống hóa từng loại tài sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản lý. Căn  
cứ vào yêu cầu quản lý của ừng xã và hƣớng dẫn chung quy định tại Chế độ kế toán Ngân  
sách xã, đơn vị kế toán quy định kết cấu của các sổ kế toán chi tiết phù hợp với điều kiện,  
khả năng, yêu cầu quản lý của mình. Sổ kế toán chi tiết có các yếu tố sau:  
- Tên sổ;  
- Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II;  
- Ngày, tháng ghi sổ;  
- Số hiệu ngày, tháng chứng từ;  
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế;  
(2) Mẫu sổ kế toán Sổ kế toán ghi chép bằng tay phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn và  
đóng thành quyển. Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung  
thực, chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi ngân sách, thu, chi các  
quỹ công chuyên dùng, tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tiền, quỹ, tình hình công nợ,  
tình hình đóng góp của nhân dân nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc  
điều hành ngân sách của Chủ tịch UBND xã và công khai tài chính theo qui định của  
pháp luật. Nghiêm cấm để ngoài sổ kế toán bất kỳ một khoản thu, chi, một loại tài sản,  
tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của nhân dân. Đối với các sổ kế toán sử dụng  
trong chƣơng trình phần mềm kế toán ngân sách và tài chính xã thì mẫu sổ phải có đầy đủ  
các nội dung chủ yếu qui định cho sổ kế toán: Ngày, tháng ghi sổ; số hiệu và ngày, tháng  
của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài  
chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; số  
dƣ đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ.  
(3) Mở sổ kế toán - Trƣớc khi sử dụng sổ kế toán phải thực hiện các thủ tục sau: Ngoài  
bìa và trang đầu sổ (góc bên trái) phải ghi rõ tên xã, huyện, tỉnh, cấp Ngân sách; giữa bìa  
ghi tên sổ, ngày mở sổ, năm ngân sách và ngày khoá sổ; phần dƣới của bìa sổ ghi họ tên  
ngƣời ghi sổ, họ tên, đóng dấu của chủ tài khoản.Trƣờng hợp sổ kế toán chuyển giao cho  
ngƣời khác thì phải có chữ ký xác nhận của Chủ tịch UBND xã và ngƣời giữ sổ.  
12  
Các trang sổ phải đánh số trang từ 1 đến hết trang sổ và giữa 2 trang sổ phải đóng dấu  
giáp lai của xã.  
Trƣờng hợp sử dụng Sổ tờ rời: Các tờ sổ (tờ thẻ) sau khi sử dụng phải đƣợc sắp xếp theo  
trình tự thời gian và đƣợc bảo quản.  
Khi kết thúc kỳ kế toán năm, kế toán phải đóng thành quyển và làm đầy đủ thủ tục pháp  
lý nhƣ đối với sổ đóng quyển. Trƣờng hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính: Sổ kế toán  
thiết kế trên máy phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ. Riêng Sổ  
Cái dùng loại Sổ Cái ít cột (mỗi tài khoản sử dụng 1 trang hoặc 1 số trang sổ) thay cho  
Nhật ký- Sổ Cái.  
Cuối tháng, sau khi khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải tiến hành in sổ kế toán ra giấy  
và đóng thành từng quyển riêng. Sau đó phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý nhƣ sổ kế toán  
ghi bằng tay. Các sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới đƣợc coi là hợp  
pháp.  
- Mở sổ kế toán đầu năm: Đầu năm phải mở sổ kế toán cho năm ngân sách mới (bao  
gồm Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết) để tiếp nhận số dƣ từ sổ năm cũ chuyển  
sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm ngân sách mới từ  
ngày.  
+ Sổ Nhật ký - Sổ Cái: Đầu năm phải chuyển toàn bộ số dƣ của các tài khoản trên sổ  
Nhật ký - Sổ Cái năm cũ thành số dƣ đầu năm trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái năm mới. Số dƣ  
này bao gồm cả số dƣ của Tài khoản (đây là số thu ngân sách, số chi ngân sách luỹ kế từ  
đầu năm đến cuối ngày 31/12 thuộc ngân sách năm trƣớc).  
+ Sổ kế toán chi tiết: Đầu năm phải mở đầy đủ các sổ kế toán chi tiết để chuyển số dƣ từ  
sổ năm trƣớc sang. Riêng các sổ sau đây không phải chuyển số liệu sang sổ năm mới.  
Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, năm  
(2) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái Ghi hàng ngày Ghi  
cuối tháng, quý, năm Đối chiếu số liệu cuối tháng, năm "Sổ tài sản cố định" đƣợc sử  
dụng cho nhiều năm, khi nào hết sổ (hết cột ghi hao mòn) mới chuyển sang sổ mới; "Sổ  
thu ngân sách xã", "Sổ chi ngân sách xã", "Sổ tổng hợp thu ngân sách xã", "Sổ tổng hợp  
chi ngân sách xã": Số liệu trên 4 sổ này không phải chuyển sang sổ mới, mà để nguyên  
trên sổ năm cũ để hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong thời gian  
chỉnh lý quyết toán và theo dõi cho đến khi quyết toán năm trƣớc đƣợc HĐND xã phê  
chuẩn.  
13  
(4) Trình tự ghi sổ kế toán Các đơn vị kế toán có thể thực hiện công tác ghi sổ kế toán  
bằng máy vi tính theo phần mềm đƣợc cài đặt thống nhất hoặc ghi sổ kế toán theo  
phƣơng pháp thủ công ( bằng tay). Mỗi phƣơng pháp ghi sổ có trình tự kế toán phù hợp,  
cụ thể: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính: Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy  
vi tính đƣợc thực hiện thống nhất theo chƣơng trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định,  
theo đó:  
* Ghi sổ Nhật ký – Sổ cái: - Cách sắp xếp các tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái do đơn vị  
kế toán quy định, thông thƣờng để tiện cho việc theo dõi, sử dụng ghi sổ kế toán, đơn vị  
kế toán cấp xã sắp xếp các tài khoản trong sổ kế toán nhƣ sau:  
+ Những tài khoản phát sinh thƣờng xuyên xếp phía trƣớc, những tài khoản ít phát sinh  
xếp phía sau. Các tài khoản cấp 1 xếp phía trƣớc, tài khoản cấp 2 xếp phía sau;  
+ Những tài khoản có quan hệ đối ứng thƣờng xuyên với nhau xếp gần nhau.  
- Đầu kỳ kế toán: Đơn vị kế toán chuyển số dƣ các tài khoản cấp I, cấp II kỳ trƣớc thành  
số dƣ đầu kỳ của Nhật ký - Sổ cái kỳ này.  
- Ghi chép hàng ngày: Hàng ngày, khi nhận đƣợc chứng từ kế toán, ngƣời làm công tác  
kế toán phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản  
ghi Có để ghi vào Nhật ký- Sổ Cái. Mỗi chứng từ kế toán đƣợc ghi vào Nhật ký - Sổ Cái  
một dòng đồng thời ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ Cái. Đối với những chứng từ kế toán cùng  
loại có cùng nội dung phát sinh nhiều lần trong 1 ngày (nhƣ Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu  
xuất, Phiếu nhập vật liệu...) có thể tiến hành phân loại chứng từ để lập Bảng tổng hợp  
chứng từ kế toán cùng loại theo từng nội dung. Sau đó, căn cứ vào số tổng cộng trên từng  
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái một dòng.  
- Tổng hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu cuối tháng, năm:  
+ Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào  
Nhật ký- Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng tổng số tiền  
của cột số phát sinh ở phần Nhật ký, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dƣ  
cuối tháng của từng tài khoản ở phần Sổ Cái;  
+ Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu dòng cộng phát sinh tháng trên Nhật ký - Sổ Cái, bằng  
cách cộng tổng số phát sinh Nợ và cộng tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản  
phản ánh ở phần Sổ Cái đối chiếu với tổng số tiền ở cột cộng phát sinh của phần Nhật ký.  
Căn cứ vào dòng số dƣ cuối kỳ các tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái tiến hành cộng tất cả  
số dƣ Nợ các tài khoản và cộng tất cả số dƣ Có các tài khoản, lấy số liệu tổng cộng dƣ Nợ  
14  
đối chiếu với số liệu tổng cộng dƣ Có của tất cả các tài khoản. Khi kiểm tra đối chiếu các  
số liệu phát sinh trên phải đảm bảo nguyên tắc cân đối sau:  
Tổng số phát sinh ở phần Nhật ký Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản (ở phần  
Sổ Cái) Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản (ở phần Sổ Cái) = = Tổng số dƣ Nợ  
của các tài khoản = Tổng số dƣ Có của các tài khoản Ghi các sổ (thẻ) kế toán chi tiết:  
- Các chứng kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi ghi Nhật ký - Sổ  
Cái phải ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết;  
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan  
ở các cột phù hợp;  
- Cuối tháng hoặc cuối năm phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết;  
phải cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dƣ cuối tháng (năm) của từng đối  
tƣợng; sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho  
từng tài khoản;  
- Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết phải đƣợc kiểm tra, đối chiếu với số phát sinh Nợ, số  
phát sinh Có và số dƣ của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ Cái và các sổ (thẻ) kế toán chi  
tiết khác.  
(5) Khóa sổ kế toán  
a) Khóa sổ kế toán là công việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số  
dƣ cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ,... Cuối kỳ kế toán  
tháng và cuối kỳ kế toán năm, sau khi phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát  
sinh trong kỳ vào sổ kế toán, phải khóa sổ kế toán. Riêng sổ quỹ tiền mặt phải khóa sổ  
vào cuối mỗi ngày. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trƣờng hợp kiểm kê bất  
thƣờng khi có thiên tai, hoả hoạn hoặc sáp nhập, chia tách xã.  
b) Trình tự khóa sổ kế toán cuối tháng:  
- Cuối kỳ kế toán tháng sau khi tất cả chứng từ kế toán phát sinh trong tháng đã đƣợc ghi  
vào sổ kế toán phải tiến hành cộng sổ và đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan với  
nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ với số liệu đã ghi sổ và giữa  
các sổ với nhau;  
- Tiến hành cộng số phát sinh trên Nhật ký - Sổ Cái (hoặc Sổ Cái) và các sổ kế toán chi  
tiết;  
- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi  
trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ;  
15  
- Tiến hành cộng tất cả các số phát sinh Nợ, cộng các số phát sinh Có của các tài khoản  
trên Nhật ký - Sổ Cái (hoặc Sổ Cái) xem có bằng nhau và bằng số phát sinh ở phần Nhật  
ký không? Sau đó tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ chi tiết hoặc  
Bảng tổng hợp chi tiết, giữa các sổ chi tiết với nhau, giữa số liệu của kế toán với số liệu  
của thủ quỹ. Nếu đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ chính thức bằng các bƣớc  
sau:  
+ Kẻ một đƣờng ngang dƣới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán, cách dòng ghi  
số nghiệp vụ cuối cùng nửa dòng. Sau đó ghi số phát sinh trong tháng đã cộng phía dƣới  
dòng đã kẻ;  
+ Dòng cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng ghi dƣới dòng cộng phát sinh  
tháng;  
+ Dòng số dƣ cuối tháng, quý, năm tính đƣợc ghi tiếp dƣới dòng cộng phát sinh tháng,  
tháng; Dòng số dƣ cuối tháng tính nhƣ sau:  
Số dƣ Số dƣ Số phát Số phát Nợ cuối = Nợ đầu + sinh Nợ - sinh Có tháng tháng trong  
tháng trong tháng Số dƣ Số dƣ Số phát Số phát Có cuối = Có đầu + sinh Có - sinh Nợ  
Tháng Tháng trong tháng trong tháng  
+ Kẻ 2 đƣờng kẻ liền nhau ngay sát dƣới dòng số dƣ để kết thúc việc khóa sổ. Đối với  
những tài khoản trong tháng không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì số dƣ đầu tháng  
chuyển thành số dƣ cuối tháng và ghi vào dòng số dƣ cuối tháng của tài khoản đó. Riêng  
1 số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dƣ (hoặc thu, chi, tồn  
quỹ) thì số liệu cột số dƣ không ghi vào dòng cộng mà ghi vào dòng “số dƣ cuối tháng”  
dƣới dòng cộng cuối tháng. Sau khi khóa sổ kế toán, kế toán trƣởng hay ngƣời phụ trách  
kế toán phải ký dƣới 2 đƣờng kẻ. Sau đó chủ tài khoản kiểm tra và ký duyệt để chứng  
nhận số liệu khoá sổ chính xác và đúng với số thực tế nhằm đảm bảo sự nhất trí về số liệu  
khóa sổ kế toán giữa kế toán trƣởng với chủ tài khoản. Đầu tháng sau ghi lại số dƣ cuối  
tháng trƣớc của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. Riêng số  
dƣ trên sổ thu ngân sách, sổ chi ngân sách là số phát sinh luỹ kế về thu, chi ngân sách nên  
không phải ghi lại số dƣ vào đầu tháng sau.  
(6) Trình tự khóa sổ kế toán cuối năm:  
- Trƣớc khi khóa sổ cuối năm phải thực hiện các công việc sau:  
+ Đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu của ngân sách còn chƣa thu đến cuối năm và  
làm thủ tục nộp ngay các khoản đã thu ngân sách còn để tại xã vào ngân sách nhà nƣớc  
16  
tại Kho bạc nhà nƣớc. Đồng thời giải quyết thanh toán dứt điểm các khoản liên quan đến  
chi ngân sách để đảm bảo mọi khoản thu, chi ngân sách phát sinh trong năm đƣợc tính từ  
ngày 01/01 đến hết ngày 31/ 12;  
+ Đôn đốc thanh toán kịp thời các khoản nợ phải thu (nợ tạm ứng, các khoản phải thu về  
khoán...) để hoàn lại quỹ. Đồng thời thanh toán các khoản nợ phải trả (phải trả sinh hoạt  
phí và phụ cấp cho cán bộ xã, bảo hiểm xã hội phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội,  
phải trả ngƣời bán, ngƣời cung cấp dịch vụ, ngƣời nhận thầu XDCB,...);  
+ Xử lý các khoản tạm thu ngân sách còn đến cuối năm: Về nguyên tắc, các khoản tạm  
thu ngân sách phải đƣợc xử lý dứt điểm trong năm để chuyển vào thu ngân sách hoặc  
hoàn trả cho đối tƣợng tạm thu. Trƣờng hợp cuối năm số tạm thu ngân sách bằng hiện vật  
chƣa làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc thì đƣợc chuyển sang  
năm sau để xử lý;  
+ Đối với các khoản tạm giữ, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền,  
UBND xã phải làm thủ tục hoàn trả cho đối tƣợng tạm giữ hay làm thủ tục nộp vào ngân  
sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc (nếu cấp thẩm quyền quyết định thu sung công quỹ);  
+ Tiến hành kiểm kê, sao kê, đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tƣ, công nợ, tiền mặt, tiền gửi  
và các loại nguồn vốn, quỹ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền quỹ, công nợ ở  
thời điểm cuối ngày 31/12. Căn cứ quyết định xử lý của Hội đồng kiểm kê, kế toán lập  
chứng từ phản ánh việc xử lý kết quả kiểm kê và điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo  
thực tế kiểm kê.  
+ Chuyển số thu, số chi ngân sách năm nay thành số thu, số chi ngân sách năm trƣớc nhƣ  
sau:  
Tài khoản 7142 “Thuộc năm nay” đƣợc chuyển sang Tài khoản 7141 “Thuộc năm trƣớc”;  
Tài khoản 7192 "Thuộc năm nay" chuyển sang Tài khoản 7191 "Thuộc năm trƣớc",  
Tài khoản 8142 “Thuộc năm nay” đƣợc chuyển sang Tài khoản 8141 “Thuộc năm trƣớc”;  
Tài khoản 1372 "Thuộc năm nay" chuyển sang Tài khoản 1371 "Thuộc năm trƣớc"  
- Khoá sổ, chuyển sổ kế toán cuối năm:  
+ Trình tự các bƣớc khoá sổ cuối năm thực hiện nhƣ khoá sổ cuối tháng;  
+ Thời điểm khoá sổ cuối năm vào cuối ngày 31/12;  
+ Khoá sổ cuối năm để tính ra số dƣ cuối năm của từng tài khoản và từng đối tƣợng kế  
toán.  
+ Sau khi khoá sổ cuối năm, kế toán xã phải thực hiện việc chuyển sổ cuối năm.  
17  
(7) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán a) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng tay Khi  
phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không đƣợc tẩy xoá làm mất dấu vết thông  
tin, số liệu ghi sai phải sửa chữa theo một trong 3 phƣơng pháp sau:  
- Phƣơng pháp cải chính (còn gọi là phƣơng pháp xóa bỏ);  
- Phƣơng pháp ghi số âm (còn gọi là phƣơng pháp ghi đỏ);  
- Phƣơng pháp ghi bổ sung.  
(a.1) Phƣơng pháp cải chính đƣợc sử dụng để đính chính những chỗ sai trên các sổ kế  
toán đƣợc thực hiện bằng cách gạch một đƣờng bằng mực đỏ xoá bỏ chỗ ghi sai nhƣng  
vẫn nhìn rõ nội dung của những chỗ ghi sai đã xoá bỏ, trên chỗ bị xoá bỏ ghi những con  
số hoặc những chữ số đúng bằng mực thƣờng. Nếu sai sót chỉ là một chữ số thì cũng phải  
xoá bỏ toàn bộ con số sai, viết lại con số đúng. Phải chứng thực chỗ cải chính bằng chữ  
ký của kế toán trƣởng hoặc phụ trách kế toán ở bên cạnh. Phƣơng pháp này áp dụng cho  
các trƣờng hợp sau: - Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của  
các tài khoản; - Sai sót không ảnh hƣởng đến số tiền tổng cộng.  
(a.2) Phƣơng pháp ghi số âm đƣợc sử dụng để đính chính chỗ sai đƣợc thực hiện bằng  
cách viết lại bằng mực đỏ bút toán sai để huỷ bỏ bút toán này hoặc ghi lại số sai trong  
dấu ngoặc đơn, sau đó dùng mực thƣờng viết bút toán đúng thay thế. Phƣơng pháp này áp  
dụng cho các trƣờng hợp sau:  
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không  
thể sửa lại bằng phƣơng pháp cải chính; - Khi báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán đã  
đƣợc duyệt và gửi đi mới phát hiện ra sai sót;  
- Sai sót khi số tiền ghi trùng hoặc con số ghi sai lớn hơn con số đúng. Khi dùng phƣơng  
pháp ghi số âm để sửa chữa số sai thì phải lập “Chứng từ đính chính” do kế toán trƣởng  
ký xác nhận.  
(a.3) Phƣơng pháp ghi bổ sung đƣợc sử dụng cho trƣờng hợp bút toán ghi đúng về quan  
hệ đối ứng giữa các tài khoản, nhƣng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế phát sinh trong  
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ.  
Trƣờng hợp sửa chữa theo phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách lập “Chứng từ ghi  
sổ bổ sung” do kế toán trƣởng ký xác nhận số tiền chênh lệch thiếu phải ghi bổ sung. Căn  
cứ vào chứng từ ghi sổ bổ sung để ghi vào sổ kế toán. Trƣờng hợp phát hiện sổ kế toán  
có sai sót trƣớc khi báo cáo tài chính đƣợc nộp cho phòng tài chính quận huyện thì phải  
sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.  
18  
Trƣờng hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho  
phòng tài chính quận, huyện thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai  
sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.  
(2) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng máy vi tính  
(2.1) Trƣờng hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính có phát hiện sai sót:  
- Khi phát hiện sai sót trƣớc khi báo cáo tài chính đƣợc nộp cho phòng tài chính thì phải  
sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;  
- Khi phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho phòng tài chính huyện  
thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và  
ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót (đã đƣợc in ra giấy).  
b) Phƣơng pháp sửa chữa sổ kế toán trong trƣờng hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính  
đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung nhƣ qui định trong trƣờng  
hợp ghi sổ bằng tay.  
c) Sửa chữa những sai sót trên sổ kế toán khi báo cáo quyết toán năm trƣớc đƣợc duyệt:  
Khi báo cáo quyết toán năm trƣớc đƣợc duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra,  
kiểm toán báo cáo tài chính năm trƣớc kết thúc và có ý kiến kết luận phải sửa lại số liệu  
trên báo cáo tài chính năm trƣớc thì đơn vị phải sửa chữa chỗ sai trên sổ kế toán năm nay  
(thời điểm phát hiện sai sót), đồng thời phải ghi chú vào các mục (dòng cuối) của sổ kế  
toán năm trƣớc để tiện đối chiếu, kiểm tra.  
(8) Điều chỉnh số liệu kế toán khi chỉnh lý quyết toán năm  
- Thời gian chỉnh lý báo cáo quyết toán ngân sách là thời gian quy định cho ngân sách xã  
để xử lý tiếp các việc theo qui định của Luật ngân sách cho phép nhƣ tiến hành điều  
chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán (nếu có phát hiện ra sai sót), các khoản chi  
(thuộc niên độ ngân sách năm trƣớc) nếu đƣợc phép chi trong thời gian chỉnh lý.  
- Thời gian chỉnh lý quyết toán quy định đến hết ngày 31/ 01 năm sau.  
- Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện nhƣ sau:  
+ Hạch toán tổng hợp thực hiện trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái của sổ năm mới;  
+ Hạch toán chi tiết thu, chi ngân sách xã đƣợc thực hiện trên Sổ thu ngân sách xã, sổ chi  
ngân sách xã và sổ tổng hợp thu ngân sách xã, sổ tổng hợp chi ngân sách xã năm trƣớc. +  
Hết thời hạn chỉnh lý quyết toán nếu còn những khoản chi thuộc nhiệm vụ năm trƣớc  
chƣa thực hiện đƣợc phải hạch toán chuyển nguồn sang năm sau thực hiện tiếp bằng bút  
toán Nợ TK 8141/ Có TK 7142 trƣớc khi xác định kết dƣ ngân sách.  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 79 trang yennguyen 18/04/2022 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân sách xã phường (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_sach_xa_phuong_nghe_ke_toan_doanh_ng.pdf