Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp 1 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ  
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…..tháng…..năm 2017  
của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình)  
Ninh Bình, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham  
khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển  
phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực  
cũng như toàn cầu. Kế toán doanh nghiệp bộ phận quan trọng trong hệ thống kế  
toán đó, cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với luật kế toán, chế  
độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ kế toán quốc tế nhằm được  
thông tin kế toán chất lượng cao nhất cung cấp cho các quan chức năng và nhà  
quản lý.  
Với nhận thức đó, tập thể giáo viên tổ Kinh tế Trường Cao đẳng cơ giới  
Ninh Bình biên soạn giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 1” và đã được hội đồng  
thẩm định của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.  
Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 gồm 4 bài:  
Bài 1: Tổng quan chung về kế toán doanh nghiệp  
Bài 2: Kế toán vốn bằng tiền đầu tư tài chính ngắn hạn  
Bài 3: Kế toán các khoản phải thu, ứng trước  
Bài 4: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  
Trong quá trình biên soạn Giáo trình môn Kế toán doanh nghiệp 1 chắc  
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong muốn được sự đóng góp  
ý kiến của bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.  
Ninh Bình, ngày tháng năm 2017  
Tham gia biên soạn: Nguyễn Thị Tâm  
Đinh Thị Như Quỳnh  
Phạm Thị Hồng  
3
MỤC LỤC  
4
 
5
6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Kế toán doanh nghip 1  
Mã mô đun: MĐ24  
Vtrí, tính cht, ý nghĩa và vai trò ca mô đun:  
- Vtrí: đun Kế toán doanh nghip 1 được btrí ging dy sau khi đã  
hc xong các môn hc cơ s, là cơ sở để hc mô đun kế toán doanh nghip 2, 3, 4,  
thc tp ngh, thc tp tt nghip.  
- Tính cht: Là mô đun chuyên môn nghề  
- Ý nghĩa và vai trò ca mô đun: Mô đun Kế toán doanh nghiệp 1 nhằm  
trang bị cho người học những kiến thức về chung về kế toán, kế toán vốn bằng  
tiền, kế toán các khoản phải thu và các khoản ứng trước, kế toán nguyên vật liệu,  
công cụ dụng cụ. Qua đó hình thành kỹ năng cho người học vlp chng t, kim  
tra, phân loi, xlý chng tkế toán theo đúng trình tự.  
Mc tiêu ca mô đun:  
- Vkiến thc:  
+ Trình bày được các chng t, định khon liên quan đến kế toán vn bng  
tin, các khon phi thu, ng trước, kế toán đầu tư tài chính ngn hn và dài hn,  
kế toán nguyên vt liu, công cdng c;  
+ Trình bày được phương pháp xác định giá nhp, xut nguyên vt liu,  
công cdng c.  
- Vknăng:  
+ Làm được các bài tp ng dng liên quan đến các phn hành kế toán vn  
bng tin, các khon phi thu, ng trước, kế toán đầu tư tài chính ngn hn và dài  
hn, kế toán nguyên vt liu, công cdng c;  
+ Lp được chng t, kim tra, phân loi, xlý chng tkế toán;  
+ Sdng được chng tkế toán trong ghi skế toán chi tiết và tng hp  
+ Kim tra được công tác kế toán tài chính trong doanh nghip theo tng  
phn hành.  
- Vnăng lc tchvà trách nhim: Trung thc, cn thn, tuân thcác chế  
độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.  
Ni dung ca mô đun:  
7
BÀI 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
Mã Bài: KT1.1  
Gii thiu:  
Trang bcho người hc nhng kiến thc vvai trò, nhim v, yêu cu, ni  
dung và tchc công tác kế toán ti doanh nghip, cơ ssn xut.  
Mc tiêu:  
- Trình bày được yêu cu nhim vvà ni dung ca công tác kế toán tài chính;  
- Trình bày được ni dung ca công tác kế toán;  
- Trình bày được các hình thức tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp;  
- Vận dụng được hệ thống tài khoản kế toán phù hợp;  
- Phân biệt được các hình thức ghi sổ kế toán trong doanh nghiệp;  
- Vẽ được sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo 4 hình thức theo quy định;  
- Lựa chọn được các hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng  
loại hình doanh nghiệp;  
- Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp.  
Nội dung chính:  
1. Khái nim, vai trò, nhim v, yêu cu ca kế toán trong các doanh nghip  
1.1. Khái niệm  
Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội  
Việt Nam khóa XIII thông qua: “ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân  
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật thời  
gian lao động”  
1.2. Vai trò  
Đối với doanh nghiệp:  
- Kế toán cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ở  
doanh nghiệp, giúp lãnh đạo của doanh nghiệp điều hành, quản hoạt động của  
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.  
- Kế toán phản ánh toàn bộ, đầy đủ tài sản hiện có và sự vận động của tài  
sản ở doanh nghiệp giúp doanh nghiệp quản chặt chẽ tài sản và nâng cao hiệu  
quả sử dụng tài sản.  
- Kế toán phản ánh đầy đủ chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh  
nghiệp, là công cụ thực hiện hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp.  
- Kế toán là công cụ để khuyến khích lợi ích vật chất, xác định trách nhiệm  
vật chất đối với người lao động trong doanh nghiệp một cách rõ ràng, khuyến  
khích tăng năng suất lao động.  
- Kế toán là công cụ quan trọng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế  
tài chính, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, tiền vốn, kiểm tra tính hiệu quả  
8
       
trong việc sử dụng vốn, đảm bảo chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh  
của doanh nghiệp.  
Đối với Nhà nước: Kế toán là công cụ quan trong để tính toán, xây dựng  
kiểm tra việc chấp hành NSNN để kiểm soát nền kinh tế, quản lý và  
điều hành nền kinh tế quốc dân theo cơ chế thị trường sự quản của Nhà  
nước theo định hướng hội chủ nghĩa.  
Đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán như: chủ đầu tư, chủ  
nợ, chủ doanh nghiệp khác, ... thì thông tin kế toán giúp họ nắm được tình hình  
sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác, giúp họ lựa  
chọn mối quan hệ phù hợp, ra quyết định kinh tế liên quan đến doanh nghiệp, có  
biện pháp xử lý tài chính trong thời gian tới nhằm đảm bảo lợi ích cho chủ đầu tư,  
chủ nợ và các chủ doanh nghiệp khác.  
1.3. Nhiệm vụ  
- Tổ chức khoa học hợp lý công tác kế toán doanh nghiệp, tổ chức hợp  
bộ máy kế toán, phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận kế toán,  
từng nhân viên, cán bộ kế toán, quy định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận  
kế toán, giữa các nhân viên, cán bộ kế toán của doanh nghiệp trong quá trình thực  
hiện công việc được giao.  
- Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý, áp  
dụng hình thức tổ chức sổ kế toán phù hợp.  
- Từng bước trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, thông tin  
hiện đại vào công tác kế toán của doanh nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho  
đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán của doanh nghiệp.  
- Quy định cụ thể mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban, bộ  
phận khác trong doanh nghiệp có liên quan đến công tác kế toán. Hướng dẫn các  
chế độ, thể lệ tài chính kế toán cho công nhân viên doanh nghiệp kiểm tra việc  
chấp hành các chế độ, thể lệ đó.  
- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.  
1.4. Yêu cầu:  
Để phát huy vai trò trong công tác quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho  
các đối tượng sử dung, kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu quy định tại  
điều 6 luật kế toán, gồm 6 yêu cầu sau:  
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế  
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính;  
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán;  
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán;  
- Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và giá trị của  
nghiệp vụ kinh tế tài chính;  
9
   
- Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục;  
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ thống.  
Nội dung của điều 6 Luật kế toán cũng thể hiện về các yêu cầu cơ bản của  
kế toán quy định tại CMKTVN số 01 “chuẩn mực chung” đó là: Trung thực,  
khách quan; đầy đủ; kịp thời; dễ hiểu và có thể so sánh được.  
2. Nội dung của công tác kế toán doanh nghiệp  
Đối tượng của kế toán trong mọi loại hình doanh nghiệp với các lĩnh vực  
hoạt động và hình thức sở hữu khác nhau đều là tài sản, sự vận động của tài sản  
những quan hệ có tính pháp lý trong quá trình hoạt động SXKD.  
Trong quá trình hoạt động SXKD, sự vận động của tài sản hình thành nên  
các nghiệp vkinh tế tài chính rất phong phú, đa dạng với nội dung, mức độ, tính  
chất phức tạp khác nhau. Điều này đòi hỏi kế toán phản ánh, ghi chép, xử lý, phân  
loại tổng hợp một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống theo các  
nguyên tắc, chuẩn mực những phương pháp khoa học của kế toán tài chính.  
Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đa dạng, khác nhau song căn  
cứ vào đặc điểm hình thành và sự vận động của tài sản cũng như nội dung, tính  
chất cùng loại của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính, toàn bộ công tác kế toán tài  
chính trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau:  
- Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu;  
- Kế toán vật tư hàng hóa;  
- Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn;  
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương;  
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;  
- Kế toán bán hàng, xác định kết quvà phân phối kết quả;  
- Kế toán các khoản nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu;  
- Lập hệ thống báo cáo tài chính.  
Những nội dung trên của kế toán tài chính được Nhà nước quy định thống  
nhất từ các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, cũng như nội dung, phương  
pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ sách kế toán tổng hợp việc lập hệ  
thống báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điều hành, quản thống nhất trong  
phạm vi toàn bộ nền KTQD.  
Các nội dung kế toán nêu trên được nhìn nhận trong mối quan hệ chặt chẽ  
với quá trình ghi sổ kế toán theo quá trình hoạt động SXKD và tái sản xuất ở các  
doanh nghiệp. Chương II của Luật kế toán lại quy định nội dung công tác kế toán  
bao gồm.  
1. Chứng từ kế toán;  
2. Tài khoản kế toán và sổ kế toán;  
3. Báo cáo tài chính;  
10  
 
4. Kiểm tra kế toán;  
5. Kiểm tra tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;  
6. Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất,  
sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động phá sản.  
3. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp  
3.1. Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở  
- Lựa chọn các mẫu chứng từ ban đầu phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh  
tế tài chính phát sinh.  
- Kế toán phải tuân thủ về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập đối với các  
loại chứng từ bắt buộc, đối với chứng từ hướng dẫn, kế toán có thể vận dụng phù  
hợp theo yêu cầu quản của doanh nghiệp  
- Kế toán trưởng phải quy định trình tự xử lý công tác kế toán: việc ghi  
chép các nghiệp vkinh tế tài chính phát sinh vào các chứng từ, kiểm tra và hoàn  
thiện chứng từ, tổ chức luân chuyển chứng từ theo từng loại cho các bộ phận liên  
quan theo trình tự nhất định để theo dõi ghi sổ lưu trữ chứng từ.  
- Phòng kế toán doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và cấp phát chứng từ in  
sẵn cho các bộ phận có liên quan, đối với các chứng từ thu chi tiền mặt, mua bán  
hàng hoá, các quyển séc Ngân hàng ... phải quản chặt chẽ.  
- Công tác hạch toán ban đầu, luân chuyển xử chứng từ kế toán được  
tổ chức khoa học đúng chế độ quy định, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh  
doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi số  
liệu thông tin về quá trình hoạt động cho công tác kế toán của doanh nghiệp.  
3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán  
- Hệ thống các tài khoản kế toán Việt Nam bao gồm 9 loại tài khoản trong  
bảng cân đối và 1 loại tài khoản ngoài bảng với 85 tài khoản.  
- Việc sắp xếp và phân loại tài khoản kế toán đảm bảo tính cân đối giữa  
vốn nguồn vốn, tính phù hợp giữa chi phí và thu nhập trong hoạt động kinh  
doanh, căn cứ vào mức độ lưu động giảm dần của tài sản đảm bảo mối quan hệ  
với các báo cáo kế toán của doanh nghiệp.  
- Căn cứ vào các tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh  
nghiệp do Nhà nước ban hành, kế toán doanh nghiệp lựa chọn những tài khoản  
cấp I, cấp II sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khối  
lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, yêu cầu và trình độ quản của doanh nghiệp.  
- Phòng kế toán xây dựng danh mục tài khoản kế toán quản trị cho doanh  
nghiệp mình nhằm phản ánh chi tiết theo yêu cầu quản cụ thể đối với hoạt động  
cần quản lý chi tiết của doanh nghiệp.  
11  
     
3.3. Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán  
Hiện nay, ở nước ta có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán:  
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái.  
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.  
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.  
- Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.  
Mỗi hình thức kế toán đều có quy định các loại sổ sử dụng, kết cấu mẫu sổ,  
mối liên hệ giữa các mẫu sổ và trình tự ghi chuyển số liệu vào các sổ kế toán, lập  
báo cáo kế toán.  
Mỗi hình thức kế toán trên đều ưu, nhược điểm riêng. Căn cứ vào đặc  
điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khả năng trình độ  
của đội ngũ kế toán hin có mà la chn, áp dng 1 trong 4 hình thc kế toán mt  
cách phù hp.  
3.4. Tổ chức công tác lập báo cáo kế toán  
- Cuối mỗi kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) kế toán tổng hợp số liệu lập  
các báo cáo tài chính theo quy định để phản ánh tình hình tài chính tháng, quý,  
năm đó.  
- Các báo cáo tài chính quý, năm phải được gửi kịp thời theo đúng chế độ  
quy định cho các nơi nhn báo cáo.  
- Đối vi nhng báo cáo tài chính bt buc: bng cân đối kế toán, báo cáo  
kết quhot động kinh doanh, báo cáo lưu chuyn tin t, bn thuyết minh bsung  
phi tchc ghi chép theo đúng mu biu, chtiêu quy định.  
- Nhng báo cáo hướng dn khác phi căn cvào quy định và yêu cu qun  
lý ca ngành, doanh nghip để xây dng mu biu, chtiêu phù hp, nhm cung  
cp sliu chính xác, kp thi phc vcông tác qun lý, điu hành hot động ca  
doanh nghip.  
3.5. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính  
Doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng các phương tiện kỹ thuật tính  
toán hiện đại vào công tác kế toán nhằm cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết  
cho lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý kinh tế quản lý doanh nghiệp.  
3.6. Tổ chức bmáy kế toán  
- Doanh nghip phi căn cvào quy mô và địa bàn hot động sn xut  
kinh doanh ca doanh nghip, mô hình tchc qun lý và phân cp qun lý  
kinh tế tài chính ca doanh nghip, slượng và trình độ ca đội ngũ kế toán  
trong doanh nghip.  
- La chn mô hình tchc kế toán hp lý to điu kin thc hin tt  
ni dung công tác kế toán trong doanh nghip, nhm cung cp đầy đủ, kp thi,  
12  
       
chính xác thông tin kế toán cho các đối tượng sdng thông tin, phc vhu  
hiu công tác qun lý doanh nghip.  
- Tchc bmáy kế toán gm các ni dung sau: xác định slượng nhân  
viên kế toán, nhim vca tng nhân viên kế toán, tng bphn kế toán, mi  
quan hgia các bphn kế toán và gia phòng kế toán vi các phòng ban  
khác trong doanh nghip.  
- Tchc bmáy kế toán phi đảm bo nhng nguyên tc sau:  
+ Tchc bmáy kế toán phi phù hp vi quy định pháp lý vkế toán  
ca Nhà nước.  
+ Đảm bo schỉ đạo toàn din, tp trung, thng nht công tác kế toán,  
thng kê thông tin kinh tế trong doanh nghip ca kế toán trưởng.  
+ Tchc bmáy kế toán phi gn nh, hp lý và đúng năng lc.  
+ Phù hp vi tchc sn xut kinh doanh và yêu cu qun lý ca doanh nghip.  
+ To điu kin cơ gii hoá công tác kế toán.  
- Hin nay có 3 hình thc tchc công tác kế toán:  
+ Hình thc tchc bmáy kế toán tp trung.  
+ Hình thc tchc bmáy kế toán phân tán.  
+ Hình thc tchc bmáy kế toán hn hp (va tp trung va phân tán).  
3.6.1. Tchc bmáy kế toán theo hình thc tp trung  
- Ni dung:  
+ Các công vic kế toán ca doanh nghip được thc hin tp trung ti  
phòng kế toán ca doanh nghip.  
+ các bphn, đơn vtrc thuc không có bmáy kế toán riêng, chỉ  
có nhân viên kế toán thc hin vic ghi chép ban đầu, thu thp, tng hp, xlý  
sơ bchng t, sliu kế toán ri gi vphòng kế toán ca doanh nghip theo  
quy định.  
- Ưu đim:  
+ Là đảm bo slãnh đạo thng nht tp trung đối vi công tác trong doanh  
nghip  
+ Cung cp thông tin kp thi.  
+ Thun li cho vic phân công, chuyên môn hoá cán bkế toán, cơ gii  
hoá công tác kế toán.  
- Nhược đim:  
+ Là hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt đỗng kinh doanh ở đơn vị  
phụ thuộc.  
+ Vic luân chuyn chng tvà ghi skế toán thường bchm.  
- Điu kin áp dng:  
Doanh nghip va và nh, địa bàn hot động sn xut kinh doanh tp trung.  
13  
Sơ đồ Tchc bmáy kế toán theo hình thc tp trung  
Kế toán trưởng  
BP  
kế toán  
tiền  
lương và  
các  
khoản  
phải trích  
theo  
BP  
kế toán  
tập hợp  
CPSX  
và tính  
giá  
BP  
BP  
BP  
kế toán  
TSCĐ  
vật  
tư  
BP  
kế toán  
thành  
phẩm,  
tiêu thụ  
BP  
kế toán  
xây  
dựng  
cơ bản  
kế toán kế toán  
vốn  
bằng  
tiền và  
thanh  
toán  
tổng  
hợp và  
kiểm  
tra kế  
toán  
BP  
Tài  
chính  
thành  
SP  
lương  
Nhân viên kinh tế ở các bộ phận trực thuộc  
3.6.2. Tchc bmáy kế toán theo hình thc phân tán  
- Ni dung:  
+ Doanh nghip có mt phòng kế toán tp trung, các đơn vphthuc  
cũng tchc bmáy kế toán riêng.  
+ Ở đơn vphthuc tiến hành lp chng tban đầu, ghi chép ssách  
kế toán, lp các báo cáo kế toán có liên quan đến các hot động sn xut kinh  
doanh ở đơn vphthuc, gi các báo cáo kế toán và các tài liu có liên quan  
cho phòng kế toán tp trung ca doanh nghip theo quy định.  
+ Phòng kế toán tập trung của doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế toán  
các hoạt động chung toàn doanh nghiệp, tổng hợp số liệu kế toán của các đơn vị  
phụ thuộc gửi lên, lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn,  
kiểm tra về mặt chuyên môn cũng như việc thực hiện các chính sách, chế độ kinh  
tế tài chính, chế độ kế toán đối với bmáy kế toán các đơn vị phụ thuộc.  
- Ưu đim:  
+ Công tác kế toán gn lin vi hot động sn xut kinh doanh các đơn  
vphthuc.  
14  
+ Vic kim tra, kim soát ti chcó thun li và có hiu qu, cung cp  
kp thi thông tin cho qun lý và điu hành hot động sn xut kinh doanh ở  
các đơn vphthuc.  
- Nhược đim:  
+ Slượng nhân viên kế toán nhiu.  
+ Khó khăn cho vic chỉ đạo tp trung thng nht ca kế toán trưởng.  
+ Khó khăn trong vic phân công, chuyên môn hoá cán bkế toán và cơ  
gii hoá công tác kế toán.  
- Điu kin áp dng:  
Các doanh nghip ln, địa bàn hot động rng, phân tán có nhiu đơn vị  
phthuc xa và hot động tương đối độc lp.  
Sơ đồ Tchc bmáy kế toán theo hình thc phân tán  
Kế toán trưởng  
Bộ phận kế toán  
hoạt động chung  
toàn DN  
Bộ phận  
kiểm tra  
kế toán  
Bộ phận tài  
chính doanh  
nghiệp  
Bộ phận kế toán  
tổng hợp  
Kế toán các đơn vị phụ thuộc  
Bộ phận kế toán Bộ phận kế toán  
tiền lương và các tập hợp chi phí Bộ phận kế toán  
kế toán TSCĐ, khoản trich theo sản xuất và tính vốn banừg tiền,  
vật tư lương Z sản phẩm thanh toán  
Bộ phận  
Bộ phận kế  
toán tổng hợp  
3.6.3. Tchc bmáy kế toán theo hình thc hn hp  
Theo hình thc này, tchc bmáy kế toán doanh nghip kết hp đặc  
đim ca hai hình thc tchc bmáy kế toán trên. doanh nghip có tchc  
bmáy kế toán tp trung. Đối vi mt số đơn vphthuc và xa văn phòng  
doanh nghip được giao phân cp qun lý bmáy kế toán, thc hin hch toán  
kế toán các hot động sn xut kinh doanh ở đơn vphthuc đó, định ktng  
hp sliu vphòng kế toán ca doanh nghip. Mc độ phân tán phthuc  
vào mc độ  
15  
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp  
Kế toán trưởng  
BP  
kế toán  
tiền  
BP  
kế toán  
tập hợp  
Các bộ  
phận kế  
toán ở  
Nhân  
viên  
kinh tế  
các  
bộ  
phận  
trực  
thuộc  
BP  
kế toán  
bán  
BP  
kiểm  
tra  
BP  
Tài  
chính  
BP  
BP  
kế toán  
tổng  
kế toán  
TSCĐ,  
vật tư  
lương và CPSX và các bộ  
hàng,  
các  
khoản  
trích  
tính giá  
thành SP  
phận  
đơn vị  
trực  
kế toán  
thu nhập  
và phân  
phối kế  
quả  
hợp  
theo  
thuộc  
lương  
Kế toán TSCĐ  
Kế toán TSCĐ  
Kế toán tiền công  
Kế toán tiền công  
Kế toán vật liệu  
Kế toán vật liệu  
Kế toán  
Kế toán  
16  
BÀI 2: KTOÁN VỐN BẰNG TIỀN  
VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN  
Mã bài: KT1.2  
Gii thiu:  
Trang bcho người hc nhng kiến thc vnguyên tc, tài khon sdng,  
phương pháp hch toán, kế toán vn bng tin và các khon đầu tư tài chính ngn  
hn, lp chng tvà vào skế toán theo tng hình thc ghi s.  
Mc tiêu:  
- Trình bày được khái niệm và nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền và các  
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;  
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu  
của vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;  
- Vận dụng được các kiến thức về kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu  
tài chính ngắn hạn vào làm bài thực hành ứng dụng;  
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn bằng  
tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;  
- Xác định được các chứng từ kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài  
chính ngắn hạn;  
- Lp và phân loi được chng tkế toán kế toán vn bng tin và các khon  
đầu tư tài chính ngn hn;  
- Ghi được sổ chi tiết tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng;  
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp.  
Nội dung chính:  
A. Kế toán vốn bằng tiền  
1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán  
1.1. Khái niệm  
Vốn bằng tiền một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp.  
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn bằng tiền là tài sản  
được sử dụng linh hoạt nhất và nó được tính vào khả năng thanh toán tức thời của  
doanh nghiệp. tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao  
nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng,  
Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển.  
1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền  
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát  
sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ từng  
tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.  
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, quỹ tại  
doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.  
17  
           
- Khi thu, chi phải phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định  
của chế độ chứng từ kế toán.  
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao  
dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên  
tắc:  
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;  
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.  
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh  
nghip phi đánh giá li sdư ngoi tvà vàng tin ttheo tgiá giao dch thc tê  
2. Kế toán tiền mặt  
2.1. Nguyên tắc kế toán  
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh  
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK  
111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối  
với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền  
mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào  
bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.  
b. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, quỹ tại  
doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh  
nghiệp.  
c. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải phiếu thu, phiếu chi và có  
đủ chữ của người nhận, người giao, người thẩm quyền cho phép nhập, xuất  
quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải  
lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.  
d. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,  
ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập  
quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.  
đ. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày  
thủ quỹ phải kiểm số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt  
sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để  
xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.  
e. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ  
ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:  
- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút  
ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của  
TK 1122;  
- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.  
18  
   
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy  
định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài  
khoản có liên quan.  
g. Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng  
với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là  
hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc  
hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy  
định của pháp luật hiện hành.  
h. Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp  
luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên  
tắc:  
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng  
ngoại tệ tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp  
thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo  
cáo tài chính.  
- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại  
thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua  
được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không  
công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép  
kinh doanh vàng theo luật định.  
2.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu  
Tài khoản 111 - Tiền mặt  
Bên Nợ:  
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;  
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;  
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm  
báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);  
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.  
Bên Có:  
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;  
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;  
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường  
hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);  
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.  
Số dư bên Nợ:  
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời  
điểm báo cáo.  
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:  
19  
 
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền  
Việt Nam tại quỹ tiền mặt.  
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá  
số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.  
- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị  
vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.  
2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu  
1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán  
ghi nhận doanh thu, ghi:  
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối  
tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi  
trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán  
chưa thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng  
loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp  
trực tiếp), ghi:  
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)  
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cp dch v(giá chưa có thuế)  
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.  
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi  
nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ  
thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:  
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.  
2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ  
giá bằng tiền mặt, ghi:  
Nợ TK 111 - Tiền mặt  
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).  
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập  
khác bằng tiền mặt, ghi:  
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)  
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa thuế  
GTGT)  
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa thuế GTGT)  
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).  
4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền  
mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi:  
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)  
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)  
20  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 193 trang yennguyen 19/04/2022 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp 1 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_doanh_nghiep_1_nghe_ke_toan_doanh.doc