Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy các học phần môn Phân tích – Thống kê

VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY  
CÁC HỌC PHẦN MÔN PHÂN TÍCH – THỐNG KÊ  
Họ tên : ThS. Nguyꢀn Thị Phương Thảo  
Đơn vị công tác: Bộ môn Thống kê phân tích, Khoa Kế toán - Phân tích  
Tóm tt: Đổi mi kthuật và phương pháp giảng dy là nhim vụ thường xuyên đối vi mi  
giảng viên. Để thc hin tốt điều này, vic trang bnhng kiến thức cơ bản và cp nht vcác  
phương pháp giảng dy là rt cn thiết. Trong quá trình ging dy môn Phân tích hoạt động  
kinh doanh, là mt môn chuyên ngành quan trng, trang bcho sinh viên nhng kiến thc cn  
thiết để xlý, phân tích thông tin thu thập được trong hoạt động sn xut kinh doanh ca  
doanh nghip, thì vic la chn kthut dy hc tích cc phù hp li càng cn thiết hơn, giúp  
sinh viên có nhng cái nhìn tng quát vmi vấn đề trong hoạt động sn xut kinh doanh ca  
doanh nghip, nhm có những đánh giá đầy đủ chính xác vcác hoạt động đó, đưa ra những  
gii pháp hiu qunhất đưa doanh nghiệp tiếp cn vi mục tiêu đã định. Vì vy trong quá  
trình ging dy tôi luôn mun tìm tòi sdng nhng kthut dy hc phù hp nhất để giúp  
sinh viên đạt được mc tiêu môn hc tt nht.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu giáo dục đã  
đưa ra nhằm dạy sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực.  
Điều quan trọng là giảng viên linh hoạt tuỳ theo bài học để chọn kĩ thuật phù hợp. Kĩ  
thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giảng viên và sinh  
viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy  
học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.  
Trong quá trình giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An, việc mỗi giảng  
viên lựa chọn và vận dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp vào các học phần giảng dạy  
là rất quan trọng. Không những mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức  
cho sinh viên, mà còn khuyến khích được tính chủ động sáng tạo, và cả tinh thần tự  
học, thái độ tự giác, hợp tác làm việc nhóm của sinh viên, nâng cao các kỹ năng cần  
thiết cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này.  
Trong rất nhiều kỹ thuật dạy học với nhiều ưu điểm khác nhau, tôi rất thường  
xuyên sử dụng kỹ thuật mà tôi thấy khá là phù hợp với bộ môn của mình. Đó là kỹ  
thuật khăn trải bàn.  
37  
II. NỘI DUNG  
Kĩ thuật "Khăn trải bàn"  
Thế nào là kĩ thuật "Khăn trải bàn"?  
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và  
hoạt động nhóm nhằm:  
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực  
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân SV  
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa SV với SV  
Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"  
- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)  
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa  
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)  
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá  
nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút  
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất  
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)  
Ví dụ:  
38  
Trong học phần Phân tích hoạt động kinh doanh, ở nội dung phân tích các yếu  
tố ảnh hưởng đến Quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh của  
Doanh nghiệp. Giảng viên sẽ chia trong lớp thành nhóm, mỗi nhóm có khoảng 8-12  
sv, với chủ đề của mỗi nhóm đó là:  
- Nhóm 1: Tìm hiểu, xác định các yếu tố thuộcvề quá trình chuẩn bị ảnh hưởng  
đến quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp  
- Nhóm 2: Tìm hiểu, xác định các yếu tố thuộc về quá trình sản xuất ảnh hưởng  
đến quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp  
- Nhóm 3: Tìm hiểu, xác định các yếu tố khách quan bên ngoài Doanh ảnh  
hưởng đến quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp  
Sau khi các thành viên trong mỗi nhóm đưa ra ý kiến của mình bằng cách viết  
vào ô của mình, thì mỗi nhóm sẽ thảo luận tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm và viết  
vào ô của nhóm. Cuối cùng giảng viên sẽ tổng hợp ý kiến của từng nhóm để đi đến kết  
luận.  
Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật "Khăn trải bàn"  
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi sinh viên đều phải đưa  
ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.  
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể  
sinh viên cùng nghiên cứu một chủ đề.  
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giảng viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải  
bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu  
phóng lớn  
- Có thể thay số bằng tên của sinh viên để sau đó giảng viên có thể đánh giá được khả  
năng nhận thức của từng sinh viên về chủ đề được nêu.  
III. KẾT LUẬN  
Để nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng các KTDHTC cho sinh viên, theo tôi,  
cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cần thiết. Đối với giảng viên cần phải thường  
xuyên tiếp cận các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực qua nhiều kênh khác  
nhau như hội thảo, tập huấn, trao đổi chuyên môn từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Không để  
lạc hậu với các phương pháp và KTDHTC trong xu thế hiện đại. Thực hiện nghiên cứu  
giảng dạy cho sinh viên có thể lồng ghép các KTDHTC với nhau. Thường xuyên tổ  
39  
chức cho sinh viên thực hành các KTDHTC để sinh viên có cơ hội cọ xát nắm vững và  
vận dụng hiệu quả trong những tiết học.  
Đối với sinh viên, chủ động tiếp thu các tri thức về KTDHTC trên lớp cụ thể trong  
từng nhóm, từng tiết học. Đối với trường ĐH, nhà trường cần quan tâm và thường  
xuyên “tiếp sức” cho giảng viên được tiếp cận, tập huấn để truyền đạt kiến thức, kinh  
nghiệm cho sinh viên. Hỗ trợ kinh phí cho giảng viên, sinh viên tiếp cận và học tập  
KTDHTC. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phòng học để sinh viên và  
giảng viên tiến hành thực hiện dạy và học áp dụng các KTDHTC. Những đòi hỏi này  
có thể là khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được.  
TÀI LIU THAM KHO  
1. BGiáo dục và Đào tao (2007), Phương pháp dạy hc các môn hc tiu hc,  
NXB Gáo dc  
2. Nguyễn Văn Cường (2006), Mt svấn đề chung về đổi mi PPDH ở trường  
THPT - dán phát trin GDTHPT.  
3. Cm ThHng Thanh (2011) “Một skthut dy hc tích cực” https://thcs-  
nguyentatthanh-sonla.violet.vn/present/mot-so-ky-thuat-day-hoc-tich-cuc-tai-lieu-tap-  
huan-6284614.html  
40  
pdf 4 trang yennguyen 19/04/2022 1600
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy các học phần môn Phân tích – Thống kê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_cac_hoc_pha.pdf