Giáo trình Kinh tế phát triển - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2017  
của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình  
Ninh Bình, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham  
khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Kinh tế phát trin là môn hc trong ni dung chương trình đào to nghKế toán  
doanh nghip. Môn hc trang bnhng kiến thc cơ bn làm nn tng để hc viên  
nhn thc và phát trin knăng hc các môn chuyên môn ngh.  
Vi mc tiêu trang bcho hc viên nhng vn đề lý lun vbn cht, ni dung ca  
tăng trưởng kinh tế và phát trin kinh tế - xã hi; ngun lc và sphát trin ca nó đến  
nn kinh tế, đồng thi hình thành knăng tính toán và đánh giá được các chtiêu phn  
ánh stăng trưởng kinh tế và phát trin kinh tế xã hi ca địa phương, ngành và nn  
kinh tế, đáp ng yêu cu phát trin vkinh tế trong thi khi nhp.  
Nội dung môn học gồm 6 chương do nhóm giáo viên thuộc tổ bộ môn Kế  
toán doanh nghiệp biên soạn:  
Bài mở đầu: Các nước đang phát trin và sla chn con đường phát trin  
Chương 1: Tng quan vstăng trưởng và phát trin kinh tế - xã hi  
Chương 2: Cơ cu kinh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế  
Chương 3: Các ngun lc vi phát trin kinh tế  
Chương 4: Phát trin các ngành kinh tế  
Chương 5: Ngoi thương vi phát trin kinh tế  
Giáo trình Kinh tế phát triển đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng  
Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.  
Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết,  
rất mong được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn  
thiện hơn.  
Tham gia biên soạn: Đinh Thị Như Quỳnh  
Đào Thị Thủy  
Phan Thị Hằng  
3
MỤC LỤC  
4
5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Kinh tế phát triển  
Mã môn học: MH 18  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ  
sở;  
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề;  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học nghiên cứu nhng vn đề lý  
lun vbn cht, ni dung ca tăng trưởng kinh tế và phát trin kinh tế - xã hi; ngun  
lc và sphát trin ca nó đến nn kinh tế, đồng thi hình thành knăng tính toán và  
đánh giá được các chtiêu phn ánh stăng trưởng kinh tế và phát trin kinh tế xã hi  
ca địa phương, ngành và nn kinh tế, đáp ng yêu cu phát trin vkinh tế trong thi  
khi nhp.  
Mục tiêu của môn học:  
+ Trình bày được những vấn đề luận về bản chất, nội dung của tăng  
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội;  
+ Đánh giá được các ngun lc và stác động ca nó đến phát trin kinh tế -  
hi.  
- Về kỹ năng:  
Tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế  
và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành và nền kinh tế.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
Tuân thủ đường lối và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà  
nước.  
Nội dung của môn học:  
6
Bài mở đầu: CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN SỰ LỰA CHỌN CON  
ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN  
Giới thiệu:  
Trang bị cho người học những kiến thức chung về các nước đang phát  
triển sự cần thiết phải lựa chọn con đường phát triển.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được những đặc trưng chung của các nước đang phát triển;  
- Phân biệt được các nước theo trình độ phát triển;  
- Giải thích sự cần thiết phải lựa chọn con đường phát triển;  
- Nghiêm túc trong nghiên cứu.  
Nội dung chính:  
1. Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển  
1.1. Sự xuất hiện thế giới thứ ba  
Cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất nước Anh, Pháp, Hà  
Lan, Bồ Đào Nha vẫn còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh  
thế giới II, các dân tộc bị cai trị đã không con cam chịu sự đô hộ. Đầu tiên, làn  
sống giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở Châu á. Năm 1947, Gandhi đã  
lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ giành độc lập từ tay  
người Anh. vùng Đông Nam Á, Inđônêxia giành độc lập năm 1947 sau cuộc  
đấu tranh trang chống lại thực dân Hà Lan. Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt  
Nam, thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương. Sau Châu Á, cao trào giải phóng  
thuộc địa lan sang châu Phi, năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độc lập cho  
Angerina chuyển sang đấu tranh trang, đến năm 1962, Pháp phải hiệp định  
công nhận quyền độc lập của nước này. Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở  
châu Phi đều lần lượt dược trao trả độc lập, cùng theo đó là Công Gô (thuộc Bỉ),  
Nigeria (thuộc Anh), Angôla và Mozambique (thuộc Bồ Đào Nha).  
Với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khấu  
chính trị quốc tế: Thế giới thư ba, “Thế giới thứ ba” được gọi để phân biệt với  
“Thế giới thứ nhất” là các nước nền kinh tế phát triển - đi theo con đường tư  
bản chủ nghĩa, những nước này phần lớn ở Tây Âu nên còn gọi là các quốc gia  
phía tây. “Thế giới thứ hai ” là các nước nền kinh tế tương đối phát triển - đi  
7
     
theo còn đường hội chủ nghĩa, những nước này đều tập trung ở Đông Âu nên  
còn gọi là các quốc gia phía Đông.  
Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ  
ba đã tìm cách liên kết với nhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông –  
Tây. Tháng 4- 1953 tại Inđônêxia đã diễn ra hội nghị Bandung của các nhà lãnh  
đạo 24 quốc gia Châu Á và Châu Phi. Tại hội nghị này đã chủ trương trung tập,  
“không liên kết”, những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình  
thành một nguyên tắc quốc tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp  
các quốc gia này thoát khỏi tình trạng trên. Phát triển, tinh thần của hội nghị  
Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới trong các quan hệ quốc tế. vạch rõ  
khả năng phát triển theo con đường thứ ba: không phải hướng về Đông hoặc  
Tây, mà về phương Nam nghèo đói.  
Cho đến đầu những năm 60, từ thực tiễn phải đối đầu với các vấn đề tương  
tự nhau, các quốc gia thuộc thế giới thứ ba ngày càng liên kết lại, họ đòi hỏi phải  
thay đổi các quan hệ kinh tế toàn cầu. dụ, để khuyến khích sản xuất trong  
nước, các quốc gia này cần được quyền đánh thuế hoặc hạn chế một số mặt hàng  
nhập khẩu mà mà không sợ bị trừng phạt từ các nước liên quan. Năm 1963, tại  
hội nghị nhóm 77 quốc gia thuộc thế giới thứ ba đã yêu cầu Liên Hợp Quốc triệu  
tập hội nghị về thương mại thế giới. Họ nhấn mạnh cần những quan hệ  
thương mại công bằng hơn giữa những nước giàu có ở phương bắc với các nước  
nghèo ở phương Nam. Theo đó, năm 1964 lần đầu tiên đã diễn ra hội nghị Liên  
Hợp quốc về thương mại và phát triển, với mục tiêu đưa thương mại quốc tế  
thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia nghèo, yêu cầu các nước giàu phải mở  
cửa thị trường cho hàng hoá của các nước thế giới thứ ba và phải mở cửa thị  
trường cho hàng hoá của các nước thế giới thứ ba và phải giúp các nước này  
nâng cao năng lực sản xuất. Tiếp đó năm 1974, Liên Hợp Quốc đưa tuyên bố  
ủng hộ việc xây dựng một “trật tự kinh tế mới” làm cơ sở thúc đẩy cuộc đối  
thoại Bắc – Nam.  
1.2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế  
Dưới góc độ kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các  
nước “đang phát triển”. Khái niệm này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960,  
khi đó, các nước thuộc thế giới thứ ba đều đứng trước sự cấp bách về giải quyết  
vấn đề phát triển kinh tế. Khái niệm này cũng được dùng để phân biệt với các  
8
 
nước giàu phía Bắc, được gọi là các nước phát triển, đây những nước đã có  
những thời kỳ dài công nghiệp hoá và trở thành các nước công nghiệp phát triển.  
Tuy vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước đang phát ttriển  
đã sự phân hoá mạnh, một số nước đã tìm kiếm được con đường phát triển  
đúng đắn cho đất nước mình và vượt lên hàng đầu giữa các nước đang phát  
triển, trở thành các nước công nghiệp mới. Một số nước khác do ưu đãi của thiên  
nhiên đã được những mỏ dầu lớn, tạo nguồn thu lớn cho đất nước. Xuất phát  
từ thực tế này, ngân hàng thế giới (WB) đề nghị một sự sắp xếp các nước trên  
thế giới thành 4 nhóm. Căn cứ để phân loại mức thu nhập bình quân đầu  
người (GNP/người). Bên cạnh đó có tính đến trình độ cơ cấu kinh tế mức độ  
thỏa mãn nhu cầu cho con người.  
(1) Các nước công nghiệp phát triển – DCs: Có khoảng trên 40 nước bao  
gồm nhóm 7 nước công nghiệp đứng đầu thế giới (thường được gọi là nhóm G7)  
và các nước cộng nghiệp phát triển khác. Đại bộ phận các nước này tham gia  
vào tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – OECD. Các nước thuộc nhóm G7 là  
Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada. Những nước này nằm trong số  
những quốc gia có quy mô GNP lớn nhất thế giới (trên 500 tỷ USD) và GNP/  
người cao nhất thế giới (trên 20.000 USD/người). Bảy nước này chiếm 75%  
tổng giá trị công nghiệp toàn thế giới. Các nước công nghiệp phát triển khác bao  
gồm phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cùng với Úc và Niudilân.  
Các nước này đều mức GNP/ người đạt trên 15.000USD và có tỷ trọng công  
nghiệp cao trong nền kinh tế.  
(2) Các nước công nghiệp mới – NICS. Đây những nước ngay từ thập kỷ  
60, trong đường lối phát triển kinh tế của mình đã biết tận dụng lợi thế so sánh  
của đất nước qua từng thời kỳ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Họ cũng tranh  
thủ được nguồn vốn đầu tư và công nghệ của các nước phát triển để thực hiện  
công nghiệp hoá, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng công nghiệp lạc hậu, tiến tới  
nền công nghiệp hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người của các nước này đạt  
khoảng trên 6.000USD/người. Theo WB có khoảng trên 10 nước NICs: Hy Lạp,  
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Braxin, Mexicô, Achentina, Israen, Hồng Kông, Đài  
Loan, Singapo, Hàn Quốc. Trong số những nước này, thế giới đặc biệt quan tâm  
đến 4 nước NICS châu Á, được mệnh danh là “bốn con rồng”. Những nước này  
đã đạt tăng trưởng bình quân 7- 8% liên tục trong 3 thập kỷ, thời kỳ đạt mức  
9
11- 12% và mức mức thu nhập bình quân trên 10.000USD/người, họ đã tạo ra  
được nền kinh tế đầy sức sống.  
(3) Các nước xuất khẩu dầu mỏ: Đây những nước sau chiến tranh thế  
giới II, vào giữa thập k60 bắt đầu phát hiện ra nguồn dầu mỏ (OPEC). Đặc biệt  
trong số này là các nước Trung Đông: ArapSaudi, Cô-Oét, Iran, Irắc, Tiểu  
vương quốc Ả rập thống nhất. Từ năm 1973, Các quốc gia này thường xuyên  
gặp nhau hàng năm để ấn định lượng dầu mỏ xuất khẩu nhằm đảm bảo giá dầu  
lợi cho họ. Nhờ vậy, từ năm 1973 đến 1980 giá dầu mỏ được tăng gấp 8 lần  
và các quốc gia này thu được nguồn lợi rất lớn. Một số các quốc gia trở nên giàu  
cũng muốn nhanh chóng phát triển công nghiệp, họ đã dùng những đồng đô  
la kiếm được từ dầu mỏ và khí đốt để trang bị các nhà máy hiện đại. Nhưng do  
thiếu các chuyên gia kỹ thuật, thiếu nguyên liệu thiếu cả thị trường tiêu thụ,  
các nhà máy này đã nhanh chóng xuống cấp. Do vậy, mặc dù có mức thu nhập  
bình quân đầu người cao, nhưng nhìn chung các quốc gia này có cơ cấu kinh tế  
phát triển không cân đối và có sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập.  
(4) Các nước đang phát triển – LDCs. Thuật ngữ “đang phát triển” được  
thể hiện để chỉ xu thế đi lên của hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba - các  
nước nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước nông - công nghiệp đang từ sản  
xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hoá. Những nước này lại được chia  
thành ba loại: những nước có thu nhập bình quân trung bình, đạt mức  
GDP/người trên 2.000USD, những nước có thu nhập thấp đạt mức  
600USD/người những nước mức thu nhập rất thấp đạt dưói  
600USD/người (tuy vậy, các giá trị thu nhập bình quân đầu người của từng loại  
nước đựơc thay đổi từng năm theo xu hướng tăng dần).  
2. Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển  
2.1. Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển  
Mặc dù các nước đang phát triển sự tương đồng nhất định về điều kiện  
lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế nhưng giữa các nước cũng sự khác biệt cơ  
bản tạo nên tính đa dạng cho các nước này. Những khác biệt đó là:  
- Quy mô của đất nước: quy mô về diện tích và dân số. Trong hơn 130  
nước đang phát triển, những nước diện tích rộng lớn đông dân như  
Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin. Ngược lại, những nước nhỏ cả về diện tích và  
dân số như Brunây, Maldives,... Nước lớn thường lợi thế về tài nguyên  
10  
   
phong phú, thị trường tiềm năng thường ít bị lệ thuộc vào nguyên vật liệu  
của nước ngoài. Tuy vậy, cũng tạo ra những khó khăn về quản lý hành chính,  
đoàn kết quốc gia và sự cân đối giữa các khu vực. Trong thực tế phát triển cũng  
không thấy mối quan hệ nào được thiết lập giữa quy mô của đất nước mức  
thu nhập bình quân đầu người. Mức thu nhập giữa các nước có quy mô lớn rất  
khác nhau, ví dụ mức thu nhập bình quân của Braxin là 3.400 USD/người, của  
Trung Quốc là 860 USD/người, của Ấn Độ là 470 USD/người. Giữa các nước  
có quy mô nhỏ cũng vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Fiji là  
1.700 USD/người thì của Guinee-Bissau là 180 USD/người.  
- Bối cảnh lịch sử: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của các nước đang phát  
triển cũng tác động đến những xu hướng khác nhau trong quá trình phát triển.  
Hầu hết các nước Châu Á và Châu Phi đều những thời kỳ dài là thuộc địa của  
các nước Tây Âu, chủ yếu là Anh và Pháp, ngoài ra còn Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà  
Lan và Tây Ban Nha. Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội  
thông thường đều dựa vào mô hình của những nước đã từng cai trị họ trước đây.  
Châu Á, những di sản khác nhau của thời thực dân để lại cùng với những  
truyền thống văn hoá đa dạng của các dân tộc bản địa đã kết hợp cùng nhau để  
tạo ra những mô hình xã hội thể chế hoàn toàn khác nhau giữa các nước như  
Ấn Độ (thuộc địa của Anh), Philipin (thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ). Những  
nước Châu Phi do giành độc lập muộn nên thường quan tâm đến việc củng cố  
các thể chế chính trị, mặc dù khá đa dạng về địa lý và nhân khẩu nhưng những  
nước này đều những thể chế kinh tế - xã hội văn hoá tương đối giống  
nhau.  
- Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân: Ở hầu hết các nước  
đang phát triển đều song song tồn tại khu vực kinh tế nhà nước nhân. Tuy  
vậy, xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khu vực này tuỳ thuộc vào đặc  
điểm kinh tế chính trị của mỗi nước. Nhìn chung các nước châu Mỹ La tinh và  
Đông Nam Á có khu vực kinh tế tư nhân lớn hơn các nước Nam Á và Châu Phi.  
Ở những nước Châu Phi có sự thiếu hụt trầm trọng về lao động có tay nghề thì  
xu hướng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động của khu vực nhà nước với hy  
vọng rằng nguồn nhân lực có tay nghề sẽ được sử dụng hiệu quả trong các  
hoạt động kinh tế.  
2.2. Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển  
Ngoài những khác biệt thì các nước đang phát triển còn có những đặc điểm  
11  
 
chung cơ bản giống nhau:  
(1) Mức sống thấp: các nước đang phát triển mức sống nói chung đều rất  
thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp được biểu thị cả về số lượng  
lẫn về chất lượng dưới dạng: thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khoẻ kém, không  
được hoặc ít được học hành, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong cao, tuổi thọ và thâm  
niên lao động không cao.  
Mức thu nhập thấp thể hiện nhất ở mức thu nhập quốc dân tính theo đầu  
người.  
Khi tính đến yếu tố phân phối theo dân số thế giới thì điều này có nghĩa là,  
khoảng 83% tổng thu nhập của thế giới được sản sinh ra trong những khu vực  
kinh tế phát triển, nơi chỉ chứa đầy dân số thế giới; trên % dân số thế giới chỉ  
sản xuất ra được 17% tổng thu nhập của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người  
các nước kém phát triển chỉ bằng 1/6 thu nhập bình quân đầu người ở các  
nước giàu.  
Ngoài việc mức thu nhập bình quân đầu người thấp, các nước đang phát  
triển còn có tốc độ tăng trưởng GNP chậm hơn so với các nước công nghiệp  
phát triển. Theo phân loại của Liên hợp quốc, trong số 31 nước nghèo thì tốc độ  
tăng GNP chỉ 3,6%/năm trong giai đoạn 1960-1987, còn những nước trung  
bình khoảng 4,7%/năm. Bình quân chung tốc độ tăng GNP hàng năm khoảng  
4,2%. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các nước  
phát triển khoảng 3,3%. Điều này có nghĩa là, khoảng cách thu nhập giữa các  
nước giàu và các nước rất nghèo thu hẹp lại với gần 1% một năm. Nhưng nếu  
tính đến thực tế mức tăng dân số hàng năm ở các nước đang phát triển là  
2,4%, trong khi tỷ lệ này các nước phát triển chỉ là 0,5% thì khoảng cách về  
thu nhập bình quân đầu người trên thực tế lại tăng lên.  
Mức sống thấp còn được thể hiện qua phân phối thu nhập quốc dân. Tất cả  
các quốc gia trên thế giới đều một mức độ bất bình đẳng nhất định, nhưng  
khoảng cách này thường lớn hơn ở các nước chậm phát triển. Các mô hình phân  
phối thu nhập không cân xứng, trong đó 20% dân thượng lưu thường có thu  
nhập cao hơn từ 5-10 lần so với 40% dân hạ lưu.  
Bên cạnh các yếu tố trên thì mức độ nghèo đói cũng góp phần đánh giá mức  
sống thấp. Khoảng 40% dân số của thế giới thứ 3 đang phải tìm cách tồn tại ở  
những mức nghèo đói tột cùng. Tỷ lệ này còn cao hơn ở một số nước đông dân  
12  
có thu nhập thấp như Bangladesh 60%, Ấn Độ 46% và Indonesia 62%. Cuối  
những năm 80 của thế kỉ XX, 1,37 tỷ người trên thế giới thể được coi là đang  
chịu cảnh nghèo đói, năm 2000 con số này là 1,1 tỷ năm 2007 vẫn còn trên 1  
tỷ người nghèo.  
Tình trạng sức khoẻ kém, nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và giáo dục chậm  
phát triển cũng những yếu tố phản ánh mức sống thấp. Tuổi thọ trung bình ở  
42 nước kém phát triển nhất là 48 tuổi các nước khác trong thế giới thứ ba  
là 63 tuổi các nước công nghiệp phát triển là 75 tuổi. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử  
vong trong 1.000 trẻ là 96 ở nước kém phát triển nhất, 64 các nước đang phát  
triển và 8 các nước phát triển. Y tế một dịch vụ hội cực kỳ khan hiếm ở  
những khu vực thuộc thế giới đang phát triển. Trung bình các nước kém phát  
triển nhất chỉ có 94 bác sĩ/100.000 dân, nhưng ở các nước phát triển là 161 bác  
sĩ/100.000 dân. Hầu hết các cơ sở y tế lại tập trung khu vực thành thị.  
Tỷ lệ người biết chữ thấp, tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao, học trình hoặc các  
phương tiện giáo dục không đầy đủ thường là không phù hợp. Trong số 31  
nước kém phát triển nhất thì tỷ lệ người biết chữ chỉ chiếm có 34% dân số. Tỷ  
lệ này các nước khác là 64% và đối với các nước phát triển là 99%.  
(2) Năng suất thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển rất  
thấp so với các nước phát triển. Năng suất lao động thấp thể được giải thích  
bằng tình trạng không có hoặc thiếu trầm trọng các đầu vào bổ sung như vốn vật  
chất hoặc đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Ngoài ra tình trạng sức khoẻ cũng  
ảnh hưởng tới năng suất, ở các nước kém phát triển cũng thể tạo ra các cơ hội  
kinh tế để tự cải thiện mình. Tuy vậy, nếu không có những thay đổi về thể chế  
cơ cấu thì cũng không thể thành công được.  
Như vậy thể kết luận rằng, mức sống thấp năng suất thấp đang tự làm  
trầm trọng thêm những vấn đề kinh tế và xã hội ở các nước thuộc thế giới thứ  
ba và do vậy, đó biểu hiện chủ yếu của tình trạng kém phát triển của họ.  
(3) Tốc độ tăng dân số cao và gánh nặng người ăn theo: Trong tổng số  
dân thế giới vào khoảng 6 tỷ người thì vào đầu những năm 2000, hơn 5/6 số dân  
sống ở các nước đang phát triển gần 1/6 các nước phát triển. Tỷ lệ sinh  
đẻ tử vong rất khác biệt nhau. Tỷ lệ sinh đẻ ở các nước chậm phát triển  
thường ở mức rất cao cùng với nó là chế độ chăm sóc y tế và thu nhập thấp nên  
13  
tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Hiện nay, tốc độ tăng dân số trung bình các nước  
đang phát triển vào khoảng 2,1% và các nước phát triển là 0,7% . Số trẻ em  
dưới 15 tuổi chiếm gần một nửa dân số trong khi tỷ phần này các nước phát  
triển chỉ bằng 1/4 số dân. Do vậy, lực lượng lao động ở hầu hết các nước đang  
phát triển phải hỗ trợ cho trẻ em theo tỷ lệ gần như gấp đôi so với các nước giàu  
có. Do đó ta có thể kết luận rằng, các nước thuộc thế giới thứ ba không chỉ có  
đặc điểm tốc độ tăng dân số cao hơn họ còn phải chịu gánh nặng người ăn  
theo lớn hơn so với các nước giàu có.  
(4) Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao: một trong những biểu hiện  
chủ yếu của mức sống thấp ở các nước đang phát triển việc sử dụng chưa hết  
hoặc chưa hiệu quả nguồn nhân lực so với các nước phát triển. Việc sử dụng  
chưa hết nguồn nhân lực được biểu hiện dưới hai hình thức thất nghiệp và bán  
thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 10- 15% lực lượng lao động thành thị,  
số bán thất nghiệp thì nhiều hơn, trên 30% toàn bộ lực lượng lao động nông  
thôn cũng như thành thị ở các nước thuộc thế giới thứ ba chưa được sử dụng hết  
khả năng.  
(5) Phụ thuộc đáng kể vào sản xuất nông nghiệp xuất khẩu hàng sơ chế;  
phần lớn dân số các nước đang phát triển đều sống và làm việc tại các vùng  
nông thôn. Và phần đông lực lượng lao động nằm trong nông nghiệp, xét về tỷ  
lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp thì các khu vực kém phát triển là 62%  
so với 7% các nước phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp chiếm khoảng 20% tổng  
sản phẩm quốc dân của các nước thuộc thế giới thứ ba. Trong khi tỷ lệ này chỉ là  
3% các nước phát triển. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của các nước thuộc thế  
giới thứ ba là nền nông nghiệp phi thương mại, nhỏ, manh mún và lạc hậu.  
Hầu hết các nền kinh tế thuộc các nước chậm phát triển đều được xác định  
theo hướng sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm sơ chế, cho nên các mặt hàng  
khác thuộc nhóm sơ chế này là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.  
Như vậy, phụ thuộc đáng kể vào sản xuất nông nghiệp xuất khẩu hàng sơ  
chế cũng đặc điểm chung của các nước đang phát triển.  
(6) Ngoài ra, các nước đang phát triển còn có một điềm chung về sự  
thống trị, sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương. Đối với nhiều nước chậm phát  
triển, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tồn tại dai dẳng của tình trạng mức  
14  
sống thấp, thất nghiệp tăng sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng,  
chính là sự phân chia không bình đẳng quyền lực kinh tế và chính trị giữa các  
nước giàu và nước nghèo. Những sự không bình đẳng này dược biểu hiện không  
chỉ bằng quyển thống trị của các nước giàu trong việc kiểm soát mô hình  
thương mại, mà còn bằng khả năng của họ trong việc quyết định những điều  
kiện mà theo đó công nghệ viện trợ nước ngoài và vốn đầu tư được chuyển giao  
cho các nước phát triển.  
Những tiêu chuẩn kinh tế, hội của các nước giàu tác động tới mức  
lương, lối sống thượng lưu những thái độ nói chung đối với việc tích luỹ của  
cải cá nhân ở những nước đang phát triển.  
Những nước kém phát triển thường những nước nền kinh tế phụ  
thuộc, những lực lượng ngoài tầm kiểm soát của họ thể những ảnh  
hưởng mang tính quyết định thống trị đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội của  
nước này.  
2.3. Sự cần thiết lựa chon con đường phát triển  
Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển chính là những trở  
ngại đối với sự phát triển, chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra vòng  
luẩn quẩn của sự nghèo khổ (xem Sơ đồ 1), làm cho khoảng cách giữa các nước  
phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng.  
Thu nhËp thÊp  
N¨ng suÊt thÊp  
Tû lÖ tÝch luü thÊp  
Tr×nh ®é kü thuËt thÊp  
S¬ ®å 1: Vßng luÈn quÈn cña sù nghÌo khæ  
Đứng trước tình hình đó đòi hỏi các nước đang phát triển phải biện  
pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn  
15  
 
đến những xu hướng khác nhau. Có những nước vẫn tiếp tục đi vào tình trạng trì  
trệ, hội rối ren, như một số nước Châu Phi cận Sahara, hay một số nước Nam  
Á. Có những nước đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, đưa đất nước ra khỏi vòng  
luẩn quẩn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc khủng hoảng với những vòng luẩn  
quẩn mới như Philipin. Tuy vậy, những nước và vùng lãnh thổ đã tạo được  
tốc độ phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước phát  
triển, đó là các nước và vùng lãnh thổ NICs Châu Á như: Hồng Kông, Đài Loan,  
Singapore và Hàn Quốc. Gần đây các nước Thái Lan, Malayxia và Trung Quốc  
cũng đã chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn đưòng lối phát triển.  
Ở Việt Nam, trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, Chính phủ đã  
tiến hành chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1989.  
Trước đó, trong suốt thập niên 80 của thế kỉ XX Chính phủ đã tiến hành thử  
nghiệm các biện pháp cải cách khác nhau, nhưng năm 1989 là mốc lịch sử quan  
trọng. Trong năm này, Chính phủ đã đưa ra những biện pháp cải cách giá cả  
toàn diện, chống lại siêu lạm phát (đã đạt tới mức 308%). Biện pháp cải cách  
giá cả nhằm đối phó với áp lực lạm phát đã hỗ trợ cho những thay đổi trong cơ  
chế quản lý. Thành công bước đầu của những biện pháp cải cách trong năm  
1989 đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chống lạm phát,  
tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 35% vào năm 1989. Ngoài ra, cũng trong năm  
1989 Việt Nam đã đạt được những thành tựu khác hết sức đáng chú ý, đó là  
thực hiện tự do hoá thương mại và phá giá đồng tiền đã đem lại kết quả là kim  
ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Tiếp đó kế hoạch 5 năm (1991-1995) đã đạt được  
mức tăng trưởng đáng kể, trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tốc độ tăng trưởng  
kinh tế bình quân đạt 8,2%.  
Tuy vậy, đổi mới và phát triển đi lên là quá trình hết sức khó khăn. Trong  
quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ những mặt yếu kém, thêm  
vào đó những thách thức lớn đang đặt ra. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính  
khu vực từ giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng  
trưởng kinh tế giảm từ 9,35% (năm 1996) xuống 8,2% (năm 1997), 5,8% (năm  
1998) và 4,8% (năm 1999). Vào năm 2000, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi  
phục với tốc độ tăng trưỏng kinh tế đạt 6,8% và đến năm 2003 là 7,24%. Năm  
2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mang lại những  
cơ hội phát triển cho đất nước nhưng cũng gặp không ít thách thức. Cuộc khủng  
hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng tác dộng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt  
16  
Nam. Với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu,  
cuộc khủng hoảng này có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi  
vai trò của Nhà nước đã được nhấn mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế  
phát triển khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu Việt Nam không tiếp tục hoặc  
chệch hướng khỏi con đường cải cách đang đi. Việt Nam nên coi cuộc khủng  
hoảng này là một cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh  
tranh của mình, cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển khôn ngoan và  
bền vững.  
Chiến lược này cần tiếp tục phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương  
và song phương, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn lực trong nước như  
kết cấu hạ tầng, nguồn vốn con người, vốn hội. Vai trò của Nhà nước sẽ phải  
đẩy mạnh ở hai mặt: chủ động hơn trong các hoạt động phối hợp quốc tế và  
nâng cao năng lực quản lý và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng. Các nỗ lực  
xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cần được tiếp tục đẩy mạnh, song song với  
việc gia tăng các khoản trợ cấp bảo hiểm hội. Điều này có thể sẽ làm tăng  
kích cỡ và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà hoạch định  
chính sách Việt Nam nên tuân thủ theo nguyên tắc của John Maynard Keynes đã  
đưa ra gần 80 năm trước đây: Nhà nước chỉ nên làm những thị trường không  
làm được chứ đừng thay thế những thị trường thể làm được.  
17  
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT  
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  
chương: KTPT01  
Giới thiệu:  
Trang bị cho người học những kiến thức chung về tăng trưởng, phát triển  
kinh tế và phát triển bền vững để phát triển kinh tế-xã hội đáp ứng yêu cầu hội  
nhập và phát triển.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát  
triển bền vững.  
- Giải thích được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh  
tế - xã hội;  
- Phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế;  
- Tính toán được các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và phát triển  
kinh tế - xã hội;  
- Tuân thủ đường lối và chính sách phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và  
Nhà nước Việt Nam.  
Nội dung chính:  
1. Bản chất của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội  
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội mục tiêu hàng đầu của  
tất cả các nước trên thế giới, thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai  
đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước  
đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập với các  
nước phát triển.  
1.1. Khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững  
a. Tăng trưởng kinh tế  
Tăng trưởng kinh tế sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng  
thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng đó được thể hiện cả ở quy  
mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ  
tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối phản ảnh sự gia  
tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế thể biểu  
hiện dưới dạng vật chất hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ  
tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nển kinh tế hoặc tính bình quân trên  
đầu người.  
18  
     
Như vậy, bản chất của tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng của nền  
kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững  
hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo đó, điều được  
nhấn mạnh nhiều hơn sự gia tăng liên tục, hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và  
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Quan trọng hơn, quá trình ấy phải  
được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ vốn  
nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.  
b. Phát triển kinh tế  
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của  
nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng chất, là quá trình hoàn thiện cả  
về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.  
Như vậy, phát triển phải một quá trình lâu dài và do các tác nhân nội tại  
của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo  
ba tiêu thức:  
- Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế mức gia tăng thu  
nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi  
về lượng của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế), điều kiện cần để nâng cao  
mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát  
triển;  
- Hai là, cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đây là tiêu  
thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Đối với các  
nước đang phát triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng  
công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ cấu  
kinh tế ngành theo hướng tiến bộ, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và  
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, gia tăng hiệu quả năng  
lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ hội một  
cách sâu rộng. Đó cũng là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế,  
đặc biệt năng lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất  
nước;  
- Ba là, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân từ kết quả tăng  
trưởng. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không  
phải tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo  
đói, suy dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân tăng lên, khả năng tiếp cận đến các dịch  
vụ y tế, giáo dục, nước sạch... Hoàn thiện các tiêu chí đó sự thay đổi về chất  
19  
của quá trình phát triển.  
c. Phát triển bền vững  
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện khi tăng trưởng kinh tế của nhiều  
nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ khá cao, khi đó ngưòi ta bắt đầu lo  
nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai. Quan  
niệm về phát triển bền vững ngày càng hoàn thiện theo thời gian. Năm 1987,  
vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu  
tiên, theo đó phát triển bền vững sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại  
mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.  
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài  
nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình  
phát triển.  
Ngoài ra còn một số quan điểm khác:  
Theo tác giả A.Sen: "Tôi quan niệm phát triển như một tiến trình gia tăng  
các tự do đích thực mà con người thể được hưởng. Qua tự do đích thực, tôi  
muốn nói tất cả những khả năng tối thiểu, như khả năng tránh đói khát, tránh  
thiếu dinh dưỡng, tránh chết yểu, tránh những bệnh nan y, cũng như tất cả  
những tự do mà giáo dục, sự tham gia vào đời sống chính trị, tự do ngôn luận  
đem tới...".  
Theo tác giả Solow: "Nhiệm vụ mà tính bền vững đặt ra là phải để lại cho  
thế hệ mai sau không chỉ một vật cụ thể nào đó mà cung cấp cho họ tất cả  
những cần thiết để đạt được một mức sống ít nhất tốt đẹp như chúng ta và  
tương tự để chăm sóc cho thế hệ tiếp theo. Chúng ta không ăn vào vốn liếng  
của loài người, theo nghĩa rộng nhất".  
Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập đầy đủ hơn, bên  
cạnh yếu tô môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường hội được  
đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền  
vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát  
triển bển vững là quá trình phát triển sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà  
giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã  
hội bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững sự  
tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng hội; khai thác  
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng  
môi trường sống.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 107 trang yennguyen 19/04/2022 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế phát triển - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_kinh_te_phat_trien_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.doc