Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh giai đoạn 1988-2018

Trường Đại học Vinh  
Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 51-63  
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG RNG NGP MN TNH BC LIÊU  
TRÊN CƠ SỞ NH VỆ TINH GIAI ĐOẠN 1988-2018  
Tôn Sơn, Phùng Thái Dương  
Trường Đại học Đồng Tháp, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp  
Ngày nhận bài 4/8/2020, ngày nhận đăng 16/9/2020  
Tóm tt: Nghiên cứu này được thc hin nhằm xác định hin trng rng ngp  
mn (RNM) tnh Bạc Liêu qua các năm 1988, 1998, 2013, 2018; đánh giá biến động  
din tích RNM qua các thi kcth; đồng thời xác định nguyên nhân ca các quá  
trình biến mt và phc hi. Tư liệu nh vin thám Landsat 5-TM, 8-OLI và phương  
pháp phân loi có kiểm định Maximum Likelihood Classifier - MCL được sdụng để  
phân loại và đánh giá biến động din tích RNM tnh Bc Liêu giai đoạn 1988-2018.  
Kết qugiải đoán ảnh viễn thám năm 1988, 1998, 2013, 2018 và kết quchng xếp  
các bản đồ nói trên cho thy din tích RNM tnh Bc Liêu tăng liên tc từ năm 1988  
đến năm 2018. Trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM  
ở Bạc Liêu đã tăng 1.069,4 ha, cao gấp 1,5 lần so với ban đầu. Tốc độ phục hồi của  
RNM được xác định là 64,3 ha/năm, cao gấp hơn 2 lần so với tốc độ biến mất của  
chúng trong giai đoạn này (28,7 ha/năm). Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của  
RNM là do sự chuyển đổi từ RNM sang NTTS (chiếm 91,1%), sạt lở bờ biển (chiếm  
7,9%). RNM được phục hồi chủ yếu từ mặt nước biển ven bờ (chiếm 46,3%), từ đất  
nông nghiệp (27,8%), trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang hoặc trồng  
RNM kết hợp với NTTS (chiếm 25,8%).  
Tkhóa: nh Landsat; biến động rng ngp mn; tnh Bc Liêu; nuôi trng  
thy sn.  
1. Đặt vấn đề  
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc. Phía  
Đông Nam tiếp giáp biển Đông, với đường bờ biển dài 56 km thuộc các huyện Đông Hải,  
Hòa Bình và TP. Bạc Liêu. Vùng biển Bạc Liêu khá nông, dòng biển Đông Bắc ổn định,  
vai trò quan trọng trong bồi tụ. Hằng năm, vùng thềm lục địa được mở rộng ra phía  
biển hơn 30 m tạo nên các bãi bồi, tạo điều kiện thuận lợi cho RNM phát triển. RNM ở  
Bạc Liêu có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường [1]. Trong  
những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc  
Liêu đã bị biến đổi nhanh chóng [2]. Các kết quả phân tích ảnh vệ tinh cho thấy bờ biển  
Bạc Liêu đoạn từ Ấp Gò Cát (xã Điền Hải) tới thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) đang  
diễn ra quá trình sạt lở cửa sông và bờ biển rất mạnh (khoảng 10 m/năm), làm mất nhiều  
diện tích RNM, đe dọa sản xuất và đời sống của người dân [5].  
Tư liệu ảnh viễn thám Landsat là nguồn tư liệu cung cấp thông tin bề mặt Trái đất  
với tính chất bao phủ rộng, thông tin khách quan và lặp lại theo chu kỳ. Vì vậy, tư liệu  
ảnh này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giám sát biến động lớp  
phủ rừng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh để đánh giá biến động  
diện tích RNM ở Bạc Liêu cho kết quả khá chính xác và khách quan [6-8]. Kết quả của  
các nghiên cứu trên cho thấy nguyên nhân gây suy giảm diện tích RNM ở các tỉnh ven  
biển Đồng bằng sông Cửu Long phần nào đã được xác định. Tuy nhiên, quá trình phục  
hồi của RNM trong giai đoạn này chưa được quan tâm nghiên cứu.  
51  
T. Sơn, P. T. Dương / Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh…  
Xuất phát từ thực tế trên, việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat đa thời gian và  
phương pháp phân loại có kiểm định Maximum Likelihood Classifier - MLC để đánh giá  
biến động diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu qua các giai đoạn 1988-1998, 1998-2013, 2013-  
2018 và 1988-2018 là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa khoa học [7], [8]. Kết quả nghiên  
cứu xác định sự biến đổi về mặt không gian của RNM sau 30 năm (1988-2018), tốc độ  
biến mất và phục hồi của RNM, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm diện tích RNM và quá  
trình phục hồi của chúng qua các giai đoạn khác nhau. Từ đó giúp cho các nhà hoạch  
định chính sách có thể đề ra các giải pháp khôi phục và phát triển hệ sinh thái RNM, góp  
phần phục hồi và làm phong phú thêm các hệ sinh thái đa dạng ven biển.  
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  
2.1. Dữ liệu  
Sử dụng ảnh viễn thám Landsat 5 TM và Landsat 8 OLI để giải đoán và thành lập  
các bản đồ hiện trạng RNM năm 1988, 1998, 2013, 2018 và bản đồ biến động diện tích  
RNM tỉnh Bạc Liêu qua các giai đoạn 1988-1998, 1998-2013, 2013-2018, 1988-2018.  
Để giảm thiểu ảnh hưởng của mây, nghiên cứu đã chọn lọc và sử dụng ảnh được chụp  
vào mùa khô (từ tháng 11 - tháng 4), thời gian ảnh được chụp phù hợp với thời gian cần  
đánh giá, nhưng do số lượng ảnh hạn chế nên việc sử dụng ảnh có sai khác không nhiều  
về thời gian là hoàn toàn chấp nhận được. Thông tin về ảnh vệ tinh được thể hiện trong  
Bảng 1.  
Bảng 1: Dữ liệu ảnh Landsat được sử dụng để nghiên cứu  
Độ  
phân  
giải  
Chất  
Mây lượng  
Ngày  
chụp  
Mã ảnh  
ảnh  
(m)  
LT05_L1TP_125054_19890406_20170204_01_T1 1%  
LT05_L1TP_125054_19980314_20161225_01_T1 0%  
LC08_L1TP_125054_20150209_20180523_01_T1 0,68%  
LC08_L1TP_125054_20170214_20170228_01_T1 8,83%  
7
9
9
9
30m 06/4/1989  
30m 14/3/1998  
30m 09/2/2015  
30m 14/2/2017  
2.2. Phương pháp nghiên cứu  
Các bước nghiên cứu được thể hiện trên sơ đồ Hình 2.  
2.2.1. Phương pháp thực địa  
Trước khi tiến hành giải đoán ảnh viễn thám, chúng tôi đã có chuyến khảo sát  
thực địa tại 05 khu vực chính dọc theo bờ biển tỉnh Bạc Liêu vào ngày 04/3/2018. Quá  
trình khảo sát có sử dụng Hệ thống định vị toàn cầu GPS. Đây là một phần công việc của  
chuyến khảo sát kéo dài tại các tỉnh ven biển ĐBSCL phục vụ cho quá trình thực hiện  
luận án nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga. Đồng thời, để kiểm tra độ chính xác của kết  
quả phân loại, chúng tôi có chuyến thực địa bổ sung vào ngày 23/2/2019 để thu thập dữ  
liệu phục vụ cho đánh giá kết quả phân loại (Hình 1). Đáng chú ý, trong chuyến khảo sát  
đợt tháng 2/2019 còn có sự tham gia và hỗ trợ của các giáo sư người Nga hiện là giảng  
viên hướng dẫn của tác giả tại Viện Hải dương học Shirshov, Moscow, Liên bang Nga.  
52  
Trường Đại học Vinh  
Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 51-63  
Hình 1: Bản đồ các điểm nghiên cứu thực địa tại tỉnh Bạc Liêu năm 2019  
2.2.2. Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh  
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.570,9 km2. RNM phân bố chủ yếu dọc theo bờ  
biển và các vùng ven biển của các huyện Đông Hải, Hòa Bình TP. Bạc Liêu. Trên các  
ảnh vệ tinh, RNM được phát hiện bởi các đặc điểm quang phổ trong phạm vi của các  
bước sóng hồng ngoại nhìn thấy, hồng ngoại gần và sóng ngắn. Các band được sử dụng  
để tổ hợp màu khi phân loại ảnh vệ tinh bao gồm: band 1, 2, 3, 4, 5, 7 đối với Landsat 5;  
band 2, 3, 4, 5, 6, 7 đối với Landsat 8. Phân tích thông tin vệ tinh cho phép xác định ranh  
giới của RNM tỉnh Bạc Liêu vào các năm 1988, 1998, 2013 và 2018. Phần mềm ENVI  
5.2 và ArcGIS 10.5 được sử dụng để giải đoán ảnh vệ tinh và biên tập bản đồ. Tất cả các  
bản đồ được biên tập với cùng một hệ quy chiếu WGS 1984 UTM Zone 48N. Diện tích  
của khu vực nghiên cứu sau khi chồng xếp các bản đồ là 21.013,4 ha.  
Hình 2: Sơ đồ các bước xử lý và phân loại ảnh Landsat  
53  
T. Sơn, P. T. Dương / Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh…  
2.2.3. Hệ thống phân loại thực phủ khu vực nghiên cứu  
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực địa, hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất của khu  
vực nghiên cứu được chia ra làm 5 loại: RNM, đất nông nghiệp, mặt nước, NTTS và đất  
khác (Bảng 2).  
Bảng 2: Hệ thống phân loại thực phủ khu vực nghiên cứu  
Các kiểu lớp  
phủ bề mặt  
Ảnh thực  
địa  
TT  
1
Miêu tả  
Đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên, bao  
gồm các loài đặc trưng của RNM.  
RNM  
Đất nông  
nghiệp  
Khu vực trồng lúa, rau màu, cây lâu năm…  
Sông, ao, hồ, đầm lầy và mặt nước biển.  
2
3
4
5
Mặt nước  
NTTS  
Mặt nước trong các ao nuôi nhân tạo, kết hợp  
với bờ ao và các dãy RNM.  
Đất khác  
Đất khu dân cư, giao thông, đất trống,…  
2.2.4. Khóa giải đoán cho khu vực nghiên cứu  
Để thực hiện tốt quá trình giải đoán, phải xây dựng được khóa giải đoán cho từng  
loại lớp phủ nhằm giúp cho việc lựa chọn mẫu phân loại sau này được chính xác. Trong  
bài viết này, khóa giải đoán được xây dựng cho 5 loại lớp phủ mặt đất trong khu vực  
nghiên cứu của tỉnh Bạc Liêu dựa trên các tổ hợp màu khác nhau (Bảng 3).  
Bảng 3: Khóa giải đoán cho khu vực nghiên cứu  
Các kiểu lớp  
phủ bề mặt  
TT  
Tổ hợp màu  
Ảnh tổ hợp màu  
Màu đỏ  
Ảnh thực địa  
4-3-2 (Landsat 5)  
5-4-3 (Landsat 8)  
1
RNM  
4-3-2 (Landsat 5)  
5-4-3 (Landsat 8)  
2
Đất nông nghiệp  
Màu cam  
54  
Trường Đại học Vinh  
Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 51-63  
Các kiểu lớp  
phủ bề mặt  
TT  
Tổ hợp màu  
Ảnh tổ hợp màu  
Ảnh thực địa  
7-5-3 (Landsat 5)  
7-6-4 (Landsat 8)  
3
Mặt nước  
Xanh da trời  
5-4-3 (Landsat 5)  
6-5-4 (Landsat 8)  
4
5
NTTS  
Màu hồng xen lẫn  
xanh lá cây  
7-5-3 (Landsat 5)  
7-6-4 (Landsat 8)  
Đất khác  
Màu xanh biển giữa  
trắng và xanh lá cây  
2.2.5. Phương pháp phân loại và xử lý sau phân loại  
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân loại gần đúng nhất Maximum  
Likelihood Classifier - MCL [7]. Phương pháp này cho rằng các band phổ có sự phân bố  
chuẩn sẽ được phân loại vào lớp mà nó có xác xuất cao nhất. Việc tính toán không chỉ  
dựa vào khoảng cách mà còn dựa vào cả xu thế biến thiên độ xám trong mỗi lớp. Đây là  
phương pháp phân loại chính xác nhưng lại mất nhiều thời gian tính toán và phụ thuộc  
vào sự phân bố chuẩn của dữ liệu.  
Sau khi phân loại ảnh, tiến hành xử lý sau phân loại để làm mượt kết quả phân  
loại. Phương pháp phân tích đa số Majority Analysis được sử dụng để gộp các pixel lẻ tẻ  
được phân loại lẫn trong chính các lớp chứa nó, hoặc lấy kết quả của pixel thiểu số trong  
cửa sổ lọc để thay thế cho các pixel trung tâm.  
Đánh giá biến động diện tích RNM qua các thời kỳ cụ thể được thực hiện trên  
phần mềm ArcGIS với việc sử dụng phương pháp chồng xếp Union  
(Geoprocessing/Union).  
3. Kết quả nghiên cứu  
3.1. Diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu qua các năm  
Kết quả phân loại ảnh vệ tinh cho thấy tổng diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu năm  
1988 là 1,7 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa Bình với 958 ha (54,6%), kế đến là  
huyện Đông Hải với 708 ha (40,3%), ít nhất ở TP. Bạc Liêu với 89 ha (5,1%). Tổng diện  
tích RNM liên tục tăng qua các năm (Hình 3). Đến năm 2018, tổng diện tích RNM là 2,8  
nghìn ha, trong đó huyện Hòa Bình với 1,3 nghìn ha (chiếm 48,1%), Đông Hải với 1,1  
nghìn ha (chiếm 40,9%) và TP. Bạc Liêu với 311 ha (chiếm 11%) (Bảng 4).  
55  
T. Sơn, P. T. Dương / Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh…  
Bảng 4: Diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu qua các năm  
và biến động diện tích RNM giai đoạn 1988-2018  
Diện tích RNM qua các năm (ha)  
Giai đoạn  
1988-2018 (ha)  
Tỉnh  
Huyện  
1988  
708,6  
958,9  
89,5  
1998  
871,2  
994,8  
257,3  
2.123,4  
2013  
1.063,8  
1.208,6  
257,0  
2018  
1.155,1  
1.360,3  
311,0  
Đông Hải  
+ 446,5  
+ 401,5  
+ 221,5  
+ 1.069,4  
Bạc Liêu Hòa Bình  
TP. Bạc Liêu  
Tổng cộng  
1.757,0  
2.529,4  
2.826,4  
56  
Trường Đại học Vinh  
Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 51-63  
2826.4  
2529.4  
3000  
2500  
2000  
1500  
1000  
500  
(ha)  
2123.4  
1757.0  
0
Năm 1988 Năm 1998 Năm 2013 Năm 2018  
Hình 3: Xu hướng biến đổi diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu qua các năm  
3.2. Biến động diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1988-2018  
3.2.1. Biến đổi tổng diện tích RNM  
Sau 30 năm (1988-2018) diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu tăng 1.069 ha, tức là tăng  
hơn 1,5 lần so với diện tích RNM năm 1988. Mức độ gia tăng có sự khác nhau giữa các  
huyện trong tỉnh: huyện Đông Hải có diện tích RNM tăng lên nhiều nhất với 446 ha, kế  
đến là huyện Hòa Bình với 401 ha, trong khi đó diện tích RNM ở TP. Bạc Liêu chỉ tăng  
thêm 221 ha (Bảng 4).  
3.2.2. Tốc độ biến đổi diện tích RNM  
Trong khoảng thời gian 30 năm (1988-2018), diện tích RNM ở tỉnh Bạc Liêu tăng  
1.069 ha, tức tăng 35,6 ha/năm (2%/năm) so với diện tích RNM năm 1988. Trong từng  
giai đoạn cụ thể, tốc độ gia tăng diện tích RNM có sự khác nhau. Giai đoạn 1988-1998,  
RNM tăng 366 ha (tăng 36,6 ha/năm); giai đoạn 1998-2013, RNM tăng 406 ha (tăng 27,1  
ha/năm); giai đoạn 2013-2018, diện tích RNM tăng 297 ha (tăng 59,4 ha/năm) (Hình 4).  
57  
pdf 7 trang yennguyen 20/04/2022 7620
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở ảnh vệ tinh giai đoạn 1988-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_bien_dong_rung_ngap_man_tinh_bac_lieu_tren_co_so_an.pdf