Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân - béo phì

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC  
VÕ MINH PHƯƠNG  
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ LEPTIN, ADIPONECTIN  
HUYẾT TƯƠNG VÀ TỶ LEPTIN/ADIPONECTIN  
TRÊN ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN-BÉO PHÌ  
Chuyên ngành: NỘI TIẾT  
Mã số: 62 72 01 45  
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC  
HUẾ - NĂM 2018  
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.  
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN HỮU DÀNG  
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHẠN  
Phản biện 1: ......................................................................................  
......................................................................................  
Phản biện 2: ......................................................................................  
......................................................................................  
Phản biện 3: ......................................................................................  
......................................................................................  
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế  
họp tại ....................................................................................................  
Vào hồi……giờ…ngày……tháng……….năm..................................  
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .....................................................  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI  
Leptin là một trong những adipokin được phát hiện đầu tiên  
của mô mỡ và khẳng định vai trò quan trọng của mô mỡ là một cơ  
quan nội tiết. Leptin giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể bằng  
cách kích thích sự tiêu hao năng lượng, ức chế ăn vào. Trong hầu hết  
các trường hợp béo phì, tình trạng đề kháng leptin biểu hiện ở sự gia  
tăng nồng độ leptin huyết tương đã làm giới hạn hiệu quả sinh học  
của nó. Trái ngược với leptin, sự tiết adiponectin thường bị suy giảm  
trong béo phì. Adiponectin làm tăng sự nhạy cảm với insulin, oxy  
hóa acid béo cũng như tiêu hao năng lượng và làm giảm lượng  
glucose trong gan. Đây là hai sản phẩm bài tiết quan trọng của mô  
mỡ có vai trò gần như đối lập nhau. Adiponectin là chất bảo vệ còn  
leptin có tác dụng tấn công. Biến đổi nồng độ của 2 chỉ số trên đều liên  
quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hóa. Chính vì vậy  
khảo sát nồng độ leptin, adiponectin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì là  
đề tài có cơ sở khoa học và lý luận chuyên ngành, một hướng nghiên  
cứu mới đang được quan tâm.  
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
1. Xác định nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ  
leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân, béo phì.  
2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ leptin, adiponectin  
huyết tương và tỷ leptin/adiponectin với một số yếu tố nguy cơ trên  
đối tượng thừa cân, béo phì qua đó xác định điểm cắt của các chỉ số  
nhân trắc để dự báo nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ  
leptin/adiponectin.  
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  
1. Ý NGHĨA KHOA HỌC  
Ở người béo phì, có sự gia tăng nồng độ leptin huyết tương  
qua nhiều nghiên cứu, các tác giả gọi đây là sự đề kháng leptin  
1
(leptin resistance) biểu thị bằng sự gia tăng nồng độ leptin huyết  
tương trong khi nồng độ adiponectin lại sụt giảm. Và đề kháng leptin  
lẫn giảm sút adiponectin đều có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim  
mạch-chuyển hóa như tăng glucose máu, rối loạn lipid máu, kháng  
insulin...  
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN  
Nêu giá trị cụ thể nồng độ leptin, adiponectin và tỷ  
leptin/adiponectin ở người thừa cân, béo phì. Dựa vào mối liên quan  
giữa nồng độ hai adipokin này với một số yếu tố nguy cơ tim mạch-  
chuyển hóa có thể nhận biết những ảnh hưởng của chúng đối với cơ  
thể đồng thời suy đoán đến những tình trạng và bệnh lý liên quan như  
rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...  
Cấu trúc của luận án: gồm 131 trang trong đó phần đặt vấn  
đề 4 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng và phương pháp  
nghiên cứu 22 trang, kết quả nghiên cứu 31 trang, bàn luận 36  
trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Luận án có 45 bảng, 18  
biểu đồ, 2 sơ đồ, 6 hình, 110 tài liệu tham khảo: 24 tài liệu tiếng  
Việt, 86 tài liệu tiếng Anh.  
2
Chương 1  
TỔNG QUAN  
1.1. THỪA CÂN - BÉO PHÌ  
• Định nghĩa  
Béo phì là sự tăng cân quá mức trung bình đáng có, được xác  
định tương quan trọng lượng cơ thể với chiều cao theo chỉ số BMI  
(Body Mass Index), do tăng quá mức tỷ lệ khối lượng mỡ toàn thân  
hoặc tập trung mỡ vào một vùng nào đó của cơ thể mà nó có thể ảnh  
hưởng đến tình trạng sức khỏe. Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt  
quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.  
• Phân độ của béo phì  
Bảng 1.4. Phân độ béo phì cho người trưởng thành châu Á [15],  
[97].  
Phân loại  
BMI (kg/m2)  
Yếu tố phối hợp  
Số đo vòng bụng  
Nam < 90cm  
Nam 90cm  
Nữ 80cm  
Nữ < 80cm  
Thấp (nhưng là yếu tố  
nguy cơ bệnh lý khác)  
Trung bình  
Gầy  
< 18,5  
Bình thường  
Béo  
18,5 - 22,9  
23  
Trung bình  
Có tăng cân  
+ Có nguy cơ  
+ Béo độ I  
+ Béo độ II  
23 - 24,9  
25 - 29,9  
30  
Thừa cân  
Béo vừa phải  
Béo nhiều  
Thừa cân vừa  
Béo nhiều  
Quá béo  
1.2. Các chỉ số đánh giá béo phì mới  
1.2.1. Chỉ số mỡ nội tạng (VAI)  
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã xác định một chỉ số có thể được  
sử dụng như một dấu hiệu đại diện cho "rối loạn chức năng mô mỡ",  
đặc biệt là mô mỡ nội tạng và chỉ số VAI đã ra đời. Chỉ số mỡ nội  
tạng (VAI) được tính như sau:  
3
VB  
TRI  
1,03  
1,31  
cho nam  
VAI   
39,681,88BMI  
HDL  
VB  
36,581,89BMI  
TRI  
1,52  
cho nữ  
VAI   
0,81  
HDL  
Trong đó: VB: vòng bụng (cm), VM: vòng mông (cm), TRI:  
triglycerid (mmol/l), HDL: HDL-cholesterol (mmol/l) [32], [66].  
Gía trị bình thường VAI = 1 đối với những người bình thường  
có phân bố mỡ bình thường và mức TRI và HDL bình thường [94].  
1.2.2. Chỉ số mỡ cơ thể (BAI)  
BAI được sử dụng để phản ánh phần trăm mỡ cơ thể của người  
trưởng thành [39].  
VM  
BAI =  
18  
1,5  
CC m  
   
Trong đó: VM: vòng mông (cm), CC: chiều cao (m).  
BAI có thể đo được mà không cần cân, điều này có thể hữu ích  
trong các cơ sở y tế mà việc đo trọng lượng cơ thể chính xác là vấn đề  
trở ngại.  
1.2.2. Leptin  
Đây được xem là một trong các phát minh quan trọng nhất liên  
quan đến béo phì. Leptin điều hòa trọng lượng cơ thể, gây tăng huyết  
áp. Ngoài hiệu quả điều chỉnh năng lượng, chức năng sinh sản, leptin  
còn điều hòa chức năng thần kinh nội tiết và hệ nội tiết. Leptin làm  
tăng hoạt trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận và trục dưới đồi - yên  
- giáp cũng như trục sinh dục. Leptin còn có nhiều vai trò về nội tiết  
khác như: điều hòa chức năng miễn dịch, tạo huyết, tân sinh mạch máu  
và phát triển xương. Đa phần người béo phì đều có lượng leptin trong  
máu tăng cao. Tình trạng này được gọi là đề kháng leptin.  
1.2.3. Adiponectin  
Adiponectin được phát hiện vào thập niên 90 có vai trò điều  
hòa trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa béo phì, điều hòa glucose máu, cải  
4
thiện đề kháng insulin. Adiponectin đã được chứng minh có nhiều tác  
dụng rõ rệt trên chuyển hóa lipid cũng như tác dụng chống viêm và  
chống vữa xơ động mạch. Adiponectin ức chế đại thực bào bài tiết  
các cytokin tiền viêm như TNF-α và IL-6, làm giảm tổng hợp các  
phân thử kết dính bạch cầu của tế bào nội mô. Đây là một adipokin tốt.  
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LEPTIN GẦN ĐÂY  
Năm 2004, Satoh N và cộng sự nhận thấy nồng độ leptin huyết  
tương tăng cao rõ ở bệnh nhân béo phì theo các phân độ béo, nồng độ  
adiponectin lại rất thấp ở những người béo phì.  
Năm 2013, Zuo H. và cộng sự đã công bố nghiên cứu về mối  
liên quan giữa nồng độ leptin huyết tương với tình trạng đề kháng  
insulin. Qua đó, các tác giả đã đề xuất xem nồng độ leptin huyết  
tương như là một yếu tố dự báo kháng insulin và các nguy cơ chuyển  
hóa khác bất kể mức độ béo phì.  
Mirrakhimov E. M.và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về mối  
liên quan của leptin với rối loại lipid máu và tăng huyết áp và béo phì  
trên 322 bệnh nhân Cưrơgưxtan-quốc gia Trung Á-đã chỉ rõ có mối  
liên quan giữa nồng độ leptin với tình trạng béo bụng, rối loạn lipid  
máu và kháng insulin.  
Nghiên cứu tại Yemen của Al-Hamodi Z và cộng sự (2014)  
nhận thấy nồng độ leptin và tỷ leptin/adiponectin cao hơn ở cả những  
người béo phì và những người không béo phì so với nhóm  
chứng. Ngoài ra, nồng độ leptin và LAR ở những người béo phì cao  
hơn so với người không béo phì có đái tháo đường týp 2.  
5
Chương 2  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
Bệnh nhân thừa cân, béo phì vào viện ti Khoa Ni Tng  
hp-Lão khoa - Bnh vin TW Huế.  
2.1.1. Xác định cỡ mẫu  
Dựa vào công thức ước lượng một giá trị trung bình µ [10]:  
22  
n   
c2  
- n: là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý  
- Z: mức tin cậy mong muốn là 95% thì Z = 1,96  
- : là ước đoán độ lệch chuẩn của quần thể, nhưng thường là  
không biết; cho nên phải sử dụng độ lệch chuẩn S của mẫu thăm dò  
hay từ một nghiên cứu tương tự có trước để tính cỡ mẫu.  
- c: là mức chính xác của nghiên cứu.  
Nghiên cứu của Ruhl C. E và Everhart J.E (2001), nồng độ  
leptin huyết tương của các đối tượng ti Hoa Kỳ trên tất cả các chng  
tộc là 4,6 ± 0,12 µg/l (nam giới) và 12,7 ± 0,37 µg/l (nữ gii) [87].  
Theo đó, chúng tôi chọn độ lch chuẩn ước lượng trung bình  
khong 0,20; mức chính xác của nghiên cứu là 0,05 chúng tôi ước tính  
cmu sẽ là:  
(1,96)2.(0,2)2  
n   
61  
(0,05)2  
Chúng tôi chọn được 137 đối tượng thỏa mãn các tiêu chuẩn  
được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng 67 người không thừa cân, béo  
phì, nhóm bệnh gm 70 đối tượng thừa cân, béo phì.  
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu  
2.1.2.1. Nhóm bệnh  
Tui: t18 trở lên, tự nguyn hp tác tham gia nghiên cứu.  
6
Chsố BMI ≥ 23, cụ thể tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa  
trên BMI theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á:  
Phân loại  
Gầy  
BMI (kg/m2)  
< 18,5  
Bình thường  
- Thừa cân  
18,5 - 22,9  
23 - 24,9  
25 - 29,9  
30  
- Béo độ I  
- Béo độ II  
2.1.2.2. Nhóm chứng  
Tui: t18 trở lên, tự nguyn hợp tác tham gia nghiên cứu.  
ChsBMI từ 18,5 đến 22,9.  
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ  
2.1.3.1. Nhóm bệnh  
Nhim khun cấp, đột qu, bệnh nhân xơ gan, suy tim, suy  
thn, mắc các bệnh mãn tính khác như: viêm gan, lao phổi.  
2.1.3.1. Nhóm chứng  
Mc bnh mạn tính như: hen phế qun, bnh phi tc nghn  
mạn tính, gút..., nhim khun cp, lao.  
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.  
- Khai thác tiền sử, bệnh sử  
- Đo chiều cao, cân nặng, VB, VM, tính BMI, đo huyết áp.  
- Định lượng nồng độ glucose, insulin, bilan lipid huyết tương  
- Định lượng nồng độ leptin, adiponectin huyết tương:  
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU  
Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 22.0 (Statistical  
Package for Social Sciences).  
7
Chương 3  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu  
Mẫu nghiên cứu gm 137 người chia thành 2 nhóm:  
- Nhóm chứng có 67 người bình thường chiếm 48,9%.  
- Nhóm bệnh gm: 42 người thừa cân chiếm tl30,60% và  
28 người béo phì chiếm 20,40%.  
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của các nhóm nghiên cứu  
Bảng 3.1. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Người béo  
Đặc điểm  
Người thừa  
Người bình thường  
phì  
cân n = 42 (1)  
n = 67 (3)  
n = 28 (2)  
63,80 ± 18,20  
Tuổi (năm)  
60,80 ± 13,20  
88,50 ± 5,60  
88,20 ± 4,40  
1,00 ± 0,04  
1,58 ± 0,06  
59,40 ± 5,00  
54,10 ± 21,00  
p
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,05  
VB (cm)  
92,30 ± 4,50  
72,30 ± 7,00  
p
p1-2 < 0,01; p1-3, 2-3 < 0,001  
VM (cm)  
90,80 ± 3,90  
82,10 ± 7,20  
p
p1-2 < 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
Tỷ VB/VM  
1,02 ± 0,03  
0,88 ± 0,05  
p
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
Chiều cao (m)  
1,58 ± 0,08  
1,58 ± 0,04  
p
p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05  
65,10 ± 6,80  
Cân nặng (kg)  
53,20 ± 3,50  
p
p1-2, 1-3, 2-3 < 0,001  
Nhận xét: các đặc điểm về VB, VM, cân nặng nhóm thừa cân thấp hơn  
so với nhóm người béo phì có ý nghĩa thống kê (p từ < 0,05 đến 0,001).  
8
3.1.2.3. Các thông số chỉ điểm béo phì khác của các nhóm nghiên cứu  
Bảng 3.2. Chỉ số VAI, BAI giữa nhóm thừa cân, béo phì  
Nhóm thừa cân, béo phì  
Nhóm chứng  
Chỉ số  
Kháng insulin Không kháng insulin  
(n = 67) (3)  
(n = 39) (1)  
(n = 31) (2)  
̅
4,57 ± 3,80  
4,04 ± 3,24  
2,27 ± 1,18  
VAI (퐗 ± 퐒퐃)  
p
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
26,67 ± 2,07  
̅
27,54 ± 2,58  
23,29 ± 3,84  
BAI (푿 ± 푺푫)  
p
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
Ghi chú: Chỉ số HOMA-IR > 1,604 gọi là kháng insulin.  
Nhận xét: BAI, VAI ở nhóm thừa cân, béo phì cao hơn nhóm chứng  
(p < 0,001).  
Bảng 3.3. Bilan lipid máu của các nhóm nghiên cứu  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Người bình  
thường  
Chỉ số sinh  
hóa  
Người thừa cân Người béo phì  
n = 42 (1)  
n = 28 (2)  
n = 67 (3)  
CHO  
p
5,64 ± 1,29  
5,51 ± 1,41  
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,01  
2,92 ± 2,21  
4,54 ± 0,84  
2,77 ± 1,99  
1,69 ± 0,71  
TRI  
p
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,01  
1,23 ± 0,41  
HDL-C  
1,15 ± 0,26  
3,41 ± 1,07  
1,19 ± 0,35  
2,6 ± 0,82  
p
p1-2, 1-3, 2-3 > 0,05  
3,22 ± 1,27  
LDL-C  
p
p1-2 > 0,05; p1-3 < 0,001; p2-3 < 0,05  
31 (73,80)  
17 (60,70)  
12 (42,90)  
4 (14,30)  
12 (17,90)  
CHO (n, %)  
TRI (n, %)  
HDL-C (n, %)  
LDL-C (n, %)  
22 (52,40)  
5 (11,90)  
23 (54,80)  
15 (22,40)  
9 (13,40)  
7 (10,40)  
14 (50,00)  
9
Nhận xét: Nồng độ của CHO, TRI, LDL-C ở nhóm bệnh cao  
hơn so với nhóm chứng (p từ < 0,05 đến < 0,001).  
3.1.4. Chsố kháng insulin của các nhóm nghiên cứu  
Bảng 3.4. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Chỉ số  
kháng  
insulin  
Người thừa cân  
Người béo phì  
n = 28  
Người bình thường  
n = 67  
n = 42  
(1)  
(2)  
(3)  
I0/G0  
p
1,80 ± 1,25  
2,05 ± 1,17  
p1-2, 1-3 > 0,05; p2-3 < 0,05  
1,43 ± 0,82  
HOMA-IR  
p
2,44 ± 1,84  
0,89 ± 0,14  
2,99 ± 2,14  
1,30 ± 0,75  
1,00 ± 0,13  
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
QUICKI  
p
0,85 ± 0,11  
p1-2 > 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
Nhận xét: chỉ số I0/G0, HOMA-IR, QUICKI ở nhóm bệnh cao hơn  
nhóm chứng, p < 0,05.  
3.2. NỒNG ĐỘ  
LEPTIN,  
ADIPONECTIN,  
TỶ  
LEPTIN/ADIPONECTIN TRÊN ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN,  
BÉO PHÌ  
3.2.1. Nồng độ leptin huyết tương  
Bảng 3.5. Nồng độ leptin huyết tương  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Người bình  
thường  
n = 67 (3)  
6,75 ± 5,17  
Nồng độ  
leptin  
(ng/ml)  
Người thừa  
Người béo  
phì  
cân  
n = 42 (1)  
9,74 ± 5,76  
n = 28 (2)  
10,74 ± 5,61  
̅
푋 ± 푆퐷  
9,31  
9,56  
5,16  
Trung vị  
Khoảng tứ  
phân vị  
4,72-7,82  
5,99-13,94  
3,38-9,00  
Tối thiểu -  
Tối đa  
2,46 20,61  
4,28 22,26  
0,49 - 17,57  
p
p1-2, 1-3 < 0,05; p2-3 < 0,001  
Nhận xét: nồng độ leptin nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (p<0,05)  
10  
̅
Bảng 3.6. Nồng độ leptin nhóm chứng theo + SD và tứ phân vị  
Nồng độ leptin  
̅
Nhóm chứng  
Tứ phân vị  
+ SD  
(ng/ml)  
̅
6,75 ± 5,17  
11,92  
5,16  
푋 ± 푆퐷  
̅
Chọn nhóm bệnh X + SD của nhóm chứng ( ≥ 11,92), ta có tỷ lệ  
̅
tăng nồng độ leptin ở nhóm bệnh theo X + SD nhóm chứng như sau:  
̅
Bảng 3.7. Tỷ lệ tăng nồng độ leptin ở nhóm bệnh theo ≥ + SD  
nhóm chứng  
Nhóm bệnh  
n
Tl%  
41,40  
58,60  
100  
̅
29  
41  
70  
± SD  
̅
< ± SD  
Chung  
Nhận xét: ở nhóm thừa cân, béo phì, tỷ lệ tăng nồng độ leptin theo  
̅
giá trị ≥ X + SD nhóm chứng chiếm 41,40%.  
3.2.2. Nồng độ adiponectin huyết tương  
Bảng 3.8. Nồng độ adiponectin huyết tương  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Nồng độ adiponectin  
Người thừa  
Người béo  
phì  
Người bình  
thường  
(g/ml)  
cân  
n = 42 (1)  
n = 28 (2)  
n = 67 (3)  
̅
7,81 ± 4,83  
5,94  
5,87 ± 4,10  
4,78  
9,67 ± 5,06  
8,45  
푋 ± 푆퐷  
Trung vị  
Khoảng tứ phân vị  
Tối thiểu - Tối đa  
p
4,72-7,82  
2,88-6,08  
7,19-9,73  
2,68 - 18,80 1,42 - 16,37 2,61 - 23,44  
p1-2, 1-3 > 0,05; p2-3 < 0,001  
Nhận xét: nồng độ adiponectin ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng  
có ý nghĩa thống kê (p<0,01)  
11  
̅
̅
Bảng 3.9. Nồng độ adiponectin nhóm chứng theo 퐗 + 퐒퐃, 퐗 − 퐒퐃  
và tứ phân vị  
̅
̅
Nồng độ adiponectin  
Tứ  
phân vị  
8,46  
퐗 +  
퐗 −  
Nhóm chứng  
(g/ml)  
퐒퐃  
14,73  
퐒퐃  
4,61  
̅
9,67 ± 5,06  
X ± SD  
̅
Chọn nhóm bệnh X − SD của nhóm chứng ( ≥ 4,61), ta có tỷ lệ  
̅
nhóm bệnh theo X − SD nhóm chứng như sau:  
̅
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhóm bệnh theo < 퐗 − SD nhóm chứng  
Nhóm bệnh  
n
Tl%  
61,40  
38,60  
100  
̅
43  
27  
70  
X ± SD  
̅
< X − SD  
Chung  
̅
Nhận xét: tỷ lệ giảm nồng độ adiponectin theo giá trị < X - SD  
nhóm chứng chiếm 38,60%.  
3.3. TỶ LEPTIN/ADIPONECTIN CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU  
3.3.1. Tỷ leptin/adiponectin các nhóm nghiên cứu  
Bảng 3.11. Tỷ leptin/adiponectin các nhóm nghiên cứu  
Nhóm bệnh  
Nhóm chứng  
Người  
Tỷ  
Người  
Người  
béo phì  
leptin/adiponectin  
thừa cân  
bình thường  
n = 67 (3)  
0,86 ± 0,77  
0,64  
n = 42 (1)  
n = 28 (2)  
̅
1,58 ± 1,20 2,53 ± 2,00  
1,22 2,08  
푋 ± 푆퐷  
Trung vị  
Khoảng tứ phân vị 0,94 1,71 1,18 2,95  
0,44 - 0,86  
0,07 3,06  
Tối thiểu - Tối đa  
0,20 5,70 0,67 9,55  
p
p1-2 < 0,05; p1-3, 2-3 < 0,001  
Nhận xét: tỷ leptin/adiponectin nhóm bệnh cao hơn nhóm (p<0,001).  
12  
̅
Bảng 3.12. Tỷ leptin/ adiponectin của nhóm chứng theo + SD  
và tứ phân vị  
̅
Tỷ leptin/adiponectin Nhóm chứng  
+ SD  
Tứ phân vị  
̅
0,86 ± 0,77  
1,63  
0,64  
푋 ± 푆퐷  
̅
Chọn nhóm bệnh X + SD của nhóm chứng ( ≥ 1,63), ta có  
̅
tỷ lệ nhóm bệnh theo X + SD nhóm chứng như sau:  
Bảng 3.13. Tỷ lệ tăng tỷ leptin/ adiponectin ở nhóm bệnh theo  
̅
+ SD nhóm chứng  
Nhóm bệnh  
n
Tl%  
47,1  
̅
33  
37  
70  
X + SD  
̅
52,9  
< X + SD  
Chung  
100  
Nhận xét: tỷ lệ tăng leptin/adiponectin nhóm bệnh là 47,1%.  
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LEPTIN,  
ADIPONECTIN, TỶ LEPTIN/ADIPONECTIN VỚI CÁC YẾU  
TỐ NGUY CƠ  
3.3.1. Mối liên quan của nồng độ leptin với các yếu tố nguy cơ  
10  
8
6
4
y = 0,0863x + 4,7141  
2
0
r² = 0,1361  
0
5
10 Leptin 15  
20  
25  
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa nồng độ leptin và cholesterol  
Nhận xét: nồng độ leptin tương quan thuận với cholesterol  
toàn phần, r = 0,369 (p <0,01).  
13  
15,000  
10,000  
5,000  
,000  
y = 0,1203x + 1,4426  
r² = 0,1206  
0
5
10 Leptin 15  
20  
25  
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ leptin và HOMA-IR  
Nhận xét: nồng độ leptin tương quan thuận với HOMA-IR,  
r = 0,347 (p <0,01).  
3.3.2. Mối liên quan của nồng độ adiponectin với các yếu tố nguy cơ  
35,000  
y = 0,1348x + 26,206  
r² = 0.0678  
30,000  
25,000  
20,000  
0
5
10  
Adiponectin  
15  
20  
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ adinopectin và BAI  
Nhận xét: nồng độ adiponectin tương quan thuận với BAI, r = 0,260  
(p <0,05).  
3.3.3. Mối liên quan của tỷ leptin/ adiponectin với các yếu tố nguy cơ  
30,000  
y = 0,2598x + 24,261  
r² = 0,0886  
25,000  
20,000  
000  
005  
010  
015  
Tỷ leptin/adiponectin  
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và BMI  
Nhận xét: tỷ leptin/adiponectin tương quan thuận với BMI, r  
= 0,298( p <0,01).  
14  
15,000  
10,000  
5,000  
,000  
y = 0,5822x + 1,1024  
r² = 0,3172  
000  
002  
004  
006  
008  
010  
012  
Tỷ leptin/adiponectin  
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa tỷ leptin/adiponectin và HOMA-IR  
Nhận xét: tỷ leptin/adiponectin tương quan thuận với  
HOMA-IR, r = 0,298 (p <0,01).  
3.3.4. Xác định điểm cắt của các chỉ số nhân trắc (VB, VB/VM,  
BMI) dự báo mức tăng nồng độ leptin  
Độ đặc hiệu  
Biểu đồ 3.11. Đường cong ROC dự báo nồng độ leptin  
Bảng 3.14. Điểm cắt VB, tỷ VB/VM, BMI dự báo tăng nồng độ leptin  
Độ  
Điểm  
cắt  
95%  
Khoảng tin cậy  
Độ  
nhạy  
Chỉ số  
AUC  
p
đặc  
hiệu  
85,37  
VB  
VB/VM  
BMI  
89  
0,697  
0,618  
0,576-0,801  
0,494-0,731  
0,399-0,643  
< 0,01 55,17  
<0,05 51,72  
>0,05 55,17  
0,99  
75,61  
58,54  
24,78 0,522  
-VB có điểm cắt 89; diện tích AUC = 0,697 đánh giá (dự  
báo) mức tăng của Leptin, với KTC = 0,576-0,801, sự khác biệt có ý  
nghĩa thống kê (p<0,01), có độ nhạy 55,17% và độ đặc hiệu 85,37%.  
-VB/VM có điểm cắt 0,99; diện tích AUC = 0,618 đánh giá  
(dự báo) mức tăng của Leptin, với KTC = 0,496-0,731, (p<0,05), có  
độ nhạy 51,72% và độ đặc hiệu 75,61%.  
15  
Chương 4  
BÀN LUẬN  
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
4.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu  
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 137 đối tượng thỏa mãn  
các tiêu chuẩn được chia thành hai nhóm: nhóm chứng có 67 người  
bình thường chiếm 48,9%. Nhóm chứng là nhóm gồm các đối tượng  
có thể trọng bình thường thỏa mãn các yêu cầu tui t18 trở lên,  
BMI từ 18,5 đến 22,9. Nhóm bệnh gm 42 đối tượng thừa cân chiếm  
tlệ 30,6% và 28 đối tượng béo phì chiếm 20,4%.  
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của các nhóm nghiên cứu  
4.1.2.1. Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ béo phì chung là 20,4%  
cao hơn so với nghiên cứu của Lê Bạch Mai và cộng sự 16,3% nhưng  
thấp hơn so với nghiên cứu trên của Kelly T và cộng sự là 23,2%  
[62], thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên 24,37%.  
4.1.2.2. Chỉ số nhân trắc của các nhóm nghiên cứu  
So với các nghiên cứu ở trong nước, chỉ số khối cơ thế BMI ở  
nhóm béo phì của chúng tôi là: 26,18 ± 1,0 tương đương với nghiên  
cứu của Trần Thừa Nguyên 27,22 ± 1,39 ở nhóm béo phì độ I. Nhóm  
thừa cân chúng tôi có BMI 23,8 ± 0,6 tương đương cả ở nhóm thừa  
cân trong nghiên cứu Trần Thừa Nguyên 23,91 ± 0,49. Chỉ số BMI ở  
nhóm béo phì của chúng tôi 26,18 ± 1,0 cao hơn so với nghiên cứu  
của Đào Thị Dừa và Nguyễn Hải Thủy 24,49 ± 0,94.  
4.1.2.3. Các thông số chỉ điểm béo phì khác  
• Chỉ số mỡ nội tạng (VAI): nghiên cứu của chúng tôi  
cho thấy VAI ở nhóm thừa cân, béo phì kháng insulin và nhóm  
thừa cân béo phì không kháng insulin đều cao hơn nhóm chứng:  
16  
4,57 ± 3,8; 4,04 ± 3,24 so với 2,27 ± 1,18 với p < 0,001. Nghiên  
cứu của chúng tôi có giá trị VAI phù hợp với tác giả Stępień M.  
Mặc dù VAI không phải là công cụ chẩn đoán cho các biến cố  
tim mạch và mạch máu não nhưng VAI có thể là một công cụ  
hữu ích trong thực hành lâm sàng hàng ngày và trong các nghiên  
cứu về cộng đồng để đánh giá nguy cơ tim chuyển hóa liên quan  
đến béo bụng.  
Chỉ số mỡ cơ thể (BAI): Bergman R. N và cộng sự (2011)  
là những tác giả tiên phong trong việc nghiên cứu đề xuất công thức  
tính BAI bằng nghiên cứu BetaGene. Các giá trị BAI thu được trong  
nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy tương đồng nghiên cứu của  
các tác giả nước ngoài  
4.1.3. Một số chỉ số sinh hóa ở các nhóm nghiên cứu  
4.1.3.1. Rối loạn bilan lipid máu ở người thừa cân, béo phì  
Các giá trị bilan lipid trên các nhóm nghiên cứu của chúng tôi  
nhìn chung là tương đương các tác giả như Trần Thừa Nguyên,  
Nguyễn Kim Lưu. Tỷ lệ rối loạn các chỉ số lipid máu ở nhóm béo phì  
của chúng tôi: tăng cholesterol toàn phần là 60,7%; tăng triglyceride  
42,9%; giảm HDL-C 14,3% và tăng LDL-C 50% phù hợp với các tác  
giả trong nước.  
4.1.3.2. Nồng độ insulin máu đói của các nhóm nghiên cứu  
Giá trị insulin máu của chúng tôi thu được như sau: cao nhất ở  
người béo phì 11,17 ± 5,97 µU/ml, đến người thừa cân 9,44 ± 6,03  
µU/ml và thấp nht ở nhóm chứng 6,46 ± 3,67 µU/ml, khác biệt có ý  
nghĩa thống kê, p < 0,01. Một nghiên cứu khác của Mahadik S. R.  
(2012), nồng độ insulin cao ở nhóm béo phì 25 µU/ml (20-38,5) so  
với nhóm chng 20 µU/ml (16 -25), p < 0,001.  
17  
4.1.4. Các chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin  
4.1.4.1. Chỉ số HOMA-IR  
Ở nhóm chứng, kết quả ghi nhận chỉ số HOMA-IR: 1,3 ± 0,75.  
Giá trị này thấp hơn so với tác giả Nguyễn Cữu Lợi 3,83 ± 1,34;  
Nguyễn Kim Lưu 1,71 ± 0,15; Đào Thị Dừa 3,40 ± 1,44. Giá trị  
HOMA-IR trên các đối tượng thừa cân của Al-Daghri N. M rõ ràng  
cao hơn chúng tôi 2,44 ±1,84. Điều này có thể do khác biệt chủng  
tộc, tiêu chuẩn lựa chọn thừa cân, béo phì áp dụng không phải cho  
người châu Á.  
4.1.4.2. Chỉ số QUICKI  
Chúng tôi cũng ghi nhận chỉ số QUICKI ở nhóm thừa cân, béo  
phì thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. 0,89 ± 0,14 và 0,85 ±  
0,11 so với 1,0 ± 0,13; p < 0,001. Điều này phù hợp với các nghiên  
trong nước khác của Nguyễn Kim Lưu và Trần Thừa Nguyên.  
4.2. NỒNG ĐỘ LEPTIN, ADIPONECTIN, TỶ LEPTIN/  
ADIPONECTIN TRÊN ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ  
4.2.1. Nồng độ leptin huyết tương  
Chúng tôi thu được giá trị nồng độ leptin trên nhóm thừa  
cân, béo phì chung theo giới như sau: 14,84 ± 3,44 ng/ml cho  
nhóm nữ và 4,85 ± 1,37 ng/ml cho nhóm nam, khác biệt có ý  
nghĩa thống kê, p < 0,001. Nồng độ leptin ở nhóm nam giới thừa  
cân, béo phì cũng cao hơn nhóm chứng, 4,85 ± 1,37 ng/ml so với  
4,22 ± 3,82 ng/ml, p < 0,001. Ở nhóm nữ thừa cân, béo phì cũng  
cao hơn so với nhóm chứng, 14,84 ± 3,44 ng/ml so với 8,92 ±  
5,67, p < 0,001. Nhận định này không khác với nghiên cứu tại  
Italia của Adami G. F và cộng sự (2002).  
4.2.2. Nồng độ adiponectin huyết tương  
Năm 2011, Trần Khánh Chi và cộng sự ghi nhận nồng độ  
adiponectin ở nhóm bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2 cao hơn nam  
18  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 54 trang yennguyen 05/04/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân - béo phì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_nong_do_leptin_adiponectin_huyet.pdf