Luận văn Nghiên cứu ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI để điều khiển, giám sát hoạt động của dây chuyền bốc xếp hàng hóa

BỘ CÔNG THƯƠNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ  
ĐỖ TIẾN MỲ  
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC FX3U VÀ MÀN HÌNH HMI  
ĐỂ ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA DÂY CHUYỀN  
BỐC XẾP HÀNG HÓA  
LUẬN VĂN THẠC SĨ  
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ  
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  
TS. NGUYỄN TRỌNG CÁC  
HẢI DƯƠNG – NĂM 2019  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
BỘ CÔNG THƯƠNG  
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ  
Hải Dương, ngày…. tháng ….. năm 20….  
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ  
Họ và tên học viên: Đỗ Tiến Mỳ.  
Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1977.  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử.  
Mã học viên: 1701329  
Nơi sinh: Bắc Ninh.  
Mã số: 8520203  
1. Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI để điều khiển,  
giám sát hoạt động của dây chuyền bốc xếp hang hóa.  
2. Nội dung:  
- Mở đầu  
- Chương 1: Tổng quan về dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động trong công  
nghiệp  
- Chương 2: Thiết kế, chế tạo mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động  
- Chương 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả  
- Kết luận và đề nghị  
- Tài liệu tham khảo  
- Phụ lục  
3. Ngày giao nhiệm vụ: 04/5/2019.  
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 05/11/2019.  
5. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Các.  
Hải dương, ngày 28 tháng 10 năm 2019.  
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC  
TRƯỞNG BỘ MÔN  
(Ký, ghi rõ họ tên)  
(Ký, ghi rõ họ tên)  
TL. HIỆU TRƯỞNG  
TRƯỞNG KHOA (CHỦ QUẢN)  
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
i
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam các kết quả nghiên cứu đưa ra trong khóa luận tốt nghiệp này là  
các kết quả thu đước trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của  
TS. Nguyễn Trọng Các. Không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác  
giả khác.  
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ  
các nguồn tài liệu đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.  
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.  
Hải Dương, ngày 29 tháng 12 năm 2019  
Tác giả luận văn  
Đỗ Tiến Mỳ  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
ii  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
LỜI CẢM ƠN  
Với lòng kính trọng và biết ơn, đầu tiên tác giả xin chân thành gửi lời cảm  
ơn tới TS. Nguyễn Trọng Các, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong  
suốt quá trình làm luận văn.  
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô đã giảng dạy tác giả trong suốt quá  
trình học cao học vừa qua. Cảm ơn anh em bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ  
trợ, đóng góp ý kiến giúp tác giả hoàn thành luận văn này.  
Dù đã rất cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực  
tế có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những  
lời chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô và bạn đọc để luận văn của tác giả được hoàn  
thiện hơn.  
Tác giả trân trọng cảm ơn!  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
iii  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
MỤC LỤC  
Lời cam đoan....................................................................................................... i  
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt............................................................... ii  
Danh mục các bảng ........................................................................................... iii  
Danh mục các hình vẽ, đồ thị............................................................................ iiii  
MỞ ĐẦU........................................................................................................ iiiii  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN BỐC XẾP HÀNG HÓA TỰ  
ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP ………………………………………………..1  
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước, trong nước...............................................1  
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................................1  
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nưc...............................................................2  
1.2. Giới thiệu chung về kho hàng tự động ..........................................................4  
1.2.1. Hệ thống lưu trữ hàng hóa .........................................................................4  
1.2.2. Hệ thống lấy cất hàng hóa tự động ASRS ..................................................5  
1.2.3. Cấu trúc cơ bản của hệ thống kho hàng tự động.........................................7  
1.3. Định hướng nghiên cứu của đề tài.................................................................9  
1.4. Kết luận chương 1 ......................................................................................10  
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHẦN ĐIỆN CHO DÂY  
CHUYỀN BỐC XẾP HÀNG HÓA TỰ ĐỘNG..................................................12  
2.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................12  
2.2. Tính chọn phần điện ...................................................................................12  
2.2.1. Sơ đồ khối ...............................................................................................12  
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng khối ................................................................12  
2.2.3. Khối xử lý trung tâm................................................................................14  
2.3. Khối mạch công suất và chấp hành.............................................................33  
2.4. Khối cảm biến ............................................................................................46  
2.5. Nút ấn.........................................................................................................50  
2.6. Sản phẩm sau khi chế tạo............................................................................50  
2.7. Kết luận chương 2 ......................................................................................51  
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ............................52  
3.1. Các thông số cần đánh giá ..........................................................................52  
3.2. Thực nghiệm và đánh giá kết quả ...............................................................52  
3.2.1. Lưu đồ thuật toán.....................................................................................52  
3.2.2. Chương trình điều khiển ..........................................................................53  
3.2.3. Mô hình thực nghiệm...............................................................................53  
3.2.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................54  
3.3. Hướng dẫn vận hành dây chuyền ................................................................55  
3.3.1. Điều khiển bằng hệ thống nút ấn trên mô hình.........................................55  
3.3.2. Điều khiển bằng màn hình cảm ứng HMI ................................................56  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
iv  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
3.4. Kết luận chương 3 ......................................................................................57  
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................58  
1. Kết luận.........................................................................................................58  
2. Kiến nghị.......................................................................................................58  
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................59  
1. Tiếng Việt .....................................................................................................59  
2. Tiếng Anh .....................................................................................................59  
PHỤ LỤC.............................................................................................................61  
DANH MỤC CÁC BẢNG  
Bảng 3.1. Các thông số cơ bản của dây chuyền bốc xếp hàng hóa..........................54  
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ  
Hình 1.1. Các thiết bị bốc xếp hàng hóa hiện nay.....................................................5  
Hình 1.2. Các ngăn chứa hàng của hệ thống ASRS..................................................6  
Hình 1.3. Các cơ cấu lấy hàng của hệ thống ASRS. .................................................7  
Hình 1.4. Hệ thống kho hàng tự động. .....................................................................7  
Hình 1.5. Cơ cấu robot vận chuyển sản phẩm vào kho.............................................8  
Hình 1.6. Pallet........................................................................................................8  
Hình 2.1. Sơ đồ khối mạch điện.............................................................................12  
Hình 2.2. HMI kết nối với PC................................................................................13  
Hình 2.3. HMI kết nối với PC Thông qua cáp nạp GPW – CB03...........................13  
Hình 2.4. Mở phần mềm NB-designer. ..................................................................13  
Hình 2.5. PLC kết nối với HMI..............................................................................14  
Hình 2.6. Tạo liên kết giữa PLC và HMI qua cổng truyền thông RS485. ...............14  
Hình 2.7. Trở về giao diện HMI và bắt đầu viết giao diện......................................14  
Hình 2.8. Chuyển đổi, hiển thị, hiệu chỉnh của PLC FX3U....................................16  
Hình 2.9. Quan hệ giữa các thiết b........................................................................25  
Hình 2.10. Sử dụng bộ nhớ có sẵn .........................................................................28  
Hình 2.11. Sử dụng bộ nhớ tùy chọn......................................................................29  
Hình 2.12. Bộ servo YASKAWA SGDM..............................................................34  
Hình 2.13. Động cơ servo được kết hợp cơ khí. .....................................................34  
Hình 2.14. Động cơ servo. .....................................................................................34  
Hình 2.15. Bộ driver động cơ servo. ......................................................................35  
Hình 2.16. Tín hiệu điều khiển động cơ servo........................................................35  
Hình 2.17. Điều khiển động cơ servo chế độ mạch vòng kín..................................36  
Hình 2.18. Các mạch vòng điều khiển....................................................................36  
Hình 2.19. Bộ mã hóa xung vòng quay. .................................................................37  
Hình 2.20 Sơ đồ kết nối servo đấu với nguồn 1 pha. ..............................................39  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
v
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Hình 2.21. Sơ đồ kết nối servo đối với nguồn 3 pha...............................................39  
Hình 2.22. Sơ đồ kết nối servo chế độ điều khiển tốc độ........................................40  
Hình 2.23. Sơ đồ kết nối servo chế độ điều khiển vị trí. .........................................41  
Hình 2.24. Sơ đồ kết nối servo chế độ điều khiển mômen......................................42  
Hình 2.25. Giao diện phần mềm Sigma Win..........................................................42  
Hình 2.26. Giao diện mở phần mềm Sigma Win....................................................43  
Hình 2.27. Chọn động cơ trên phần mềm Sigma Win. ...........................................43  
Hình 2.28. Chọn thông số động cơ trên phần mềm Sigma Win. .............................43  
Hình 2.29. Giao diện điều chỉnh thông số động cơ trên phần mềm Sigma Win. .....44  
Hình 2.30. Cài đặt thông số điều khiển vị trí trên phần mềm Sigma Win. ..............44  
Hình 2.31. Cài đặt thông số encoder trên phần mềm Sigma Win............................45  
Hình 2.32. Cài đặt kiểu pha encoder trên phần mềm Sigma Win............................45  
Hình 2.33. Cài đặt phần mềm Sigma Win hoàn tất.................................................46  
Hình 2.34. Xi lanh khí nén.....................................................................................46  
Hình 2.35. Xylanh tác động hai chiều ....................................................................46  
Hình 2.36. Cấu trúc vật lý bộ mã hóa xung vòng quay...........................................47  
Hình 2.37. Bộ mã hóa xung vòng quay tỷ lệ. .........................................................48  
Hình 2.38. Pha Z bộ mã hóa xung vòng quay.........................................................48  
Hình 2.39. Bộ mã hóa xung vòng quay tuyệt đối....................................................49  
Hình 2.40. Động cơ sevor có bộ mã hóa tuyệt đối..................................................49  
Hình 2.41. Cảm biến quang. ..................................................................................50  
Hình 2.42. Mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động....................................51  
Hình 3.1. Lưu đồ thuật toán điều khiển dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động. .....52  
Hình 3.2. Mô hình thực nghiệm. ............................................................................54  
Hình 3.3. Giao diện điều khiển dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động...................55  
Hình 3.4. Hệ thống nút bấm...................................................................................56  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
vi  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Việt Nam đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng  
để tranh thủ cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là công  
nghiệp 4.0). Xu hướng công nghiệp 4.0 bao gồm tất cả những phát triển liên quan  
đến công nghiệp, đặc biệt công xưởng gắn liền với kỹ thuật số và sự xuất hiện của  
những người máy robot trên những dây chuyền sản xuất. Công nghiệp 4.0 đang  
trong giai đoạn khởi phát. Nếu định hướng rõ ràng mục tiêu và cách thức tiếp cận  
thì công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội quý báu mà Việt Nam tranh thủ đẩy nhanh tiến trình  
CNH, HĐH và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo  
hướng hiện đại.  
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế tại một số doanh nghiệp, tác giả nhận thấy có  
nhiều dây chuyền công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã được chuyển giao thành  
công ở nhiều đơn vị sản xuất trong nước. Việc chuyển giao công nghệ nhằm mục  
đích cải tạo các dây chuyền công nghệ lạc hậu, tăng năng suất, tăng chất lượng sản  
phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Hiện  
nay, việc chuyển giao công nghệ không còn chỉ là chuyển giao những dây chuyền  
công nghệ của nước ngoài, mà các đơn vị khoa học kỹ thuật trong nước cũng đã  
tham gia nhiệt tình trong việc chuyển giao những dây chuyền công nghệ với giá  
thành rẻ. Các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện nay đã được tự động hoá lên tới  
90% từ đầu vào đến đầu ra. Tuy nhiên ở khâu bốc xếp - đóng gói vẫn còn nhiều  
doanh nghiệp đang thực hiện thủ công với lực lượng công nhân lớn, việc bốc xếp  
thủ công cũng là nguyên nhân gây ra các hư hỏng cho sản phẩm, hàng hóa.  
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tác giả đề xuất giải pháp nghiên cứu đó là  
Nghiên cứu, ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI để điều khiển, giám sát hoạt  
động của dây chuyền bốc xếp hàng hóa.”. Đề tài hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy  
quá trình bốc xếp hàng hóa tự động trong các dây truyền sản xuất, có khả năng thay  
thế con người làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại; tăng năng xuất lao  
động và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, không gây ô nhiễm môi trường  
cũng như hiệu ứng nhà kính,…  
2. Mục tiêu của đề tài  
Việc nghiên cứu , điều khiển, và tích hợp dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự  
động sử dụng robot có khả năng ứng dụng trong công nghiệp.  
Xây dựng 01 mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động phục vụ quá trình  
CNH và HĐH đất nước.  
3. Đối tượng nghiên cứu  
Ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI để điều khiển, giám sát hoạt động của  
dây chuyền bốc xếp hàng hóa.  
4. Phạm vi của đề tài.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
1
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Nghiên cứu, ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI tích hợp dây chuyền bốc  
xếp hàng hóa tự động.  
Xây dựng mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động sử dụng robot.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
Nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu ở ngoài nước  
và trong nước, đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài.  
Nghiên cứu thực nghiệm: Thực nghiệm trên mô hình thật và hiệu chỉnh lại  
các thông số nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.  
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài.  
Thiết kế, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa  
tự động có khả năng ứng dụng trong công nghiệp đảm bảo tính khoa học, tính thẩm  
mĩ, tính thực tiễn, tính kinh tế, tính năng kỹ thuật, phù với thực tế, dễ vận hành,  
kiểm tra và sửa chữa.  
Thiết kế được giao diện và lập trình điều khiển dây chuyền bốc xếp hàng hóa  
tự động.  
Về hiệu quả kinh tế: Mô hình do tác giả thiết kế lắp ráp có giá thành giảm so  
với nhập ngoại, do tự thiết kế và lắp ráp nên sản phẩm đã đảm bảo được tính thực  
tiễn, phù hợp với môi trường công nghiệp.  
7. Cấu trúc của đề tài  
Cấu trúc của đề tài gồm các nội dung sau:  
Mở đầu  
Chương 1: Tổng quan về dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động trong công  
nghiệp  
Chương 2: Phân tích, lựa chọn giải pháp phần điện cho dây chuyền bốc xếp hàng  
hóa tự động.  
Chương 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả  
Kết luận và đề nghị  
Tài liệu tham khảo  
Phụ lục  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
2
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN BỐC XẾP HÀNG HÓA TỰ  
ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP  
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước, trong nước  
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước  
Hiện nay, trên thế giới việc tự động hoá công đoạn bốc xếp sản phẩm đã được  
thực hiện với nhiều giải pháp như: bốc xếp bằng robot Cartesian 3 trục x, y, z (Nhật  
Bản), bốc xếp bằng robot Kuka (CHLB Đức). Công đoạn bốc xếp với robot  
Cartesian có ưu điểm là có thể lấy hai sản phẩm cùng một lúc từ vị trí băng tải sản  
phẩm sang vị trí băng tải xích. Kiện sản phẩm sẽ được xếp trên một băng tải xích,  
sau đó chuyển kiện kính lên một giá đỡ chuyên dùng và được đưa đến vị trí đóng  
gói, do vậy hệ thống tương đối phức tạp, đòi hỏi mặt bằng nhà xưởng lớn. Công  
đoạn bốc xếp với robot Kuka thì mọi việc trở lên đơn giản hơn, không đòi hỏi mặt  
bằng nhà xưởng lớn vì mỗi robot Kuka được bố trí có thể bốc xếp được một sản  
phẩm và trực tiếp xếp sản phẩm vào giá đỡ chuyên dùng, do vậy sẽ rút ngắn thời  
gian bốc xếp sản phẩm. Tuy nhiên, với dây chuyền sản xuất như hiện nay thì phải  
có tối thiểu 2 robot Kuka để bốc xếp nên việc thiết kế điều khiển robot tương đối  
phức tạp, đòi hỏi trình độ người vận hành cao và chi phí đầu tư lớn [9].  
Hệ thống dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động đã được nhiều nhà khoa học  
trên thế giới nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công trong nhiều thập kỷ vừa qua  
[10]. Các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu, ngày càng tăng của  
hệ thống tự động hóa các dây chuyền sản xuất trong lắp ráp thiết bị công nghiệp  
hiện đại, bốc xếp hàng hóa trong kho chứa,...  
Robot bốc được sử dụng để bốc xếp hàng hóa hiện nay được quan tâm và phát  
triển bởi các hãng sản xuất như Fuji, ABB, Puma, TMI,... [11]. Các cánh tay được  
kết nối liên động với nhau theo một cơ cấu song song để dẫn động vị trí và góc  
hướng của đầu công tác. Trọng lượng của cánh tay sẽ được cân bằng cơ học bởi các  
cơ cấu phụ, cho phép tiêu tốn ít năng lượng và giảm sức ép lên các khớp, bạc đạn,  
điểm trụ và giá đỡ trên sàn. Fuji cho biết sản phẩm loại này của hãng có năng suất  
bốc xếp tăng tới 1.600 bao/giờ.  
Một số công trình nghiên cứu về robot bốc xếp hàng hóa tập trung vào xây  
dựng và giải các bài toán động học, động lực học để tạo cơ sở cho việc tính toán  
thiết kế và điều khiển robot [12], [16]. Bên cạnh đó là các nghiên cứu nhằm giảm  
thiểu công suất vận hành, lực tác động trên các trục và phát triển các cách tiếp cận  
khác nhau để mô phỏng và phân tích động lực học cho robot bốc xếp [13], [14],  
[15]. Các nghiên cứu trên cũng chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp, dừng lại ở  
ý tưởng, chưa triển khai thiết kế, chế tạo thực tế. Các tác giả trong [12] đã tiến hành  
phân tích động học cho robot 4 bậc tự do sử dụng trong các dây chuyền sản xuất  
hàng loạt, xác định bằng mô phỏng Matlab các tham số vị trí, vận tốc, gia tốc và  
không gian làm việc tối đa. Các tác giả trong [13] đã xây dựng một mô hình toán  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
3
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
kinetostatic khi sử dụng lý thuyết D’Alembert để chuyển đổi hệ thống lực quán tính  
tức thời thành hệ tĩnh và tính toán lực cho mỗi trục cho robot ở tư thế bất kỳ. Các  
công trình nêu trên thực hiện với khớp lên/xuống và vào/ra loại quay.  
Các tính toán thiết kế cụ thể phục vụ chế tạo robot bốc xếp kiểu lai do tính bảo  
mật công nghệ nên không có tài liệu công bố. Để thiết kế và chế tạo một robot bốc  
xếp có cấu hình lai, thường dựa vào phân tích các bài toán động học và động lực học  
cho một robot bốc xếp có cấu hình tương tự (chẳng hạn như robot của hãng Fuji) với  
một số cải tiến về truyền động. Cấu hình robot bốc xếp kiểu lai được thiết kế có các  
khớp chuyển động R và Z là các khớp trượt (x1 y4). Các khớp trượt sẽ hạn chế việc  
quay ngược và rung lắc của cơ cấu, giá thành rẻ, dễ thay thế, độ bền cao, phù hợp cho  
ứng dụng bốc xếp.  
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước  
Các thiết bị vận tải liên tục thường dùng để vận chuyển vật liệu dạng hạt, cục  
có kích thước nhỏ, chuyên chở các chi tiết ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm,...  
Sự phát triển kinh tế của mỗi nước phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cơ giới hoá và  
tự động hoá các quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, các thiết bị vận tải liên  
tục thường có vai trò quan trọng vì các thiết bị vận tải liên tục sẽ cho năng suất cao  
hơn so với các phương tiện khác, nhất là ở những địa hình phức tạp, hiểm trở.  
Chúng là cầu nối giữa các công trình sản xuất riêng biệt, giữa các phân xưởng trong  
một nhà máy và giữa các máy công tác trong một giây chuyền sản xuất.  
Tuỳ theo chức năng vận chuyển, thiết bị vận tải liên tục có thể được phân loại  
như sau:  
Băng tải dùng để vận chuyển vật liệu dạng hạt, cục có kích thước nhỏ.  
Băng chuyền dùng để vận chuyển các vật phẩm và bán thành phẩm trong các  
phân xưởng, nhà máy sản xuất theo dây chuyền.  
Băng gầu dùng để vận chuyển vật thể dạng hạt theo phương thẳng đứng. Bộ  
phận bốc hàng là những gầu nhỏ.  
Đường goòng treo dùng để trở hàng và vận chuyển hành khách ở những địa  
hình phức tạp và núi non hiểm trở.  
Thang chuyền dùng để trở các hành khách trong các siêu thị và những nơi có  
lưu lượng hành khách lớn.  
[1] đã xây dựng cách thiết kế mạng neural – fuzzy thích nghi cho robot đa  
hướng bám quỹ đạo chứa nhiều thông số bất định. Mạng NFN trong nghiên cứu này  
có thể xấp xỉ gần đúng hệ thống phi tuyến. Tất cả các luật học cập nhật thích nghi  
trong mạng NFN bắt nguồn từ định lý Lyapunov, đảm bảo sự hội tụ và sự ổn định  
của hệ thống điều khiển. Phương pháp này áp dụng cho việc điều khiển các hệ phi  
tuyến mà không có mô hình toán rõ ràng. Kết quả này đặt cơ sở cho việc thiết kế  
mạng NFN thích nghi có cấu trúc động cho hệ thống phi tuyến nhiều đầu vào và đầu  
ra (MIMO) sau này.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
4
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
[2] Xây dựng hệ thống điều khiển giám sát SCADA cho công đoạn bốc xếp tự  
động sản phẩm kính. Dây chuyền công nghệ sản xuất kính nổi tại công ty VIFG đã  
tự động hoá được 90% từ khâu nạp liệu, nấu nguyên liệu, ra sản phẩm và cắt bỏ sản  
phẩm đúng với kích thước yêu cầu. Tuy nhiên ở khâu bốc xếp, đóng gói vẫn thực  
hiện thủ công với lực lượng 27 công nhân làm việc 3 ca 4 kíp. Đây là khâu làm việc  
vất vả nhất, mỗi ngày dây chuyền sản xuất được 310 – 350 tấn sản phẩm, do đó mỗi  
người công nhân phải bốc xếp khoảng trên 10 tấn sản phẩm. Ngoài ra việc bốc xếp  
thủ công còn là nguyên nhân gây nên các hư hỏng cho kính như: gãy góc, trầy xướt  
bề mặt.  
[3] đã đề xuất phương pháp sử dụng thuật toán bền vững kết hơp kỹ thuật  
cuốn chiếu trong chuyển động bám quỹ đạo của robot khi các thông số động lực học  
không được biết trước. Sự ổn định của hệ thống động lực học kín được chứng minh  
theo tiêu chuẩn Lyapunov. Tính hiệu quả của thuật toán đề xuất được chứng minh  
bằng các kết quả mô phỏng trên Matlab/Simulink, các kết quả cho thấy robot Planar  
đã bám sát quỹ đạo đặt trong thời gian yêu cầu. Phương pháp đề xuất có thể được sử  
dụng cho các robot có số bậc tự do lớn hơn và các tác nghiệp linh hoạt hơn. Đây  
cũng là mục tiêu để ứng dụng vào việc bốc xếp hàng hóa trong các dây chuyền công  
nghiệp.  
[4] đã xây dựng mô hình động học và động lực học của hệ tích hợp robot di  
động, pan tilt, camera. Sau đó đề xuất một phương pháp điều khiển mới, sơ đồ điều  
khiển gồm hai vòng kín: vòng ngoài là điều khiển động học, vòng trong là điều  
khiển động lực học. Các thành phần bất định được bù bằng một luật học online  
trong bộ điều khiển thích nghi. Tính ổn định tiệm cận của hệ thống được chứng  
minh bằng tiêu chuẩn Lyapunov. Công trình này cũng hướng đến ứng dụng robot  
trong công nghiệp sản xuất hàng loạt.  
[5] đã đưa ra các phương pháp di chuyển của robot dựa trên bài toán động học  
cũng như cách điều khiển các động cơ tương ứng với từng chuyển động. Tác giả đã  
đề xuất 2 phương pháp điều khiển robot đó là: phương pháp dựa trên phương trình  
Lagrange dạng nhân tử và phương pháp dựa trên phương trình vi phân thu gọn về  
tọa độ khớp chủ động. Sử dụng phương pháp dựa trên phương trình vi phân thu gọn  
về tọa độ khớp chủ động thì thời gian tính toán nhỏ hơn sử dụng phương pháp dựa  
trên phương trình Lagrange dạng nhân tử.  
[6] đã đề xuất mô hình động học, động lực học của robot di động khi có trượt  
ngang, sử dụng luật điều khiển theo phương pháp tuyến tính hóa phản hồi vào ra.  
Tính ổn định của hệ thống được kiểm chứng bằng mô phỏng Matlab/Simulink.  
[7] tác giả đề xuất sử dụng bộ điều khiển tự chỉnh PID mờ để điều khiển robot.  
Bộ điều khiển đề xuất gồm hai vòng điều khiển: Vòng điều khiển thứ nhất có cấu  
hình gồm hai nhánh đều sử dụng bộ điều khiển PID mờ; nhánh thứ nhất tính toán  
góc tham chiếu dựa vào vị trí để giúp robot bám được vị trí; nhánh thứ hai cân bằng  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
5
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
robot tại góc tham chiếu. Vòng điều khiển thứ hai là một bộ điều khiển PID tự chỉnh  
thông số để điều khiển hướng của robot. Góc nghiêng của robot được đo bằng cảm  
biến tích hợp MPU6050 kết hợp với bộ lọc bù.  
[8] đã nghiên cứu và thiết kế mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động  
sử dụng robot gồm: sử dụng robot xếp hàng hóa tự động trong các dây chuyền sản  
xuất cám tại Việt Nam; sử dụng robot bốc xếp gạch tự động trong các dây chuyền  
sản xuất gạch; sử dụng robot bốc xếp carton từ container lên pallet để tiết kiệm thời  
gian và nhân lực,... Một số loại băng tải thông dụng cũng đã được nghiên cứu thiết  
kế phục vụ việc bốc xếp hàng hóa tự động trong công nghiệp như: Băng tải con lăn;  
băng tải Flexible; băng tải Entendable; băng tải dùng PVC, PU, cao su; băng tải  
transnorm.  
1.2. Giới thiệu chung về kho hàng tự động  
1.2.1. Hệ thống lưu trữ hàng hóa  
Nền công nghiệp nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang  
phát triển mạnh mẽ. Trước kia sản phẩm được tạo ra một cách thủ công nên việc  
mang sản phẩm ra vào kho chủ yếu được thực hiện bằng sức người, do đó không tận  
dụng hết được các khoảng không gian, sức chứa của kho hàng, đồng thời phải bỏ ra  
một diện tích đất khá lớn để làm nhà kho chứa hàng [8].  
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay sản xuất ngày càng phát  
triển, hàng hóa làm ra càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Do  
đó cần phải có những kho hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của sản xuất và khắc phục  
được những hạn chế của các kho hàng cũ.  
Hiện tại, trên thế giới có nhiều hệ thống lưu trữ hàng hóa, các hệ thống này rất  
đa dạng và phong phú về thiết bị cũng như cách thức thực hiện. Nhưng trong đó chủ  
yếu là sử dụng nhân công để bốc xếp hàng hóa, các thiết bị hỗ trợ bốc xếp hàng là  
các máy nâng sử dụng người lái để sắp xếp hàng hóa vào kho.  
Nhìn chung, các nhà kho hiện nay có các hạn chế như sau:  
Sử dụng nhiều diện tích để chứa hàng hóa.  
Không phân loại được các hàng hóa khác nhau (các hàng hóa thường để chung  
với nhau trong một kho).  
Không bảo quản tốt hàng hóa khi số lượng nhiều (chất hàng chồng  
nhau).  
Rất khó kiểm soát số lượng hàng hóa ra vào trong kho.  
lên  
Với sự ra đời của các hệ thống xếp hàng tự động, người ta có thể quản lý tốt  
hàng hóa cũng như nhanh chóng trong việc lưu trữ và xuất hàng hóa ra khỏi kho,  
các hệ thống kho tự động được sử dụng robot để vận chuyển hàng hóa, điều này  
đồng nghĩa với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống kho tốn khá nhiều  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
6
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa nhưng bù lại là hàng hóa được bảo quản tốt,  
thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát, tiết kiệm được nhân công,…  
Dưới đây là một số hình ảnh về các thiết bị bốc xếp hàng hóa cơ bản mà hiện  
nay đang sử dụng [8].  
Hình 1.1. Các thiết bị bốc xếp hàng hóa hiện nay.  
1.2.2. Hệ thống lấy cất hàng hóa tự động ASRS  
ASRS (Automated Storage & Retrieval System) là một hệ thống lấy cất hàng  
hóa tự động với công nghệ hiện đại, được sử dụng trong các nhà kho hoàn toàn tự  
động. Hệ thống gồm có 2 phần chính: phần mềm và phần cứng.  
Phần mềm gồm có phần mềm quản lý các robot lấy cất hàng và phần mềm  
quản lý hàng hóa.  
Phần cứng bao gồm các hệ thống giá kệ cố định, các robot lấy cất hàng, hệ thống  
các băng tải vận chuyển hàng và hệ thống các cửa tự động xuất nhập hàng.  
Giải pháp này được đánh giá là tối ưu cho các kho hàng đông lạnh do có nhiều  
ưu điểm và mức đầu tư hợp lý như:  
Mật độ lưu trữ cao: Do tận dụng được chiều cao và đường chạy của robot nhỏ,  
nên diện tích sử dụng sẽ ít hơn những giải pháp khác, đồng thời tiết kiệm được chi  
phí đầu tư xây dựng nhà kho và hệ thống lạnh.  
Tốc độ xuất nhập cao: Trung bình 1 tấn hàng/ phút/ robot.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
7
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Không cần hệ thống chiếu sáng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống chiếu  
sáng, chi phí bảo trì, chi phí vận hành.  
Thất thoát nhiệt thấp: Thất thoát nhiệt xuống đất, qua các cửa ra vào, bù nhiệt  
cho hệ thống chiếu sáng là những nguồn thất thoát nhiệt chính trong các kho lạnh.  
Sử dụng diện tích nhỏ hơn các giải pháp khác nên thất thoát nhiệt xuống đất sẽ thấp  
hơn. Ngoài ra với hệ thống cửa ra vào tự động và có phòng cách ly nên thất thoát  
nhiệt sẽ rất thấp, giảm thời gian xả đá của hệ thống lạnh.  
Không sử dụng lao động trong kho: tiết kiệm chi phí nhân công, quản lý, bảo  
hiểm và thiết bị hỗ trợ.  
Quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả nhờ phần mềm quản lý kho kết hợp với  
công nghệ mã vạch hay thẻ từ giúp giảm chi phí quản lý và nhân công, đồng thời  
cũng dễ dàng đạt được các tiêu chuẩn ISO để tạo lợi thế cạnh tranh.  
Các sản phẩm từ khâu đóng gói (được một hệ thống sắp xếp thành các kiện  
hàng lớn đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ, nếu sản phẩm có kích thước lớn  
thì nhập kho trực tiếp) được băng chuyền mang đến vị trí chờ để nhập kho. Tại vị trí  
nhập kho hệ thống cơ khí sẽ mang lần lượt các kiện hàng hoặc sản phẩm này sắp  
xếp vào các vị trí thích hợp trong kho và lưu dữ liệu hàng hóa vừa nhập kho vào  
máy tính. Đối với việc xuất kho hoàn toàn tương tự nhưng ngược lại.  
Hệ thống cơ khí của một nhà kho tự động là một robot hoạt động theo ba trục  
di chuyển theo đường ray để mang hàng sắp xếp vào kho và hệ thống băng chuyền  
để phân phối sản phẩm xuất nhập. Số lượng robot sử dụng trong một nhà kho ít hay  
nhiều phụ thuộc vào đặc tính của nhà kho đó. Nếu một nhà kho tự động cần khả  
năng lưu trữ cao nhưng tốc độ thấp thì số lượng robot không nhiều và hệ thống băng  
chuyền không quá phức tạp. Nhưng nếu một nhà kho cần khả năng lưu trữ cao với  
tốc độc cao thì số lượng robot sẽ phải nhiều và di chuyển trên các ray độc lập theo  
đường cong hoặc chuyển ray, do đó hệ thống băng chuyền để phân phối cho các  
robot này sẽ khá phức tạp.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
8
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Hình 1.2. Các ngăn chứa hàng của hệ thống ASRS.  
Mô hình nhà kho có khả năng lưu trữ cao nhưng tốc độ thấp sẽ thích hợp cho  
các nhà máy mà sản phẩm của họ được sản xuất với năng suất cao, số lượng lớn  
như: thực phẩm, điện tử,…  
Hình 1.3. Các cơ cấu lấy hàng của hệ thống ASRS.  
Đối với các nhà máy chỉ sản xuất một sản phẩm thì hệ thống băng chuyền chỉ  
đơn thuần phân phối sản phẩm cho các robot một cách tối ưu. Nhưng với những nhà  
máy sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng lúc thì hệ thống băng chuyền còn thực hiện  
phân loại sản phẩm vào khu vực thích hợp.  
1.2.3. Cấu trúc cơ bản của hệ thống kho hàng tự động  
Cấu trúc cơ bản của một kho hàng tự động bao gồm nhiều hành lang, dọc theo  
mỗi hành lang có một hay nhiều máy bốc xếp tự động. Hai bên hành lang là các  
khoang chứa hàng, đầu mỗi hàng lang là trạm bốc xếp. Các trạm bốc xếp liên hệ với  
nhau theo hệ thống băng chuyền.  
Hệ thống kho hàng tự động gồm 3 phần: Hệ thống vận chuyển, hệ thống xuất  
nhập, hệ thống lưu giữ.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
9
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Hình 1.4. Hệ thống kho hàng tự động.  
1.2.3.1. Hệ thống vận chuyển  
Hệ thống vận chuyển trong kho rất đa dạng, tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy  
theo hàng hóa, hình thức xuất nhập,… mà có những phương thức vận chuyển hàng  
trong kho tương ứng. Hiện nay, hệ thống vận chuyển trong kho tự động ở các nước  
đã sử dụng như: băng tải, robot, xe tự hành, máy nâng, máy bốc xếp,…  
Hệ thống băng tải được sử dụng như một giải pháp tối ưu cho kho tự động của  
các siêu thị, các công ty dược,… Hệ thống băng tải ở những môi trường này có  
nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho chứa đến nơi giao hàng cho khách. Băng tải  
có rất nhiều loại, mỗi loại được dùng để tải một loại vật liệu khác nhau. Cũng có  
loại băng tải phổ thông được dùng để tải các loại vật liệu khác nhau nhưng không  
phải là các loại vật liệu đặc biệt như chịu nhiệt độ cao, chịu dầu, chịu axit, chịu ăn  
mòn, chịu nước, chống cháy,…  
Đối với nhà máy chỉ sản xuất một sản phẩm thì hệ thống băng chuyền chỉ đơn  
thuần phân phối sản phẩm cho các robot một cách tối ưu. Nhưng với những nhà  
máy sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng lúc thì hệ thống băng chuyền còn thực hiện  
phân loại sản phẩm vào khu vực thích hợp.  
Các robot, xe tự hành là những thiết bị tất yếu của một hệ thống kho tự động.  
Chúng di chuyển trong diện tích của nhà kho theo 3 trục, làm nhiệm vụ đưa hàng từ  
cổng nhập đến những ô chứa và lấy hàng từ những ô chứa ra cổng xuất.  
Robot lấy cất hàng tải trọng thấp được thiết kế chuyên cho các hộp, thùng,  
khay hoặc là những hàng hóa có tải trọng thấp. Robot này có tốc lấy hàng rất cao.  
Robot lấy cất hàng tải trọng trung bình có tốc độ lấy cất khá nhanh, hiệu quả và  
chính xác đối với lưu trữ dùng pallet. Robot lấy cất hàng tải trọng cao được thiết kế  
riêng theo yêu cầu lưu trữ cũng như môi trường làm việc đặc trưng của khách hàng.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
10  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
Hình 1.5. Cơ cấu robot vận chuyển sản phẩm vào kho.  
Hình 1.6. Pallet.  
1.2.3.2. Hệ thống xuất nhập  
Hệ thống xuất nhập của kho tự động có thể áp dụng nhiều phương thức khác  
nhau có thể kể đến như: Dùng nhân công, thẻ từ, tích kê, mã vạch, máy tính,  
camera.  
1.2.3.3. Hệ thống lưu trữ  
Phần mềm quản lý kho lạnh được thiết kế theo quy trình kinh doanh dịch vụ  
kho lạnh cho doanh nghiệp, các chức năng cơ bản như: Lưu giữ thông tin, khóa sổ,  
phân quyền người sử dụng, ghi nhận tất cả các sự kiện phát sinh trong quá trình  
hoạt động, in báo cáo, trích xuất số liệu ra bảng tính Excel, Backup dữ liệu,…  
Hệ thống danh mục dùng chung khai báo ban đầu: Danh mục kho hàng, loại  
vật tư hàng hóa, mã chi tiết vật tư hàng hóa, danh mục khách hàng, danh mục người  
sử dụng,…  
Báo cáo nhanh, chi tiết: Các báo cáo nội bộ và chi tiết theo đặc thù của từng  
doanh nghiệp.  
Thông tin chi tiết về tình hình xuất, nhập, tồn hàng hóa: Quản lý danh sách  
hàng hóa, loại hàng hóa, quy cách hàng, quy cách đóng gói. Quản lý danh mục,  
danh mục pallet. Quản lý nhập kho theo phiếu nhập kho và theo dõi nhập từng vị trí,  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
11  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
chọn nhập hàng hóa trên sơ đồ kho theo đúng thực tế; hỗ trợ in phiếu, in danh sách  
vị trí nhập kho,…  
Quản lý xuất kho và xuất kho theo điều kiện: Xuất kho theo khách hàng; xuất  
kho theo phiếu nhập; xuất kho theo ngày,….  
Thiết lập sơ đồ kho theo đúng thực tế.  
Hỗ trợ chọn nhập, xuất trên sơ đồ.  
Hỗ trợ theo dõi hàng hóa trực quan trên sơ đồ kho.  
Hỗ trợ theo dõi dồn hàng, dời hàng trực tiếp trên sơ đồ kho: Hiển thị màu báo  
hiệu các vị trí còn trống hàng trên bản đồ vị trí; theo dõi và đánh giá tình hình tồn  
kho trong ngày; theo dõi hàng tồn kho theo từng mặt hàng; tính các loại phí: lưu  
kho, sang công, cắm công, thay bao bì.  
Ưu điểm khi sử dụng phần mềm quản lý kho hàng:  
Quản lý hàng hóa toàn diện: Phần mềm quản lý được thiết kế để hỗ trợ người  
quản lý kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến kho hàng. Đồng thời việc loại bỏ  
những hàng hóa do quá hạn hoặc lưu trữ quá số lượng cần thiết sẽ được giảm tối đa.  
Tối ưu hóa việc lưu kho: Các quá trình nhập và xuất hàng được kiểm soát liên  
tục nhờ phần mềm quản lý kho dựa trên các điều kiện tối ưu do người sử dụng đặt  
ra. Vì vậy, hàng hóa sẽ luôn được lưu trữ với số lượng vừa đủ làm giảm việc tồn  
đọng vốn.  
Tự động hóa quá trình nhập/xuất hàng: Thời gian công sức (kể cả giấy tờ quản  
lý) được giảm thiểu khi giao nhận hàng, vì thế người sử dụng sẽ không phải mất  
công sức đi tìm hàng hóa trong kho chứa hàng.  
Tận dụng tối đa không gian lưu trữ hàng trong kho: Các vị trí cất hàng trong  
kho được phân loại để cất giữ mặt hàng thích hợp (ví dụ theo trọng lượng hay chủng  
loại) và khi cần việc phân loại này có thể được linh động thay đổi thông qua phần  
mềm quản lý kho hàng. Sự lãng phí về không gian lưu trữ trong kho hàng nhờ vậy  
sẽ được giảm đi đáng kể.  
An toàn phòng chống cháy nổ cho nhà kho: Trong không gian kho chứa sẽ đặt  
hệ thống báo động với những cảm biến khói và nhiệt. Nếu có hỏa hoạn thì hệ thống  
này sẽ kích hoạt còi trong hành lang chung.  
Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm và điểm sương sử dụng công nghệ PSoc:  
Việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm khi bảo quản, lưu trữ các sản phẩm công nghiệp  
hoặc nông nghiệp trong các kho chứa hàng là rất quan trọng. Thông thường với các  
loại hàng hoá được lưu trữ, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng lưu trữ phải luôn duy trì ở  
một mức nhất định.  
1.3. Định hướng nghiên cứu của đề tài  
Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu về dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động  
trong công nghiệp đã được phân tích ở trên, căn cứ vào những lập luận về tính cấp  
thiết và mục đích của đề tài trong phần mở đầu. Để giải quyết yêu cầu của đề tài đặt  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
12  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Trường Đại học Sao Đỏ  
Luận văn Thạc sĩ  
ra, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu cải tiến mới với mong muốn sẽ góp phần bổ  
sung số lượng các giải pháp, đóng góp mới vào tri thức khoa học cho ngành chuyên  
môn nhằm thúc đẩy chuyên ngành phát triển lên một tầm cao mới; đồng thời cũng  
là để tạo điều kiện cho việc lựa chọn ứng dụng thực tế trong công nghiệp được dễ  
dàng hơn, góp phần củng cố luận cứ khoa học cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng  
các phần mềm và thiết bị để tự động hóa nền công nghiệp hiện đại.  
Các vấn đề cần giải quyết theo mục tiêu đề tài đã đặt ra gồm:  
Xây dựng 01 mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa tự động có khả năng ứng  
dụng trong công nghiệp.  
Vận hành thử nghiệm và hiệu chỉnh thông số công nghệ.  
Các nội dung đề xuất nêu trên lần lượt được trình bày cụ thể trong các Chương  
2 và 3 của đề tài.  
1.4. Kết luận chương 1  
Dựa trên những phân tích và khảo sát về các công trình nghiên cứu đã được  
công bố liên quan mật thiết đến đề tài, tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu cải tiến  
mới với mong muốn:  
Thiết kế, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh mô hình dây chuyền bốc xếp hàng hóa  
tự động có khả năng ứng dụng trong công nghiệp đảm bảo tính thực tiễn, dễ vận  
hành, kiểm tra và sửa chữa.  
Học viên: Đỗ Tiến Mỳ  
13  
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 78 trang yennguyen 30/03/2022 116120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu ứng dụng PLC FX3U và màn hình HMI để điều khiển, giám sát hoạt động của dây chuyền bốc xếp hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_ung_dung_plc_fx3u_va_man_hinh_hmi_de_die.pdf