Luận văn Văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
Lê Thị Hồng Châu  
VĂN HOÁ NG XỬ TRONG THƠ  
NGUYN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG  
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ VIT NAM  
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018  
2
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
Lê Thị Hồng Châu  
VĂN HOÁ NG XỬ TRONG THƠ  
NGUYN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG  
Chuyên ngành: Văn học Vit Nam  
Mã số:  
60 22 01 21  
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ VIT NAM  
NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC:  
PGS. TS. LÊ THU YẾN  
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018  
3
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình thực hin luận văn, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn và  
đã nhận đưc sự giúp đỡ, htrtrt nhiều người.  
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin kính gửi lời tri ân chân thành nhất  
đến cô Lê Thu Yến, người đã truyền cm hứng cho chúng tôi trong những năm  
hc tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cho đến tận bây  
giờ. Cô là người đã chỉ bảo, góp ý và hướng dn một cách tận tình để chúng tôi  
có thể nhn thức và thc hiện được đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn  
Khuyến và Trn Tế Xương.  
Đồng thời, chúng tôi xin kính cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã truyền dy  
kiến thức và định hướng cho chúng tôi trong suốt những năm qua. Nhân đây,  
chúng tôi xin cảm ơn quý thầy, cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm  
Thành phố Hồ Chí Minh.  
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin kính gửi li cảm ơn đến các Cô, Chú làm  
vic tại Thư viện trường Đại học Sư phạm; trường Đại hc Khoa học Xã hội &  
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và những người bn đã hỗ tr, cung cp  
nguồn tư liệu cho chúng tôi.  
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cnhững người đã quan tâm, chăm sóc, động  
viên và thương yêu chúng tôi trong suốt thi gian sng, hc tập và nghiên cứu,  
những người luôn đem tới cho chúng tôi sự bình an, niềm vui và hạnh phúc.  
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2018  
Người thc hin  
Lê Thị Hồng Châu  
4
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng  
dn của PGS.TS Lê Thu Yến. Các số liu, kết quả nêu trong luận văn là trung  
thực và chưa từng được công btrong bt kỳ công trình nào khác.  
Người thc hin  
Lê Thị Hồng Châu  
5
MỤC LỤC  
6
7
DẪN NHẬP  
1. Lí do chọn đề tài  
Văn hóa là yếu trt quan trọng và luôn được các quốc gia, dân tộc trên thế  
giới quan tâm. Bởi l, văn hóa và những giá trị mà văn hóa đã tạo ra luôn có sự  
tác động mnh mtrong stiến bcủa xã hội loài người. Nó chứa đựng sc sng,  
sự sáng tạo cũng như tầm vóc của đất nước mà nó được sinh ra. Vì được to ra từ  
con người nên nó cũng trở thành sản phẩm thúc đẩy các hoạt động của con người.  
Nếu như kinh tế là cơ sở nn tng vt cht của đời sống xã hội thì văn hóa chính  
là nền tng tinh thn của đời sng ấy, và chính văn hóa là một hình thái ý thức xã  
hi, biu hiện các năng lực vt cht của con người.  
Khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa, Nghị quyết Đại hi XII ca  
Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể, để “Xây dựng nền văn hóa và con người Vit  
Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thin - m, thm nhun tinh thần dân  
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực strở thành nền tng tinh thn  
vng chc của xã hội, là sức mnh ni sinh quan trng bảo đảm sự phát triển bn  
vững và bảo vvng chc tquốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công  
bằng, văn minh[61].  
Trước đây, ta nói “xây dng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”,  
nhưng đến Đại hội XII Đảng ta đã đưa cụm từ “thấm nhun tinh thần dân tộc” vào  
thay cho cm từ “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghĩa là “văn hóa” đã được nâng lên  
mt mức độ mới, sâu rộng hơn bởi không chỉ có “bản sắc dân tộc” mà còn nhiều  
khía cạnh khác nữa như tình cảm, tâm lý, luân lý dân tộc, nhng hoạt động thuc  
vnội tâm của con người, thuc vchiều sâu của dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn  
hiện nay, văn hóa như là cơ sở, nn tảng đối vi phát triển bn vng mọi lĩnh vực  
của đời sống xã hội. Đó là những bước phát triển theo chiều sâu lý luận văn hóa,  
cho phép hoàn thiện những quan điểm cơ bản cũng như cụ thể hóa thành chiến  
8
lược để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam xng vi tầm vóc và phát huy  
được sc mnh mềm” của nó trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn văn hóa Việt  
Nam trên đà hội nhp với văn hóa thế giới. Vì thế, đó là điều kin mra khả năng  
to lớn để các dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội vi nhau  
trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa  
của các dân tộc, song nó cũng đem đến cho chúng ta những khó khăn, thách thức  
không hề nhỏ. Đó là sự thách thức khiến cho đất nước phải đương đầu vi mi  
thách thức ca thi cuộc như lối sống ích kỷ, sthc dng, ssuy sụp, tàn lụi các  
giá trị truyn thống,…và trước tình hình ấy, chúng ta cũng phải đối din vi stha  
hóa, biến cht trong li ng xgiữa con người và mọi thxung quanh.  
Có thể thy rng, nếu ng xcủa loài vật luôn chịu schi phi ca bản năng  
tự nhiên thì ứng xcủa con người có xu hướng kim chế nhng bản năng ấy. Sự  
kim chế ấy tạo ra văn hóa, và văn hóa ứng xử luôn là yếu tố được mọi người trong  
xã hội rất quan tâm. Đặc biệt, đứng trước vấn đề toàn cầu hóa và đứng trước cách  
mng khoa hc kthuật đương đại, văn minh công nghiệp cũng tiến nhanh đến  
chóng mặt. Đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhìn nhận và có lối ng xử phù hợp vi  
thời đại, với con người, vi bản thân và gia đình, xã hội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu  
văn hóa ng xử có một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta có thể hoàn thiện bản thân mình  
cũng như xây dựng một xã hội tốt đẹp, có những nét văn hóa truyền thng mnh  
mẽ đủ sc dung cha nhng nền văn hóa ngoại lai tích cực và loại bnhng yếu tố  
văn hóa không thật sự phù hợp cho đất nước mình. Từ nn tảng nghiên cứu về văn  
hóa, chúng ta sẽ có thể lưu giữ và phát huy, học tp nhng li ng xtinh tế ca  
tiền nhân khi tìm hiểu sâu hơn về văn hóa ứng xử trong văn học trung đại nói  
chung, trong đó có thơ văn Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.  
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn trong nền văn học dân  
tộc. Thời đại của họ sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội. Cuộc xâm  
9
lăng của thực dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây, làm  
thay đổi rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ứng xử.  
Đứng trước thời cuộc ấy là hai cuộc đời, hai số phận, một Nguyễn Khuyến với tâm  
thế là nhà nho truyền thống, một Tú Xương là nhà nho thị dân nên chắc chắn rằng  
tư tưởng và tâm hồn thơ của Tam nguyên Yên Đổ và nhà thơ sông Vị sẽ có những  
nét đặc biệt, hứa hẹn sự khám phá thú vị. Bên cạnh đó, có thể thấy Nguyễn Khuyến  
và Trần Tế Xương là những tác giả có sức ảnh hưởng khá lớn trong dòng chảy văn  
học Việt Nam, nhất là khi cả hai tác giả đều được giảng dạy trong nhà trường  
THPT. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới nội dung giảng  
dạy đó là bên cạnh việc truyền đạt tri thức còn có thể liên hệ với thực tiễn và giáo  
dục nhân cách cho học sinh. Đó là một trong những cách đưa văn học lại gần với  
cuộc sống.  
Vì tất cả những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ  
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành  
Văn học Việt Nam.  
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề  
Văn hóa là hệ thống giá trvt chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích  
lũy, lưu truyền tthế hệ này sang thế hệ khác, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng  
trong đời sống xã hội và càng có ý nghĩa hơn khi nhân loại đang tiến vào thời đại  
s, thời đại kinh tế thị trường. Khi mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi  
ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vng nht của giá trị cá nhân  
thì người ta lại càng mong muốn tìm về vi những giá trị văn hóa truyn thng ca  
dân tộc, trong đó có văn hóa ứng xử. Vì vậy, vấn đề về văn hóa, văn hóa ứng xử  
nói chung được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm cũng là điều dhiu.  
Năm 1871, E.B.Tylor (1832-1917) đã cho ra đời công trình nghiên cứu về  
Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture), trong công trình ấy, tác giả Tylor đã  
10  
nhn mnh “văn hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nht của dân tộc học, là  
cái toàn thể phc hp bao gm nhn thức, tín ngưỡng, nghthuật, đạo đức, pháp  
lut, phong tục và các năng lực hoc tp tục khác do con người thụ đắc với tư cách  
thành viên xã hội”[18, tr.1]  
Năm 1944, Bronislaw Malinowski (1884–1942), nhà nhân học Anh gc Ba  
Lan đã nghiên cứu văn hóa với nhng chức năng khác nhau qua công trình Une  
théorie scientifique de la culture (Lý thuyết khoa hc về văn hóa), trong Une  
théorie scientifique de la culture nhà nhân học ấy đã cho rằng các yếu tcấu thành  
mt nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chyếu của con người. Đối  
tượng của ngành nhân học không phải là nghiên cứu các đặc trưng văn hóa vô  
nghĩa, cũng không phải các sự kiện văn hóa riêng rẽ, mà là các thiết chế (kinh tế,  
chính trị, pháp luật, giáo dục...) và quan hệ giữa các thiết chế trong tương quan của  
mt hthống văn hóa.  
Văn hóa biến đổi do ưu thế hơn hẳn ca mt kiểu nhân cách nào đó mà  
các thành viên trong một cng đồng cùng chia sẻ. Trong công trình Cơ sở văn hóa  
của nhân cách xut bản năm 1945, Ralph Linton cho rng mi nền văn hóa ưu tiên  
mt trong số các kiểu nhân cách được xã hội coi là “bình thường”, phù hợp vi  
chun mực văn hóa và hệ thống các giá trị.  
Năm 2007, David Matsumoto của trường Đại hc San Francisco State trong  
bài viết Culture, Context, and Behavior đã nhấn mnh ngun lc ảnh hưởng đến  
li ng xcủa con người đâu tiên chính là tâm lý phổ quát), tiếp đến là văn hóa  
(thông qua các vai trò xã hội) và thứ ba cá tính (thông qua vai trò cá nhân), tác giả  
cũng nhấn mnh li ng xcủa con người chu schi phối và nó chính là sản  
phm ca sự tương tác giữa ba yếu tố ấy [47].  
Ngoài ra còn có các công trình cũng đề cập đến văn hóa và văn hóa ứng xử  
khá được chú ý như: Quan nim vthời gian trong văn hóa thổ dân Mỹ, công trình  
11  
Khái niệm các hệ thống văn hóa. Bí quyết để hiểu các bộ lạc và các quốc gia (The  
concept of Cultural Systems. A Key to Understanding Tribes and Nations) ca L.  
White in năm 1975,…  
Ti Vit Nam, khi nhắc đến nghiên văn hóa không thể không nhắc ti cun  
Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được n  
hành bởi Quan Hải Tùng Thư xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản năm  
1951. Từ đó đến nay có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về văn hóa  
vùng, văn hóa miền, văn hóa dân tộc quc gia Việt Nam hay văn hóa Việt Nam  
trong bi cảnh Đông Nam Á… của các tác giả ni tiếng như Trần Quốc Vượng,  
Phan Ngc, Trn Ngọc Thêm, Toan Ánh, Chu Xuân Diên… Có thể kể đến Văn  
hóa Việt Nam và cách tiếp cn mi (Phan Ngc), Mt thế kỷ nghiên cứu văn hóa  
Vit Nam (Nguyễn Chí Bền), Văn hóa và phát trin trong bi cnh toàn cu hóa  
(Nguyn Văn Dân), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Vit (Nguyễn Đăng Duy),…  
Năm 2000, tác giả Trần Thúy Anh với công trình Thế ứng xử xã hội cổ truyền  
của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ, đã đem đến cho  
người đọc cái nhìn khái quát về truyền thống ứng xử của người Việt trong cái nôi  
văn hóa châu thổ Bắc Bộ được cô động và đúc kết qua ca dao – tục ngữ. Lấy ca  
dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động và sâu sắc bộ  
mặt lịch sử và chiều sâu văn hóa .  
Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Lê với Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia  
đình đã nhận định mọi ứng xử phải tuân theo những quy tắc văn hóa trong ứng xử  
cha mẹ, ông bà trong ứng xử với con cháu và con cháu trong ứng xử với ông bà,  
cha mẹ, anh chị trong gia đình. ..Đó là đạo lý của dân tộc” [43, tr.6].  
Năm 2002, nghiên cứu về văn hóa ứng xử tiếp tục được khẳng định qua công  
trình Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam. Qua công trình của mình, tác giả đã  
tiếp cận văn hóa ứng xử của người Việt và phần nói về văn hóa ứng xử của các dân  
12  
tộc ít người.  
Công trình Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên,  
Nguyễn Viết Chức (2002), đã khái quát văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã kết  
tinh những tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả nước và giao lưu với nước ngoài. Qua  
đó làm bật lên những nét văn hóa ứng xử của người Việt nói chung và người Hà  
Nội nói riêng với môi trường thiên nhiên.  
Năm 2005, tác giả Phan Ngc với công trình Văn hóa Việt Nam và cách tiếp  
cn mi do nhà xuất bản Văn hóa thông tin, đã đem đến cho người đọc mt skiến  
gii về văn hóa và cách tiếp cn mới. Tác giả đã đề cập đến công vic tiến ti mt  
snhn thc về văn hóa Việt Nam cũng như sự tiếp biến Khổng giáo và môi  
trường Vit Nam. Công trình cho thấy sự sáng tạo của người Việt là lắp ghép, dung  
hòa. Thiên nhiên ban cho mỗi dân tộc mt thứ ân sủng khác nhau, một kiểu tài  
năng khác nhau. Người Vit Nam ly nhng yếu tố có sẵn, vốn mình hoặc mượn  
người, cấu trúc lại, tc cấp cho chúng một kiểu “quan hệ” để tạo thành một sn  
phẩm khác phù hp với mình.  
Văn hóa ứng xử cũng là một đề tài được các tác giả luận văn, luận án quan  
tâm. Có thể kể đến Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm của Triệu  
Thùy Dương (2007) – Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, với công trình này, tác  
giả đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu  
biểu thế kỷ XVIII – XIX. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã có ý  
thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và  
đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa  
ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm.  
Năm 2010, tác giả Cao Thị Liên Hương đã tìm hiểu về văn hóa ứng xử,  
những nét cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta trong thơ chữ Hán của  
Nguyễn Du qua luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du –  
13  
Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM. Luận văn đã so sánh thơ văn của một số tác  
giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng xử tiêu biểu trở thành chuẩn  
mực trong đời sống của người Việt.  
Nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Trần Tế  
Xương ở góc độ nghiên cứu độc lập, riêng biệt tính đến thời điểm hiện tại có thể  
thấy đã có một số công trình đã đề cập đến.  
Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, gần nhất, có  
thể kể đến công trình Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến - Trường Đại học  
Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, của tác giả Thân Thị Minh Trang (2015), đã khảo  
sát về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản trong  
gia đình và ngoài xã hội. Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể hiện  
trong thơ ông, điều khiến văn học gần với đời sống.  
Hay với bài viết “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc đã  
nhấn mạnh rằng “Nói về tình cảm của con người, kể cả những tình cảm riêng tư,  
Nguyễn Khuyến không phải là người đầu tiên. Giai đoạn trước từng có Phạm Thái  
khóc người yêu, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ  
khóc vợ…Còn nói về tình giao hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán. Tất  
nhiên những sáng tác ấy có ý nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con  
người cá thể của giai đoạn văn học trước, ngay trong xã hội, con người cá thể cũng  
chưa có điều kiện hình thành, thì trong văn học những tình cảm riêng tư cũng mang  
một sắc thái chung, có tính cách đạo đức cộng đồng…” [27, tr.48].  
Trong công trình “Giá trị văn hoá truyền thống trong trước tác chữ Nôm của  
Nguyễn Khuyến” của Hoàng Mai Quyên vấn đề đời sống tình cảm và văn hóa giao  
tiếp của Nguyễn Khuyến với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trò…cũng đã  
được tìm hiểu một cách sơ lược. Trong công trình của mình tác giả Hoàng Mai  
Quyên đã chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba  
14  
mảng: ứng xử tình cảm trong gia đìnhvà văn hóa giao tiếp của ông với con cái,  
với vợ, với bạn bè, với học trò…  
Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương dù chưa có công  
trình nào nghiên cứu cụ thể, song cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thơ  
Trần Tế Xương có nhắc đến văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương như trong  
tác phẩm Trông dòng sông Vị (1935), tác giả Trần Thanh Mại đã chia tập sách của  
mình thành 14 chương đoạn. Đó là những khảo cứu nghiêm túc, những lời bình sâu  
sắc, những nét phác hoạ chân dung sinh động về cuộc đời và lối ứng xử trong thơ  
Tú Xương với vợ và thời đại, xã hội của mình.  
Nghiên cứu thơ trào phúng của Tú Xương, công trình Hệ thống trào phúng  
của Trần Tế Xương (1957) do Nguyễn Sỹ Tế viết theo hướng nghiên cứu chiều  
lịch đại cũng như đồng đaị. Qua đó, Nguyễn Sỹ Tế cũng đã tìm hiểu nguyên nhân  
và tiếng cười của Tú Xương trong sự so sánh với Hồ Xuân Hương, Nguyễn  
Khuyến, qua đó khẳng định Tú Xương là một “thiên tài trào phúng đã đi vào cõi  
bất diệt”. Tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận tương đối mới là so sánh. Tuy nhiên,  
so sánh ở mức độ đối chiếu đơn thuần mà chưa đặt nó trong một hệ văn hoá ứng xử  
trong thơ Trần Tế Xương.  
Trong bài viết Tú Xương- nhà thơ lớn của dân tộc (1988), Nguyễn Đình Chú  
đã đính chính và bổ sung nhiều chi tiết có ý nghĩa”.Bằng hướng nghiên cứu hệ  
thống, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và  
tiếng cười giải thoát. Ông kết luận, Tú Xương đi ngược lại truyền thống thơ ngôn  
chí, đánh dấu sự phai nhạt của cách ứng xử trong không gian truyền thống, mở ra  
không gian sinh hoạt đời thường, đô thi. Mặc dù đây chỉ là những nhận định khái  
quát, song nó góp phần mở ra những vấn đề nghiên cứu mới về Tú Xương.  
Trên đây, là những phác thảo quá trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa ứng  
xử và văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như thơ Trần Tế Xương. Tất  
15  
cả các công trình nghiên cứu về văn hóa đã tìm hiểu sâu về bản sắc văn hóa nói  
chung và văn hóa ứng xử nói riêng. Nhưng nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong tác  
phẩm văn học thì vẫn còn rất nhiều khoảng trống, có thể thấy ngoài công trình Văn  
hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến của tác giả Thân Thị Minh Trang và công  
trình Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du do tác giả Cao Thị Liên  
Hương thực hiện thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm công trình  
nghiên cứu nào dùng văn hóa ứng xử tiếp cận các tác phẩm văn học. Việc đặt hai  
tác giả cùng thời có những điểm giống và khác nhau để nghiên cứu, đối sánh qua  
góc nhìn văn hóa ứng xử thì vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào, đặc biệt  
là nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Vì lẽ  
đó, nhìn chung việc nghiên cứu về Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và  
Trần Tế Xương như một công trình chuyên biệt thì chưa có. Dù vậy, những nghiên  
cứu của các tác giả đi trước, thực sự là những tri thức quý báu, giúp người viết có  
thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện luận văn.  
3. Mục đích nghiên cứu  
Luận văn bước đầu tìm hiểu hướng tiếp cận giúp khám phá hiểu biết sâu hơn  
trên phương diện văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử góp phần hiểu thêm quan  
niệm sống, nếp sống, lối hành động của con người trong xã hội qua thơ Nguyễn  
Khuyến và Trần Tế Xương.  
Làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và  
xã hội. Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người trong  
buổi giao thời.  
Việc tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế  
Xương không chỉ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về diện mạo thơ ca trung đại  
mà còn giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời, hành trạng và lối ứng xử với  
con người, với tự nhiên, với xã hội của hai nhà thơ lớn Nguyễn Khuyến và Trần Tế  
16  
Xương. Việc tìm hiểu đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế  
Xương, vì vậy mà có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và giảng dạy nói  
chung, và qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn  
Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng cũng sẽ giúp chúng ta có thể học tập thêm  
những nét ứng xử của tiền nhân, vận dụng nó trong đời sống hiện tại này.  
4. Đối tượng và phạm vi đề tài  
Với đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, đối  
tượng nghiên cứu trc tiếp và xuyên suốt là vấn đề văn hóa ứng xvi phm vi  
nghiên cứu là các tác phẩm thơ văn của Nguyn Khuyến và Trần Tế Xương.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
Trong quá trình thực hiện đề tài và triển khai luận văn, người viết sẽ áp dụng  
những phương pháp sau:  
+ Phương pháp phân tích, tổng hp: Là phương pháp được sdụng xuyên  
sut trong luận văn, nhờ phương pháp này, người viết có thể phân tích, tổng hp  
các dẫn chng cthvi mục đích làm sáng tỏ nhng vấn đề mà người viết trin  
khai trong luận văn.  
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ  
tiến hành so sánh các tác phẩm thhin ng xử văn hóa ca Nguyn Khuyến,  
Trn Tế Xương vi các tác phm khác ca mt số tác giả khác để làm nổi bt về  
văn hóa ứng xử trong thơ ca h.  
+ Phương pháp liên ngành: Là phương pháp được sdng trong luận văn  
vi mục đích làm rõ sự phong phú và đa dạng giữa các tác phẩm văn học nói  
chung và các tác phẩm ca Nguyn Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng trong mối  
tương quan giữa tác phẩm và nhng nhng vấn đề về văn hóa ng x.  
+ Phương pháp văn hóa - lch s: Là phương pháp dùng để khảo sát quá  
trình hình thành li ng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương (điều  
17  
kin kinh tế - xã hội, văn hóa - nghthut,…) từ đó giúp người viết tìm hiểu  
trường văn hóa, sự thay đổi và du nhập văn hóa phương Tây đến quê hương của 2  
tác giả Nguyn Khuyến và Trần Tế Xương cũng như nghiên cứu đặc thù lịch s,  
văn hóa, văn học dân tộc trong ng xử nói chung và ứng xử trong thơ của hai tác  
giả ấy nói riêng.  
+ Phương pháp hệ thng: Ngưi viết đặt các tác phẩm thơ văn của Nguyn  
Khuyến, Trn Tế Xương và một sdn chứng được trình bày trong luận văn theo  
mt mối tương quan nhất định, đồng thời cũng đặt chúng với các tác phẩm văn học  
trung đại Việt Nam nói riêng, các tác phẩm văn học nói chung theo mt hthng.  
Từ đó, sẽ có sự đối chiếu, lý giải giúp ta có thể thấy được đầy đủ giá trị, ý nghĩa  
của văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, Trn Tế Xương và đưa đến nhng  
kết lun trong luận văn.  
Ngoài ra, người viết skết hợp thêm một số phương pháp luận nghiên cứu  
văn học nói chung để làm rõ những vấn đề mà luận văn đặt ra. Những phương  
pháp trên sẽ được người viết vn dng một cách linh hoạt trong toàn bộ luận văn,  
tùy theo yêu cầu ca mỗi chương mà người viết ssdụng theo cách chỉ tp trung  
vào một phương pháp hoặc kết hp hai hay nhiều phương pháp khác nhau để làm  
sáng tỏ nhng vấn đề mà luận văn đã đưa ra.  
6. Cấu trúc luận văn  
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham kho, luận văn gồm có 3 chương  
như sau:  
Chương 1. Những vấn đề chung  
Nhim vcủa chương này là trình bày những vấn đề cơ sở lý luận chung, từ  
đó làm nền tảng để người viết có thể triển khai các vấn đề trong phn nhng  
chương kế tiếp. Cthể, người viết sẽ trình bày về ba vấn đề cơ bản đó là truyền  
thống văn hóa của người Việt; qua đó trình bày sự hình thành và phát triển, văn  
18  
hóa ứng xử và trình bày một số nét khái quát về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn  
chương của Nguyn Khuyến và Trần Tế Xương.  
Chương 2. ng xử đối vi bản thân và môi trường tự nhiên  
Trong chương hai, người viết trình bày về nhng ni dung ng xvi bn  
thân trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, từ đó chỉ ra những ý thức cá  
nhân của hai nhà thơ và sự khác biệt trong li ng xvi bản thân ca h.  
Ngoài ra, trong chương này, người viết cũng trình bày biu hin về ứng xử  
ca Nguyn Khuyến và Trần Tế Xương với môi trường tự nhiên cụ thể là thiên  
nhiên với vai trò như một đối tượng để ngâm vịnh cũng như gửi gm những tâm tư  
ca h.  
Chương 3. ng xử đối với môi trường xã hội và gia đình  
Song song vi nhng vấn đề được trin khai những chương trên, nhiệm vụ  
của chương ba là khai thác các vấn đề về ứng xvới môi trường xã hội và gia đình  
trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như trong thơ Trần Tế Xương. Từ đó, làm rõ  
những nét độc đáo, thú vị trong li ng xử mà họ đã xây dựng trong những sáng  
tác của mình.  
19  
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  
1.1. Truyền thống văn hóa của người Việt  
Truyền thống văn hóa chính là những giá trị văn hóa được truyền lại dưới nhiều  
hình thức và thường xuyên được làm giàu thêm, trau dồi thêm theo quy luật nội tại của  
chính nó. Có rất nhiều những quan niệm khác nhau khi nhắc về truyền thống văn hóa  
của người Việt. Có nhiều người quan niệm đồng nht văn hóa Việt Nam với văn hóa  
ca người Vit, trình bày lịch svăn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của  
người Việt. Cũng không ít ý kiến cho rng truyn thống văn hóa của người Vit là  
toàn bộ văn hóa các dân tộc Vit Nam cư trú trên mảnh đất Vit Nam, chỉ có văn  
hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc, quốc gia. Và quan niệm được nhiu  
người đồng thuận và quan tâm hơn cả, đó là quan niệm truyn thống văn hóa của  
người Vit là cộng đồng văn hóa dân tộc, quốc gia, đây là nền văn hóa dân tc  
thng nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc ngưi.  
Có thể thấy rằng, văn hóa của người Việt có sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa  
phương Đông, nếu như phương Tây có cội nguồn văn hóa từ cái cội rễ du mục thì  
phương Đông có nguồn cội là nông nghiệp. Vì lẽ đó, người phương Đông không  
chuộng lối sống chăn nuôi, du cư, trọng động mà họ ưa lối sống trồng trọt, định cư và  
trọng tĩnh, hướng nội. Việt Nam cũng là một trong số những đất nước có nền văn hóa  
thuộc kiểu văn hóa nông nghiệp lúa nước. Dù vậy, văn hóa Việt Nam cũng có những  
nét tương đồng và khác biệt nhất định so với nền văn hóa của các nước trong khu vực  
và trên thế giới.  
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhất là nghề nông  
nghiệp lúa nước, vì vậy một lúc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như:  
thời tiết, nước, khí hậu… nên về mặt tư duy nhận thức người Việt đã hình thành  
nên lối tư duy tổng hợp, biện chứng (trọng quan hệ) theo kiểu “Bầu ơi thương lấy  
20  
bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Một giọt máu đào hơn  
ao nước lã”. Bên cạnh đó, người Việt cũng hình thành nên lối tư duy nhận thức  
chủ quan và duy linh. Nếu như ở phương Tây, trong quan hệ ứng xử với môi  
trường tự nhiên người ta coi trọng sự chinh phục và chế ngự, thì người phương  
Đông trong đó có người Việt lại sống hòa hợp với tự nhiên. Và từ đó dẫn tới lối  
sống linh hoạt luôn thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh.  
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã  
đề cập đến năm đặc trưng lớn trong nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đó là  
tính cộng đồng, tính ưa hài hòa, thiên về âm tính và tính tổng hợp. Bởi lẽ, Việt  
Nam là một quốc gia nông nghiệp, trong truyền thống đó lại là kiểu nông nghiệp  
thuần túy. Với đặc trưng là tính thời vụ cũng như nhu cầu chống thiên tai, bảo vệ  
an ninh trật tự xã hội đã quy định văn hóa làng xã cộng đồng của người Việt. Mặt  
khác, người Việt Nam mang trong tư tưởng mềm dẻo, hiếu hòa vì lẽ đó từ xa xưa  
họ đã mangtrong mình tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp.  
Đồng thời, là đất nước có điều kiện tự nhiên là xứ nóng, nhiều mưa, đồng  
bằng ẩm thấp vì vậy đã dần hình thành nên lối sống nông nghiệp âm tính, do vậy  
mà tính cách văn hóa Việt Nam cũng thiên về âm tính ở chừng mực nhất định. Đó  
cũng là nguồn gốc của sự hình thành mối quan hệ trọng tình, trọng đức, trọng phụ  
nữ và trọng văn.  
Nhìn chung, văn hóa người Việt thường linh hoạt ưa hài hòa, trọng tình cảm  
và đề cao vai trò của tập thể. Quan hệ ứng xử của người Việt vì thế mà cũng thuận  
theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên trong quan hệ với môi trường. Chính vì thế mà  
trong văn hóa truyền thống của người Việt, tín ngưỡng dân gian đã phát triển một  
cách hết sức tự nhiên trong đời sống của dân tộc.  
1.2.Sự hình thành và phát triển.  
1.2.1. Tín ngưỡng dân gian  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 170 trang yennguyen 02/04/2022 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_van_hoa_ung_xu_trong_tho_nguyen_khuyen_va_tran_te_x.pdf