Giáo trình Toán thống kê - Ngành: Kế toán

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: TOÁN THỐNG KÊ  
NGÀNH: KẾ TOÁN  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP  
(Ban hành kèm theo Quyết định s: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 ca  
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kthut Thành phHChí Minh)  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: TOÁN THỐNG KÊ  
NGÀNH: KẾ TOÁN  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Hồ Thanh Phúc  
Học vị: Cử Nhân  
Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính  
Email: hothanhphuc@hotec.edu.vn  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng  
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành  
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Thống kê là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực  
kinh tế xã hội. Toán thống kê, lý thuyết thống kê theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực  
kinh tế và quản trị kinh doanh, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên  
cứu và quản lý. Toán thống kê đã trở thành một môn học cơ sở trong hầu hết các ngành  
đào tạo thuộc khối kinh tế.  
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích giúp cho bạn đọc am hiểu các vấn  
đề về lý thuyết, chuẩn bị cho những tiết thực hành trên máy tính có hiệu quả, là cơ sở  
quan trọng cho người học tiếp cận các môn học chuyên ngành kinh tế.  
Để đáp ứng nhu cầu trên, Tác giả thực hiện biên soạn quyển sách giáo trình Toán  
thống kê. Tài liệu này được viết trên cơ sở bạn đọc đã có kiến thức về toán, cho nên cuốn  
sách không đi sâu về mặt toán học mà chú trọng đến kết quả và ứng dụng trong lĩnh vực  
kinh tế và quản trị kinh doanh với các ví dụ gần gũi với thực tế.  
Giáo trình Toán thống kê gồm 6 chương:  
Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của Toán thống kê  
Chương 2: Điều tra thống kê thu thập thông tin phát triển kinh tế- xã hội và kinh  
doanh sản xuất- dịch vụ.  
Chương 3: Phân tổ tổng hợp và trình bày tai liệu điều tra thống kê về hiện tượng  
kinh tế - xã hội và kinh doanh - sản xuất dịch vụ.  
Chương 4: Các chỉ tiêu thống kê mức độ khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã  
hội và kinh doanh sản xuất - dịch vụ.  
Chương 5: Các chỉ tiêu thống kê mức độ tương đối của hiện tượng kinh tế - xã hội  
và kinh doanh sản xuất - dịch vụ.  
Chương 6: Chỉ số  
Với kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy qua nhiều năm, tham gia thực hiện các  
đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế xã hội; cùng với sự phối hợp và hỗ trợ của đồng  
nghiệp, Tác giả hy vọng quyển sách này đáp ứng được nhu cầu học tập của các sinh viên  
và nhu cầu tham khảo của các bạn đọc có quan tâm đến Toán thống kê trong nghiên cứu  
kinh tế xã hội.  
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Tác giả rất  
mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của bạn đọc để lần tái bản sau quyển  
sách được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn.  
TP. HCM, ngày……tháng……năm 2020  
Chủ biên  
Hồ Thanh Phúc  
MỤC LỤC  
LỜI GIỚI THIỆU  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Toán thống kê  
Mã môn học: MH2104069  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học Toán thống kê là môn học bắt buộc nằm trong nhóm môn học cơ sở  
được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung.  
- Tính chất: Môn học Toán thống kê cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các  
hiện tượng kinh tế- xã hội, làm cơ sở cho sinh viên nhận thức môn học thống kê doanh  
nghiệp và các môn chuyên môn của ngành tài chính doanh nghiệp.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:  
Thông tin thng kê là mt ngun lc ca sn xut kinh doanh, là ngun lc vô giá.  
Nó có thsdng cho nhiu mc tiêu và sdng nhiu ln. Vi các giá trnày, khi sử  
dng thông tin cn xlí thông tin và xây dựng ngân hàng cơ sở dliu cho nnếp.  
Thông tin thống kê cũng có các tính chất sau: khách quan, phthuc, lan truyn, cùng  
hưởng, có hiu lc, biến đng, khuyếch tán và thu gn.  
Trong thc tế có rt nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng hay quá trình kinh tế  
xã hi. Tutheo vấn đề và mc tiêu nghiên cứu mà xác định nhng thông tin hay dliu  
nào cn thiết. Do đó, vấn đề đầu tiên ca công vic thu thập thông tin là xác định rõ và cụ  
thnhng dliu nào cn thu thp, thtự ưu tiên của các dliu này. Nếu không thc  
hiện được điều này sdẫn đến tình trng dliu thu thập được rt nhiều nhưng dữ liu  
đáp ứng cho mục đích nghiên cu thì ít hoc thiếu, gây lãng phí thi gian, tin bc  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:  
Trình bày được các kiến thức cơ bản về phương pháp điều tra, thu thập thông tin,  
tổng hợp tài liệu điều tra để cung cấp dữ liệu cần thiết trong việc ra quyết định về phát  
triển kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp..  
- Về kỹ năng:  
Nhận biết, đọc hiểu, trình bày, tổng hợp, phân tích các tài liệu điều tra thống kê,  
tính toán được các tiêu chí thống thống kê như số bình quân, số trung vị, số mode, các số  
tương đối, số tuyệt đối, mức độ hoàn thành kế hoạch, chỉ số,…và dự báo sự phát triển  
kinh doanh trong doanh nghiệp và nền kinh tế.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình  
bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.  
+ Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về  
phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.  
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CU CA TOÁN THNG KÊ  
Gii thiu:  
Chương 1 là hthng tng quan các phương pháp và mt skhái nim bao gm  
thu thp, tng hp, trình bày sliệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cu  
nhm phc vcho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.  
Mc tiêu  
-Trình bày được khái nim thống kê, đối tượng nghiên cu ca Toán thng kê.  
Quá trình nghiên cu thng kê.  
-Trình bày được các tiêu thc thng kê, phân biệt được cá loi tiêu thc thng kê.  
-Phân bit tng ththống kê, đơn vị tng ththng kê, các phm trù lượng biến,  
tn s, tn sut.  
Ni dung chính  
1.1 Khái nim thng kê  
Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu  
và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm tìm ra bản chất và tính quy  
luật vốn có trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.  
Bao gồm các hoạt động:  
+ Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu.  
+ Nghiên cứu mối liên hệ giữa cá hiện tượng.  
+ Dự báo.  
+ Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn.  
+ Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn.  
1.2 Đối tượng nghiên cu ca Toán thng kê  
Thống kê học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ  
chặt  
chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và  
địa điểm cụ thể.  
Từ nhận định này, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các  
điểm chính sau.  
- Thống kê học là một môn khoa học xã hội  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
1
     
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
Thống kê học là một môn khoa học xã hội, bởi vì thống kê nghiên cứu các hiện  
tượng kinh tế - xã hội hay quá trình kinh tế xã hội. Các hiện tượng và quá trình đó thường  
là:  
Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như cung cấp nguyên liệu, quy  
trình công nghệ, chế biến sản phẩm...  
Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm (marketing) như giá  
cả, lượng hàng xuất, nhập hàng hoá, nguyên liệu...  
Các hiện tượng dân số, lao động như tỷ lệ sinh, tử, nguồn lao động, sự phân bố  
dân cư, lao động.  
Các hiện tượng về văn hoá, sức khoẻ như trình độ văn hoá, số người mắc bệnh,  
các loại bệnh, phòng chống bệnh...  
Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, biểu tình...  
Ngoài ra thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự  
phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, của  
các biện pháp kỹ thuật tớia quá trình sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất nông nghiệp  
và đời sống nhân dân.  
- Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn  
hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội  
+ Mặt lượng (những biểu hiện cụ thể, đo lường được):  
Quy mô của hiện tượng: Các mức độ to nhỏ, lớn bé, rộng hẹp.  
Ví dụ: Diện tích canh tác của 1 doanh nghiệp nông nghiệp A năm 2005 là 500 ha,  
dân số trung bình của Việt Nam 2003 là 80,90 triệu người (Niên giám thống kê 2003),  
tổng số sinh viên của 1 lớp năm học 2005 - 2006 là 80 người.  
Kết cấu của hiện tượng: Hiện tượng tạo nên từ các bộ phận nào, mỗi bộ phận chiếm bao  
nhiêu %;  
Ví dụ: Lớp có 50 học sinh, nam là 40 học sinh, chiếm 80%, nữ là 10, chiếm 20%. Tốc độ  
phát triển của hiện tượng: So sánh mức độ của hiện tượng theo thời gian để thấy mức độ  
tăng hay giảm của hiện tượng;  
Trình độ phổ biến của hiện tượng: Tính cụ thể phạm vi xảy ra hiện tượng, cá biệt hay phổ  
biến từ đó thấy được ảnh hưởng của nó tới hiện tượng lớn hơn. Ví dụ: Tỷ lệ tai nạn giao  
thông xe máy năm 2004 là 2%, có nghĩa là cứ 100 người đi xe máy thì có 2 người tai nạn.  
Mối quan hệ tỷ lệ giữa các hiện tượng hoặc giữa các tiêu thức của cùng một hiện  
tượng.  
+ Liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng:  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
2
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
Thông qua các mặt lượng của hiện tượng để đánh giá bản chất của hiện tượng  
như quy mô to nhỏ, bộ phận nào nhiều hay ít, xu hướng tiến lên hay giảm đi, mức độ  
phổ biến của hiện tượng thế nào... nhưng để đánh giá một cách khách quan bản chất của  
hiện tượng thì mặt lượng của hiện tượng phải được thể hiện ở số lớn đơn vị chứ không  
phải ở từng đơn vị cá biệt.  
Ví dụ, đánh giá kết quả học tập 2 sinh viên A, B cần dựa vào kết quả học tập nhiều  
học kỳ, nhiều môn; dựa vào ý thức phấn đấu, sự tham gia các phong trào đoàn, quan hệ  
bạn bè... Việc làm như vậy người ta gọi là nghiên cứu mặt lượng ở số lớn.  
Thống kê không nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng, mà thông qua  
mặt lượng có thể đánh giá được bản chất và tính quy luật của hiện tượng.  
- Thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện  
địa điểm và thời gian cụ thể.  
Mỗi hiện tượng, hay quá trình kinh tế xã hội ở thời gian, địa điểm khác nhau thì  
mặt lượng cũng khác nhau. Do đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê học cũng cần cụ  
thể hoá ở thời gian nào, địa điểm nào hay trả lời câu hỏi bao giờ ? và ở đâu ?  
Thống kê được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hôi, tự  
nhiên, kỹ thuật, thống kê thường quan tâm nghiên cứu các hiện tượng như sau:  
+ Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy của đất nước, của một  
vùng.  
+ Các hiện tượng về sản xuất: phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm.  
+ Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động, giáo dục, y tế, thể thao…..  
+ Các hiện tượng về sinh hoạt, chính trị, xã hội.  
+ Các hiện tượng về kỹ thuật.  
-Phương pháp thống kê  
Chúng ta có 4 phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra  
chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán.  
-Thu thập và xử lý số liệu  
Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng  
được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu  
thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp  
khái quát được đặc trưng của tổng thể.  
-Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn  
Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên  
cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ như nghiên cứu về  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
3
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao,  
để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.  
-Điều tra chọn mẫu  
Trong một số trường để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một  
điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc  
không thực hiện được.chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phương pháp  
chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát  
mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. đó là phương pháp điều tra chọn mẫu.  
-Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng:  
Giữa các hiện tượng thông thường có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa  
chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng  
vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ  
phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ  
giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán  
-Dự đoán:  
Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động dự  
đoán người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:  
Dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta  
chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái  
nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp.  
Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy:  
Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận. Ví dụ như  
chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu  
vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật.  
Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tượng trong  
thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát  
triển của hiện tượng. Ví dụ như để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta  
xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm.  
Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia dự báo thống kê ra thành nhiều loại khác.  
1.3 quá trình nghiên cu thng kê  
Khái quát quá trình thống kê:  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
4
 
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
Sơ đồ: Quá trình nghiên cứu thống kê  
Quá trình nghiên cứu thống kê theo trình tự được khái quát hoá bằng sơ đồ trên.  
Theo sơ đồ này, quá trình nghiên cứu thống kê được chia thành 6 bước theo 3 giai đoạn  
với trình tự từ trên xuống. Hai mũi tên có hướng đi từ dưới lên nhằm chỉ rõ các  
cộng đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung thông tin hoặc làm lại nếu dữ liệu chưa đạt yêu  
cầu  
Giai đoạn I: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêu thức ở  
từng đơn vị tổng thể;  
Giai đoạn II: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu đã thu  
thập được từ giai đoạn I;  
Giai đoạn III: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên môn của  
thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp.  
Các bước và các giai đoạn này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và chất lượng kết  
quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước sau.  
1.4. Mt skhái nim và phạm trù thường sdng trong thng kê  
1.4.1 Tng ththng kê (Populations)  
-Khái niệm tổng thể: Tổng thể thống kê là tập hợp các đơn vị cá biệt về sự vật, hiện  
tượng trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó cần được quan sát, phân tích mặt lượng của  
chúng.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
5
   
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
-Khái niệm đơn vị tổng thể: Các đơn vị, phần tử tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn  
vị tổng thể.  
Như vậy, muốn xác định được một tổng thể thống kê, ta cần phải xác định được tất cả các  
đơn vị tổng thể của nó. Thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là việc xác định  
các đơn vị tổng thể.  
-Phân loại tổng thể:  
+ Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận  
biết là Tổng thể bộc lộ và ngược lại là tổng thể tiềm ẩn. Ví dụ: tổng thể sinh viên 1  
trường, tổng thể doanh nghiệp trong 1 địa bàn là tổng thể bộc lộ. ví dụ: tổng thể các cá  
nhân đồng ý vấn đề, hay tổng thể các cá nhân yêu thích âm nhạc là tổng thể tiềm ẩn.  
Trong nhiều trường hợp, các đơn vị của tổng thể được biểu hiện một cách rõ ràng, dễ xác  
định. Ta gọi nó là tổng thể bộc lộ. Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không  
được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng  
thể tiềm ẩn.  
Đối với tổng thể tiềm ẩn, việc tìm được đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn.  
Việc nhầm lẫn, bỏ sót các đơn vị trong tổng thể dễ xảy ra. Ví dụ như tổng thể là những  
người mê nhạc cổ điển, tổng thể là những người mê tín dị đoan,...  
+ Ngoài ra còn phương pháp phân biệt: sging nhau các phn tgi là tng  
thể đồng cht, và tng thể không đồng cht. Ví dụ: đối tượng nghiên cu là tìm hiu về  
hiu qusdng vn trong doanh nghip dệt trên 1 địa bàn là tng thể đồng cht.  
1.4.2 Đơn vị tng ththng kê  
Là xuất phát điểm trong quá trình nghiên cu thng kê, vì nó chứa đựng nhng  
thông tin ban đu cho quá trình nghiên cu.  
1.4.3 Đơn vị điều tra  
Mẫu là một bộ phận của tổng thể, đảm bảo được tính đại diện và được chọn ra để  
quan sát và dùng để suy diễn cho toàn bộ tổng thể. Như vậy, tất cả các phần tử của mẫu  
phải thuộc tổng thể, nhưng ngược lại các phần tử của tổng thể thì chưa chắc thuộc mẫu.  
Điều này tưởng chừng là đơn giản, tuy nhiên trong một số trường hợp việc xác định mẫu  
cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn, đặc biệt là trong trường hợp tổng thể chúng ta nghiên cứu  
là tổng thể tiềm ẩn.  
Ngoài ra, chọn mẫu như thế nào để làm cơ sở suy diễn cho tổng thể, tức là mẫu  
phải mang tính chất đại diện cho tổng thể. Điều này thực sự không dễ dàng, ta chỉ có thể  
cố gắng hạn chế tối đa sự sai biệt này mà thôi chứ không thể khắc phục được hoàn toàn.  
1.4.4 đơn vbáo cáo  
- Đơn vị tính dùng chung cho toàn bsliu trong bng thống kê, trường hp này  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
6
     
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
đơn vị tính đưc ghi bên góc phi ca bng.  
- Đơn vị tính theo tng chtiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ  
được đặt dưới chtiêu ca ct.  
- Đơn vị tính theo tng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ  
được đặt sau chtiêu theo mi hàng hoc to thêm mt cột ghi đơn vị tính.  
- Đơn vị tính chtiêu mức độ tương đối: sln, sphần trăm(%), sphn  
ngàn(%0), đơn vị kép (người/km)……..  
1.4.5 Tiêu thc thng kê  
Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên trong thống kê  
người ta chỉ chọn một số đặc điểm để nghiên cứu, các đặc điểm này người ta gọi là tiêu  
thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là khái niệm chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng  
thể. Mỗi tiêu thức thống kê đều có các giá trị biểu hiện của nó, dựa vào sự biểu hiện của  
nó người ta chia ra làm hai loại:  
-Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh loại hoặc tính chất của đơn vị. Ví dụ như  
ngành kinh doanh, nghề nghiệp.  
-Tiêu thức số lượng: là đặc trưng của đơn vị tổng thể được thể hiện bằng con số. Ví dụ  
như năng suất của một loại cây trồng.  
Tiêu thức số lượng lại được chia ra làm hai loại:  
- Loại rời rạc: là loại các giá trị có thể của nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được.  
- Loại liên tục: là loại mà giá trị của nó có thể nhận bất kỳ một trị số nào đó trong một  
khoản nào đó.  
1.4.6 Lượng biến, tn s, tn sut, tn số tích lũy  
Lượng biến là biu hin cthvề lượng của các đơn vị tng ththeo tiêu thc số  
lượng.  
Ví dụ: Độ tui 3, 4, 5, 10, 20 tuổi là lượng biến ca tiêu thức độ tui, biu hin mức độ  
ca tiêu thc số lượng.  
Có hai loại lượng biến. Lượng biến ri rạc và lượng biến liên tc.  
- Lượng biến ri rạc là lượng biến mà các giá trcó thcó ca nó là hu hn hay vô hn  
nhưng có thể đếm được.  
Thí d: Scông nhân trong mt doanh nghip; ssn phm sn xut ra trong mt ngày  
của 1 phân xưởng may.  
- Lượng biến liên tục: Là lượng biến mà các giá trcó thcó của nó được lp kín cmt  
khong trên trc s.  
Thí dụ: năng sut cây trng; giá bán hàng hoá.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
7
   
Toán thống kê  
Chương 1: Đối tượng nghiên cu ca nguyên lý thng kê  
- Sau khi phân tchúng ta có thtrình bày sliu bng cách sdng bng phân phi tn  
số để biết đưc mt stính chất cơ bn ca hiện tượng nghiên cu.  
+ Lượng biến (xi): là các trsnói lên biu hin cthca tiêu thc số lượng  
+ Tn s(fi): là sln xut hin của các lưng biến  
+ Tn sut (di): ttrng số đơn vị ca tng ttrong tng th, tính bằng đơn vln hay %  
di =f1/ ∑fi  
Ý nghĩa: Cho biết số đơn vmi tchiếm bao nhiêu % trong toàn btng th.  
+ Tn số tích lũy (Si): là tần scng dn ttrên xung  
Tần suất (d )  
Trị số lượng biến(x )  
Tần số(f )  
Tần số tích lũy(S )  
i
i
i
i
x
f
f
f / ∑f  
i
1
1
1
1
x
f
f +f  
f / ∑f  
2
2
1
2
2/  
i
x
f
f +f +…+ f  
f / ∑f  
i
n
n
1
2
n
n
∑f  
1
i
Trong đó lưng biến có thlà giá trcthhoc là mt khong.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
8
Toán thng kê  
Chương 2: Điều tra thng kê tttt phát trin kinh tế- xh và kd sx- dch v.  
CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THNG KÊ THU NHP THÔNG TIN PHÁT TRIN  
KINH T- XÃ HI VÀ KINH DOANH SN XUT DCH VỤ  
Gii thiu:  
Chương 2 là mt hthống các phương pháp điều tra, ý nghĩa và tác dụng ca điều  
tra, hình thức điều tra, các loại điều tra thng kê để thu thp, tng hp, trình bày sliu,  
tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cu nhm phc vcho quá trình phân tích,  
dự đoán và ra quyết định.  
Mc tiêu:  
- Trình bày được ý nghĩa và tác dụng của điu tra thng kê.  
- Phân biệt được các hình thức điều tra thng kê và phm vi ng dng  
- Phân biệt được các loại điều tra thống kê và phương pháp ghi chép áp dụng trong  
tng loại điều tra thng kê.  
- Trình bày được cá nguyên nhân dẫn đến sai sót trong điều tra thng kê và các  
phương pháp khắc phc sai số trong điu tra thng kê.  
Ni dung chính  
2.1 Ý nghĩa tác dng và nhim vcủa điều tra thng kê.  
- Khái nim:  
Thông tin là gì? Thông tin là mt phạm trù được dùng để mô tcác tin tc ca mt  
hin tượng, mt svt, mt skin, một quá trình… đã xuất hin mi lúc, mọi nơi  
trong các hoạt động kinh tế- xã hi của con người.  
Thông tin thng kê là gì? Thông tin thng kê là tin tc ca hiện tượng hay quá  
trình kinh tế- xã hội do cơ quan thống kê thu thập trong điều kin thi gian và không gian  
cth.  
Như vậy, thông tin thng kê là mt trong các loại thông tin, nên nó cũng mang  
những đặc trưng và giá trị của thông tin nói chung như: nội dung mi (không có cái mi  
thì không có thông tin); hình thc biu hiện đa dạng (ngôn ng, con s, chviết); vt dn  
thông tin (sóng âm, trang giấy, băng đĩa từ) và có ni dung tin tc (thhiện ý định, biu  
đạt).  
-Ý nghĩa tác dng và nhim vcủa điu tra thng kê:  
Thông tin thng kê là mt ngun lc ca sn xut kinh doanh, là ngun lc vô giá.  
Nó có thsdng cho nhiu mc tiêu và sdng nhiu ln. Vi các giá trnày, khi sử  
dng thông tin cn xlí thông tin và xây dựng ngân hàng cơ sở dliu cho nnếp.  
Thông tin thống kê cũng có các tính chất sau: khách quan, phthuc, lan truyn,  
cùng hưởng, có hiu lc, biến động, khuyếch tán và thu gn.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
9
   
Toán thng kê  
Chương 2: Điều tra thng kê tttt phát trin kinh tế- xh và kd sx- dch v.  
Thông tin cn thu thp là gì?  
Thông tin cn thu thp là nhng thông tin phc vcho vấn đề và mục đích cần  
nghiên cu.  
Xác định thông tin cn thu thập là xác định rõ nhng dliu nào, thtự ưu tiên  
ca các dliu này và phm vi dliu cn thu thp.  
Trong thc tế có rt nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng hay quá trình kinh tế  
xã hi. Tutheo vấn đề và mc tiêu nghiên cứu mà xác định nhng thông tin hay dliu  
nào cn thiết. Do đó, vấn đề đầu tiên ca công vic thu thập thông tin là xác định rõ và cụ  
thnhng dliu nào cn thu thp, thtự ưu tiên của các dliu này. Nếu không thc  
hiện được điều này sdẫn đến tình trng dliu thu thập được rt nhiều nhưng dữ liu  
đáp ứng cho mục đích nghiên cu thì ít hoc thiếu, gây lãng phí thi gian, tin bc.  
Thí d: Nghiên cu mi liên hgia tình hình thc và kết quhc tp ca sinh viên ,  
hai nhóm dliu cn thu thp là: tình hình thc và kết quhc tp. Vnhóm dliu  
tình hình thc, có ththu thp các dliu sau:  
1. Có thc nhà không?  
2. Thi gian dành cho thc nhà thế nào? (hàng ngày, hàng tun)  
3. Phương pháp sdng thi gian thc nhà thế nào?  
4. Mục đích tự hc?  
5. Hình thc thc: hc mt mình, hc nhóm?  
6. Khó khăn và thuận li khi thc?  
7. Kết quvà hiu quthc?  
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến thc.  
Có nhiu dliệu khác có liên quan đến thọc, nhưng không liên quan lắm đến mục đích  
nghiên cứu “mối liên hgia thc vi kết quhc tập” thì không nhất thiết phi thu  
thp. Thí d:  
- Bạn thường mc qun áo gì khi thc?  
- Người cùng hc vi bn quê ở đâu?  
- Bn có uống nước hay ăn gì trong giờ thc không?  
- Ai nhc nhbn thc?  
2.2 Các hình thức điều tra thng kê  
2.2.1 Báo cáo thống kê định kỳ  
- Báo cáo thống kê định k: là mt hình thức điều tra thống kê thường xuyên, có  
định k, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thng nht của cơ quan thẩm  
quyền quy định.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
10  
   
Toán thng kê  
Chương 2: Điều tra thng kê tttt phát trin kinh tế- xh và kd sx- dch v.  
- Báo cáo thống kê định klà hình thc tchức điều tra theo con đường hành  
chính bt but, bắt đơn vị báo cáo phi thc hiện đúng quy định, nếu sai là vi phm kỹ  
lut báo cáo.  
2.2.2 Điều tra chuyên môn  
- Điều tra chuyên môn là hình thc tchức điều tra không thường xuyên, được  
tiến hành theo mt kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mi lần điều tra. Chng  
hạn, điều tra dư luận xã hi là hình thc tchức điều tra chuyên môn.  
2.3 Các loại điều tra thng kê  
Tùy theo tính phc tp ca hiện tượng kinh tế - xã hi, mục đích nghiên cứu thng  
kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dng loại hình điều tra thng kê thích  
hp.  
2.3.1 Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên  
Tùy theo yêu cu phn ánh tình hình các cá thca tng thmt cách liên tc hay  
không liên tục, người ta áp dụng điu tra thường xuyên hay không thường xuyên.  
- Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thp tài liu ca các cá thca tng thể  
mt cách liên tc, theo sát vi quá trình phát sinh, phát trin ca hiện tượng nghiên cu.  
Ví dụ : người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khu (sinh, t, số người chuyn  
đi, chuyển đến), đăng ký biến động đất đai.  
Điều tra thường xuyên to ra khả năng theo dõi được tmtình hình biến động  
ca hiện tượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sn xuất, kinh doanh, lưu  
thông, dch v.  
- Điều tra không thường xuyên tiến hành thu thp các tài liu ca các cá thtrong  
tng thkhông liên tc, không gn vi quá trình phát sinh, phát trin ca hiện tượng. Tài  
liu của điều tra không thường xuyên chphn ánh trng thái ca hiện tượng mt thi  
gian nhất định. Chng hn, các cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra vt  
tư hàng hóa tn kho là điều tra không thường xuyên.  
Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hp hiện tượng  
xảy ra không thường xuyên, cho những trường hp không cần theo dõi thường xuyên  
hoặc điều kin vt chất không cho phép điều tra thường xuyên.  
2.3.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
11  
       
Toán thng kê  
Chương 2: Điều tra thng kê tttt phát trin kinh tế- xh và kd sx- dch v.  
Tùy theo mục đích điều tra phn ánh toàn bhay mt bphn ca tng th, có thể  
phân loại điu tra thống kê theo sơ đồ sau:  
Điu tra thng kê  
Điu tra không toàn bộ  
Điu tra toàn bộ  
Điu tra  
chn  
Điu tra  
trng  
Điu tra  
chuyên  
mu  
đim  
đề  
Trước tiên điu tra thng kê phân thành 02 loại : điều tra toàn bộ, điều tra không toàn bộ  
- Điều tra toàn b: (hay còn gi là tổng điều tra) tiến hành thu thp tài liu về  
toàn bcác cá thca tng th, không bsót bt ccá thnào. Chng hn, tổng điều tra  
dân s, tổng điều tra nông nghip, nông thôn, tng kiểm kê đất đai,… là các cuộc điều tra  
toàn b.  
- Điều tra không toàn b: tiến hành thu thp tài liu ca mt scá thể được chn  
ra ttng thchung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không toàn bộ được phân  
loại như sau : điều tra chn mẫu, điu tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.  
+ Điều tra chn mu chtiến hành điều tra mt scá thể được chn ra ttng th.  
Nhng cá thể được la chọn được gi là mẫu điều tra, phải đại diện được cho tng th.  
Kết qutrên mẫu điều tra được tính toán suy rng cho toàn btng th. Chng hạn điều  
tra năng sut, sản lượng lúa,…  
+ Điều tra trọng điểm chỉ điều tra bphn chyếu ca tng th, khác với điều  
tra chn mẫu điều tra trọng điểm không dùng để đại diện được cho toàn btng th, chỉ  
cho phép nhn thức được tình hình cơ bản ca tng th. Chng hn, trong nông nghip có  
mt scây trng tập trung thành vùng chuyên canh, đối với điều tra năng suất, sản lượng  
người ta tiến hành điu tra trọng điểm mt số địa đim cthể nào đó.  
+ Điều tra chuyên đề chtiến hành mt số ít đơn vị, thm chí chtrên mt cá thể  
ca tng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu rt nhiều đặc điểm ca chúng. Mục đích của  
điều tra chuyên đề là nghiên cu các nhân tmới, xu hướng phát trin ca hiện tượng, rút  
ra các bài hc cho công tác qun lý, chỉ đạo.  
KHOA KTOÁN TÀI CHÍNH  
12  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 61 trang yennguyen 18/04/2022 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Toán thống kê - Ngành: Kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_toan_thong_ke_nganh_ke_toan.pdf