Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Bài nghiên cứu  
Open Access Full Text Article  
Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp  
tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  
Lê Thị Bảo Như1,*, Nguyễn Thị Thu Hảo2, Nguyễn Thị Hồng Hạnh3  
TÓM TẮT  
Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng  
Tàu nói riêng đang phải đối mặt với thách thức lớn là thu đúng, thu đủ và hạn chế thất thu thuế.  
Use your smartphone to scan this  
QR code and download this article  
Tuy nhiên, tình trạng gian lận, né tránh, vi phạm về thuế TNDN vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu  
hướng ngày càng gia tăng. Từ yêu cầu thực tiễn, bài báo góp phần bổ sung thêm khe hổng của các  
nghiên cứu trước bằng việc xác định các nhân tố tác động đến việc tuân thủ TNDN tại các doanh  
nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra  
khảo sát các doanh nghiệp, thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng  
của các nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bảy nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế  
TNDN, đó là tính đơn giản của việc kê khai thuế, việc thanh tra - kiểm tra thuế, tính công bằng của  
hệ thống thuế, thuế suất, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, kiến thức về thuế của người nộp  
thuế, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. Trong đó, nhân tố thuế suất có tác động âm và các  
nhân tố còn lại tác động dương đến việc tuân thủ thuế TNDN. Dựa trên các kết quả nghiên cứu,  
nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc tuân thủ thuế TNDN của các doanh  
nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  
Từ khoá: Tuân thủ thuế, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bà Rịa – Vũng Tàu  
1Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng,  
Trường Đại học Phan iết, Việt Nam  
2Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII,  
Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Việt  
Nam  
3Phòng thống kê tổng hợp, Cục thống kê  
tỉnh Bình Định, Việt Nam  
hành vi gian lận, trốn tránh thuế thì ngày càng tinh vi,  
phức tạp đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải có phương  
pháp ước lượng để xác định các nhân tố cũng như tác  
động của các nhân tố đó đến sự tuân thủ thuế TNDN.  
Từ vấn đề đã nêu, bài báo tập trung nghiên cứu nhằm  
nhận diện các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của  
chúng đến sự tuân thủ thuế TNDN trên địa bàn tỉnh  
Bà Rịa – Vũng Tàu.  
MỞ ĐẦU  
uế là nguồn đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà  
nước không chỉ tại Việt Nam mà còn ở đa số các nước  
trên thế giới. Hầu hết các quyết định về thuế đều liên  
quan đến các chính sách tài khoá công và sự phát triển  
của nền kinh tế. Cùng với xu hướng phát triển và hội  
nhập, sự lớn mạnh và đa dạng hóa các loại hình doanh  
nghiệp yêu cầu các quốc gia trên thế giới nói chung và  
Việt Nam nói riêng cần tăng cường công tác quản lý  
và hoàn thiện hệ thống thuế nhằm gia tăng nguồn thu  
cho ngân sách nhà nước.  
Trong hệ thống sắc thuế hiện nay của nước ta, thuế  
TNDN là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan  
trọng đối với tổng nguồn thu thuế. Tuy đã thực hiện  
nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản  
lý thuế nhưng các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế  
TNDN vẫn còn diễn ra. Xét trên địa bàn tỉnh Bà Rịa  
- Vũng Tàu trong năm 2019, ngành thuế đã triển khai  
thanh tra, kiểm tra 1.547 doanh nghiệp; tổng số tiền  
truy thu, truy hoàn, phạt là: 476.801 triệu đồng, giảm  
lỗ là 1.788.766 triệu đồng, bình quân 1 cuộc kiểm tra  
thuế truy thu, phạt 222 triệu đồng, đứng thứ nhất so  
với toàn ngành; bình quân 1 cuộc thanh tra thuế truy  
thu, phạt 1.363 triệu đồng, đứng thứ 05 toàn ngành1.  
Liên hệ  
Lê Thị Bảo Như, Khoa Tài chính – Kế toán –  
Ngân hàng, Trường Đại học Phan Thiết, Việt  
Nam  
CƠ SỞ LÝ THUYẾT  
Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế TNDN  
Email: lebaonhu@gmail.com,  
Lý thuyết về hành vi  
Lịch sử  
Nghiên cứu về hành vi được Kahneman & Tversky2  
cung cấp 2 lập luận chính: (i) Khi đứng giữa hai sự  
lựa chọn là phiêu lưu với kỳ vọng thu được một số lợi  
ích mặc dù vẫn có khả năng mất mát và lựa chọn giữ  
nguyên trạng, trong trường hợp chủ thể nhận định  
rằng giữ nguyên trạng sẽ mang đến lợi ích thì chủ  
thể sẽ chọn giữ nguyên trạng nhằm tránh những rủi  
ro khó đoán định; (ii) Khi đứng giữa hai chọn lựa là  
giữ nguyên trạng và liều lĩnh để thu về lợi ích mặc dù  
lựa chọn này cũng bao gồm khả năng mất mát, trong  
trường hợp chủ thể nhận định rằng giữ nguyên trạng  
không có lợi và gây tổn thất về mặt lợi ích thì chủ thể  
Ngày nhận: 25-01-2021  
Ngày chấp nhận: 14-5-2021  
Ngày đăng: 20-5-2021  
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.766  
Bản quyền  
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố  
mở được phát hành theo các điều khoản của  
the Creative Commons Attribution 4.0  
International license.  
Trong khi nguồn lực và công tác thanh tra, kiểm tra thường chọn phiêu lưu với những kỳ vọng mình đặt  
việc chấp hành pháp luật về thuế còn hạn chế, các ra.  
Trích dẫn bài báo này: Như L T B, Hảo N T T, Hạnh N T H. Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế thu  
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sci. Tech.  
Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(2):1576-1588.  
1576  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Đây là một trong những lý thuyết về hành vi quan vực thương mại, dịch vụ, du lịch và cả công nghiệp,  
trọng làm tiền đề cho các nghiên cứu giải thích về nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng  
hành vi tuân thủ pháp luật nói chung và các hành vi tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ  
tuân thủ thuế nói riêng.  
trọng nông nghiệp. Ngành công nghiệp có tốc độ tăng  
trưởng bình quân 20%/năm. uỷ sản, dệt may, da  
giày, cao su… là những lĩnh vực mũi nhọn được tập  
trung phát triển. eo đánh giá của ban lãnh đạo Cục  
thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong những năm qua,  
tỉnh đã triển khai quyết liệt các giải pháp và chính  
sách nhằm hạn chế thất thu thuế, đặc biệt là nguồn  
thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp tư nhân, đây là  
nguồn thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn  
thu thuế của tỉnh.  
Hành vi tuân thủ thuế  
eo các tác giả Alm3, Jackson & Milliron4 tuân thủ  
thuế là việc khai báo đầy đủ thu nhập và thanh toán  
tất cả chi phí thuế theo quy định của Luật thuế hay  
phán quyết của tòa án. Còn Andreoni và cộng s5 thì  
cho rằng việc tuân thủ thuế được định nghĩa là sự sẵn  
lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật thuế  
để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một  
quốc gia.  
Kế thừa các nghiên cứu trước về hành vi tuân thủ thuế  
TNDN như Jackson & Millron4, Parka & Hyunb10  
,
McBarnett6 xác định có 3 dạng tuân thủ thuế, đó là:  
tuân thủ có cam kết, tuân thủ một cách đầu hàng  
(không tự nguyện) và tuân thủ có sáng tạo. Tuân thủ  
có cam kết là sự sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế mà  
người nộp thuế không hề phàn nàn. Tuân thủ không  
tự nguyện là có sự miễn cưỡng khi khai báo và nộp  
thuế, còn tuân thủ có sáng tạo tức là đối tượng nộp  
thuế tìm cách giảm số thuế phải nộp trong khuôn khổ  
của pháp luật.  
Chau & Leung11, Ritsema và cộng s12, đồng thời,  
xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa  
– Vũng Tàu, tác giả đề xuất mô hình và giả thuyết  
nghiên cứu ở Hình 1.  
Tính đơn giản của việc kê khai thuế  
Silvani & Baer13 cho rằng các cơ quan thuế cần tiến  
hành rà soát và hoàn thiện quy trình kê khai thuế, đảm  
bảo việc kê khai này đơn giản và dễ hiểu đối với người  
nộp thuế. Nếu thủ tục kê khai thuế đơn giản, người  
nộp thuế có thể tự hoàn thành tờ khai thay vì ủy quyền  
cho các công ty dịch vụ, từ đó tiết kiệm được chi phí  
tuân thủ thuế.  
Trong quá trình thực hiện thanh - kiểm tra thuế nếu  
cơ quan thuế phát hiện các sai sót lặp lại trên tờ khai  
thuế ở nhiều đối tượng khác nhau, nguyên nhân có  
thể là do cách diễn đạt trong tờ khai tương đối phức  
tạp và khó hiểu đối với người nộp thuế. Như vậy,  
tờ khai và các quy định về kê khai thuế đơn giản, dễ  
hiểu sẽ giúp tăng tính tuân thủ thuế, đặc biệt, người  
nộp thuế cảm thấy thuận tiện hơn đối với hệ thống  
kê khai và nộp thuế qua mạng đỡ tốn nhiều thời gian  
trong việc chứng minh tính chính xác của thu nhập  
chịu thuế14. Do vậy có thể đề xuất giả thuyết:  
H1: Tính đơn giản của việc kê khai thuế tác động cùng  
chiều đến tính tuân thủ thuế  
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu tuân thủ thuế là  
hành vi của đối tượng nộp thuế sự sẵn lòng hay không  
sẵn lòng chấp hành các nghĩa vụ thuế. Ngược lại với  
hành vi tuân thủ thuế là hành vi không tuân thủ thuế,  
được hiểu là việc không sẵn lòng tuân theo các quy  
định thuế và tìm cách tránh thuế hoặc né thuế4,7  
.
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp  
uế TNDN xuất hiện rấtsớm trong lịch sử của ngành  
thuế và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc ổn  
định nguồn thu ngân sách hay phân phối thu nhập.  
eo Luật uế TNDN số 14/2008/QH128 và Luật  
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số  
71/2014/QH139, có thể hiểu thuế TNDN là thuế trực  
thu đánh trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp,  
bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và các  
hoạt động khác.  
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thuế TNDN  
của từng quốc gia cũng có sự thay đổi tương ứng. Một  
số nước thống nhất mức thu và thuế suất trong phạm  
vi quốc gia, một số khác có thể áp dụng luật thuế  
TNDN ở cấp tiểu bang, địa phương. Mức thuế suất  
cao hay thấp có thể tùy vào đối tượng nộp thuế hay  
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia  
trong từng giai đoạn.  
Việc thanh tra - kiểm tra thuế  
Beron và cộng s15, Jackson & Jaouen16 tìm thấy  
bằng chứng rằng người nộp thuế đã từng bị thanh tra  
- kiểm tra thuế bởi cơ quan thuế sẽ tuân thủ thuế tốt  
hơn những người nộp thuế chưa bị thanh tra - kiểm  
tra. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng hệ thống kê khai  
và nộp thuế qua mạng đóng vai trò quan trọng có thể  
thúc đẩy quá trình tuân thủ thuế một cách tự nguyện.  
Xây dựng mô hình nghiên cứu  
Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Tần suất, quy mô và chất lượng của các cuộc thanh tra,  
– Vũng Tàu khá đa dạng, hoạt động trong các lĩnh kiểm tra thuế sẽ khiến người nộp thuế cẩn thận hơn  
1577  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất  
khi thực hiện khai báo thu nhập, chi phí và kê khai. tìm thấy rằng thuế suất không có ảnh hưởng đáng kể  
đối với việc trốn thuế.  
Ngược lại, nếu người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra  
hay thanh tra thuế thuế có thể chủ quan trong quá  
trình kê khai các số liệu có liên quan và có thể khai  
giảm các khoản thu nhập hoặc tăng các khoản các  
khoản chi phí. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết:  
H2: Việc thanh tra - kiểm tra thuế tác động cùng chiều  
đến tính tuân thủ thuế  
uế suất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn  
đến số thuế phải nộp, xét trên góc độ lý thuyết về hành  
vi, người nộp thuế sẽ cân nhắc về việc giữ nguyên  
trạng số thuế phải nộp hay thực hiện hành vi liều lĩnh  
gian lận thuế khi so sánh giá trị lợi ích giữa hai phương  
án trên. Do vậy theo quan điểm của tác giả, giá trị số  
thuế phải nộp càng cao thì xu hướng liều lĩnh gian lận  
thuế càng lớn, hay nói cách khác thuế suất càng cao sẽ  
càng tác động tiêu cực đến hành vi tuân thủ thuế. Do  
vậy tác giả đề xuất giả thuyết:  
Tính công bằng của hệ thống thuế  
Tính công bằng luôn là mối quan tâm của con người  
khi thực hiện một nghĩa vụ nào đó, cụ thể trong quá  
trình phát triển của thuế thì tính công bằng là một  
yêu cầu khách quan. Người nộp thuế sẽ tuân thủ và  
tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hơn khi hệ  
thống thuế thể hiện sự công bằng và khách quan.  
eo Jackson & Milliron4 tính công bằng của thuế  
bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có lợi  
ích nhận được cho mỗi đồng tiền thuế và sự công bằng  
về nghĩa vụ thuế đối với những đối tượng có cùng mức  
thu nhập. Cũng theo nghiên cứu trên, nhận thức của  
người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế có  
ảnh hưởng đến xu hướng tránh thuế hay trốn thuế.  
Do vậy tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:  
H4: uế suất tác động ngược chiều đến tính tuân thủ  
thuế  
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp  
Mohani & Sheehan19 cho rằngkhi người nộp thuế gặp  
khó khăn về tài chính thì xác suất gian lận thuế cao  
hơn khi họ trong điều kiện bình thường.  
Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng đối với hành vi  
gian lận không tuân thủ thuế có thể sử dụng lý thuyết  
về gian lận của Cressey20 để giải thích. Nhân tố áp  
lực, cụ thể ở đây là áp lực về tài chính là một trong  
những 3 nhân tố chính của ”tam giác gian lận” theo  
mô hình nghiên cứu của Cressey20. Từ đó, tác giả  
đưa ra giả thuyết:  
H3: Tính công bằng của hệ thống thuế tác động cùng  
chiều đến tính tuân thủ thuế  
H5: Tình trạng tài chính tác động cùng chiều đến tính  
tuân thủ thuế  
Thuế suất  
Kiến thức về thuế của người nộp thuế  
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy tác  
động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế. Hầu  
hết nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng thuế suất  
Kiến thức về thuế của người nộp thuế là nền tảng năng  
lực cho việc thực hiện tuân thủ thuế cũng như là nền  
tăng sẽ dẫn đến trốn thuế10,17. Tuy nhiên, Porcano18 tảng nhận thức về tính công bằng của thuế để tuân  
1578  
 
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
thủ thuế tự nguyện, đồng thời kiến thức về thuế cũng Bà Rịa Vũng Tàu là 33.277. Trong đó có 11.842 doanh  
nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước là 176, doanh nghiệp  
nhà nước có đầu tư nước ngoài 393, công ty cổ phần  
1.873, công ty trách nhiệm hữu hạn 8.533, doanh  
nghiệp tư nhân 842, công ty hợp danh 10, doanh  
nghiệp liên danh với nước ngoài 15), số lượng hộ kinh  
doanh là 21.435 (hộ khoán 18.326, chưa khoán 3.109).  
sẽ làm tiết kiệm thời gian, tiền bạc... làm giảm chi phí  
tuân thủ thuế.  
Nghiên cứu của Eriksen & Fallan21 cho rằng kiến  
thức có mối tương quan với hành vi và thái độ về  
thuế. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của  
Lewis22. Eriksen & Fallan21 khi kiểm tra mối quan hệ  
giữa kiến thức và hành vi thái độ về thuế. Kiến thức  
về thuế cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp  
thuế có thể xác định được số thuế phải nộp theo quy  
định pháp luật và hậu quả kinh tế đối với việc gian lận  
thuế. Do vậy tác giả đưa ra giả thuyết:  
Phương pháp thu thập số liệu  
Nguồn số liệu thứ cấp: u thập từ các đề tài nghiên  
cứu trước có liên quan, các tạp chí, bài báo trong và  
ngoài nước, các số liệu về tình hình thu thuế TNDN  
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.  
Nguồn số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập  
bằng cách gửi trực tiếp và thông qua email các câu hỏi  
khảo sát đến các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn  
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.  
H6: Kiến thức về thuế của người nộp thuế có tác động  
cùng chiều đến tính tuân thủ thuế  
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế  
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được hiểu ở  
đây là chất lượng dịch vụ cơ quan thuế, bao gồm chất  
lượng dịch vụ hỗ trợ thuế, chất lượng đội ngũ thanh  
tra - kiểm tra; chất lượng hệ thống kê khai - nộp thuế,  
hay nói cách khác là toàn bộ các quy trình quản lý  
thuế có liên quan. Khi cơ quan thuế hoạt động có hiệu  
quả các quy trình quản lý thuế thì sẽ giúp cho người  
nộp thuế gia tăng hiểu biết pháp luật về thuế, giảm  
thiểu thời gian trong quá trình kê khai nộp thuế, gia  
tăng hiệu quả răn đe của các hoạt động thanh tra -  
kiểm tra, từ đó gia tăng tính tuân thủ thuế. Vấn đề  
này được đề cập trong nghiên cứu của Webley23, ông  
cho rằng nếu cơ quan thuế hoạt động không hiệu quả  
và không nhiệt tình hỗ trợ thì người nộp thuế có khả  
năng không tuân thủ thuế. Do vậy tác giả đưa ra giả  
thuyết:  
Phương pháp chọn mẫu  
Cỡ mẫu  
eo Tabachnick & Fidell24 và Nguyễn Đình 25  
thì trong phân tích hồi quy bội, cỡ mẫu được tính bằng  
công thức >= 50 +8p (trong đó p là số biến độc lập  
trong mô hình, n là kích cỡ mẫu). Còn theo Hair và  
cộng s26, đối với phân tích nhân tố (EFA) cỡ mẫu  
tối thiểu N > 5*x (x: tổng số biến quan sát). Vi thang  
đo lý thuyết là 31 biến quan sát và 9 biến độc lập thì  
cỡ mẫu tối thiểu là 155 (thỏa yêu cầu lớn hơn 5*31 và  
50+8*8).  
Đặc điểm mẫu khảo sát  
Có 400 bảng câu hỏi được gửi đến các doanh nghiệp  
tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại 03  
địa điểm là thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu và  
huyện Long Điền. Số bảng câu hỏi thu được là 196,  
tuy nhiên chỉ có 185 bảng hợp lệ (vẫn thỏa điều kiện  
để thực hiện các phân tích nhân tố và hồi quy, kích  
thước mẫu tối thiểu là 155). Cụ thể 11 bảng không  
hợp lệ là do: lựa chọn nhiều phương án trong một  
câu hỏi, bỏ trống những câu trả lời bắt buộc. Quy mô  
và số lượng mẫu được trình bày tại Bảng 1.  
H7: Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế có tác động  
cùng chiều đến tính tuân thủ thuế  
Chi phí tuân thủ thuế  
Bên cạnh số thuế phải nộp theo quy định của pháp  
luật, người nộp thuế phải gánh chịu một số chi phí  
liên quan đến việc kê khai và nộp thuế như là thời  
gian bỏ ra để hoàn thành thủ tục về thuế, chi phí kế  
toán thuế… Ritsema và cộng s12 cho rằng chi phí  
tuân thủ thuế là một trong những yếu tố tác động đến  
sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Chi phí tuân  
thủ thấp sẽ khiến mức độ tự nguyện tuân thủ thuế gia  
tăng và ngược lại. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:  
H8: Chi phí tuân thủ thuế tác động ngược chiều đến  
tính tuân thủ thuế.  
Phương pháp xử lý số liệu  
Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm  
SPSS 25.0 phục vụ cho việc phân tích, xử lý dữ liệu và  
chạy hồi quy tuyến tính bội như sau:  
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo: Sử dụng kiểm định  
Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.  
Phân tích nhân tố khám phá EFA.  
Phân tích hồi quy tuyến tính, sử dụng các kiểm định  
của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình,  
sự tương quan để xác định các yếu tố và mức độ ảnh  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Mô tả tổng thể  
Đến 31/12/2019, tổng số đối tượng nộp thuế TNDN  
đang hoạt động thuộc quản lý của ngành thuế tỉnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế.  
1579  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Bảng 1: Phân bố mẫu theo quy mô doanh nghiệp  
Quy mô doanh nghiệp  
Số lượng  
12  
Tỷ trọng (%)  
6.5%  
1. Lớn  
2. Vừa  
3. Nhỏ  
Tổng  
53  
28.6%  
64.9%  
100  
120  
185  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Kiểm định và đánh giá thang đo  
Các thang đo được đánh giá qua hai công cụ: (1) hệ  
số tin cậy Cronbach’s Alpha và (2) phương pháp phân  
tích nhân tố khám phá EFA.  
Kiểm định Cronbach’s Alpha  
Các thang đo được trình bày trong nghiên cứu sẽ được  
tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp  
Cronbach’s Alpha. Sau khi chạy phân tích, các thang  
đo ban đầu đều đạt được độ tin cậy (Hệ số Cronbach’s  
Alpha đạt từ 0,6 trở lên). Cả 9 thang đo đều có giá trị  
độ tin cậy cao và biến thiên trong khoảng (0.75- 0.81),  
được trình bày trong Bảng 2.  
1580  
 
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Bảng 2: Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha cho 9 thang đo  
ang đo  
Biến quan sát  
Mã hoá Hệ số  
Cronbach’s  
Alpha  
Tính đơn giản của việc kê ủ tục thuế và hồ sơ rườm rà dẫn đến việc né tránh DG3  
0,798  
khai thuế  
thuế  
Các tiêu chí trên tờ khai thuế của chi cục rõ ràng, dễ DG2  
hiểu  
Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng của chi cục thuế DG1  
dễ hiểu, dễ áp dụng  
Các hướng dẫn và quy định về thuế đều được cơ quan DG4  
thuế cập nhật đầy đủ, công khai và kịp thời  
Việc thanh tra - kiểm tra Việc thanh tra – kiểm tra thuế càng thường xuyên thì KT1  
0,753  
0,774  
thuế  
DN càng tuân thủ thuế  
DN tuân thủ thuế tốt hơn sau mỗi đợt thanh tra – KT2  
kiểm tra thuế  
Việc thanh tra – kiểm tra thuế phát hiện càng nhiều KT3  
sai phạm thì DN sẽ tuân thủ thuế tốt hơn  
Tính công bằng của hệ Luật thuế TNDN cụ thể, dễ hiểu  
thống thuế  
CB1  
Luật thuế TNDN công bằng đối với tất cả các loại hình CB2  
doanh nghiệp  
Sự tôn trọng, khích lệ về tính minh bạch và công bằng CB3  
của cơ quan thuế ảnh hướng đến sự tuân thủ thuế  
Các DN lớn có nhiều cách làm giảm số thuế phải nộp CB4  
hơn DN nhỏ  
uế suất  
Áp dụng mức thuế suất cao là cần thiết để DN tăng TS1  
tính tuân thủ thuế  
Các hình thức ưu đãi thuế khiến DN ít tuân thủ thuế TS2  
hơn  
0,803  
0,801  
Giảm thuế suất sẽ khiến DN ít tuân thủ thuế hơn  
TS3  
Tình trạng tài chính của Tình trạng tài chính của DN càng căng thẳng thì việc TC1  
doanh nghiệp  
tuân thủ thuế càng ít hơn  
Tình trạng tài chính ổn định thì DN càng tuân thủ TC2  
thuế tốt hơn  
Tình trạng tài chính ảnh hưởng tích cực tới tính tuân TC3  
thủ thuế của DN  
Kiến thức về thuế của DN cập nhật đầy đủ kiến thức về thuế TNDN  
người nộp thuế  
AH1  
0,766  
0,766  
DN có cán bộ chuyên môn am hiểu các thủ tục về thuế AH2  
DN tiếp cận các kiến thức thuế chủ yếu từ chi cục thuế AH3  
Kiến thức chuyên môn về thuế của DN tốt hơn cán bộ AH4  
thuế  
Hiệu quả hoạt động của cơ DN hài lòng với chất lượng dịch vụ do cơ quan thuế HD1  
quan thuế  
cung cấp  
DN dễ tiếp cận với các dịch vụ nộp thuế tại cơ quan HD2  
thuế  
Cơ quan thuế lắng nghe và giải đáp thắc mắc một cách HD3  
nhanh chóng, cụ thể  
Cán bộ thuế có kiến thức chuyên môn để giải quyết HD4  
các nghiệp vụ thuế  
Continued on next page  
1581  
 
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Table 2 continued  
Chi phí tuân thủ thuế  
DN cần các khoản chi phí tuân thủ để nâng cao mức CP1  
0,781  
0,766  
tuân thủ thuế  
Chi phí tuân thủ thuế càng cao thì việc tuân thủ thuế CP2  
thuận tiện hơn  
Chi phí tuân thủ thuế là cần thiết để duy trì việc tuân CP3  
thủ thuế.  
Việc tuân thủ thuế TNDN Doanh nghiệp luôn khai báo chính xác các thu nhập TTT1  
chịu thuế  
Doanh nghiệp luôn nộp thuế đúng hạn  
Doanh nghiệp luôn tuân thủ thuế  
TTT2  
TTT3  
1582  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
để kiểm định giả thuyết, kết quả được trình bày trong  
Bảng 5.  
Phân tích nhân tố khám phá EFA  
a. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập  
Các biến độc lập bao gồm: Tính đơn giản của việc kê  
khai thuế (DG), việc thanh tra - kiểm tra thuế (KT),  
tính công bằng của hệ thống thuế (CB), thuế suất (TS),  
tình trạng tài chính của doanh nghiệp (TC), kiến thức  
về thuế của người nộp thuế (AH), hiệu quả hoạt động  
của cơ quan thuế (HD), chi phí tuân thủ thuế (CP)  
được đưa vào phân tích EFA. Kết quả phân tích được  
trình bày cụ thể trong Bảng 3.  
eo bảng trọng số hồi quy, để đánh giá độ phù hợp  
của mô hình hồi quy đa biến, hệ số R bình phương  
hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,398. Điều này  
cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập  
dữ liệu của mẫu ở mức 39,8%, tức là các biến độc lập  
giải thích được 39,8% biến thiên của biến phụ thuộc,  
còn lại 61,2% là do sự tác động của các yếu tố khác  
không được đưa vào mô hình. Kiểm định F cho thấy  
mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05, nghĩa là với việc mô  
hình hồi quy tuyến tính được xây dựng là phù hợp với  
tổng thể.  
Các giá trị ở cột Sig. đều =< 0,05 cho các biến DG,  
KT, CB, TS, TC, AH, HD, chứng tỏ 7 biến này đều tác  
động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc, nghĩa  
là 7 giả thiết đều được chấp nhận. Riêng biến CP có  
Sig. = .326 > 0,05 nên CP không có ý nghĩa thống kê.  
Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa, ta thấy mức độ tác  
động cùng chiều đến mức độ tuân thủ thuế TNDN  
theo thứ tự lần lượt là các biến DG, AH, KT, HD,  
TC, CB, biến TS có tác động nghịch chiều đến mức  
độ tuân thủ thuế TNDN.  
Kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố  
cho thấy KMO = 0.799> 0,5, đây là điều kiện đủ để  
phân tích nhân tố.  
Kiểm định Bartletts dùng để xem xét các biến quan  
sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không.  
Kiểm định Bartletts có ý nghĩa thống kê khi sig < 0,05,  
ở bảng trên ta thấy sig < 0,05 chứng tỏ các biến quan  
sát trong cùng 1 nhân tố có tương quan với nhau.  
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) đạt  
68,597% > 50% cho biết các nhân tố được trích ra giải  
thích được 68,597% biến thiên của dữ liệu. Trị số  
Eigenvalues: 1,043 > 1, trong mô hình có 8 nhân tố  
có ý nghĩa trong phân tích EFA.  
Bảng trên còn cho thấy sự hội tụ của các biến quan sát  
vào các nhóm nhân tố, trình bày các nhân tố được rút  
trích với các biến quan sát và hệ số tải nhân tố tương  
ứng (chỉ thể hiện hệ số tải > 0,5). Tất cả các biến quan  
sát đều có hệ số tải > 0,5, như vậy các biến quan sát  
đều đo lường được các nhân tố trong mô hình nghiên  
cứu.  
THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  
Thảo luận  
Qua kết quả phân tích trong mô hình 8 nhân tố thì chỉ  
có 6 nhân tố có tác động dương và 1 nhân tố tác động  
âm đến mức độ tuân thủ thuế TNDN của các doanh  
nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.  
Có thể tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố  
trong Bảng 6.  
b. Phân tích EFA biến phụ thuộc “Tuân thủ thuế  
TNDN”  
Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế TNDN (TTT) được đo  
lường bởi 4 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích EFA  
cho biến này được tổng hợp tại Bảng 4.  
Tương tự các biến độc lập, kiểm định KMO và Bartlett  
trong phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc “Tuân thủ  
thuế TNDN” cho thấy hệ số KMO = 0,698 (>0,5) và  
giá trị sig trong thống kê Bartletts là 0,000, cho thấy  
dữ liệu là phù hợp để tiến hành phân tích.  
Có một nhân tố được rút trích từ phân tích EFA cho  
biến Tuân thủ thuế TNDN, điều này là phù hợp với  
lý thuyết và thang đo ban đầu. Phương sai trích đạt  
68,316 % > 50%, giá trị Eigenvalue = 2,049 > 1, đạt  
yêu cầu.  
Một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ  
tuânththuếTNDNticácdoanhnghiệptư  
nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu  
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số  
kiến nghị tương ứng với các nhân tố tác động đến việc  
tuân thủ thuế TNDN như sau:  
Tính đơn giản của việc kê khai thuế  
Một hệ thống kê khai thuế đơn giản khi người nộp  
thuế dễ dàng tiếp cận, hiểu và vận dụng nó để hoàn  
thành nghĩa vụ kê khai. Để gia tăng tính đơn giản của  
hệ thống thuế, cơ quan thuế cần thực hiện một số biện  
pháp sau:  
(i) Cần rà soát lại các quy định hiện tại so với thực  
tế tại Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của các nước  
trên thế giới để cải tiến, cắt giảm các thủ tục không  
cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kê  
khai và nộp thuế đúng hạn.  
Phân tích hồi quy đa biến  
Phân tích hồi quy là bước quan trọng, kết quả phân  
tích xác định được mức độ đóng góp của các nhân  
tố độc lập vào sự biến động của biến phụ thuộc. Các  
biến độc lập (DG, KT, CB, TS, TC, AH, HD, CP) và  
(ii) Nâng cấp cổng thông tin điện tử để đáp ứng được  
với số lượng truy cập vào hệ thống, tránh tình trạng  
biến phụ thuộc (TTT) được đưa vào phân tích hồi quy tắt nghẽn mạng, lỗi hệ thống...  
1583  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Bảng 3: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến độc lập  
STT  
Biến  
quan sát  
Nhân tố  
1
2
3
4
5
6
7
8
1
DG3  
DG2  
DG1  
DG4  
HD1  
HD2  
HD3  
HD4  
TS1  
.793  
.785  
.747  
.712  
2
3
4
5
.770  
.764  
.678  
.596  
6
7
8
9
.855  
.820  
.713  
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
KMO  
TS2  
TS3  
TC3  
TC1  
TC2  
CP1  
CP3  
CP2  
CB3  
CB2  
CB1  
AH2  
AH3  
AH1  
KT2  
KT3  
KT1  
.862  
.836  
.814  
.850  
.836  
.800  
.808  
.802  
.784  
.813  
.784  
.675  
.826  
.805  
.625  
Bartletts (Sig.)  
Tổng phương sai trích  
Egienvalue  
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phân tích EFA trên SPSS  
1584  
 
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
Bảng 4: Tổng hợp kết quả phân tích EFA biến “Tuân thủ thuế TNDN”  
STT  
Biến quan sát  
TTT1  
Nhân tố  
1
2
TTT2  
3
TTT3  
KMO  
0,698  
0,000  
Bartletts (Sig.)  
Tổng phương sai trích  
Egienvalue  
68,316 %  
2,049  
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phân tích EFA trên SPSS  
Bảng 5: Trọng số hồi quy  
Biến  
Unstandardized Coefficients  
Standardized  
Coefficients  
t
Sig.  
Std. Error  
Beta  
2.371E-16  
.341  
.057  
.057  
.057  
.057  
.057  
.057  
.057  
.057  
.057  
.000  
1.000  
.000  
.000  
.000  
.029  
.326  
.030  
.000  
.000  
DG  
.341  
.216  
-.274  
.126  
.056  
.125  
.295  
.253  
5.971  
3.780  
-4.794  
2.208  
.986  
HD  
.216  
TS  
-.274  
.126  
TC  
CP  
.056  
CB  
.125  
2.188  
5.158  
4.430  
AH  
.295  
KT  
.253  
R2  
0,424  
R2 hiệu chỉnh  
F test  
0,398  
.000  
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy hồi quy trên SPSS  
Bảng 6: Thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố  
Nhân tố  
Tên nhân tố  
Beta  
chuẩn hóa  
Mức độ ảnh hưởng từ  
cao xuống thấp  
DG  
AH  
KT  
HD  
TC  
CB  
TS  
Tính đơn giản của việc kê khai thuế  
Kiến thức về thuế của người nộp thuế  
Việc thanh tra - kiểm tra thuế  
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế  
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp  
Tính công bằng của hệ thống thuế  
uế suất  
.341  
1
2
3
4
5
6
7
.295  
.253  
.216  
.126  
.125  
-.274  
1585  
     
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
(iii) Triển khai các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế như thuế TNDN đã đi đúng hướng trong việc gia tăng mức  
dịch vụ tra cứu thông tin, kê khai thuế điện tử. Hỗ độ tuân thủ thuế.  
trợ và giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp theo Ngoài ra, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế cần thường  
hướng công khai, minh bạch và hiệu quả. Định kỳ xuyên rà soát điều kiện kinh tế - xã hội, qua đó ban  
tổng kết các lỗi sai phạm về kê khai của người nộp hành các quy định miễn thuế, giảm thuế phù hợp với  
thuế để có các văn bản hướng dẫn kịp thời, tránh hiểu thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tháo gỡ các  
nhầm gây nên các lỗi kê khai không cố ý.  
Kiến thức về thuế của người nộp thuế  
khó khăn, thúc đẩy sự phát triển và gia tăng khả năng  
cạnh tranh của các doanh nghiệp.  
Kiến thức về thuế của người nộp thuế chủ yếu hình Vhiệu quả hoạt động của cơ quan thuế  
thành từ các nguồn: (i) Giáo dục trong các trường đại Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế là hiệu quả của  
học; (ii) Tìm hiểu, kinh nghiệm của bản thân trong quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế đối với người  
quá trình làm việc; (iii) Tuyên truyền, hỗ trợ của cơ nộp thuế. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ  
quan thuế. Để nâng cao kiến thức về thuế của người quan thuế, Tổng Cục thuế nói chung và Cục thuế tỉnh  
nộp thuế, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng cần thực hiện một số giải  
ứ nhất, các trường đại học nên xem xét rà soát thời pháp như sau:  
lượng các môn học về thuế trong chương trình đào (i) Xây dựng và phát huy văn hoá công sở, thay đổi lối  
tạo, cập nhật các thông tư, chính sách mới theo hướng tư duy hành chính cũ kỹ, thay vào đó là thái độ phục  
gia tăng thời lượng học nhằm tăng cường chất lượng vụ người nộp thuế như khách hàng, tư vấn và hỗ trợ  
nguồn nhân lực chuyên trách trong các lĩnh vực liên nhiệt tình.  
quan đến tài chính và thuế.  
(ii) Đầu tư trang bị cơ sở vật chất và máy móc thiết bị,  
ứ hai, đối với các cá nhân người nộp thuế, kế toán, đặc biệt là tận dụng sức mạnh của công nghệ thông  
cán bộ quản lý, người lãnh đạo... cần có ý thức đúng tin và các dịch vụ công trực tuyến để hướng tới việc  
về vai trò của thuế trong hoạt động của doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế hiệu quả nhất.  
nhận thức nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân và (iii) ường xuyên rà soát tình hình thực tế, các khó  
doanh nghiệp trong việc tuân thủ thuế. Từ đó chủ khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong việc kê khai  
động trau dồi kỹ năng, chuyên môn về thuế  
thuế, chính sách thuế... nhằm tạo điều kiện cho doanh  
ứ ba, cơ quan thuế cần tăng cường hỗ trợ tuyên nghiệp phát triển, nâng cao nhận thức về nghĩa vụ  
truyền kiến thức về thuế giúp người nộp thuế cập nhật thuế.  
được các thay đổi về pháp luật thuế, cũng như hướng Tình trạng tài chính của doanh nghiệp  
dẫn, giải thích các thắc mắc của người nộp thuế nhằm Nhân tố tình trạng tài chính của doanh nghiệp có tác  
tránh các hành vi không tuân thủ do thiếu hiểu biết.  
Về công tác thanh tra – kiểm tra thuế  
động cùng chiều đến hành vi tuân thủ thuế, đây là dấu  
hiệu để cơ quan thuế lưu ý trong quá trình chọn lựa  
Việc thanh tra kiểm tra có tác dụng răn đe các hành doanh nghiệp để thực hiện các công tác thanh tra -  
vi không tuân thủ thuế hay không phụ thuộc vào số kiểm tra thuế. Ngoài ra, để tăng cường hành vi tuân  
lượng và chất lượng của các cuộc thanh tra - kiểm tra thủ thuế tự nguyện thì Chính phủ cần có các biện  
thuế. Để thực hiện tốt điều này, cơ quan thuế cần phải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, cụ  
thực hiện các biện pháp sau:  
thể như:  
(i) Tăng cường số lượng cán bộ phụ trách công tác (i) To môi trường đầu tư, phát triển kinh tế bình đẳng  
thanh tra - kiểm tra thuế, hiện nay lực lượng này còn cho các doanh nghiệp;  
khá mỏng (khoảng 25-30% cán bộ thuế phụ trách) so (ii) Rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách ưu đãi về  
với số lượng các doanh nghiệp hoạt động mà các cơ thuế đối với các doanh nghiệp cho phù hợp với từng  
quan thuế quản lý trên địa bàn.  
thời kỳ kinh tế, cũng như thực trạng nền kinh tế hiện  
(ii) Tăng cường chất lượng cán bộ phụ trách công tác nay.  
thanh - kiểm tra thuế thông qua việc gia tăng tiêu Tính công bằng của hệ thống thuế  
chuẩn, chất lượng công chức thi tuyển đầu vào, gia Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế bao  
tăng tiêu chuẩn thi ngạch thanh tra viên - kiểm tra gồm 2 khía cạnh, một là khía cạnh liên quan đến sự  
viên, thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công bằng trong việc sử dụng tiền thuế và hai là sự  
thanh tra - kiểm tra thuế.  
Về thuế suất  
công bằng trong gánh nặng thuế với các đối tượng  
tương tự. Để gia tăng tính công bằng trong nhận thức  
Như kết quả nghiên cứu ở những phần trước, thuế của người nộp thuế, cần thực hiện một số biện pháp  
suất là yếu tố duy nhất tác động ngược chiều đến mức sau:  
độ tuân thủ thuế. Mức thuế suất cao không thể khiến (i) Minh bạch hoá chi tiêu của Chính phủ (nguồn chi  
các đối tượng tuân thủ thuế hơn, do đó, lộ trình giảm tiêu công chủ yếu được đóng góp từ thuế), tăng cường  
1586  
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1576-1588  
các biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu  
tư công;  
(ii) Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế,  
tránh tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu gây ảnh  
hưởng đến uy tín ngành thuế cũng như tính công  
bằng của hệ thống thuế.  
5. Andreoni J, Erard B, Feinstein J. Tax Compliance. Journal of  
Economic Literature. 1998;36:818-860;PMID: 9881729. Avail-  
6. Mcbarnett D. Chapter 11: When Compliance Is Not the So-  
lution but the Problem: From Changes in Law to Changes in  
Attitude. Tax Democracy: Understanding Tax Avoidance and  
Evasion. 2003;.  
7. Kasipillai J, Jabbar AH. Tax compliance attitude and behav-  
ior: Gender&ethnicitydifferencesofMalaysiantaxpayers. The  
Malaysian Accountant. 2003:1-7;.  
8. Quốc hội. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số  
14/2008/QH12. 2008;.  
9. Quốc hội. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về  
thuế số 71/2014/QH13. 2014;.  
10. Parka CG, Hyunb JK. Examining the determinants of tax com-  
pliance by experimental data: a case of Korea. Journal of Pol-  
icy Modeling. 2003;25(8 November):673-684;Available from:  
11. Chau G, Leung P. A critical review of Fischer tax compliance  
model: A research synthesis. Journal of Accounting and Taxa-  
tion. 2009;1(2):034-040;.  
12. Ritsema, Christina M, Thomas, Deborah W, Gary D, Ferrier. Eco-  
nomic and Behavioral Determinants of Tax Compliance: Evi-  
dence From the 1997 Arkansas Tax Penalty Amnesty Program,  
Paper presented at the 2003 IRS Research Conference, (ac-  
cessed April 20, 2011). 2003;Available from: http://www.irs.  
13. Silvani C, Baer K, Designing a Tax Administration Reform  
Strategy: Experiences and Guidelines. IMF Working Pa-  
per No. 97/30. 1997;Available from: https://doi.org/10.5089/  
14. Slemrod J. The Return To Tax Simplification: an Econometric  
Analysis. Public Finance Quarterly. 1989;17(1):3-27;Available  
15. Beron K, Tauchen H, Witte A. The effects of audits and so-  
cioeconomic variables on compliance. In J. Slemrod (Ed.), Why  
people pay taxes (pp. 67-94). Ann Arbor, MI: The University of  
Michigan Press. 1992;.  
16. Jackson BR, Jaouen P. Influencing taxpayer compliance  
through sanction threat or appeals to conscience. Advances  
in Taxation. 1989;2:131-147;.  
17. Alm J, Jackson B, Mckee M. Estimating the determinats of  
taxpayer compliance with experimental data. National Tax  
Journal; 1992;45(1):107-114;Available from: https://doi.org/  
KẾT LUẬN  
Kết quả nghiên cứu cho thấy có bảy nhân tố ảnh  
hưởng đến việc tuân thủ thuế TNDN, đó là tính đơn  
giản của việc kê khai thuế, việc thanh tra - kiểm tra  
thuế, tính công bằng của hệ thống thuế, thuế suất, tình  
trạng tài chính của doanh nghiệp, kiến thức về thuế  
của người nộp thuế, hiệu quả hoạt động của cơ quan  
thuế. Trong đó, nhân tố thuế suất có tác động âm và  
các nhân tố còn lại tác động dương đến việc tuân thủ  
thuế TNDN.  
Tóm lại, những phát hiện chính này giúp cho cơ quan  
thuế hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi  
tuân thủ thuế của nhóm đối tượng các doanh nghiệp  
tư nhân cũng như mức độ tác động của từng nhân  
tố. Từ những kết quả này, các cơ quan chức năng có  
thể tham khảo để thực hiện những biện pháp phù hợp  
nhằm từng bước cải thiện mức độ tuân thủ thuế của  
các đối tượng trên.  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
TNDN: u nhập doanh nghiệp  
EFA: Exploratory Factor Analysis  
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH  
Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung  
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.  
e authors declare that they have no conflicts of in-  
terest  
18. Porcano TM. Correlates of tax evasion. Journal of Economic  
Psychology. 1988;9(1):47-67;Available from: https://doi.org/  
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ  
19. Mohani A, Sheehan P. Estimating the extent of income tax  
non-compliance in Malaysia and Australia using the gap ap-  
proach (part II). Tax Nasional (1st Quarter). 2004:20- 24;.  
20. Cressey D. Other People’s Money: A Study in the Social Psy-  
chology of Embezzlement, Glencoe IL: Free press. 1953;.  
21. Eriksen K, Fallan L. Tax knowledge and attitudes towards tax-  
ation: A report on a quasi experiment. Journal of Econonmic  
Psychology. 1996;17:387-402;Available from: https://doi.org/  
22. Lewis A. The social psychology of taxation. British Journal of  
Social Psychology. 1982;21(2):151-158;Available from: https://  
23. Webley P. Tax compliance by businesses. In: Sjogren H, Skogh  
G, editors. New Perspectives On Economic Crime. Edward El-  
gar; Cheltenham, UK. 2004:95-126;.  
Tác giả Lê ị Bảo Như: Định hướng nghiên cứu,  
củng cố nội dung cơ sở lý thuyết, xây dựng bảng câu  
hỏi, xử lý, phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu,  
chỉnh sửa bản thảo  
Tác giả Nguyễn ị u Hảo: u thập dữ liệu khảo  
sát, viết bản thảo  
Tác giả Nguyễn ị Hồng Hạnh: Trình bày về cơ sở lý  
thuyết, viết phần kiến nghị  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Báo cáo tổng kết công tác  
quản lý ngành thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 2019;.  
2. Kahneman D, Tversky A. Prospect Theory: An Analysis of De-  
cisionunderRisk. Econometrica. 1979;47(2):263-292;Available  
3. Alm J. A perspective on the experimental analysis of taxpayer  
reporting. The Accouting Review. 1991;66(3):577-593;.  
4. Jackson BR, Milliron V C. Tax compliance research: Findings,  
24. Tabachnick BG, Fidell LS. Using Multivariate Statistics (5th ed.).  
New York: Allyn and Bacon. 2007;.  
25. Đình Thọ N. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong  
kinh doanh. Nhà xuất bản Tài chính, Trường Đại học Kinh tế  
TP.HCM. 2014;.  
26. Hair JFJ, Anderson RE, Tatham RL, Black W C. Multivariate Data  
Analysis. New Jersey: Prentice Hall. 1998;.  
problems, and prospects. Journal of Accounting Literature.  
1986;5:125-165;.  
1587  
                                                   
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(2):1576-1588  
Research Article  
Open Access Full Text Article  
Factors affecting the corporate income tax compliance in private  
enterprises in Ba Ria – Vung Tau province  
Le Thi Bao Nhu1,*, Nguyen Thi Thu Hao2, Nguyen Thi Hong Hanh3  
ABSTRACT  
The corporate income tax management in Vietnam in general and Ba Ria - Vung Tau province, in  
particular, are facing a big challenge, which is finding the means of tax sufficient collection and  
Use your smartphone to scan this  
QR code and download this article  
avoidance of tax evasion. However, tax fraud or tax avoidance has been complicated and the num-  
ber of these illegal activities tends to increase. From practical requirements, this paper contributes  
to the gap of previous studies by identifying factors affecting the corporate income tax compliance  
in private enterprises in Ba Ria - Vung Tau province. By survey method and linear regression analysis,  
the results show that there are seven factors that affect corporate income tax compliance, including  
the simplicity in tax declaration, tax inspection, the fairness of tax system, tax rate, financial status,  
the taxpayer's knowledge, and tax administration performance. Of all factors, the tax rate factor has  
a negative effect and the remaining factors have a positive effect on corporate income tax compli-  
ance. Based on these results, the authors propose some solutions to encourage private enterprises  
to comply with the corporate income tax regulations in Ba Ria - Vung Tau province.  
Key words: Tax compliance, Corporate income tax, Ba Ria – Vung Tau  
1Faculty of Finance, Accounting and  
Banking, University of Phan iet,  
Vietnam  
2Regional State Audit Office No.13, State  
Audit Office of Vietnam, Vietnam  
3General Statistics Department, Binh  
Dinh Statistical Office, Vietnam  
Correspondence  
Le Thi Bao Nhu, Faculty of Finance,  
Accounting and Banking, University of  
Phan Thiet, Vietnam  
Email: lebaonhu@gmail.com  
History  
Received: 25-01-2021  
Accepted: 14-5-2021  
Published: 20-5-2021  
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.766  
Copyright  
© VNU-HCM Press. This is an open-  
access article distributed under the  
terms of the Creative Commons  
Attribution 4.0 International license.  
Cite this article : Nhu L T B, Hao N T T, Hanh N T H. Factors affecting the corporate income tax com-  
pliance in private enterprises in Ba Ria – Vung Tau province. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.;  
5(2):1576-1588.  
1588  
pdf 13 trang yennguyen 18/04/2022 1220
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_su_tuan_thu_thue_thu_nhap_doanh_nghi.pdf