Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm  
2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình  
Ninh Bình, năm 20  
1
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LỜI NÓI ĐẦU  
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu đào tạo ngành kế  
toán, chúng tôi xây dựng giáo trình "thuyết tài chính tiền tệ” nhằm giúp sinh  
viên nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ và tín dụng.  
Môn học thuyết tài chính tiền tệ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền  
tảng về tiền tệ tín dụng, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tồn tại  
trong nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của tiền tệ và các tổ chức  
tín dụng trong nền kinh tế thị trường, các hình thức thanh toán không dùng tiền  
mặt. Giúp học sinh phân biệt được các phương tiện, hình thức của tín dụng và  
thanh toán quốc tế. Môn học thuyết tài chính tiền tệ làm cơ sở cho học sinh  
nhận thức các môn chuyên môn của nghề.  
Giáo trình gồm 6 chương:  
Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường  
Chương 2: Tín dụng Bảo hiểm – Ngân hàng  
Chương 3: Thanh toán trong nền kinh tế thị trường  
Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính  
Chương 5: Ngân sách nhà nước  
Chương 6: Thị trường tài chính  
Mặc dù nhóm biên soạn đã nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn,  
nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận  
được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.  
Nhóm biên soạn  
An Thị Hạnh  
Nguyễn Thị Nhung  
Nguyễn Hằng Nga  
3
MỤC LỤC  
4
5
6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: thuyết tài chính tiền tệ  
Mã môn học: MH 13  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học được btrí giảng dạy sau khi học xong các môn học chung;  
- Tính chất: Là môn học cơ sở.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:  
+ Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức luận cơ bản, tổng  
quan về tài chính - Tiền tệ những nội dung chủ yếu của các hoạt động tài chính  
tiền tệ trong các lĩnh vực khác nhau của nền KTQD.  
+ Trang bị cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng và  
vai trò to lớn của tài chính đối với các hoạt động kinh tế hội.  
+ Trang bị cho sinh viên những tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng và  
Nhà nước về công tác tài chính – Tiền tệ, những định hướng lớn về tổ chức sử  
dụng tài chính - Tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.  
+ Giúp sinh viên có được những nhận thức cơ bản, phương hướng đúng  
đắn tự tin trong công tác tài chính thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.  
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học  
cao hơn để phát triển kiến thức kỹ năng nghề.  
Mục tiêu môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực tài chính: Những vấn  
đề chung về tài chính, về hoạt động của ngân sách nhà nước, về hoạt động của thị  
trường tài chính;  
+ Trình bày được những nội dung cơ bản về tiền tệ; tín dụng, bảo hiểm; về hệ  
thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường;  
+ Trình bày được các yếu tố, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.  
- Về kỹ năng:  
+ Xử được các vấn đề về hoạt động tài chính trên góc độ phương pháp  
luận thông qua các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập trong quá trình học tập môn  
học;  
+ Phân loại được các hình thức tiền tệ và các hình thức về tín dụng ngân  
hàng;  
+ Viết được quy trình thanh toán của các hình thức thanh toán trong nền  
kinh tế thị trường và thanh toán quốc tế;  
7
+ Sử dụng kiến thức đã được nghiên cứu làm cơ sở cho việc nhận thức, học  
tập các môn chuyên môn của nghề ứng dụng hiệu quả vào hoạt động thực  
tiễn sau này.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Có ý thức học tập theo phương pháp biết suy luận, kết hợp luận với  
thực tiễn;  
+ Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề  
8
Nội dung môn học:  
CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG  
chương: LTTCTT 01  
Giới thiệu:  
Nội dung chương giới thiệu khái quát về nguồn gốc ra đời, bản chất, chức  
năng và vai trò của tiền tệ. Trang bị cho người học những kiến thức về lạm phát  
trong nền kinh tế để từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế và phòng chống lạm phát.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được vai trò và chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế;  
- Nhận biết được nguồn gốc ra đời tiến hoá của tiền tệ qua các hình thái  
của nó;  
- Trình bày được lịch sử tiến hoá của các chế độ tiền tệ, hệ thống tiền tệ quốc  
tế;  
- Vận dụng được quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tiễn, thấy được những  
luận điểm khác nhau về lạm phát, nguyên nhân, tác động và các giải pháp hạn chế  
và phòng chống lạm phát;  
- Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề  
thuộc lĩnh vực tài chính.  
Nội dung chính:  
1. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ  
1.1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ  
Trao đổi bắt đầu xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Hình  
thức trao đổi lúc này là trao đổi trực tiếp vật lấy vật và hoàn toàn mang tính chất  
ngẫu nhiên.  
Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đòi hỏi phải một vật nào đó  
làm môi giới trung gian dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung. Vật  
ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng  
hoá khác. Chúng đều đặc điểm là: quí hiếm, có công dụng thiết thực dễ bảo  
quản, dễ vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương.....  
Khi sự trao đổi hàng hoá được mở rộng và thành nhu cầu thường xuyên của  
các bộ lạc, dân tộc, thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại  
Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là kẽm sau đó đến  
đồng rồi đến bạc. Đầu thế kỷ 19, vì tính chất ưu việt của mình vàng bắt đầu đóng  
vai trò là vật ngang giá chung.  
9
     
Khi vàng độc chiếm vị trí vật ngang giá chung, thì cái tên vật "ngang giá  
chung" được thay thế bằng tiền tệ - (Hình thái tiền của giá trị hàng hoá). Thế giới  
hàng hoá được chia thành 2 cực: một phía là những hàng hoá thông thường, trực  
tiếp biểu hiện giá trị sử dụng mỗi hàng hoá chỉ thể thoả mãn được một hay  
vài nhu cầu nào đó của con người. Phía bên kia - Cực đối lập là vàng -tiền tệ có  
thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hoá khác Vàng - Tiền một loại hàng  
hoá đặc biệt  
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ một phạm trù kinh tế khách quan, gắn  
liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá.  
1.2. Bản chất của tiền tệ  
Tiền tệ một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá  
trị của các hàng hóa khác, làm phương tiện trao đổi để trao đổi hàng hoá, dịch vụ  
và thanh toán các khoản nợ.  
1.3. Chức năng của tiền tệ  
1.3.1. Chức năng thước đo giá trị  
Thước đo giá trị chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của  
tiền. Thực hiện chức năng này, giá trị của tiền được sử dụng làm phương tiện  
thước đo đso sánh với giá trị của tất cả các hàng hóa.  
Để thực hiện chức năng này tiền phải có các điều kiện sau:  
- Tiền phải đầy đủ giá trị: Tất cả các hàng hoá đều có giá trị nội tại, vậy  
để đo được những giá trị này, thì tiền phải có giá trị.  
Trong lịch sử đã những đồng tiền vàng lưu thông. Đó thước đo giá trị  
chuẩn mực nhất, khi thực hiện thước đo giá trị đã phát sinh so sánh trực tiếp giữa  
giá trị của hàng hoá và vàng. Lịch sử này được lặp đi, lặp lại nhiều lần trở  
thành "thói quen" của những người tham gia trao đổi trên thị trường, nên sau đó  
không cần mặt của những đồng tiền vàng, những người trao đổi hàng hoá vẫn  
thể ước lượng được giá trị hàng hoá tương đối chính xác. Như vậy "phép đo"  
giá trị vẫn được thực hiện mà không cần sự hiện diện của thước đo - vàng. Đó là  
cơ sở dẫn đến hiện tượng "phi vật chất" chức năng thước đo giá trị.  
- Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả:  
Tiêu chuẩn giá cả trọng lượng vàng nhất định được pháp luật Nhà nước ấn  
định cho đơn vị tiền tvà tên gọi của nó.  
Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền đã chuyển giá trị của hàng hoá  
thành tên gọi mới, đó là giá cả. Giá cả của hàng hoá là biểu hiện bằng tiền giá trị  
của nó.  
10  
   
Thực chất của giá cả hàng hoá là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của với giá trị  
của tiền tệ. Chính vì thế mà giá cả của hàng hoá tỷ lệ thuận với giá trị của nó và tỷ  
lệ nghịch với giá trị của tiền tệ  
1.3.2. Chức năng phương tiện lưu thông  
Thực hiện chức năng này tiền đóng vai trò là môi giới trung gian, trong trao  
đổi, vận động đồng thời ngược chiều với sự vận động của hàng hoá.  
H - T - H (Hàng hoá - Tiền tệ - Hàng hoá)  
Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua  
bán hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ.  
Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả của nền kinh  
tế, bởi đã tiết kiệm được chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (H -  
H), thể hiện:  
- Quá trình trao đổi hàng hoá được tách thành hai giai đoạn riêng biệt là bán  
và mua:  
+ Giai đoạn bán hàng (H - T): thời kỳ chuyển hoá giá trị của hàng hoá thành  
tiền. Đây là công việc khó khăn nhất của những người SX hàng hoá trong ĐK của  
nền kinh tế thị trường;  
+ Giai đoạn mua hàng (T - H): những người sở hữu tiền thể thực hiện giai  
đoạn này một cách dễ dàng.  
- Lưu thông hàng hoá tách rời hành vi mua và bán cả về không gian và thời  
gian: Người SX hàng hoá có thể bán chỗ này, mua chỗ khác; bán lúc này mua lúc  
khác.  
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ phải đủ ĐK sau:  
Phải sử dụng tiền mặt  
Tiền mặt tiền đang có giá trị lưu hành, chúng có hình dáng, kích thước và  
tiêu chuẩn giá cả nhất định, được luật pháp nhà nước thừa nhận.  
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, bắt buộc phải sử dụng tiền  
mặt, vì trong quá trình trao đổi này có sự chuyển quyền sở hữu giữa người sở hữu  
hàng hoá và người sở hữu tiền.  
thể sử dụng tiền dấu hiệu  
Mục đích của người bán hàng không phải để trở thành kẻ sở hữu tiền vĩnh  
viễn, mà là để mua hàng hoá, đạt đến một giá trị sử dụng mới.  
Do vậy, tiền tệ đối với họ chỉ là "môi giới thoáng qua", chính vì thế mà khi  
thực hiện quá trình trao đổi “ H-T-H” có thể sử dụng tiền đủ giá (tiền vàng) hoặc  
tiền dấu hiệu (giấy bạc ngân hàng cũng được).  
11  
Lưu thông chỉ chấp nhận một lượng tiền nhất định  
Số lượng hàng hoá đưa vào lưu thông trong kỳ với tổng giá cả đã được xác  
định. Do đó lưu thông cũng chỉ thể chấp nhận một khối lượng tiền nhất định, để  
thực hiện các quan hệ trao đổi.  
Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông phụ thuộc vào hai yếu tố:  
+ Tổng giá cả hàng hoá đưa ra lưu thông: Giả sử không có hiện tượng mua  
bán chịu hàng hoá, không có lưu thông ngoại tệ, chlưu thông một loại tiền duy  
nhất, thì tổng giá cả của hàng hoá trong lưu thông tăng lên số lượng tiền cần  
thiết cho lưu thông cũng sẽ tăng lên (số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ  
thuận với tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông);  
+ Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ: Khác với hàng hoá thông thường,  
sau quá trình lưu thông, chúng sẽ đi vào tiêu dùng. Còn tiền tệ - hàng hoá đặc biệt,  
lại luôn luôn vận động trong lưu thông. Một đơn vị tiền tệ thể thực hiện được  
nhiều lần giá trị của hàng hoá.  
Ta có nội dung của qui luật lưu thông tiền tệ: Số lượng tiền cần thiết thực hiện  
chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hoá trong lưu  
thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của của tiền tệ trong thời kỳ  
đó.  
Số lượng tiền cần thiết thực hiện  
chức năng phương tiện  
lưu thông  
Tổng giá cả hàng hoá lưu thông trong kỳ  
Tốc độ lưu thôngbình quân của tiền tệ  
=
Qui luật lưu thông tiền tệ là qui luật kinh tế phổ biến rất quan trọng của  
nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định được khối  
lượng cần thiết cho lưu thông một cách chính xác, trên cơ sở đó cung ứng tiền cho  
lưu thông phù hợp.  
1.3.3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị  
Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện  
chuyển tải giá trị, được hội thừa nhận, với mục đích thể chuyển hoá thành  
hàng hoá hoặc dịch vtrong tương lai.  
Chức năng này là quan trọng, mọi người không muốn chi tiêu hết thu nhập  
của mình ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai  
Thực hiện chức năng này tiền phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:  
12  
- Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện truyền tải giá trị  
hiện thực. Nghĩa là các phương tiện này phải được lượng hóa: cân, đong, đo, đếm  
được. Chứ không phải một lượng tiền "tưởng tượng";  
- Giá trị dự trữ bằng những phương tiện được hội thừa nhận: Các phương  
tiện này có thể được pháp luật thừa nhận. Cũng thể chúng được đảm bảo bằng  
thông lệ của địa phương hay quốc gia;  
- Giá trị dự trmang tính thời gian.  
Nếu dự trữ ngắn ngày dùng giấy bạc ngân hàng.  
Nếu dự trdài ngày dùng ngoại tệ mạnh hoặc vàng.  
Nếu dự trkhông thời hạn thì dùng vàng.  
Thực tế giá trị đã được dự trữ thì không thể tự "lớn lên" theo thời gian.  
Thậm chí nó còn giảm đi, nếu người sở hữu không biết lựa chọn các phương tiện  
chuyển tải giá trị phù hợp. vậy trong nền kinh tế thị trường, những người am  
hiểu kinh doanh tiền tệ, thường tìm đến phương tiện chuyển tải giá trị khả năng  
tự tăng thêm giá trị theo thời gian như: các loại bất động sản, các tác phẩm nghệ  
thuật đặc sắc .... Đó những phương thức dự trữ giá trị tốt nhất.  
1.3.4. Chức năng phương tiện thanh toán  
Khi tiền được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa vật tư, chi phí, dịch vụ, nộp  
thuế, trả lương ... thì tiền làm chức năng phương tiện thanh toán.  
Điều kiện để thực hiện chức năng thanh toán.  
- Có thể tiền đủ giá (vàng) hoặc các loại dấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân  
hàng, séc, tiền mặt....  
- Có thể dùng tiền chuyển khoản sử dụng phương thức thanh toán không  
dùng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ trong nền kinh tế.  
1.3.5. Chc năng phương tin thanh toán quc tế và tin tthế gii  
Cùng vi sphát trin ca các quan hkinh tế, chính tr, ngoi giao gia các quc  
gia, quan htin tquc tế cũng ngày càng được mrng và tăng cường.  
Khi tin tdùng để thanh toán, chi trgia các quc gia thì tin tthc hin chc  
năng thanh toán quc tế và tin tthế gii.  
Điu kin để thc hin chc năng này.  
- Phi là đồng tin mnh;  
- Phi là tin mt và có giá trhoàn toàn đó là vàng.  
1.4. Vai trò của tiền tệ.  
1.4.1 Tiền tệ phương tiện để mở rộng, phát triển sản xuất và trao đổi hàng  
hoá  
13  
 
Tiền sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nhưng khi tiền xuất hiện, lại  
trở thành công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển lên mức cao  
hơn, bởi vì:  
- Tiền đã làm cho giá trị của các hàng hóa được biểu hiện một cách đơn giản.  
Nghĩa là giá của các hàng hoá đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có thể so  
sánh với nhau một cách dễ dàng;  
- Tiền đã làm cho giá trị của các hàng hóa được biểu hiện một cách thuận lợi:  
Người sở hữu hàng hoá chỉ cần chuyển đổi hàng hoá của mình thành tiền, rồi từ đó  
họ đạt tới giá trị sử dụng mới một cách dễ dàng;  
- Tiền làm cho sự trao đổi hàng hoá không bị ràng buộc về không gian thời  
gian. Chính thế đã làm cho sự lựa chọn của những người tham gia vào quá trình  
trao đổi càng trở nên thận trọng và chính xác hơn;  
- Tiền tệ đã làm cho việc hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên  
thuận tiện đầy đủ.  
1.4.2. Tiền tệ biểu hiện quan hệ hội  
Đằng sau quan hệ tiền hàng là quan hệ giữa người với người. Những người  
sản xuất hàng hóa có quan hệ mật thiết với nhau thông qua trao đổi. Trong quan hệ  
này tiền "sợi dây" liên hệ họ với nhau.  
Tuỳ theo điều kiện và trình độ của mỗi người, tuỳ theo thị trường thời điểm  
tiêu thụ.... người thì bán được hết hàng, người lại không bán được hàng. Quá  
trình này đã phân hoá những người SX thành kẻ giàu, người nghèo và như vậy dẫn  
đến địa vị của họ trong xã hội cũng khác nhau.  
1.4.3. Tiền phương tiện phục vụ mục đích của người sử dụng chúng  
Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp, kể  
cả Nhà nước, muốn đạt được mục đích của mình, đều phải sử dụng phương tiện  
tiền tệ ở mức độ thích hợp.  
Tiền biểu hiện bên ngoài của tài chính. Ở đâu còn chính quyền luật pháp,  
thì ở đó vẫn còn thế lực của đồng tiền, đằng sau chúng là những người sở hữu  
tiền tệ. Thế lực này chưa thể bị tước bỏ khi nền kinh tế thị trường ngày càng mở  
rộng  
2. Các chế độ lưu thông tiền tệ  
2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại  
Kim loại đóng vai trò là vật ngang giá chung, là bước phát triển quan trọng  
của lịch sử trao đổi hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa,  
14  
   
chế độ lưu thông tiền kim loại cũng phát triển từ thấp đến cao, nghĩa chế độ lưu  
thông tiền kim loại đã phát triển từ kim loại kém giá đến kim loại đủ giá.  
2.1.1 Chế độ lưu thông tiền kém giá  
Tiền kém giá là tiền đúc bằng kẽm đồng, chúng đã từng được lưu thông  
trong một thời gian dài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.  
Lưu thông loại tiền này phản ánh đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá kém phát  
triển: Chế độ chiếm hữu lệ, chế độ phong kiến.  
Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển thì chế độ  
lưu thông tiền kém giá không còn phù hợp nữa.  
2.1.2. Chế độ lưu thông tiền đủ giá  
Lưu thông tiền đủ giá là lưu thông tiền bạc và vàng. Đây đặc trưng khởi đầu  
của nền kinh kế thị trường. Nhưng lưu thông tiền đủ giá cũng phát triển theo từng  
giai đoạn.  
a. Chế độ bản vị bạc  
Chế độ bản vị bạc chế độ lưu thông tiền tệ bạc được sử dụng làm thước  
đo giá trị phương tiện lưu thông.  
Vào nửa cuối thế kỷ 19 bạc đã được sử dụng phổ biến trong lưu thông. Nhưng  
đến cuối thế kỷ 19 hàng loạt mỏ bạc được phát hiện và khai thác Mêxico đã làm  
cho giá trị của Bạc giảm xuống đáng kể. Các nước Phương Đông sử dụng Bạc  
thay thế tiền Đồng. Trong khi đó ở Châu Âu, Bạc không còn thích hợp với lưu  
thông nữa.  
b. Chế độ song bản vị  
Song bản vị chế độ lưu thông tiền tệ chuyển tiếp từ bản vị bạc sang bản vị  
vàng. Trong chế độ này, bạc và vàng đều được sử dụng làm thước đo giá trị và  
phương tiện lưu thông.  
Chế độ song bản vị tồn tại ở một số nước châu Âu trong thời gian khá dài:  
như ở nước Anh trên một trăm năm (1717- 1821; Đức mãi đến 1871; Áo- 1892;  
Hoa kỳ - 1900...Mới chấm dứt lưu thông bạc để chuyển sang chế độ bản vị vàng.  
c. Chế độ bản vị vàng  
Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền, trong đó vàng được sử dụng làm  
thước đo giá trị phương tiện lưu thông.  
Chế độ bản vị vàng có đặc điểm:  
- Tiền vàng được đúc tự do: Nhà nước cho phép mọi công dân tự do mang  
vàng thoi của mình đến Sở đúc tiền của Nhà nước để đúc thành những đồng tiền,  
15  
theo tiêu chuẩn giá cả pháp định. Ngược lại nhà nước cũng cho phép công dân nấu  
chảy tiền vàng để đúc thành thoi, nén đưa vào cất trữ;  
- Tiền vàng được tự do lưu thông và được thanh toán không hạn chế. Các loại  
tiền kém giá và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi lấy tiền vàng theo giá danh  
nghĩa của chúng. Tiền vàng hao mòn trong mức "chênh lệch công" vẫn được thanh  
toán bình thường, nếu hao mòn quá mức sẽ được nhà nước đổi lại tiền mới;  
- Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia: Các DN xuất - nhập khẩu  
quyền thu chi bằng tiền vàng. Xuất - nhập khẩu vàng thoi không bị cản trở  
Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ ổn định nhất trong lịch sử SX  
và trao đổi hàng hoá. Vì lưu thông tiền vàng không xảy ra lạm phát.  
Nhưng lưu thông vàng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là:  
+ Lưu thông vàng dẫn đến lãng phí của cải hội, vì vàng hao mòn nhiều  
trong lưu thông;  
+ Thị trường sẽ thiếu phương tiện lưu thông, do không đủ vàng để đúc thành  
tiền, khi lưu thông hàng hoá và dịch vụ ngày càng mở rộng và phát triển;  
Chính vì những nhược điểm trên, mà trong lưu thông vàng dần dần được thay  
bằng các loại dấu hiệu giá trị  
2.2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu  
2.2.1. Khái niệm  
Tiền dấu hiệu tiền mà giá trị của bản thân nó không phù hợp với sức mua  
của nó, tức là không phù hợp với giá trị của lượng hàng hóa mà nó có thể mua  
được, chúng chỉ có giá trị danh nghĩa.  
2.2.2. Các loại tiền dấu hiệu  
Trên thị trường các nước hiện nay, đang lưu thông phổ biến các loại tiền dấu  
hiệu sau đây:  
a. Giấy bạc ngân hàng  
Giấy bạc ngân hàng còn gọi tiền tín dụng, do ngân hàng trung ương độc  
quyền phát hành vào lưu thông.  
Trên cơ sở nhu cầu về lưu thông hàng hoá và dịch vụ, ngân hàng trung ương  
đưa vào lưu thông những loại giấy bạc mệnh giá khác nhau. Ở những nước có  
nền kinh tế phát triển, lưu thông tiền ổn định, thường lưu hành những loại giấy bạc  
ngân hàng có mệnh giá thấp. Còn ở những nước tỷ lệ lạm phát cao, thì lưu  
thông những loại giấy bạc ngân hàng có mệnh giá lớn  
16  
 
b. Thương phiếu  
Thương phiếu những phương tiện tín dụng, phát sinh trên cơ sở tín dụng  
thương mại. Thương phiếu lưu thông trong phạm vi hẹp giữa những đối tượng có  
quan hệ mua bán chịu hàng hóa với nhau. Thương phiếu do người mua chịu hàng  
hoá phát hành để nhận nợ, thì được gọi kỳ phiếu. Thương phiếu do người bán  
chịu hàng hoá phát hành để đòi nợ người mua, thì được gọi hối phiếu.  
Lưu thông thương phiếu có tác dụng không những đẩy nhanh quá trình luân  
chuyển hàng hoá, mà còn giảm một cách đáng kể khối lượng tiền mặt trong lưu  
thông  
c. Séc  
Séc là lệnh của chủ tài khoản, được lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân  
hàng, yêu cầu Ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả  
cho người được hưởng có tên trên séc hay người cầm tờ séc đó.  
Séc là một loại công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi ở những  
nước hệ thống ngân hàng phát triển. Lưu thông bằng séc có tác dụng giảm được  
khối lượng tiền mặt trong lưu thông.  
d. Các phương tiện thanh toán hiện đại  
Hiện nay ở nhiều nước nền kinh tế phát triển đã sử dụng các phương tiện  
lưu thông tín dụng hiện đại thay cho giấy bạc Ngân hàng. Những phương tiện này  
một loại tiền dấu hiệu phạm vi lưu thông và thanh toán nhất định.  
Những phương tiện thanh toán và lưu thông hiện đại đang được sử dụng là:  
+ Tiền điện tử  
+ Các thông minh (Smart cards)  
+ Các siêu thông minh (Super Smart cards) + Các Lade  
Tất cả các loại phương tiện này có tên gọi chung là thẻ thanh toán . Các quốc  
gia đi đầu trong việc sử dụng các phương tiện các phương tiện hiện đại này là:  
Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Luc-Xăm-bua.  
Ở Việt Nam từ năm 1990, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã đưa Credit  
card vào sử dụng từ ngày 01/8/2004 Ngân hàng công thương Việt Nam  
(Incombank) đưa thêm hai sản phẩm thẻ ATM mới vào thị trường là ATM Gold  
Card dành cho khách hàng VIP và ATM S.Card dành cho học sinh, sinh viên.  
2.2.3. Ý nghĩa của lưu thông tiền dấu hiệu  
- Thứ nhất: Khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông, trong điều  
kiện kinh tế thị trường phát triển.  
17  
Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ  
đưa ra lưu thông tăng lên với tốc độ rất lớn. Sự gia tăng khối lượng giá trị, đòi hỏi  
khối lượng tiền cũng phải tăng lên tương ứng.  
hội sẽ thiếu phương tiện lưu thông, nếu chỉ sử dụng kim loại quý cho mục  
đích này. Lưu thông tiền dấu hiệu đã giải quyết được mâu thuẫn trên.  
- Thứ hai: Lưu thông tiền dấu hiệu đáp ứng được tính đa dạng vnhu cầu trao  
đổi và thanh toán về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.  
Mệnh giá của tiền dấu hiệu không đại diện cho giá trị nội tại của nó. Nên  
trong lưu thông có bao nhiêu mức giá cả thì có bấy nhiêu loại tiền dấu hiệu được  
phát hành, đáp ứng hợp lý nhu cầu trao đổi.  
- Thứ ba: Lưu thông dấu hiệu giá trị tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội  
Do lưu thông tiền dấu hiệu nên không phải sử dụng vàng, vì vậy đã loại trừ  
được sự hao mòn vàng không cần thiết. Mặt khác tiền dấu hiệu thường mệnh  
giá lớn, do đó số lượng giấy bạc phát hành vào lưu thông giảm tương ứng, cho nên  
giảm được chỉ số phát hành và vậy góp phần giảm được chi phí lưu thông.  
Tuy nhiên sử dụng những loại dấu hiệu giá trị, cũng còn có một số nhược điểm:  
+ Dễ bị làm giả;  
+ Giấy bạc ngân hàng thường bị lạm phát;  
+ Những dấu hiệu giá trị hiện đại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và trình độ dân  
trí.  
2.3. Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế  
2.3.1. Chế độ tiền Giênơ (Ý)  
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhu cầu khôi phục kinh tế ở các nước  
Trung và Đông Âu đặt ra rất cấp thiết. Đòi hỏi các nước trong khu vực phải có  
những thỏa ước về mậu dịch, tín dụng tiền. Chế độ tiền Giênơ ra đời trong bối  
cảnh này.  
Thực chất đây chế độ tiền quốc tế lấy đồng bảng Anh là đồng tiền chủ chốt.  
Theo chế độ này, các quốc gia là thành viên của hiệp định Giênơ, thừa nhận bảng  
anh là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế.  
Chế độ tiền Giênơ lợi nhiều cho nước Anh về thương mại, dịch vụ và tín  
dụng quốc tế. Nhưng khi địa vị kinh tế của Anh trên thị trường quốc tế giảm dần,  
tốc độ lạm phát của bảng Anh gia tăng, các nước bắt đầu đưa bảng Anh đến  
London để chuyển ra vàng. Không chịu đựng được tình trạng trên chính phủ Anh  
tuyên bố phá bảng Anh 33% so với USD và chấm dứt chế độ bản vị vàng thoi.  
18  
 
Chế độ tiền Giênơ chính thức bị phá vỡ, bảng Anh không còn là đồng tiền quốc tế  
nữa, trở lại một đồng tiền quốc gia.  
2.3.2. Chế độ tiền Bretton - Woods (Mỹ)  
Thế chiến thứ II kết thúc, Hoa Kỳ nổi lên trở thành một cường quốc về ngoại  
thương, tín dụng quốc tế dự trữ vàng. Lợi dụng địa vị này Hoa Kỳ đứng ra triệu  
tập Hội nghị tài chính - Tiền tệ quốc tế. Hội nghị được mở tại Bretton - Woods  
vào tháng 7/1944 có 44 nước tham gia.  
Theo chế độ này USD là đồng tiền chủ chốt và là đồng tiền quốc tế, phương  
tiện thanh toán và dự trữ của các quốc gia. Nó tự do đổi được ra vàng.  
Lợi dụng địa vị của mình Hoa Kỳ đã mặc nhiên lạm phát USD. Tình trạng này  
kéo theo lạm phát quốc tế, trước hết các nước thành viên của liên minh tiền  
Bretton - Woods. Do đó uy tín của USD giảm dần, các nước bắt đầu tung dự trữ  
USD để đổi lấy vàng.  
Không chịu đựng được cuộc săn lùng vàng của các nước đồng minh cuối cùng  
vào tháng 12/1971 Hoa Kỳ tuyên bố phá giá USD 7,89%. Dẫn đến chế độ bản vị  
USD đã bị phá vỡ, USD không còn là đồng tiền quốc tế, trở thành một đồng  
tiền quốc gia.  
2.3.3. Euro - đồng tiền của liên minh kinh tế châu âu (EU)  
Euro là đồng tiền mạnh, tương xứng với các đồng tiền lớn khác như USD, JPY  
và có đầy đủ chức năng của một đồng tiền hiện hành.  
Chính sách tiền tệ của liên minh kinh tế châu Âu.  
- Điều hành chính sách tiền tệ của EU là ngân hàng trung ương châu Âu - ECB.  
- ECB hoàn toàn độc lập với chính phủ các nước thành viên và với Ủy ban  
châu Âu trong việc hoạch định điều hành chính sách tiền tệ thống nhất.  
- EU chỉ một chính sách tiền tệ nhất quán.  
- Quyền lực của ECB bao gồm quyền lực thống nhất của các quan trong  
ECB theo cấp độ. Hội đồng thống đốc, ban giám đốc điều hành và hội đồng hỗn  
hợp.  
2.4. Chế độ lưu thông tiền tệ Việt Nam  
Trong thời kỳ phong kiến, các loại tiền lưu hành trên thị trường chủ yếu là  
được đúc bằng kim loại kém giá như đồng, kẽm. Người quyền đưa ra quyết  
định đúc tiền đưa tiền vào lưu thông là nhà vua.  
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chế độ tiền tệ lưu thông tiền tệ lại do chính phủ  
Pháp quyết định. Còn chính quyền Đông Dương người thực hiện thông qua  
ngân hàng Đông Dương.  
19  
 
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,  
chính quyền cách mạng đã chủ trương phát hành tiền để thay thế cho tờ giấy  
bạc Ngân hàng Đông Dương.  
Năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập. Đây quan nhà  
nước chức năng quản lý, phát hành và tổ chức điều hành việc lưu thông tiền tệ.  
Thực chất chế độ tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1951 là chế độ lưu thông tiền dấu  
hiệu đồng Ngân hàng Việt Nam không được quy định hàm lượng kim loại quý  
đảm bảo.  
Năm 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà  
nước Việt Nam.  
Năm 1988, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng  
một cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống ngân hàng hai cấp  
của nền kinh tế thị trường. Chế độ tiền tệ của Việt Nam vẫn chế độ lưu thông  
tiền dấu hiệu với các đặc trưng sau:  
- Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  
là “ đồng”, hiệu quốc gia là “đ”, hiệu quốc tế là “VND”;  
- Cơ chế phát hành và lưu thông tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ  
quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào  
lưu thông, bao gồm: tiền giấy tiền kim loại.  
Hiện nay trong lưu thông, giấy bạc Ngân hàng Việt Nam mang các mệnh giá:  
100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ,  
200.000đ 500.000đ.  
Tiền giấy tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành được  
dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa  
hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi khoản giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Mọi hành vi  
làm tiền giả, hủy hoại tiền, từ chối nhận, từ chối lưu hành tiền do Ngân hàng Nhà  
nước phát hành đều vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lí theo luật pháp hiện hành.  
3. Quy luật lưu thông tiền tệ  
3.1. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ  
Trong việc nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, Các Mác  
đã đưu ra quy luật số lượng tiền cầu thiết cho lưu thông, được gọi là quy luật lưu  
thông tiền tệ:  
Nội dung qui luật này được phát biểu tổng quát như sau: Số lượng tiền cần  
thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng  
20  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 112 trang yennguyen 19/04/2022 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_nghe_ke_toan_doanh_ng.doc