Giáo trình mô đun Kế toán quản lý doanh nghiệp - Ngành/nghề: Quản trị kinh doanh

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP  
NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Th ng 12   n m 2017  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP  
NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Phạm Thiếu Lang  
Học vị: Thạc sĩ  
Đơn v: Khoa Quản trị kinh doanh  
Email: phamthieulang@gmail.com  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Th ng 12   n m 2017  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
LỜI GIỚI THIỆU  
Kế toán quản lý doanh nghiệp là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức  
và khái niệm cơ bản về nguyên lý kế toán và kế toán quản trị làm cơ sở học tập và  
nghiên cứu các môn học trong chuyên ngành quản trị kinh doanh. Nhận thức rõ vai trò  
quan trọng của môn học này, Khoa Quản trị kinh doanh Trường cao đẳng Kinh tế-Kỹ  
thuật TP.HCM tổ chức biên soạn “Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp”.  
Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp được biên soạn trên tinh thần kế thừa  
và phát huy những ưu điểm của một số giáo trình nguyên lý kế toán và kế toán quản  
trị, phù hợp với đặc điểm người học. Cách trình bày của giáo trình dễ hiểu, từ đơn giản  
đến phức tạp, từ ngữ thông dụng. Để người học dễ học tập, nghiên cứu.  
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và là lần xuất  
bản đầu tiên nên cuốn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong nhận  
được các ý kiến có giá trị để lần xuất bản sau cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Xin trân trọng cảm ơn!  
…………., ngày……tháng……năm 20…  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Phạm Thiếu Lang  
2. ThS. Lê Thị Thảo  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
1
MỤC LỤC  
TRANG  
Lời giới thiệu  
1
6
6
7
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế to n  
1.1. Lịch sử ra đời của kế toán  
1.2. Định nghĩa và phân loại kế toán  
1.3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán  
1.4. Các phương pháp kế toán  
8
10  
11  
13  
14  
1.5. Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán  
1.6. Các yêu cầu cơ bản của kế toán  
1.7. Nhiệm vụ của kế toán  
1.8. Đạo đức nghề nghiệp  
14  
18  
Bài 2: B o c o kế to n  
18  
19  
22  
28  
28  
31  
34  
35  
35  
37  
39  
1.1. Khái niệm, vai trò, tác dụng của báo cáo kế toán  
1.2. Bảng cân đối kế toán  
1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  
Bài 3: Tài khoản và ghi sổ kép  
1.1. Tài khoản kế toán  
1.2. Ghi sổ kép  
1.3. Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết  
1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản và BCĐKT  
1.5. Bảng cân đối số phát sinh  
1.6. Phân loại tài khoản  
1.7. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
2
48  
48  
48  
55  
56  
64  
67  
Bài 4: Tính gi  c c đối tượng kế to n  
1.1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán  
1.2. Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu  
Bài 5: Kế to n hoạt động SX kinh doanh chủ yếu của DN  
1.1. Kế toán các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất  
1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành  
1.3. Kế toán BH, cung cấp dịch vụ và xác định kế quả kinh doanh  
Bài 6: Chứng từ và kiểm kê  
80  
80  
1.1. Chứng từ kế toán  
83  
1.2. Kiểm kê  
Bài 7: Sổ kế to n và hình thức kế to n  
86  
86  
1.1. Sổ kế toán  
87  
89  
1.2. Kỹ thuật mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ  
1.3. Các hình thức kế toán  
99  
99  
Bài 8: Chi phí và phân loại chi phí  
1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động  
1.2. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động  
100  
kinh doanh  
1.3. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định  
1.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí  
101  
103  
103  
108  
108  
1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  
Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi p-khối lượng-lợi nhuận  
1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi  
phí-khối lượng-lợi nhuận  
1.2. Một số ví dụ ứng dụng  
110  
114  
1.3. Phân tích điểm hòa vốn  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
3
1.4. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-  
117  
lợi nhuận  
Tài liệu thao khảo  
120  
121  
124  
Danh mục chữ viết tắt  
Mục lục bảng, hình vẽ  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
4
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP  
Mã mô đun: MĐ3104603  
Vị trí  tính chất  ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp thuộc nhóm các môn học cơ sở, học kỳ 2, mô  
đun có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán  
nói riêng.  
- Tính chất: Mô đun kế toán doanh nghiệp là mô đun bắt buộc, nghiên cứu những kiến  
thức cơ bản, nền tảng về kế toán làm cơ sở cho sinh viên học tốt các môn chuyên môn  
của nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Kiến thức:  
+ Trình bày được những nội dung lý thuyết cơ bản về: các khái niệm, nguyên  
tắc kế toán, các phương pháp kế toán, các nghiệp vụ kinh tế cơ bản, phương pháp lập  
báo cáo kế toán tài chính.  
+ Trình bày được những nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán trong doanh  
nghiệp.  
+ Phân tích được mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận và phương pháp  
phân tích điểm hòa vốn.  
- Kỹ năng:  
+ Sử dụng được các phương pháp kế toán để thực hành ghi chép các hoạt động  
chủ yếu trong đơn vị kế toán.  
+ Vận dụng những kiến thức lý luận để thực hành các nghiệp vụ kế toán từ khi  
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép vào các tài khoản, sổ sách kế toán đến khi lập  
được các báo cáo kế toán ở mức khái quát.  
+ Biết cách vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận để  
đưa ra những quyết định kinh doanh trong ngắn hạn.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.  
+ Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính  
xác và khoa học.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
5
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN  
Giới thiệu: kế toán là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức cho  
những người phải ra các quyết định điều hành hoạt động của tổ chức đó. Muốn cung cấp  
được các dữ kiện tài chính này, kế toán phải thực hiện một số công việc: phải ghi nhận  
các sự việc xẩy ra cho tổ chức như là việc bán hàng cho khách hàng; mua hàng từ một  
nhà cung cấp; trả lương cho nhân viên... Những sự việc này trong kế toán gọi là nghiệp  
vụ kinh tế. Sau khi được ghi nhận tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được phân  
loại và hệ thống hóa theo từng loại nghiệp vụ, tức là chúng ta sẽ tập trung tất cả các  
nghiệp vụ như bán hàng vào với nhau; Trả lương cho nhân viên vào với nhau... theo trình  
tự thời gian phát sinh. Sau khi tất cả các nghiệp vụ của một kỳ hoạt động đã được ghi  
nhận và phân loại kế toán sẽ tổng hợp những nghiệp vụ này lại. Tức là tính ra tổng số  
hàng bán, tổng số hàng mua, tổng số lương trả cho nhân viên... và cuối cùng là tính toán  
kết quả của những nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong một kỳ hoạt động bằng cách lập các  
báo cáo tài chính để Ban Giám đốc thấy được kết quả hoạt động của tổ chức và tình hình  
tài chính của tổ chức này.  
Mục tiêu: Chương này nhằm giới thiệu:  
- Lịch sử ra đời của kế toán  
- Các định nghĩa và phân loại kế toán  
- Đối tượng của kế toán  
- Các phương pháp kế toán  
- Các khi niệm và nguyên tắc kế toán  
- Nhiệm vụ của kế toán và đạo đức nghề nghiệp  
Nội dung chính:  
1.1. Lịch sử ra đời của kế to n:  
- Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời  
sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy lịch sử  
của kế toán có từ thời thượng cổ, xuất hiện từ 5, 6 ngàn năm trước công nguyên. Lịch sử  
kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những tiến bộ kinh tế- xã  
hội.  
- Thời kỳ Phục hưng cho phép khám phá ra một kỷ nguyên mới, người ta thấy xuất hiện  
văn chương kế toán. Một trong những người sáng chế đầu tiên ra các phương pháp kế  
toán kép là một nhà tu dòng Franciscain tên là Luca Pacioli, ông sinh ra tại một thị trấn  
nhỏ Borgo san Sepolchro trên sông Tibre vào năm 1445, là một giáo sư về toán và đã  
soạn thảo ra một tác phẩm vĩ đại tựa như một cuốn tự điển vào năm 1494 về số học, đại  
số học, toán học thương mại, hình học và kế toán. Riêng về phần kế toán, ông đã dành 36  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
6
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
chương về kế toán kép mà theo đó các tài liệu kế toán như phiếu ghi tạm, sổ nhật ký, sổ  
cái và một số lớn các tài khoản được phân chia rõ rệt như tài khoản vốn, tài khoản kho  
hàng, tài khoản kết quả sản xuất... Người ta coi ông như là người cha của ngành kế toán  
và là người cuối cùng có công đóng góp lớn trong ngành toán học ở thế kỷ15. Do đã góp  
phần vào việc truyền bá kỹ thuật kế toán, nên ông được xem là tác giả đầu tiên viết về kế  
toán và từ đó kế toán có bước phát triển không ngừng cho đến ngày nay. Tuy nhiên sự  
ghi chép vào sồ nhật ký những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thời bấy giờ chưa được gọn và  
rõ rệt, chỉ sử dụng bảng đối chiếu đơn giản để kiểm tra và chưa có hình thức bảng tổng  
kết tài sản.  
- Ngày nay kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời  
sống kinh tế xã hội, người ta đã sử dụng các phương pháp hiện đại trong kế toán như  
phương trình kế toán, mô hình toán trong kế toán, kế toán trên máy vi tính...  
1.2. Định nghĩa và phân loại kế to n  
1.2.1. Định nghĩa về kế to n  
Theo Luật kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung  
cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.  
1.2.2. Phân loại kế to n  
Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm của thông tin được cung cấp cho các  
đối tượng khác nhau, kế toán phân biệt thành 2 phân hệ: Kế toán tài chính và Kế toán  
quản trị  
- Kế toán tài chính (Financial accounting): Cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn  
vốn nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh  
nghiệp. Kế toán tài chính phản ánh các sự kiện đã xảy ra, có độ tin cậy cao, mang tính  
pháp lệnh.  
- Kế toán quản trị (Management accounting): Cung cấp thông tin về quá trình hình thành,  
phát sinh chi phí và thu nhập. Kế toán quản trị phản ánh các sự kiện đang và sắp xảy ra  
thông tin cung cấp gắn liền với từng bộ phận, có tính linh hoạt và thích ứng, không mang  
tính pháp lệnh.  
Bảng 1.1: So sánh kế to n tài chính và kế to n quản trị  
Kế to n tài chính  
kế to n quản trị  
- Đối tượng sử dụng thông tin: Cả trong và - Đối tượng sử dụng thông tin: Nhà quản  
ngoài DN  
trị trong DN  
- Đặc điểm thông tin:  
- Đặc điểm thông tin:  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
7
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
+ Tuân thủ các nguyên tắc KT  
+ Phản ảnh các sự kiện quá khứ  
- Yêu cầu thông tin: Đòi hỏi tính khách Yêu cầu thông tin: Đòi hỏi tính kịp thời  
- Linh hoạt, không qui định cụ thể  
- Hướng về tương lai  
quan chính xác cao.  
hơn tính chính xác  
- Các loại báo cáo:  
- Các loại báo cáo:  
+ Báo cáo Tài chính theo qui định của NN - Báo cáo đặc biệt  
+ Thường xuyên  
- Thường xuyên  
- Tính pháp lệnh: Có tính pháp lệnh  
- Tính pháp lệnh: Không có tính pháp lệnh  
1.3. Đối tượng nghiên cứu của kế to n  
1.3.1. Nghiệp vụ kinh tế (transaction)  
Những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm phát sinh các sự kiện mà  
làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mới được gọi là nghiệp vụ kinh  
tế phát sinh.  
1.3.2. Thước đo (measurement) của kế to n  
- Thước đo hiện vật: mét, lít, kg…  
- Thước đo lao động: Ngày công, giờ công…  
- Thước đo tiền tệ: Là thước đo chủ yếu do có khả năng tổng hợp nhiều thông tin kinh tế  
khác nhau.  
1.3.3. Đối tượng của kế to n  
Đối tượng của kế toán là tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền.  
Kế toán phân loại tài sản theo 2 mặt:  
- Kết cấu của tài sản cho biết tài sản gồm những gì và được phân bổ như thế nào  
- Nguồn hình thành nên tài sản hay nguồn vốn cho biết tài sản do đâu mà có.  
1.3.3.1. Phân loại tài sản theo kết cấu:  
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm:  
- Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải. . .  
- Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành. . .  
- Các loại nguyên vật liệu  
- Công cụ, dụng cụ  
- Hàng hóa, thành phẩm  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
8
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
- Tiền mặt  
- Tiền gởi ngân hàng  
- Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)  
- Phải thu của KH, tạm ứng, phải thu khác. . .  
1.3.3.2. Nguồn hình thành nên tài sản: Nguôn vốn (Source)  
Nguôn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu  
- Nợ phải trả (Liability): Là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh  
doanh mà DN phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm: Vay ngắn hạn, vay dài  
hạn, phải trả cho người bán, phải trả cho người lao động, phải trả khác. . .  
- Nguồn vốn chủ sở hữu (Owners’ Equity): Là số vốn mà các nhà đầu tư, các chủ sở hữu  
đóng góp mà doanh nghiệp không cam kết phải thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do  
chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản  
xuất kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.  
- Vay và nợ ngắn hạn  
- Phải trả người bán  
- Phải trả người lao động  
Nợ  
ngắn  
hạn  
NỢ  
PHẢI  
TRẢ  
- Vay và nợ dài hạn  
- Phải trả dài hạn nội bộ  
- Phải trả dài hạn khác  
Nợ dài  
hạn  
NGUỒN  
VỐN  
- Vốn đầu tư của CSH  
- Thặng dư vốn cổ phần  
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái  
- Các quỹ, lợi nhuận sau thuế …  
Vốn  
chủ sở  
hữu  
NGUỒN  
VỐN CHỦ  
SỞ HỮU  
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi  
- Nguồn kinh phí…  
Nguồn kinh  
phí và quỹ  
khác  
Hình 1.1: Nguồn hình thành nên tài sản (Nguôn vốn)  
Đối tượng của kế toán còn là: Chi phí, doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong quá  
trình sản xuất kinh doanh.  
- Doanh thu (Revenue): gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản  
quyền, cổ tức và lợi nhuận được chịa. . .  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
9
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
- Thu nhập khác (Other incomes): gồm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt  
khách hàng do vi phạm hợp đồng. . .  
- Chi phí (Expense):  
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh  
thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý  
doanh nghiệp, chi phí tiền lãi vay,. . .  
+ Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh  
trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phí về  
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp  
đồng. . .  
Phương Trình Kế Toán Căn Bản: Tài sản = Nguồn vốn  
Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu  
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu  
Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả  
1.4. C c phương ph p kế to n (Accounting Method)  
Để thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin thì kế toán phải sử dụng 1  
hệ thống các phương pháp bao gồm: Chứng từ kế toán, tài khoản, ghi sổ kép, tính giá các  
đối tượng kế toán và báo cáo kế toán.  
1.4.1. Lập chứng từ:  
+ Là cơ sở đầu tiên của công việc kế toán.  
+ Là phương pháp của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tờ  
chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ.  
+ Chứng từ là cơ sở ghi chép và bằng chứng pháp lý của kế toán.  
1.4.2. Kiểm kê: là phương pháp của kế toán nhằm kiểm tra tại chỗ tài sản của đơn vị  
bằng các phương pháp cân, đo, đong đếm, để xác định số lượng, chất lượng thực tế tài  
sản của đơn vị, nhằm đối chiếu với số liệu trên các sổ sách của đơn vị, kịp thời điều chỉnh  
những sai sót, mất mát tài sản.  
1.4.3. Tính giá: là một phương pháp kế toán biểu hiện các đối tựơng kế toán bằng tiền  
theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định.  
1.4.4. Tài khoản: phương pháp kế toán phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để  
phản ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể và hệ thống  
hóa thông tin cho từng đối tượng kế toán đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của  
doanh nghip.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
10  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
1.4.5. Ghi sổ kép: Ghi sổ kép là một phương pháp được dùng để ghi số tiền của các  
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan theo đúng các nội dung kinh tế  
của các nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán với nhau.  
1.4.6. Tổng hợp và cân đối:  
+ Tổng hợp và cân đối là phương pháp kế toán được thực hiện thông qua việc lập  
báo cáo kế toán.  
+ Báo cáo kế toán được lập từ số liệu của sổ kế toán.  
+ Báo cáo kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất  
kinh doanh của doanh nghiệp.  
1.5. C c kh i niệm và c c nguyên tắc kế to n (Accounting Principle )  
1.5.1 C c kh i niệm  
- Kh i niệm đơn vị kế to n (th c thể kinh doanh)  
+ Là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải ghi  
chép tổng hợp và báo cáo.  
+ Hoạt động kinh tế của một đơn vị được thu thập và báo cáo trên cơ sở giả định  
rằng đơn vị đó khác và tách biệt với chủ nhân và các đơn vị kinh doanh khác.  
- Kh i niệm k  kế to n: Là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị bắt đầu ghi sổ  
kế toán đến thời điểm kết thúc ghi sổ, khoá sổ kế toán để lập báo cáo.  
+ Kỳ kế toán năm: 12 tháng từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.  
+ Kỳ kế toán quý: 3 tháng, tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng  
của tháng cuối quý.  
+ Kỳ kế toán tháng: 1 tháng  
- Kh i niệm thước đo   ng tiền: Hoạt động kinh tế của một đơn vị được đo lường bằng  
đơn vị tiền tệ. Đơn vị tiền tệ này được giả định rằng tương đối ổn định qua các năm về  
sức mua.  
1.5.2 C c nguyên tắc kế to n (Accounting Principle) chung được thừa nhận.  
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accrual Basis): Mọi nghiệp vụ kinh tế phải được ghi sổ kế  
toán vào thời điểm kinh tế phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi  
tiền.  
Ví dụ minh họa:  
27/12/xx: Nhận đơn đặt hàng  
28/12/xx: Gửi báo giá và điều kiện giao hàng  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
11  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
29/12/xx: Khách hàng yêu cầu gửi hàng  
30/12/xx: Gửi hàng  
31/12/xx: Khách hàng nhận hàng  
01/01/xx: Khách hàng chuyển tiền  
02/01/xx: Nhận giấy báo của ngân hàng  
- Nguyên tắc hoạt động liên tục (Continuous operation): Báo cáo tài chính được lập  
trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình  
thường trong tương lai gần,…  
- Nguyên tắc gi  gốc (Historical cost): Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc  
của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, hay phải trả vào  
thời điểm tài sản được ghi nhận.  
- Nguyên tắc ph  hợp (Matching): Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi  
ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến  
việc tạo ra doanh thu.  
Ví dụ: Năm 20xx, DN đưa vô hoạt động 1 tòa nhà cho thuê với giá xây dựng 5 tỷ đồng,  
thời gian sử dụng 5 năm. Chi phí hoạt động phát sinh hàng năm bao gồm các khoản như  
tiền điện, nước, quản lý, vệ sinh . . . là 0,5 tỷ đồng. Đồng thời, cũng trong năm 20xx DN  
đã thu được số tiền cho thuê theo hợp đồng 5 năm là 10 tỷ đồng. Theo đó, các khoản  
doanh thu, chi phí phải được xác định và ghi nhận theo từng năm 1 cách phù hợp. Tìm lợi  
nhuận trong năm 20xx ?  
Giải:  
Chi phí phát sinh trong năm 20xx của hoạt động cho thuê tòa nhà  
= 5 tỷ đồng/5 + 0,5tỷ đồng = 1,5 tỷ đồng.  
Doanh thu trong năm 20xx: =10 tỷ / 5 = 2 tỷ đồng  
Lợi nhuận trong năm 20xx: = 2 tỷ đồng – 1,5 tỷ đồng = 0,5 tỷ đồng  
- Nguyên tắc nhất qu n (Consistency): Các chính sách và phương pháp kế toán doanh  
nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm.  
Ví dụ: Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối  
kỳ... Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. áp  
dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả  
các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa  
chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
12  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
- Nguyên tắc thận trọng (Prudence): Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán  
cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.  
Ví dụ: Cuối niên độ kế toán, DN tồn kho 10 tấn hàng hóa với giá nhập kho trong kỳ là 2  
triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, giá thị trường tại ngày kết thúc niên độ của loại hàng ấy chỉ  
còn 1,8 triệu đồng/tấn. Nếu kế toán trình bày trên báo cáo thông tin về tổng giá trị lô hàng  
hiện có là 20 triệu đồng là cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện trong điều kiện thị  
trường hiện tại. Trường hợp này, 1 mặt kế toán phải trình bày theo giá gốc là 20 triệu  
đồng, mặt khác phải ghi giảm giá trị tài sản-gọi là lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số  
tiền 2 triệu đồng, và trình bày đầy đủ các chỉ tiêu này trên báo cáo để người đọc báo cáo  
có thể thấy được 1 cách toàn diện về đối tượng phản ánh:  
- Hàng hóa:  
20 triệu đồng  
2 triệu đồng  
- Dự phòng giảm giá tồn kho:  
- Nguyên tắc trọng yếu (Materiality): Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp  
nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm ảnh hưởng đến quyết  
định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.  
Ví dụ: Việc phân bổ chi phí cho các kỳ kế toán hoặc việc lập dự phòng nếu có sai sót nhỏ  
thì vẫn được chấp nhận nhưng nếu xảy ra sai sót lớn làm ảnh hưởng đến tính trung thực  
của thông tin thì không thể chấp nhận do vi phạm nguyên tắc trọng yếu.  
Trong kỳ DN có mua 1 khu đất để xây dựng nhà xưởng trị giá 10 tỷ đồng. Đến cuối niên  
độ, thông thường kế toán sẽ trình bày thông tin về quyền sử dụng khu đất (TSCĐ vô  
hình) trên báo cáo là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu như có trường hợp phát sinh tranh chấp  
liên quan đến khu đất đó, về mặt pháp lý, về quy hoạch. . .khiến cho việc xây nhà xưởng  
bị ngưng lại thì các thông tin đó phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính,  
thậm chí còn phải xem xét việc đánh giá lại giá trị tài sản.  
1.6. C c yêu cầu cơ  ản của kế to n  
- Trung th c ((Honesty): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo  
cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế.  
- Khách quan (Objectivity): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo  
cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.  
- Đầy đủ (Completeness): Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải  
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.  
- Kịp thời (Timeliness): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo  
kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.  
- Dễ hiểu (Understanda ility): Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo  
tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
13  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
- Có thể so s nh được (Comparability): Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế  
toán trong 1 doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính  
toán và trình bày nhất quán.  
Ví dụ: Năm x, DN áp dung phương pháp “đường thẳng” để tính khấu hao TSCĐ và lợi  
nhuận đạt được tưng ứng là 10 tỷ. Sang năm x+1, tình hình kinh doanh không đổi, nhưng  
doanh nghiệp lại đổi sang áp dung phương pháp khấu hao “số dư giảm dần” với mức lợi  
nhuận là 12 tỷ đồng. Điều này 1 mặt khiến cho thông tin lợi nhuận trở lên “khó hiểu” do  
các hoạt động của DN không đổi; mặt khác, người đọc báo cáo không thể so sánh chỉ tiêu  
lợi nhuận giữa hai năm để phân tích xu hướng phát triển bởi cơ sở tính toán đã bị thay  
đổi. Trường hợp này nhất thiết phải có giải thích trên thuyết minh báo cáo kế toán về sụ  
thay đổi cách tính khấu hao.  
1.7. Nhiệm vụ của kế to n  
Để phát huy tốt các chức năng của kế toán đối với công tác quản lý thì kế toán phải thực  
hiện các nhiệm vụ sau:  
- Thu thập, xử lý thông tin kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế  
độ kế toán.  
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thu, chi thanh toán cũng như tình hình sử dụng tài  
sản, nguồn vốn của đơn vị kế toán, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính  
sách, chế độ về quản lý kinh tế-tài chính.  
- Thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động nói chung và tình hình tài chính của đơn vị  
kế toán, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong việc ra và thực hiện các quyết định kinh tế.  
- Tổ chức cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo đúng quy định của pháp  
luật.  
1.8. Đạo đức nghề nghiệp  
Thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đối tượng sử dụng, đặc biệt  
là các đối tượng bên ngoài. Hơn nữa do tính chất đặc thù của ngành nghề là gắn liền với  
nhiều thủ thuật xử lý có tính nghiệp vụ chuyên sâu nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp đặt ra  
như là một yêu cầu, một trách nhiệm mà người làm công tác kế toán cần phải quán triệt  
để thông tin cung cấp đảm bảo thực hiện đúng luật, đúng chuẩn mực và đạt được độ tin  
cậy, tính trung thực cần thiết.  
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Việt Nam được quy định trong  
Thông tư số 70/2015 TT-BTC ngày 08/05/2015 bao gồm các nội dung: Cách tiếp cận về  
mặt nhận thức, các nguy cơ và biện pháp bảo vệ, tính chính trực và tính khách quan, xung  
đột về đạo đức, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, đạo đức trong tư  
vấn thuế và kê khai thuế, đạo đức trong quảng cáo. . .  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
14  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
Bài tập  
Bài 1: Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các đối  
tượng được cho sau đây:  
1. Trong tháng qua, công ty có quá nhiều nhân viên đi làm trể.  
2. Các khoản chi phí phát sinh tại Công ty.  
3. Quyết định bổ nhiệm một phó phòng kế toán trong Công ty.  
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán.  
5. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán bằng tiền  
mặt.  
6. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.  
7. Phó Giám đốc xin nghỉ phép vì công việc gia đình.  
8. Nhân viên Công ty vừa mua điện thoại di động mới dùng cho cá nhân.  
9. Xuất bán hàng hóa trong kho chưa thu tiền.  
10. Giám đốc thương lượng hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong  
Công ty.  
11. Nhân viên Công ty không thực hiện đúng quy chế làm việc tại công ty.  
12. Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.  
13. Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.  
14. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.  
15. Các mâu thuẩn thường xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên  
trong Công ty.  
16. Một nhân viên trong Công ty xin thôi việc.  
17. Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản.  
18. Tình hình mua sắm TSCĐ của các đối tác có quan hệ mua bán với đơn vị.  
19. Thanh toán nợ bằng tiền mặt.  
20. Họp trong Ban Giám đốc để thống nhất cách thức phân phối lãi tại đơn vị.  
21. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.  
22. Nhân viên A trả nợ cho nhân viên C trong Công ty.  
23. Xuất công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm.  
24. Nhân viên A vay nợ của ngân hàng.  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
15  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
25. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp.  
26. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản.  
27. Nộp ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.  
28. Nhân viên A xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài.  
29. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.  
30. Nhân viên A dự kiến đi công tác 3 nước Châu Âu vào tháng tới.  
31. Quan hệ công việc giữa nhân viên và cấp quản trị trong Công ty còn thấp.  
Bài 2: Tình hình tài sản công ty ABC ngày 31/12/20xx như sau:  
(Đvt: triệu đồng)  
1. Nguyên liệu, vật liệu  
2. Hàng hóa  
10  
100  
5
3. Công cụ, dụng cụ  
4. Qũy đầu tư phát triển  
5. Nguồn vốn xây dựng cơ bản  
6. Tạm ứng  
10  
30  
4
7. Phải thu khách hàng  
8. Tài sản cố định hữu hình  
9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối  
10. Hao mòn TSCĐ  
16  
300  
15  
60  
470  
30  
5
11. Vốn đầu tư của chủ sở hữu  
12. Tiền mặt  
13. Phải thu khác  
14. Phải trả cho người bán  
15. Tiền gửi ngân hàng  
16. Chứng khoán kinh doanh  
17. Vay và nợ thuê tài chính  
18. Thành phẩm  
30  
20  
10  
100  
150  
5
19. Phải trả công nhân viên  
20. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  
50  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
16  
Bài 1: Một số vấn đề chung về kế toán  
21. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước  
10  
10  
20  
22. Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược  
23. Xây dựng cơ bản dở dang  
Yêu cầu: Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn  
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  
17  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 127 trang yennguyen 18/04/2022 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán quản lý doanh nghiệp - Ngành/nghề: Quản trị kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_quan_ly_doanh_nghiep_nganhnghe_qua.pdf