Giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP HIỆN ĐANG SẢN XUẤT  
NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG  
Lã Nguyên Khang1, Đinh Văn Tuyến2, Lê Sỹ Doanh1, Nguyễn Quang Huy1  
1Trường Đại học Lâm nghiệp  
2Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp  
TÓM TẮT  
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện đang  
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu;  
phân tích không gian; phỏng vấn, thảo luận nhóm với các bên liên quan và khảo sát thực tế tại các mô hình sản  
xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm  
nghiệp toàn tỉnh là 39.490,25 ha, trong đó: diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày là lớn nhất với 19.563,14  
ha (chiếm 49,5%); tiếp đến là trồng cây công nghiệp thuần loài: 15.280,56 ha (chiếm 38,7%). Các loại hình  
canh tác còn lại bao gồm trồng cây công nghiệp hỗn loài: 2.253,23 ha (chiếm 5,7%); đất trồng xen cây lâm  
nghiệp: 1.793,68 ha (chiếm 4,5%); đất trồng cây ăn quả thuần loài: 280,70 ha (chiếm 0,7%); đất trồng xen cây  
ăn quả và cây công nghiệp: 247,78 ha (chiếm 0,6%) và đất trồng cây ăn quả hỗn loài: 71,16 ha (chiếm 0,2%).  
Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng, phân tích các nguyên nhân nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý  
đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp bao gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về kỹ thuật  
và giải pháp tuyên truyền vận động.  
Từ khóa: Đất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất.  
đất lâm nghiệp chưa có rừng), trong đó chủ  
yếu trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (chiếm  
49,5%) và trồng các loài cây công nghiệp  
thuần loài (chiếm 38,7%). Diện tích đất lâm  
nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp tập trung  
chủ yếu ở đối tượng đất rừng sản xuất; và tại lâm  
phần quản lý của các công ty lâm nghiệp, doanh  
nghiệp tư nhân thuê đất, thuê rừng thực hiện dự  
án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp.  
Diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm  
nghiệp hiện có chủ yếu được hình thành từ  
nhiều năm trước đây, do các nguyên nhân: (i)  
đất nông nghiệp được người dân sản xuất lâu  
đời nằm xen kẽ được đưa vào quy hoạch lâm  
nghiệp; (ii) đất lâm nghiệp được giao khoán để  
phát triển rừng nhưng người dân sử dụng sai  
mục đích chuyển sang sản xuất nông nghiệp và  
(iii) xâm lấn rừng trái phép để sản xuất nông  
nghiệp của người dân địa phương – đây là  
nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng ở Tây  
Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng  
(Đinh Văn Tuyến, Trần Quang Bảo, Lã  
Nguyên Khang, 2019).  
1. ĐẶT VẤT ĐỀ  
Tỉnh Đắk Nông có tổng diện tích tự nhiên  
650.927 ha, diện tích rừng và đất quy hoạch cho  
lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 331.755,25  
ha (Sở NN&PTNT Đắk Nông, 2019), trong đó:  
diện tích thuộc quy hoạch 3 loại rừng  
296.927,69 ha, gồm: diện tích đất có rừng  
220.677,07 ha (rừng tự nhiên 205.507,23 ha;  
rừng trồng 15.169,84 ha), đất chưa có rừng quy  
hoạch cho phát triển rừng là 76.699,02 ha; tỷ lệ  
che phủ rừng tính đến 31/12/2018 đạt 39,15%.  
Xác định rừng và đất rừng của tỉnh Đắk Nông  
có tầm quan trọng rất to lớn trong việc bảo vệ  
môi trường, nguồn nước, phát triển kinh tế - xã  
hội, an ninh quốc phòng; công tác đối ngoại; là  
không gian văn hóa, môi trường sống của nhân  
dân các dân tộc trong tỉnh theo đó Tỉnh ủy Đắk  
Nông đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU,  
ngày 06/5/2013 về ngăn chặn phá rừng, phát  
triển rừng bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và  
những năm tiếp theo .  
Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có 76.699,02 ha  
đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển  
rừng, trong đó có 3.711,21 ha đất có rừng  
trồng chưa thành rừng (Sở NN&PTNT Đắk  
Nông, 2019), diện tích còn lại chủ yếu là canh  
tác cây nông nghiệp (chiếm 45,35% diện tích  
Như vậy, diện tích sản xuất nông nghiệp  
trên đất lâm nghiệp tại tỉnh Đăk Nông đã và  
đang diễn ra, tồn tại trong nhiều năm, ảnh  
hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà  
84  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
nước về lâm nghiệp, gây khó khăn cho công  
tác sản xuất của các chủ rừng, đồng thời là  
nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, khiếu  
nại, khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự trên địa  
bàn tỉnh. Do vậy, việc đánh giá thực trạng và  
đề xuất giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện  
đang sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông  
là hết sức cần thiết.  
ảnh, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng đất  
lâm nghiệp chưa có rừng.  
- Xây dựng và hoàn thiện bản đồ: Bản đồ  
khu vực đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa  
bàn toàn tỉnh được xây dựng và hoàn thiện làm  
cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng sản xuất  
nông nghiệp trên đất lâm nghiệp (diện tích,  
nhóm loài cây trồng, vị trí lô, khoảnh, tiểu khu).  
2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp  
- Điều tra thu thập thông tin về thực trạng  
sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, cơ  
chế chính sách và các giải pháp tại các cơ quan  
bao gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông  
thôn, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và  
Bảo vệ thực vật của tỉnh Đắk Nông.  
- Điều tra, đánh giá và phỏng vấn sâu về  
thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm  
nghiệp với các nhóm đối tượng khác nhau, bao  
gồm: Cơ quan quản lý nhà nước các cấp (tỉnh,  
huyện, sở ban ngành): 25 người; Các chủ rừng  
là tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh  
sản phẩm cây công nghiệp: 15 người; Hộ gia  
đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên đất  
lâm nghiệp: 80 người.  
- Khảo sát thực địa: Khảo sát, đánh giá  
những mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất  
lâm nghiệp trong thực tiễn: diện tích, loài cây,  
năng suất, thu nhập, thị trường… Quá trình  
khảo sát thực địa được kết hợp với quá trình thu  
thập mẫu khóa ảnh được trình bày ở mục 2.2.  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại  
tỉnh Đắk Nông  
3.1.1. Hiện trạng rừng  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu  
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên,  
kinh tế xã hội và số liệu về diễn biến rừng; tình  
trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp; thực trạng  
công tác bảo vệ và phát triển rừng; các loại bản  
đồ quy hoạch ba loại rừng, hiện trạng rừng, hiện  
trạng sử dụng đất, quy hoạch phát triển cây  
công nghiệp… thời gian qua trên địa bàn tỉnh.  
- Kế thừa các tài liệu, số liệu về hiện trạng  
các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất lâm  
nghiệp tại tỉnh Đắk Nông từ các báo cáo của cơ  
quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế,  
các trường đại học và các viện nghiên cứu  
trong và ngoài nước có liên quan; các số liệu  
thống kê của Tổng cục Thống kê và thống kê  
của tỉnh Đắk Nông.  
2.2. Phương pháp phân tích không gian  
bằng ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám  
- Điều tra mẫu khóa ảnh: nghiên cứu đã  
điều tra các điểm mẫu khoá ảnh trên các mô  
hình sử dụng đất khác nhau trên diện tích đất  
chưa có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp.  
Trong mỗi điểm mẫu khoá đã điều tra các đặc  
điểm về các loài cây trồng chính, kiểu sử dụng  
đất chính. Tổng số điểm mẫu khoá về đất chưa  
có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp đã  
điều tra 439 điểm nằm trên 8 huyện/thị xã của  
tỉnh Đắk Nông.  
Tính đến hết 31/12/2018 diện tích rừng và  
đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là  
331.755,25 ha; tỷ lệ che phủ rừng là 39,15%.  
Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho rừng  
đặc dụng 41.018,72 ha; rừng phòng hộ  
62.147,87 ha; rừng sản xuất 193.761,10 ha  
và diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm  
nghiệp là 34.827,56 ha (Sở NN&PTNT Đắk  
Nông, 2019). Hiện trạng rừng và đất lâm  
nghiệp trên địa bàn tỉnh được thể hiện ở bảng 1.  
- Xây dựng thuật toán giải đoán ảnh: Từ các  
điểm mẫu khoá đã điều tra, ảnh vệ tinh, bản đồ  
hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp sau hiệu  
chỉnh kết hợp với kiến thức chuyên gia để xây  
dựng thuật toán xác định vị trí, phân bố đất đất  
lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn toàn tỉnh.  
Sử dụng thuật toán xây dựng được để giải đoán  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
85  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
Bảng 1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông năm 2018  
Phân theo chức năng rừng và đất lâm nghiệp  
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất NQH  
36.526,46 46.339,46 137.811,15 34.379,16 255.056,23  
36.318,93 44.862,91 124.325,39 488,53 205.995,76  
207,53 1.476,55 13.485,76 33.890,63  
4.492,26 15.808,41  
TT  
Loại đất, loại rừng  
Tổng cộng  
I
1
2
Đất có rừng  
Rừng tự nhiên  
Rừng trồng  
49.060,47  
76.699,02  
3.711,21  
4.498,92  
28.231,28  
0,51  
II Đất chưa có rừng  
55.949,95  
2.105,13  
3.681,41  
23.077,89  
0,51  
448,40  
1
2
3
4
5
6
Đất đã trồng rừng (DTR)  
Đất trống (DT2)  
Đất trống (DT1)  
Núi đá không cây  
Đất có cây nông nghiệp  
Đất khác  
143,07  
143,51  
952,02  
1.014,61  
674,00  
448,40  
4.201,37  
403,46  
9.490,72  
427,71  
24.890,35  
2.194,66  
34.784,53  
5.472,57  
2.850,20  
Tổng cộng (I+II)  
41.018,72 62.147,87 193.761,10 34.827,56 331.755,25  
Nguồn: Quyết định 74/QĐ-SNN ngày 18/2/2019 của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông.  
Diện tích đất có rừng là 255.056,23 ha; trong  
biến rừng năm 2018 và số liệu diễn biến rừng  
và đất quy hoạch phát triển rừng tại Quyết định  
74/QĐ-SNN ngày 18/2/2019 của Sở  
NN&PTNT tỉnh Đăk Nông, nghiên cứu đã tiến  
hành điều tra, giải đoán ảnh xác định hiện  
trạng cụ thể đối với diện tích đất chưa có rừng  
làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng sản  
xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp. Hiện  
trạng diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng  
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thể hiện ở  
bảng 2 và hình 1.  
đó rừng tự nhiên là 205.995,76 ha (chiếm  
80,8%) và rừng trồng là 49.060,47 ha (chiếm  
19,2%). Diện tích đất chưa có rừng là 76.699,02  
ha; trong đó diện tích đất đã trồng rừng nhưng  
chưa thành rừng (DTR) là 3.711,21 ha và đất  
chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là  
72.987,81 ha - đây là đối tượng đất mà trong  
nghiên cứu này quan tâm để xác định hiện trạng  
sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp.  
3.1.2. Hiện trạng đất chưa có rừng  
Trên cơ sở kế thừa bản đồ cập nhật diễn  
Bảng 2. Hiện trạng đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2019  
Phân theo 3 loại rừng (ha)  
TT  
Hiện trạng  
Tổng cộng  
Phòng hộ Đặc dụng  
Sản xuất  
1
2
3
Đất trống có cây gỗ tái sinh  
674,00  
4.057,64  
9.471,81  
143,49  
825,56  
436,46  
3.678,95  
4.496,44  
Đất trống không có cây gỗ tái sinh  
Đất trồng cây nông nghiệp (CNN, CAQ, CCN)  
18.509,68 23.392,88  
27.788,30 37.696,57  
4
5
6
Đất trồng xen cây lâm nghiệp  
Mặt nước  
158,93  
187,43  
0,00  
1.634,75  
487,28  
1.793,68  
3.590,39  
2.017,85  
2.915,68  
12,73  
Đất khác  
241,44  
1.763,68  
Tổng cộng  
14.791,25  
4.333,92  
53.862,64 72.987,81  
Ghi chú: CNN – cây nông nghiệp, CAQ – cây ăn quả, CCN – cây công nghiệp  
86  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
Hình 1. Tỷ lệ diện tích các loại đất chưa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp  
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là  
72.987,81 ha, diện tích này nằm trên cả ba loại  
rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất); trong  
đó: diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng  
chiếm đến 2/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp  
chưa có rừng trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể là  
53.862,64 ha (73,8%). Đất rừng phòng hộ có  
14.791,25 ha (20,3%) và đất rừng đặc dụng có  
4.333,92 ha (5,9%). Diện tích đất lâm nghiệp  
chưa có rừng bao gồm các nhóm sau đây:  
- Đất trống có cây gỗ tái sinh là 4.496,44 ha  
(chiếm 6,2%), diện tích này cần phải thực hiện  
các biện pháp để phục hồi rừng tự nhiên bằng  
biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc  
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung  
theo quy định hiện hành tại Thông tư số  
29/2018/BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy  
định về các biện pháp lâm sinh.  
đối tượng để trồng rừng theo quy định hiện  
hành tại Thông tư số 29/2018/BNNPTNT ngày  
16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh.  
- Đất khác và mặt nước có tổng diện tích là  
5.608,24 ha (chiếm 7,7%) diện tích này chủ  
yếu là mặt nước, cơ sở hạ tầng lâm nghiệp nên  
sẽ không áp dụng các biện pháp lâm sinh.  
- Đất trồng cây nông nghiệp (sản xuất nông  
nghiệp) là 39.490,25 ha; trong đó đất có trồng  
xen cây lâm nghiệp là 1.793,68 ha (chiếm  
2,5%) và đất trồng cây nông nghiệp là  
37.696,57 ha (chiếm 51,6%) đây là đối tượng  
trong nghiên cứu này quan tâm nhằm xác định  
các giải pháp để quản lý và phát triển bền vững.  
3.2. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp  
hiện đang sản xuất nông nghiệp  
Như trên đã phân tích, diện tích đất lâm  
nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp là  
39.490,25 ha, cụ thể hiện trạng của diện tích  
đất này được thể hiện ở bảng 3 và hình 2.  
- Đất trống không có cây gỗ tái sinh là  
23.392,88 ha (chiếm 32,1%), diện tích này là  
Bảng 3. Hiện trạng đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp  
Diện tích phân theo 3 loại rừng (ha)  
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất  
34,16 0,00 37,00  
TT  
Hiện trạng  
Tổng cộng  
1
2
3
4
5
6
7
Đất trồng CAQ hỗn loài  
Đất trồng CAQ thuần loài  
Đất trồng CCN hỗn loài  
Đất trồng CCN thuần loài  
Đất trồng xen CCN và CAQ  
Đất trồng CNN ngắn ngày  
Đất trồng xen cây lâm nghiệp  
Tổng cộng  
71,16  
280,70  
89,35  
491,25  
0,00  
19,52  
273,79  
0,00  
191,35  
1.742,46  
12.319,04  
106,32  
2.253,23  
15.280,56  
247,78  
2.687,73  
141,46  
6.027,86  
158,93  
143,15  
0,00  
13.392,13  
1.634,75  
29.423,05  
19.563,14  
1.793,68  
39.490,25  
9.630,74  
436,46  
Ghi chú: CAQ – cây ăn quả, CCN – cây công nghiệp, CNN – cây nông nghiệp.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
87  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
Hình 2. Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp hiện  
đang sản xuất nông nghiệp theo nhóm loài  
cây trồng  
Hình 3. Mô hình trồng Bơ trên đất lâm nghiệp  
(Lô 3, khoảnh 1, tiểu khu 1360,  
Hình 4. Bản đồ hiện trạng đất chưa có rừng quy  
hoạch lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông năm 2019  
huyện Krông Nô)  
Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản  
xuất nông nghiệp là 39.490,25 ha, trong đó:  
diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (sắn,  
ngô, đậu, rau…) là lớn nhất với 19.563,14 ha  
(chiếm 49,5%); tiếp đến là trồng cây công  
nghiệp thuần loài (cà phê, điều, tiêu, ca ri) với  
15.280,56 ha (chiếm 38,7%). Đây là hai loại  
hình canh tác có diện tích lớn. Bằng chứng này  
phần nào minh họa cho sự ưu tiên của người  
dân địa phương đối với 2 loại hình canh tác là  
trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công  
nghiệp thuần loài. Các loại hình canh tác còn lại  
bao gồm trồng cây công nghiệp hỗn loài (trồng  
xen giữa: cà phê + tiêu, cà phê + điều; cà phê +  
tiêu + điều) có diện tích 2.253,23 ha (chiếm  
5,7%); đất trồng xen cây lâm nghiệp (cao su,  
muồng, mắc ca, gáo, điều, xoan với cây công  
nghiệp hoặc cây ăn quả) có diện tích là 1.793,68  
ha (chiếm 4,5%); đất trồng cây ăn quả thuần  
loài (bơ, sầu riêng, chanh dây, mít…) có diện  
tích 280,70 ha (chiếm 0,7%); đất trồng xen cây  
ăn quả và cây công nghiệp (bơ + cà phê; cà phê  
+ tiêu + bơ; bơ + mít + điều…) có diện tích  
247,78 ha (chiếm 0,6%) và đất trồng cây ăn quả  
hỗn loài (trồng xen giữa bơ + mít; cam +  
quýt...) có diện tích 71,16 ha (chiếm 0,2%).  
Mô hình trồng cây bơ + tiêu (Lô 43, khoảnh 4,  
tiểu khu 1124, xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song)  
Mô hình trồng sầu riêng + cà phê  
(xã Đắk Mạnh, huyện Đắk Mil)  
Hình 5. Mô hình trồng cây xen cây công nghiệp và cây ăn quả trên đất lâm nghiệp  
88  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
Mô hình trồng cây bơ + sưa đỏ (Lô 6, khoảnh 12, TK Mô hình trồng cây mắc ca (Lô 8, khoảnh 1, tiểu khu  
1248, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô)  
1475, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức)  
Hình 6. Mô hình trồng cây xen cây lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp  
hoạch 3 loại rừng. Đây là diện tích sản xuất lâu  
đời do phong tục, tập quán du canh du cư của  
đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương;  
diện tích này chủ yếu nằm xen kẽ trong các khu  
rừng do vậy khi thực hiện quy hoạch 3 loại rừng  
đã tiến hành khoanh vẽ vào quy hoạch lâm  
nghiệp. Mặt khác công tác quản lý, quy hoạch  
dân cư, quy hoạch sử dụng đất cho người dân  
còn chậm, chưa nắm chắc diễn biến để có biện  
pháp xử lý kịp thời đối với tình hình dân di cư  
tự do (Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Kinh  
tế Trung ương, 2019).  
- Việc quản lý, sử dụng đất, rừng tại các  
công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới  
còn nhiều bất cập: Trong thời gian qua tỉnh  
Đắk nông đã thực hiện sắp xếp, đổi mới và  
phát triển các nông, lâm trường quốc doanh  
theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày  
22/9/2004; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP  
ngày 08/11/2004; Nghị quyết số 30-NQ/TW  
ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số  
118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính  
phủ và Quyết định số 1827/TTg-ĐMDN ngày  
14/10/2015. Tính đến tháng 5/2018 trên địa  
bàn tỉnh Đắk Nông có 19 Công ty nông, lâm  
nghiệp và Ban quản lý rừng được UBND tỉnh  
giao, cho thuê đất nông lâm nghiệp, với tổng  
diện tích 210.613,48 ha (Thanh tra Chính phủ,  
2019). Sau khi sắp xếp, đổi mới, các công ty  
nông lâm nghiệp, doanh nghiệp được giao đất,  
cho thuê đất đã hoạt động theo mô hình mới,  
từng bước ổn định, chủ động sản xuất kinh  
doanh, gắn với bảo vệ và phát triển rừng, hạn  
3.3. Nguyên nhân của thực trạng sản xuất  
nông nghiệp trên đất lâm nghiệp  
Tình trạng này diễn ra, do nhiều nguyên  
nhân khác nhau, trong đó một số nguyên nhân  
chủ yếu như sau:  
- Áp lực từ tăng dân số: Đắk Nông là tỉnh  
được thành lập năm 2004 với dân số 397.536  
người, năm 2010 dân số trung bình là 510.570  
người, đến năm 2018 là 645.400 người. Áp lực  
về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do  
tăng cơ học, dân di cư tự do từ nơi khác đến,  
dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác, một  
số hộ dân đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế  
chủ yếu là khai thác lợi dụng tài nguyên rừng.  
Dân di cư tự do diễn biến phức tạp, chưa được  
kiểm soát; việc thực hiện các dự án ổn định  
dân di cư tự do còn chậm. Tính đến hết năm  
2015, tổng số số dân di cư tự do trên địa bàn  
tỉnh Đắk Nông là 37.839 hộ, với 173.062 khẩu  
(UBND tỉnh Đắk Nông, 2017). Việc tăng dân  
số quá nhanh dẫn đến nhu cầu về đất sản xuất,  
đất ở cũng tăng theo, ảnh hưởng đến công tác  
quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, đặc biệt tại  
các huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, đất  
đai màu mỡ cùng với giá các mặt hàng nông  
sản ngày càng cao dẫn đến tình trạng phá rừng,  
lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp  
diễn biến ngày càng nghiêm trọng, điển hình  
như huyện Tuy Đức, Đắk Song, Đắk G’long.  
- Công tác quy hoạch rừng và đất lâm  
nghiệp và các quy hoạch khác có liên quan còn  
hạn chế: Diện tích sản xuất nông nghiệp trên  
đất lâm nghiệp một phần có trước khi quy  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
89  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
chế tình trạng người dân xâm canh, lấn chiếm  
đất rừng. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất,  
rừng của một số công ty nông lâm nghiệp, ban  
quản lý rừng trên địa bàn tỉnh còn xảy ra nhiều  
sai phạm, buông lỏng quản lý, nhiều diện tích  
rừng bị hủy hoại, đất rừng bị lấn chiếm, một  
số đơn vị để mất rừng với diện tích lớn, vi  
phạm pháp luật. Theo Kết luận của Thanh tra  
Chính phủ, tính đến tháng 5/2018, một số  
công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng  
đang quản lý, sử dụng đã buông lỏng quản lý  
để diện tích đất, rừng bị xâm chiếm lớn, như:  
Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng  
4.805,6 ha/8.261,69 ha (tỷ lệ 58,16%); Công  
ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa  
5.383,67 ha/10.338,15 ha (tỷ lệ 52,07%);  
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đắk Măng  
(nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Măng)  
2.346,52 ha/6.567,31 ha (tỷ lệ 35,7%); Công  
ty TNHH MTV lâm nghiệp Đắk N’tao  
3.335,17 ha/11.190,15 ha (tỷ lệ 29,8%); Công  
ty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Sơn  
3.690,6 ha/13.018,76 ha (tỷ lệ 28,34%)... các  
đơn vị này cần phải được xem xét, xử lý theo  
quy định (Thanh tra Chính phủ, 2019).  
- Một số công ty, doanh nghiệp tư nhân  
được giao, thuê đất, thuê rừng những không  
đủ năng lực thực hiện dự án, kinh nghiệm  
quản lý bảo vệ rừng, sử dụng đất, rừng kém  
hiệu quả; không triển khai thực hiện dự án,  
buôn lỏng quản lý đã để người dân lấn, chiếm,  
sử dụng đất sai mục đích, sang nhượng đất,  
rừng bất hợp pháp; phát sinh tranh chấp khiếu  
kiện phức tạp về đất đai; tình trạng phá rừng  
diễn ra khá phức tạp, với số lượng lớn, diện  
tích rừng tự nhiên bị người dân phá là  
6.735,25 ha; diện tích đất bị lấn chiếm là  
6.501,2 ha, chiếm 19,1% so với tổng diện tích  
đất được thuê là 33.937,5 ha (Thanh tra Chính  
phủ, 2019). Một số doanh nghiệp bị xâm  
chiếm với diện tích lớn, như: Công ty Công  
phần ĐTXD 59, diện tích đất bị xâm chiếm  
422 ha (tỷ lệ 100%), diện tích rừng tự nhiên bị  
phá 248,2 ha/261,5 ha (tỷ lệ 94,9%); Công ty  
TNHH Hoàng Ba, diện tích đất bị xâm chiếm  
209 ha/1.045 ha (tỷ lệ 20%), diện tích rừng tự  
nhiên bị phá 320 ha/683,2 ha (tỷ lệ 46,87%)...  
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều  
hành của một số cấp ủy, chính quyền còn mờ  
nhạt, trách nhiệm chưa cao: Chính quyền địa  
phương các cấp, chưa thực hiện hết trách  
nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ  
rừng, thiếu cương quyết trong công tác chỉ  
đạo, điều hành các biện pháp bảo vệ rừng  
(theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg, ngày  
08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ); việc  
quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, đặc biệt diện  
tích đất thu hồi từ các công ty lâm nghiệp giải  
thể, giao về địa phương quản lý, sử dụng  
không hiệu quả; Uỷ ban nhân dân xã không đủ  
điều kiện (nhân lực và tài chính) để tổ chức  
bảo vệ rừng để rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị  
lấn chiếm, diễn biến phức tạp, chưa có biện  
pháp ngăn chặn hiệu quả, việc tự ý chuyển  
mục đích sử dụng đất trái phép nhưng chưa bị  
xử lý; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các  
ngành, các cấp, các lực lượng trong việc bảo  
vệ rừng, quản lý diện tích đất sau phá rừng.  
- Một số đơn vị chủ rừng không đủ năng  
lực bảo vệ rừng, buông lỏng công tác quản lý,  
bảo vệ rừng, diện tích đất được giao, được  
thuê; thiếu tinh thần trách nhiệm để người dân  
phá rừng, xâm canh, lấn chiếm không kịp thời  
phát hiện, báo cáo, giải quyết dứt điểm tạo  
thành hệ lụy xấu, khó xử lý; thực hiện chưa  
nghiêm túc việc trồng lại rừng trên diện tích  
rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; diện  
tích rừng bị phá sau khi xử lý cơ quan chức  
năng giao quản lý bảo vệ không trồng rừng,  
khoanh nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ, bị các  
đối tượng tái lấn, chiếm, sử dụng.  
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các  
lực lượng chức năng với lực lượng công an  
trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo  
vệ và phát triển rừng thiếu chặt chẽ, chưa đồng  
bộ nên các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng  
trái phép chậm được điều tra, xử lý.  
- Công tác giáo dục vận động nhân dân,  
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham  
gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả  
chưa cao, chưa huy động được nhân dân tham  
gia quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.  
90  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
thể như sau:  
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý đất lâm  
nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp  
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách  
a) Đối với diện tích quy hoạch rừng đặc dụng:  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung,  
quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất  
ổn định: Cần tiến hành rà soát, đề xuất quy  
hoạch thành vùng đệm trong (đối với diện tích  
đáp ứng đủ điều kiện) của khu rừng đặc dụng  
để thực hiện cơ chế quản lý đặc thù nhằm mục  
đích ổn định và cải thiện cuộc sống của người  
dân; giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động xâm  
hại rừng đặc dụng; thu hút người dân tham gia  
các hoạt động của khu rừng đặc dụng. Ban  
quản lý khu rừng đặc dụng xác định phạm vi,  
ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm nằm  
trong ranh giới khu rừng đặc dụng phù hợp,  
bao gồm: diện tích đất ở, đất canh tác, nương  
rẫy cố định của các hộ dân cư được thể hiện  
trên bản đồ, cắm mốc ranh giới rõ ràng trên  
thực địa.  
- Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn  
bản dưới Luật nhìn chung đã tạo điều kiện hỗ  
trợ và thu hút nhiều hơn sự tham gia của người  
dân địa phương, cộng đồng trong quản lý, bảo  
vệ, hưởng lợi từ rừng, là điều kiện để giải  
quyết về tình trạng sản xuất nông nghiệp trên  
đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý ổn định  
diện tích đất này và nâng cao đời sống người  
dân trên đất lâm nghiệp đòi hỏi phải xây dựng  
lộ trình thích hợp trên cơ sở nhà nước ban hành  
chính sách đặc thù phù hợp tình hình thực tiễn  
ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào các nội  
dung: giải quyết tình trạng di dân tự do; mua  
bán sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép; cơ  
chế hưởng lợi từ rừng; hỗ trợ giao đất giao  
rừng; cắm mốc ba loại rừng và các cơ chế vay  
vốn hỗ trợ kỹ thuật để các công ty lâm nghiệp  
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, sản xuất kinh  
doanh trong tình hình mới.  
- Chính quyền các cấp của tỉnh Đắk Nông  
cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công  
tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, quy  
hoạch sử dụng đất phù hợp, thông qua các  
Nghị quyết, Chỉ thị; nhằm thay đổi về nhận  
thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo  
vệ, phát triển rừng của các cấp, các ngành, huy  
động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống  
chính trị đối với công tác bảo vệ, phát triển  
rừng, xử lý đất rừng bị lấn chiếm; xử lý  
nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật  
về lâm nghiệp; hạn chế thấp nhất tình trạng  
phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông  
nghiệp.  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh  
mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng và diện  
tích rừng mới bị phá: cần tiến hành lập hồ sơ  
xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho  
chủ rừng phục hồi lại rừng theo quy định của  
pháp luật.  
b) Đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ:  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung,  
quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất  
ổn định: Chủ rừng cần phối hợp với các bên  
liên quan tiến hành rà soát, đối chiếu các tiêu  
chí rừng phòng hộ được quy định tại Khoản 1,  
Điều 7, Nghị định 156/2018/NĐ-CP nếu không  
đảm bảo thì đề nghị chuyển sang quy hoạch  
rừng sản xuất hoặc điều chỉnh đưa ra khỏi quy  
hoạch lâm nghiệp. Còn đối với những diện tích  
sau khi rà soát vẫn đảm bảo tiêu chí quy hoạch  
rừng phòng hộ thì thực hiện giải pháp như sau:  
i) Nếu người dân đang trực tiếp sử dụng đất  
lấn, chiếm có nhu cầu tiếp tục sản xuất, chấp  
hành quy hoạch và đáp ứng đủ các điều kiện,  
tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2  
Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký  
hợp đồng khoán theo đúng quy định của pháp  
luật; ii) Nếu người dân đang sử dụng đất lấn  
chiếm không chấp hành quy hoạch (trồng rừng,  
sản xuất nông lâm kết hợp ttrên đất rừng phòng  
- Cụ thể hóa các quy định, chế tài xử lý vi  
phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cơ  
sở xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công  
tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất rừng; đặc  
biệt là xử lý trách nhiệm đối với chính quyền địa  
phương các cấp để xảy ra tình trạng phá rừng,  
lấn chiếm đất rừng, tạo sự nghiêm minh.  
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật  
Đối với từng loại đất rừng (đặc dụng, phòng  
hộ và sản xuất), cần có giải pháp kỹ thuật cụ  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
91  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
hộ) thì lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu  
hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng.  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh  
mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng và diện  
tích rừng mới bị phá: tiến hành lập hồ sơ xử lý  
vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ  
rừng phục hồi lại rừng.  
lâm nghiệp thuộc đối tượng cần phải di dời ra  
khỏi rừng, ổn định cuộc sống, sinh kế và được  
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an  
sinh xã hội.  
4. KẾT LUẬN  
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là  
72.987,81 ha, chiếm 22,0% tổng diện tích rừng  
và đất lâm nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích  
hiện đang sản xuất nông nghiệp là 39.490,25  
ha (1.793,68 ha trồng xen cây lâm nghiệp và  
37.696,57 ha trồng nông nghiệp, công nghiệp  
các loại.  
- Hai loại hình canh tác nông nghiệp chiếm  
tỷ lệ diện tích lớn trong tổng diện tích đất lâm  
nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp là: trồng  
cây nông nghiệp ngắn ngày (sắn, ngô, đậu,  
rau…) với 19.563,14 ha (chiếm 49,5%) và trồng  
cây công nghiệp thuần loài (cà phê, điều, tiêu,  
ca ri) với 15.280,56 ha (chiếm 38,7%). Bằng  
chứng này phần nào minh họa cho sự ưu tiên  
của người dân địa phương đối với 2 loại hình  
canh tác là trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và  
cây công nghiệp thuần loài.  
- Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng sản  
xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp được kể  
đến bao gồm: Công tác quy hoạch rừng và đất  
lâm nghiệp và các quy hoạch khác có liên quan  
còn hạn chế; Việc quản lý, sử dụng đất, rừng  
tại các công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp,  
đổi mới còn nhiều bất cập; Các công ty, doanh  
nghiệp tư nhân được giao, thuê đất, thuê rừng  
những không đủ năng lực thực hiện dự án, kinh  
nghiệm quản lý bảo vệ rừng, sử dụng đất, rừng  
kém hiệu quả; Sự phối hợp của các cấp, ngành,  
công tác tuyên truyền vận động người dân  
tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát  
triển rừng có hiệu quả chưa cao.  
c) Đối với diện tích quy hoạch rừng sản xuất:  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung,  
quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất  
ổn định: Chủ rừng lập phương án quản lý đất  
lấn, chiếm theo hướng thu hút sự tham gia, ổn  
định người dân đang trực tiếp sản xuất để thực  
hiện các dự án trồng rừng hoặc sản xuất nông  
lâm kết hợp, cụ thể như sau: i) Trường hợp  
người dân đồng thuận, cam kết chấp hành đúng  
quy hoạch, đúng phương án: ký hợp đồng, tổ  
chức thực hiện phương án quản lý đất lấn,  
chiếm sau khi được cấp có thẩm quyền phê  
duyệt (cần xây dựng theo hướng chủ rừng cung  
ứng các loại dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản  
phẩm); ii) Trường hợp người dân không đồng  
thuận: Tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm,  
cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rừng phục  
hồi lại rừng.  
- Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh  
mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng và những  
diện tích phá rừng sau ngày 01/7/2014: tiến  
hành lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu  
hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng.  
3.4.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động  
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chủ  
trương, chính sách và pháp luật để người dân  
tại chỗ và dân di cư tự do nâng cao hiểu biết,  
thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, vận động  
nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết giữa các  
dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương.  
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận  
động nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc  
biệt là các hộ dân sống gần rừng, trong rừng về  
công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng,  
triển khai các chính sách nhằm nâng cao sinh  
kế của người dân tham gia bảo vệ, phát triển  
rừng, ổn định sản xuất và đời sống.  
- Các giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện  
đang sản xuất nông nghiệp được đề xuất bao  
gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp  
về kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền vận động.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018).  
Thông tư số 29/2018/BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy  
định về các biện pháp lâm sinh.  
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam (2012). Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày  
- Tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi  
các hộ dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất  
92  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường  
08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường  
công tác bảo vệ rừng.  
nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội, Số kỳ 1, tháng 7  
năm 2019.  
3. Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông (2019).  
Quyết định số 74/QĐ-SNN ngày 18/02/2019 của Sở  
Nông nghiệp và PTNT, về việc phê duyệt số liệu diễn  
biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn  
tỉnh Đăk Nông có đến ngày 31/12/2018.  
4. Thanh tra Chính phủ (2019). Kết luận thanh tra số  
1969/KL-TTCP ngà 31/10/2019 của Thanh tra Chính phủ  
về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử  
dụng đất nông, lâm nghiệp tại một số Công ty, doanh  
nghiệp được giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.  
5. Đinh Văn Tuyến, Trần Quang Bảo, Lã Nguyên  
Khang (2019). Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất  
lâm nghiệp ở Khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Nông  
6. Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Kinh tế Trung  
ương (2019). Tài liệu Hội thảo “Sản xuất nông nghiệp  
trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên: Thực trạng và định  
hướng giải pháp” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp  
với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức ngày 31/12/2019  
tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.  
7. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2017). Quyết  
định số 118/QĐ-UBND tỉnh Đắk Nông ngày 19 tháng  
10 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động  
“Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế  
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên  
rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” tỉnh  
Đắk Nông giai đoạn 2016-2020.  
THE MANAGEMENT SOLUTIONS FOR FOREST LAND ARE USING FOR  
AGRICULTURAL PRODUCTION IN DAK NONG PROVINCE  
La Nguyen Khang1, Dinh Van Tuyen2, Le Sy Doanh1, Nguyen Quang Huy1  
1Vietnam National University of Forestry  
2 Forest Protection Department, Vietnam Administration of Forestry  
SUMMARY  
This article shows the results of research on the current situation and proposed solutions for the management of  
forest lands are using for agricultural production in Dak Nong province. The research used methods of  
document inheritance; spatial analysis; interviews, group discussions with stakeholders and field surveys at  
agricultural production models on forestry land. Research results show that the area of agricultural production  
on forestry land is 39,490.25 ha, of which: the area of short-term agricultural crops is the largest with 19,563.14  
ha (accounting for 49.5%); followed by monoculture industrial crops: 15,280.56 ha (accounting for 38.7%).  
The remaining types of cultivation include mixed industrial tree species land: 2,253.23 ha (accounting for  
5.7%); forestry intercropping land: 1,793.68 ha (accounting for 4.5%); monoculture fruit land: 280.70 ha  
(0.7%); intercropping with fruit and industrial trees land: 247.78 ha (accounting for 0.6%) and land for mixed  
fruit trees: 71.16 ha (accounting for 0.2%). Based on the results of the current status assessment and analysis of  
the causes, the study has proposed solutions to manage forestry land currently under agricultural production,  
including mechanisms and policies; technical solutions and advocacy solutions.  
Keywords: Agricultural production, agroforestry, forestry land, land use.  
Ngày nhận bài  
: 09/01/2020  
: 10/02/2020  
: 17/02/2020  
Ngày phản biện  
Ngày quyết định đăng  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020  
93  
pdf 10 trang yennguyen 20/04/2022 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp quản lý đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_quan_ly_dat_lam_nghiep_hien_dang_san_xuat_nong_ngh.pdf