Một số đặc điểm lâm học của kiểu phụ rừng lùn tại Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

L©m sinh  
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA KIỂU PHỤ RỪNG LÙN  
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDUOP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG  
Phạm Xuân Hoàn1, Lê Văn Minh2  
TÓM TẮT  
Rừng lùn (pygmy forest) là một kiểu phụ của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới phân bố ở một số nơi,  
trong đó có Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Đây là kiểu rừng có những đặc trưng lâm học rất đặc thù và chưa được  
nghiên cứu một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu trong bài viết này đã xác định được đặc điểm tổ thành tầng cây  
gỗ của rừng lùn rất đa dạng và thay đổi theo các đai độ cao từ 1600m, 1800m và 2000m. Cấu trúc tầng thứ và qui luật  
kết cấu lâm phần đơn giản, rừng hình thành một tầng chính; phân bố N/D phù hợp với phân bố khoảng cách; phân bố  
N/H không thể hiện rõ qui luật; mật độ cây gỗ và cây tái sinh rất cao, độ tàn che lớn…thực vật ngoại tầng và thực vật  
bì sinh phát triển là những đặc trưng lâm học quan trọng nhất của rừng lùn tại VQG. Tầng cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi  
và thảm tươi có liên hệ chặt chẽ với lớp thảm mục và đặc điểm thổ nhưỡng của rừng lùn. Có thể coi mối liên hệ này là  
mắt xích quan trọng nhất trong quá trình thiết lập quần xã “cao đỉnh khí hậu” của rừng lùn tại Biduop - Núi Bà.  
Từ khóa: Cao đỉnh khí hậu, Cấu trúc rừng, Rừng lùn, Thực vật ngoại tầng.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á  
nhiệt đới núi thấp ở nước ta, một số vùng do có  
2.1. Phương pháp thu thập số liệu  
Do cấu trúc rừng lùn khá thuần nhất và điều  
kiện địa hình phức tạp nên trong nghiên cứu  
này đã áp dụng phương pháp điều tra trên các  
ÔTC điển hình, tạm thời, diện tích 500 m2/ô  
(25m×20m). Các OTC được bố trí trong vùng  
có rừng lùn phân bố từ độ cao 1600-2000m (độ  
cao 1600m: 3ô, 1800: 3ô, 2000m: 3ô). ÔTC  
được định vị bằng máy GPS lưới chiếu  
VN2000. Căn cứ khoa học của sự phân chia  
đai cao này được dựa trên cơ sở phân chia của  
Thái Văn Trừng (1978) là ở miền Nam, từ độ  
cao 1.200m trở lên có sự xuất hiện qui luật  
giảm nhiệt độ từ 0,5-10C khi độ cao tăng lên  
100 mét. Do rừng lùn phân bố từ độ cao  
1600m và để đơn giản hóa khi lập các OTC,  
trong nghiên cứu này đã xác định khoảng cách  
giữa các đai cao là 200 mét. Ở độ cao trên  
2000 mét, không có rừng lùn xuất hiện. Trong  
mỗi OTC, tiến hành xác định tên loài và đo  
đếm các chỉ tiêu về D1.3, Hvn theo các phương  
pháp hiện hành. Độ tàn che và tầng thứ được  
xác định bằng vẽ trắc đồ. Cây tái sinh, cây bụi,  
thảm tươi, thực vật ngoại tầng, thảm mục…  
điều tra trên các ô dạng bản 25m2 (mỗi OTC  
lập 4 ô dạng bản). Nội dung thu thập gồm xác  
định tên loài, chiều cao, độ che phủ…kết hợp  
sự tác động đồng thời của yếu tố thổ nhưỡng  
và khí hậu như sương mù, gió…đã hình thành  
nên kiểu phụ rừng lùn với những cấu trúc rất  
khác biệt (Thái Văn Trừng, 1998). Vườn quốc  
gia Bidoup-Núi Bà là một trong những Vườn  
quốc gia (VQG) có diện tích lớn nhất ở nước  
ta. Cùng với diện tích lớn, địa hình phân hóa  
mạnh đã làm cho VQG này không chỉ có tính  
đa dạng sinh học cao mà còn đa dạng về kiểu  
rừng và các hệ sinh thái. Trong đó, kiểu rừng  
kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp  
với diện tích 21.577 ha (chiếm tỷ lệ 35,67%  
đất rừng) là kiểu rừng có diện tích lớn hơn cả  
tại VQG Bidoup-Núi Bà. Mặc dù kiểu phụ  
rừng lùn ở đây chiếm diện tích hẹp, phân bố tại  
các đỉnh núi Gia Rích, Hòn Giao, Bidoup, ở độ  
cao từ 1.600m trở lên, nhưng đã đem lại một  
hình dáng ngoại mạo có tính hấp dẫn đặc biệt  
có giá trị khoa học và cảnh quan cao. Cho tới  
nay, chưa có nhiều nghiên cứu về những đặc  
trưng lâm học của rừng lùn ở nước ta nói  
chung và ở VQG Biduop-Núi Bà nói riêng. Bài  
viết này nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên  
cứu về kiểu rừng lùn tại Bidoup-Núi Bà.  
1PGS. TS. Trường Đại học Lâm nghiệp  
2CN. VQG Biduop – Núi Bà  
26  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
chụp ảnh nhóm thực vật ngoại tầng và những  
dạng sống đặc thù trong OTC như rêu, địa  
y…Những loài chưa biết tên được lấy mẫu và  
giám định tại Đại học Đà Lạt.  
Tại mỗi đai độ cao, đào 1 phẫu diện đất  
với kích thước (1,2 x 0,8 x 1,0m), ở trung  
tâm OTC. Mô tả phẫu diện đất theo hướng  
dẫn trong "Sổ tay điều tra quy hoạch rừng"  
(1995).  
phân bố Mayer; phân bố Weibull ; phân bố  
khoảng cách.  
- Sử dụng các chỉ số Simpson và Shannon-  
Wiener để tính toán mức độ đa dạng sinh học  
rừng lùn.  
Những số liệu trên được xử lý bằng phần  
mềm SPSS và Excel trên máy tính PC.  
III.KTQUNGHIÊNCUVÀTHẢOLUẬN  
3.1. Cấu trúc ngoại mạo của rừng lùn  
2.2. Phương pháp xử lý số liệu  
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, rừng lùn  
(pygmy forest) là tên gọi của một kiểu rừng  
xuất phát từ tên gọi của tộc người lùn Pygmy  
ở châu Phi. Như tên gọi, đây là kiểu rừng cây  
gỗ có chiều cao rất thấp so với các cây cùng  
loài ở các lập địa khác.  
Sau khi chỉnh lý, các số liệu được xử lý  
theo những nội dung sau:  
- Xác định tổ thành loài tầng cây cao theo  
chỉ số IV% và tổ thành tái sinh theo số cây.  
- Xác định một số đặc trưng về qui luật kết  
cấu quần xã bằng các phân bố thông dụng, như  
Hình 1. Cấu trúc ngoại mạo rừng lùn tại VQG Bidoup-Núi Bà  
(Nguồn: Lê Văn Minh chụp năm 2012)  
Tại VQG Biduop-Núi Bà, rừng lùn hình  
ngoại tầng phát triển mạnh, càng lên những đai  
độ cao lớn, mật độ của rêu và thực vật ngoại  
tầng càng dày đặc hơn. Chính đặc điểm này đã  
tạo ra diện mạo riêng có của kiểu phụ rừng lùn  
tại đây.  
thành ở nơi có độ cao từ 1600m đến 2100m và  
nằm ở sườn đón gió. Rừng lùn chỉ xuất hiện ở  
nơi có độ ẩm không khí cao, thường xuyên có  
mây mù. Mật độ cây gỗ dày, thân cây cong  
queo, chiều cao trung bình của thực vật ở rừng  
lùn thường không vượt quá 10m và càng lên  
cao thì chiều cao cây rừng càng thấp. Do ảnh  
hưởng của khí hậu, thực vật ở rừng lùn có rêu  
và địa y bám với mật độ dày đặc và cũng chính  
điều kiện này đã tạo điều kiện cho thực vật  
3.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng lùn tại  
các đai độ cao khác nhau  
Biểu thị công thức tổ thành (CTTT) của  
rừng lùn theo chỉ số quan trọng (IV%) ở các  
đai độ cao cho thấy, có sự khác biệt rất rõ về số  
27  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
lượng loài. Tại đai độ cao 1600m, có 72 loài đã  
được ghi nhận trong các OTC nhưng chỉ có  
duy nhất một loài có hệ số IV≥5% là loài Cồng  
nhám (Calophyllum rugosum P. F. Stevens). Ở  
đai độ cao 1800m, tương tự có 56 loài được  
phát hiện nhưng chỉ có loài Sơn trâm spreng  
(Vaccinium sprenglii (G. Don) Sluem) tham  
gia vào CTTT. Tổ thành có sự khác biệt rõ hơn  
tại độ cao 2000m. Trong tổng số 42 loài bắt  
gặp tại các OTC ở độ cao này, có 5 loài là Sơn  
trâm spreng (Vaccinium sprenglii (G. Don)  
Sluem), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum  
(Hance) Chun.), Dẻ gai (Castanopsis wilsonii  
Hickel & A. Camus), Sồi poilane (Quercus  
poilanei Hickel & A. Camus), Sụ (Phoebe  
poilanei Kost.) tham gia vào CTTT. Cụ thể:  
11,31St+ 7,80Dr + 6,92Dg + 6,52Sp +  
xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Bùi trung  
bộ (Ilex annamensis Tar.), Chẹo tía  
(Engelhartia roxburghiana), Chò xót (Schima  
wallichii DC.), Dẻ bằng (Lithocarpus  
truncatus King.), Diên bạch (Dendropanax  
chevalieri R. Vig.), Dung láng (Symplocos  
lucida Thunb.), Gò đồng bidoup (Gordonia  
bidoupensis Gagn), Hồng quang (Rhodoleia  
championii Hook), Kha thụ nguyên  
(Castanopsis pseudoserrata Hick), Re xanh  
(Cinnamomum  
tonkinensis  
Pitard),  
Sổ  
(Dillenia pentagyna Roxb), Sồi braian  
(Quercus braianensis A. Camus). Có hai loài  
chỉ phân bố tại đai 1800m là Dẻ cong mảnh  
(Lithocarpus stenopus (Hick. & Cam.) và  
Sophi (Schoepfia fragrans Wall.). Con số này  
ở đai cao 2000m gồm 4 loài là Chây  
(Palaquium poilanei Lec), Dẻ đà lạt  
(Lithocarpus dalatensis A. Camus), Dẻ rừng  
(Lithocarpus silvicolarum Hance), Đỗ quyên  
thìa (Vaccinium viscifolium K. & G).  
5,74Su + 61,70Lk  
Mặc dù cùng là trạng thái rừng lùn nhưng ở  
mỗi đai độ cao, số lượng loài cây có sự khác  
nhau rất rõ. Cụ thể, số lượng loài giảm dần từ  
1600m trở lên 1800m và 2000m theo thứ tự 72-  
56-42. Nếu tại độ cao 1600 và 1800m chỉ có  
một loài có trị số IV% đủ lớn để tham gia vào  
CTTT thì tại độ cao 2000m có 5 loài; trong đó  
loài Sơn trâm spreng có chỉ số IV khá cao, đạt  
tới 11,31%. Như vậy, càng lên cao số lượng loài  
có xu hướng giảm dần nhưng mức độ tập trung  
số lượng cá thể của một số loài đã tăng dần và  
có thể dễ dàng nhận thấy đây là những loài điển  
hình của vùng núi cao, lạnh và ẩm.  
3.3. Đặc điểm cấu trúc mật độ rừng lùn  
Xét về tổng thể, giữa 3 đai độ cao không có  
sự khác biệt lớn về mật độ. Mật độ trung bình  
của rừng là 3.580 cây/ha. Mật độ này cao hơn  
rất nhiều lần so với kiểu rừng hỗn giao lá rộng  
lá kim trong cùng khu vực (862 cây/ha); vì vậy  
sự cạnh tranh về không gian sinh trưởng rất  
lớn. Các số liệu trong Bảng 1 dưới đây đã minh  
chứng cho nhận xét này. Mật độ cao là một  
trong những đặc trưng cơ bản nhất về phương  
diện lâm học của kiểu rừng này. Chính đặc  
trưng đó đã tạo ra ngoại mạo riêng của rừng  
lùn và làm cho các loài cây ở đây có kích  
thước nhỏ cả về đường kính và chiều cao.  
Tổng hợp tổ thành loài cây gỗ trong rừng  
lùn ở cả 3 đai cao là 76 loài. Trong số này, có  
36 loài xuất hiện ở cả ba đai độ cao; số loài chỉ  
phân bố tại đai cao 1600m có 14 loài, bao gồm  
Bạch tùng (Dacrycapus imbricatus Bl.), Bách  
Bảng 1. Mật độ tầng cây cao của rừng lùn  
Mật độ (N/ha)  
Đai độ cao (m)  
Số cây/OTC  
Rừng hỗn giao cây lá  
Rừng lùn  
rộng + lá kim3  
1600  
1800  
2000  
556  
535  
520  
3.707  
3.567  
3.467  
972  
751  
Không có  
862  
Trung bình  
537  
3.580  
3Nguồn: Phòng Khoa học VQG Biduop – Núi Bà, 2012  
28  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
Mật độ cao và thân cây cong queo còn thể  
hiện sự thích nghi của các loài trong điều kiện  
thường xuyên có gió lớn tại khu vực phân bố  
của rừng lùn. Điều này cũng có thể nhận thấy ở  
nhiều khu vực có rừng lùn phân bố như ở Yên  
Tử (Quảng Ninh), Pù Mát (Nghệ An), Ngọc  
Linh (Kon Tum), Hoàng Liên (Lào Cai) hay  
Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…  
Hình 2. Rừng lùn (thân cong queo, nhiều thực vật bì sinh và mật độ cây dày đặc)  
Mật độ dày đặc của tầng cây gỗ của rừng  
lùn còn có ảnh hưởng to lớn tới các dạng sống  
khác thông qua hiện tượng khép tán sớm, hoàn  
cảnh rừng ít xáo trộn, rất ổn định với độ ẩm  
không khí dưới tán luôn gần đạt và vượt mức  
bão hòa, kể cả thời kỳ mùa khô ở đây độ ẩm  
vẫn rất cao. Chính điều này đã làm cho hệ thực  
vật phụ sinh, rêu và địa y… ở đây phát triển,  
bám và phủ kín thân, cành và cả lá cây… sự  
cộng sinh đó hình thành nên cảnh quan riêng  
của kiểu rừng này khó có thể tìm thấy ở bất kỳ  
kiểu rừng nào khác trong khu vực.  
3.4. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của  
rừng lùn  
Qua phân tích các phẫu đồ, có thể dễ dàng  
nhận thấy ở cả 3 đai độ cao rừng lùn cùng có  
chung một dạng kết cấu tầng tán và đều có độ  
tàn che rất cao. Điều này được minh họa trong  
hình 3.  
Hình 3. Phẫu đồ rừng lùn tại đai độ cao 2000m (Tỷ lệ 1:200)  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
29  
L©m sinh  
Phân tích phẫu đồ trên có thể thấy, cây gỗ  
phân bố chủ yếu ở chiều cao từ 5 – 8m, chiều  
cao trung bình 6,27m, rất ít có cây đạt chiều  
cao trên 10 m, biến động về chiều cao cây  
không lớn. Tại tất cả các đai cao, rừng lùn đều  
có độ tàn che lớn trên 0,8. Mật độ cao, tàn che  
lớn nên không gian sinh trưởng được tầng cây  
gỗ tận dụng tối đa, rất ít khoảng trống cho các  
loài cây thân thảo phát triển, do đó tầng cây  
bụi, thảm tươi ở rừng lùn phát triển kém. Với  
những đặc trưng trên về cấu trúc kết hợp với  
yếu tố độ ẩm cao và nhiệt độ ôn hòa nên nhóm  
thực vật ngoại tầng phát triển cực kỳ phong  
phú. Dây leo có các đại diện Embelia sp. (họ  
Myrsinaceae); Smilax sp (họ Smilacaceae),  
Piper sp. (họ Piperaceae), Luvunga sp. (họ  
Rutaceae); Gen. sp. (họ Apocynaceae). Thực  
vật bì sinh khá đa dạng với các đại diện thuộc  
họ Lan – Orchidaceae (chi Coelogyne,  
Dendrobium), Dương xỉ Elaphoglossum sp.  
(họ Lomariopsidaceae) các loại nấm và các  
loài dương xỉ vẩy nhỏ thuộc họ Ráng màng  
(Hymenophyllaceae)...  
Hình 4. Thực vật ngoại tầng trong rừng lùn tại VQG Bidoup-Núi Bà  
phần của kiểu phụ rừng lùn lại tương đối đơn  
giản và cũng cho thấy những sự khác biệt rất  
rõ so với những quần xã khác.  
3.5. Về qui luật kết cấu lâm phần  
Là những quần xã hỗn loài khác tuổi, nhưng  
kết quả nghiên cứu về qui luật kết cấu lâm  
Bảng 2. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết luật phân bố N/D của rừng lùn  
Các tham số  
STT  
Phân bố  
χtính χbảng  
Kết luận  
α
β
γ
λ
1
2
3
Khoảng cách  
Mayer  
0,42  
0,18  
7,02  
737,59 11,07  
0,13 634,66 12,59  
11,07  
Ho+  
Ho-  
Ho-  
3011,11 0,18  
1,00  
Weibull  
Từ bảng kết quả trên cho thấy, trong 3 dạng  
phân bố trên chỉ có phân bố khoảng cách có  
chỉ số χtính< χbảng (xác xuất bằng 0,05) hay  
nói cách khác phân bố số cây theo đường kính  
tuân theo quy luật của phân bố khoảng cách  
với tần suất phân bố tập trung vào cấp kính từ  
9 – 12cm.  
30  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
lùn, kiểu đồ thị dạng chữ “J” này sẽ rất ổn định  
và sự thay đổi số cây cũng như đường kính đều  
rất thấp.  
N(cây)  
800  
700  
600  
500  
400  
300  
200  
100  
0
Trái ngược với phân bố N/D, khi sử dụng  
các hàm lý thuyết trên để mô phỏng qui luật  
phân bố N/Hvn cho rừng lùn, kết quả cho thấy  
với phân bố này cả 3 hàm lý thuyết được chọn  
đều có kết quả là giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều  
này có nghĩa là sự phân hóa số cây theo chiều  
cao không thể hiện trong qui luật kết cấu lâm  
phần một cách rõ ràng. Phần lớn các cây gỗ  
đều có chiều cao tương đối ổn định và hình  
thành nên một tầng rừng chính như đã phân  
tích ở mục đánh giá tầng thứ. Phân bố thực  
nghiệm N/H cho thấy, hầu hết cây rừng đều tập  
trung ở cỡ chiều cao 7-8 mét và điều này chính  
là lý do để gọi là rừng lùn. Tính ổn định này  
cùng với qui luật phân bố N/D đã khẳng định  
được tính “cao đỉnh khí hậu” trong qui luật kết  
cấu lâm phần của rừng lùn. Đây cũng là một  
đặc trưng lâm học quan trọng của kiểu rừng  
này tại VQG Biduop-Núi Bà.  
Flýthuyết  
Fthựctế  
D(cm)  
7
11  
15  
19  
23  
27  
31  
35  
Hình 5. Đồ thị phân bố N/D1.3 của rừng lùn  
theo hàm khoảng cách  
Phần lớn số cây đều tập trung ở cỡ đường  
kính 11-12 cm. Từ phân bố N/D của rừng lùn  
trong Hình 5 có thể nhận thấy, hàm khoảng  
cách là hàm mô phỏng tốt phân bố N/D cho  
những quần xã có sự biến động về đường kính  
không lớn và có cấu trúc tương đối thuần nhất.  
Điều này hoàn toàn phù hợp khi có nhiều tác  
giả đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô  
phỏng qui luật phân bố N/D cho các trạng thái  
rừng phục hồi sau nương rẫy (trạng thái IIA).  
Điểm khác biệt cơ bản nhất là sự ổn định trong  
qui luật kết cấu N/D của rừng lùn. Nếu như ở  
trạng thái IIA thông thường sẽ có sự chuyển  
dịch rất lớn về cả số cây (N) và cả cỡ kính  
(D1.3) do quá trình diễn thế tự nhiên để hướng  
tới trạng thái có kết cấu ổn định hơn thì ở rừng  
3.6. Tái sinh ở rừng lùn  
Xét về tổ thành, số lượng loài cây tái sinh  
về cơ bản gần giống với tổ thành tầng cây cao.  
Điều này có nghĩa là không có loài nào có khả  
năng trở thành loài ưu thế, có hệ số tổ thành  
cao trong CTTT. Cụ thể:  
Bảng 3. Tổ thành cây tái sinh rừng lùn tại các đai độ cao  
Công thức tổ thành cây tái sinh  
Đai độ cao  
(m)  
0,9 Thông tre+0,6 Sơn trà lá hẹp+0,6 Cồng nhám+0,5 Luống xương+ 0,5 Đỗ  
quyên+ 6,8 loài khác.  
0,8 Thông tre + 0,7 Luống xương + 0,7 Đỗ quyên + 0,6 Dẻ gai + 0,6 Sơn trà  
lá hẹp + 0,6 Kha thụ nhím + 0,5 Cồng nhám + 0,5 Dung láng + 4,8 Loài  
khác.  
1600  
1800  
2000  
1,1 Dẻ rừng + 0,9 Luống xương + 0,8 Đỗ quyên + 0,6 Sơn trà lá hẹp + 0,6  
Dung láng + 0,5 Dung đen + 5,5 Loài khác.  
Nhìn vào CTTT cây tái sinh có thể  
nhận thấy sự phân tán trong cấu trúc tổ thành  
loài. Về mật độ và kiểu phân bố cây tái sinh,  
kết quả được tổng hợp tại bảng 4.  
31  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
Bảng 4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố cây tái sinh ở rừng lùn  
Cấp chiều cao cây tái sinh trên OTC (cm)  
Đai độ cao  
(m)  
Mật độ  
(cây/ha)  
25.440  
27.547  
26.587  
Kiểu  
Phân bố  
Cụm  
<50  
319  
375  
357  
50-100  
386  
100-200  
190  
>200  
59  
1600  
1800  
413  
175  
70  
Cụm  
2000  
395  
185  
60  
Cụm  
Mật độ cây tái sinh cực kỳ dày và tập trung  
phân bố ở cấp chiều cao từ 50-100cm...Theo  
quan sát và đánh giá của chúng tôi, đây là  
nhóm cây tái sinh “thực thụ” bởi những cây có  
chiều cao khoảng từ 1,5 mét trở lên hoàn toàn  
có thể đã là cây gỗ trưởng thành ở kiểu rừng  
này. Đây cũng là vấn đề cần xem xét khi ứng  
dụng qui định hiện nay về cây tái sinh là cây  
có D1.3 nhỏ dưới 6cm trong quá trình điều tra  
tái sinh tại rừng lùn. Kết hợp với những kết  
luận ban đầu về cấu trúc tầng cây cao, kết quả  
nghiên cứu về cây tái sinh trên cho thấy, rừng  
lùn thực sự là một kiểu “quần xã cao đỉnh khí  
hậu” điển hình.  
Chỉ số Shannon-Wiener H = 1,628 , chỉ số  
H > 1 đã cho thấy số lượng giữa các loài cây  
gỗ tại rừng lùn có khác biệt lớn, qua đó cho  
thấy mức độ không đồng nhất về thành phần  
loài cây gỗ tại rừng lùn là rất cao. Điều này  
được minh chứng thông qua kết quả nghiên  
cứu về tổ thành tầng cây cao của rừng lùn và  
danh lục thực vật đã điều tra được tại 3 đai độ  
cao trong khu vực nghiên cứu.  
3.8. Đặc điểm thổ nhưỡng và thảm mục tại  
rừng lùn  
Do phân bố ở độ cao lớn và chịu ảnh hưởng  
của yếu tố nhiệt độ và độ ẩm chi phối nên quá  
trình hình thành đất dưới tán kiểu phụ rừng lùn  
có sự khác biệt rất rõ so với đất ở các khu vực  
vùng thấp. Phẫu diện đất là bức tranh phản ánh  
quá trình hình thành và phát triển của đất.  
Trong thực tế đất luôn luôn biến đổi và chịu  
sự tác động của 5 yếu tố hình thành đất (khí  
hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và đá mẹ).  
Theo đó, hình thái phẫu diện đất cũng thay  
đổi theo. Điều này được phản ánh tương đối  
rõ nét qua kết quả nghiên cứu ban đầu về hình  
thái phẫu diện đất tại các độ cao khác nhau  
trong khu vực nghiên cứu được trình bày tại  
Bảng 5 dưới đây.  
3.7. Đa dạng sinh học ở rừng lùn  
Có nhiều chỉ số dùng để đa dạng sinh học  
như chỉ số đa dạng loài, log Alpha, log-Normal  
Lambda, chỉ số Simpson, McIntosh, Berger-  
Parker, chỉ số Shannon  
Wiener,  
Brillouin…Trong các chỉ số trên, thì chỉ số  
Simpson và Shannon-Wiener là chỉ số thông  
dụng dùng để xác định đa dạng sinh học của  
quần xã. Hai chỉ số này đã được ứng dụng để  
đánh giá mức độ đa dạng sinh học của rừng  
lùn. Kết quả thu được như sau:  
Chỉ số Simpson:  
D = 0,033  
Chỉ số Shannon-Wiener:  
Qua bảng mô tả hình thái phẫu diện đất của  
rừng lùn tại 3 đai cao cho thấy lớp đất tại rừng  
lùn rất mỏng và tạm thời được phân thành 5  
tầng chính:  
H = 1,628  
Chỉ số Simpson D = 0,033 ≈ 0, điều này cho  
thấy mức độ đa dạng sinh học ở rừng lùn rất  
cao với tổng số 78 loài được ghi nhận trong  
1.611 cá thế cây gỗ được điều tra.  
-
Tầng A0: là tầng cành khô lá rụng đang  
phân giải, trên bề mặt đất. Tầng này dày từ 4 –  
6cm; do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên tốc  
độ phân giải chậm.  
32  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
Bảng 5. Hình thái phẫu diện đất đặc trưng ở các đai cao rừng  
Đai độ  
cao  
(m)  
Độ  
Độ sâu  
tầng đất  
(cm)  
Thành  
phần cơ lẫn đá  
Tỷ lệ  
dốc Tầng đất  
(độ)  
Màu sắc  
Độ chặt  
giới  
(%)  
A0  
0 - 4  
A
A1  
A2  
4 - 13  
13 – 21  
21 - 45  
> 45  
Xám  
Xám trắng  
Vàng  
Xốp  
Xốp  
Chặt  
Chặt  
Thịt nhẹ  
Thịt nhẹ  
Thịt TB  
Thịt nặng  
1
3
2
1600  
1800  
2000  
200  
220  
250  
B
C
A
Đỏ vàng  
A0  
A1  
A2  
0 - 5  
5 - 15  
15 - 27  
27 - 50  
> 50  
Xám  
Xám trắng  
Vàng  
Xốp  
Xốp  
Chặt  
Chặt  
Thịt nhẹ  
Thịt nhẹ  
Thịt TB  
Thịt nặng  
2
1
2
3
B
C
A
Đỏ vàng  
A0  
A1  
A2  
0 - 6  
6 - 11  
11 - 18  
18 - 42  
> 42  
Xám  
Xám trắng  
Vàng  
Xốp  
Xốp  
Chặt  
Chặt  
Thịt nhẹ  
Thịt nhẹ  
Thịt TB  
Thịt nặng  
1
2
3
1
B
C
Đỏ vàng  
-
Tầng A1: là tầng hình thành mùn có độ  
có độ dốc lớn dẫn đến xói mòn và rửa trôi  
mạnh. Cần đảm bảo mật độ cây lớn và độ che  
phủ cao để có thể bảo vệ tầng đất của khu vực  
này. Đây cũng có thể coi là “khâu yếu nhất”  
của hệ sinh thái rừng lùn vì nếu như lớp thảm  
thực vật vì một lý do nào đó bị mất thì việc  
hình thành hay phục hồi lại rừng lùn là vô cùng  
khó khăn. Vì vậy, rừng lùn luôn được đánh giá  
là một trong những hệ sinh thái rừng có giá trị  
bảo tồn cao.  
dày 6 – 15cm, màu sắc tầng này phụ thuộc  
nhiều vào hàm lượng mùn có trong đất. Thành  
phần cơ giới thịt nhẹ, đất tơi xốp, tỷ lệ lẫn đá  
thấp 2%. Đây là tầng có hàm lượng dinh  
dưỡng cao để cung cấp dinh dưỡng cho cây.  
-
Tầng A2: là tầng rửa trôi, có màu xám  
trắng, độ dày từ 15 – 27cm, thành phần cơ giới  
thịt nhẹ, đất tơi xốp, tỷ lệ lẫn đá thấp từ 1 –  
3%. Tầng này tập trung phần lớn hệ rễ của  
rừng lùn.  
IV. KẾT LUẬN  
-
Tầng B: là tầng tích tụ, đất có màu  
Là một kiểu rừng có cấu trúc và ngoại mạo  
khác biệt hoàn toàn với các quần xã xung  
quanh, những kết quả nghiên cứu về rừng lùn ở  
VQG Bidoup-Núi Bà bước đầu cho phép rút ra  
được một số kết luận có ý nghĩa khoa học và  
thực tiễn và có giá trị tham khảo cao. Về cấu  
trúc nói chung, rừng lùn có tổ thành loài đa  
dạng, phong phú và biến động rõ nét khi độ  
cao tăng dần. Càng lên cao, số loài càng  
giảm,từ 72 loài ở đai cao 1600m; 56 loài ở đai  
1800m và 42 loài ở độ cao 2000m. Số loài  
tham gia CTTT thấp và không có loài nào thể  
vàng nhạt, độ dày từ 27 – 50cm, thành phần cơ  
giới thịt nặng, đất bí chặt khiến cho tỷ lệ rễ cây  
trong đất giảm. Tầng này có tỷ lệ lẫn đá dưới  
3%.  
-
Tầng C: là tầng mẫu chất – sản phẩm  
phong hóa từ đá mẹ, đã có khả năng chứa khí,  
chứa nước nhưng độ phì chưa hoàn thiện. Hệ  
rễ cây ở tầng này rất hạn chế.  
Như vậy, rừng lùn có tầng đất mỏng,  
tầng đất thích hợp cho cây sinh trưởng chỉ đạt  
dưới 50cm, cùng với điều kiện khí hậu có  
lượng mưa cao và tập trung theo mùa, địa hình  
33  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
L©m sinh  
hiện vai trò ưu thế trong quần xã với những  
đặc trưng về đa dạng sinh học cao. Mật độ cao  
và độ tàn che lớn và trên thân, cành, lá…cây  
rừng đều có rêu và địa y bám là đặc trưng dễ  
quan sát thấy ở rừng lùn. Rừng có kết cấu tầng  
thứ đơn giản, một tầng chính gồm những cây  
có đường kính nhỏ và chiều cao thấp. Thực vật  
ngoại tầng và thực vật bì sinh phát triển phong  
phú. Cũng như tầng cây gỗ, cây tái sinh có mật  
độ dày đặc, tổ thành tương tự như tầng cây cao  
và thể hiện rõ là một quá trình thay thế đời cây.  
Rừng và đất rừng của kiểu phụ rừng lùn có mối  
liên hệ mật thiết trong việc duy trì cấu trúc  
cũng như những đặc trưng lâm học của kiểu  
rừng này. Tất cả những đặc trưng trên là căn  
cứ cho phép kết luận rằng rừng lùn là một  
“quần xã cao đỉnh” cần được bảo tồn nguyên  
vẹn tại VQG Bidoup-Núi Bà.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N. (2011), Đa  
dạng sinh học và đặc trưng sinh thái Vườn quốc gia  
Bidoup – Núi Bà, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và  
công nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh  
2. James A. Malachowski (1975), Macrolichens of  
the Pygmy Forest, Mendocino Co. California. USA  
3. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng  
nhiệt đới Việt Nam, Nhà xuất bản KH và KT, Hà Nội.  
4. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, Luận  
chứng khoa học về việc chuyển hạng KBTTN Bidoup-  
Núi Bà thành VQG Bidoup-Núi Bà.  
5. Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (2011); Báo cáo  
tổng kết năm 2011 của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.  
SOME SILVICULTURAL CHARACTERISTICS OF PYGMY4 FOREST  
IN BIDOUP - NUI BA NATIONAL PARK, LAM DONG PROVINCE  
Pham Xuan Hoan, Le Van Minh  
SUMMARY  
Pygmy forest is one sub-type of the closed-canopy subtropical evergreen moist forest type in Bidoup-Nui Ba  
National Park. This forest type has very typical silviculture characteristics, but they are not systematically studied.  
Studied results on this paper identified that composition character of woody tree’s layer in pygmy forest is so diversity  
and it is changed by altitude between 1,600 m; 1,800 m and 2,000 m a.s.l. A simpe vertical structure and structure rule  
of the stand, trees that formed one layer, n/D distribution followed distance distribution while rule of n/H distribution  
could not identified; hight densities of trees in both woody and regeneration layers; hight forest cover ratio; non-  
layering vegetation and epiphities can be easily seen are the most typical silviculture characteristics of pygmy forest at  
the Park. Woody, regeneration and shrub, vegetation layers have a strong relation with humus layer and pedologic  
characters of pygmy forest. This relation is one of the most important links on the development process of a “climatic  
climax community” of pygmy forest at the Bidoup-Nui Ba National Park.  
Key words: Climatic climax, Forest structure, Pygmy forest, Non - layering vegetation.  
Người phản biện: PGS. TS. Phạm Văn Điển  
4Một số thuật ngữ trong tiếng Anh gần nghĩa với khái niệm “rừng lùn” là dwart forest, elfin forest  
34  
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2012  
pdf 9 trang yennguyen 20/04/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm lâm học của kiểu phụ rừng lùn tại Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_hoc_cua_kieu_phu_rung_lun_tai_vuon_quoc.pdf