Báo cáo Kết quả thực tập tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (Từ ngày 20-22/5/2010)

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN  
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM KIỂM CHỨNG  
VÀ TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN  
-----------------------000---------------------  
BÁO CÁO  
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ  
CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG  
SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁ TRA VÀ ĐỀ XUẤT HÀM LƯỢNG NƯỚC  
PHÙ HỢP TRONG SẢN PHẨM CÁ TRA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH  
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đăng Ninh  
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm KNKC và Tư vấn CLNLTS  
HÀ NỘI - 2015  
RETAQ  
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN  
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM KIỂM CHỨNG  
VÀ TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN  
-----------------------000---------------------  
BÁO CÁO  
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ  
CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG  
SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁ TRA VÀ ĐỀ XUẤT HÀM LƯỢNG NƯỚC  
PHÙ HỢP TRONG SẢN PHẨM CÁ TRA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH”  
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đăng Ninh  
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm KNKC và Tư vấn CLNLTS  
HÀ NỘI 2015  
RETAQ  
TÓM TẮT  
Theo quy định tại Điều 6, khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì  
các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%  
so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng).  
Mức qui định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép là khoảng  
15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây theo  
phản ánh của các doanh nghiệp chế biến cá tra thì do việc điều chỉnh các chế  
độ nuôi cá tra, thức ăn nuôi cá và các yếu tố có liên quan khác nên có thể dẫn  
đến việc thay đổi hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra nguyên liệu so với  
nghiên cứu trước kia. Chính vì vậy trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã tiến  
hành nghiên cứu với các mục tiêu như sau:  
- Xác định các yếu tố trong quá trình nuôi có khả năng ảnh hưởng đến hàm  
lượng nước tự nhiên trong cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long; so sánh sự thay  
đổi giá trị hàm lượng nước tự nhiên trung bình trong thịt cá (giá trị nền) với kết  
quả đã xác định trong nghiên cứu đã thực hiện năm 2008.  
- Xác định các yếu tố trong quá trình sản xuất có khả năng ảnh hưởng đến  
hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.  
- Tiến hành đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra phi lê được xử lý phụ  
gia với các chế độ khác nhau từ đó lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cảm  
quan được cải thiện tốt, từ đó đề xuất chế độ xử lý phụ gia phù hợp với thực tế  
sản xuất của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của Nhà nước.  
Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:  
1. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nuôi cá tra  
Trong phạm vi đề tài nhóm nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn 03 tỉnh là  
Đồng Tháp (đầu nguồn), Cần Thơ (giữa nguồn) và Bến Tre (hạ lưu) để xem xét  
tất cá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự nhiên trong cá  
tra thương phẩm (khoảng 600g – 1500g/con). Những yếu tố đó bao gồm: Vị trí  
địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường, chế độ nuôi trồng, chế độ dinh dưỡng, các  
chất vi lượng bổ sung, kích cỡ cá, giới tính… Chúng tôi đã tiến hành khảo sát  
đối với 44 chủ đầm nuôi với diện tích nuôi chiếm khoảng 65% diện tích nuôi cá  
tra tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và Bến Tre. Tiến hành lấy mẫu thức ăn và  
cá tra thương phẩm tại các cơ sở nuôi này để phục vụ nghiên cứu.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy:  
- Hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra tươi không phụ thuộc vào vị trí  
địa lý, kích thước cá thương phẩm, chế độ nuôi trồng và các chế độ dinh dưỡng  
khác nhau của cá tra thương phẩm.Hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra là  
i
   
RETAQ  
79.70 ± 0.34 % theo khối lượng, kết quả này cũng không khác biệt có ý nghĩa  
vi kết quả đã xác định trong nghiên cứu năm 2008 (79.73 ± 0.24%).  
- Kiểm tra xác suất trên các mẫu gan cá thu hoạch tại các cơ sở nuôi nêu  
trên cho thấy: không phát hiện dư lượng nhóm beta-agonist trong 24 mu gan  
cá và không phát hiện dư lượng Dexamethasone trong 10 mẫu gan cá.  
2. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất cá tra phi lê  
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các yếu tố qui trình chế biến cá  
tra tại tất cả các cơ sở chế biến cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.  
Tiến hành thực nghiệm sản xuất các miếng cá tra phi lê trên dây truyền sản xuất  
thực tế tại 03 cơ sở chế biến cá tra (Công ty Hùng Vương, Công ty AGIFISH và  
Công ty Vĩnh Hoàn). Kết quả nghiên cứu cho thấy:  
- Tng thi gian chế biến cá tra từ công đoạn ct tiết đến công đoạn đóng  
gói sản phẩm trung bình là 5h (đối vi cấp đông IQF) và khoảng 7h (đối vi cp  
đông tiếp xúc). Thời gian chế biến thường dao động trong khong tkhong 3h  
– 12h tùy theo qui trình sản xut ca từng cơ sở cơ sở chế biến.  
- Trong dây chuyền sn xut ca tt cả các cơ sở chế biến cá tra đều có  
công đoạn xử lý phụ gia bằng phương pháp ngâm kết hp vi sdụng máy  
quay. Vic xử lý cá tra phi lê bằng phgia sci thiện đáng kể chất lượng cm  
quan ca miếng cá. Tuy nhiên tác dụng phca vic xử lý phụ gia làm tăng khả  
năng giữ nước ca miếng cá với tlệ tăng trọng tkhoảng 10% đến 50%, thm  
chí lên đến 70%.Các loại phụ gia được sdụng trong các cơ sở chế biến đều  
nm trong danh mc phgia được phép sử dng cho thc phẩm. Các loại phụ  
gia bao gồm 02 nhóm chủ yếu là nhóm các muối gc di-, tri- và poly-phosphate  
và nhóm các chất điều chỉnh độ pH bao gồm các muối của citrate. Đa số các  
doanh nghip sdụng công thức kết hp giữa hai nhóm phụ gia này. Theo  
khuyến cáo của Codex, chỉ được phép sử sng mui citrate cho thịt cá xay,  
không thấy qui định trong sn xuất cá phi lê.  
- Hàm lượng nước trung bình trong các miếng cá tra phi lê đông lạnh  
không qua xử lý phụ gia là: 81.25 ± 0.39%. Điều đó cho thấy trong quá trình  
chế biến thông qua các công đoạn ngâm rửa và lưu giữ trong đá vảy đã làm hấp  
thmột lượng nước lớn vào trong miếng cá.  
3. Đánh giá chất lượng cm quan của các miếng cá tra phi lê có mức độ xử lý  
phụ gia khác nhau  
Tổ chức hội đồng đánh giá cảm quan chất lượng của các sản phâm cá: cá  
tra không xử lý phụ gia, cá tra có xử lý phụ gia với mức độ tăng trọng 10%,  
15%, 20%, 25%, 30% và 35%. Đánh giá cảm quan theo phương pháp chấm  
điểm. Thang điểm đánh giá là từ 0 – 10, trong đó điểm 0-3 là không đạt; 4-6 là  
ii  
   
RETAQ  
đạt; 7-10 là tốt đến rất tốt. Việc đánh giá được tiến hành lặp lại 03 lần và được  
xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Các tiêu chí  
đánh giá gồm: 5 tiêu chí cho cá tra sau rã băng (theo Codex stan 165-1989) và  
4 tiêu chí cho cá tra đã hấp chín bằng lò vi sóng (theo CAC-GL 31-1999).  
Kết quả nghiên cứu cho thấy:  
- Cá tra phi lê không được xử lý phụ gia có chất lượng cảm quan không tốt  
cá tra đã qua xử lý phụ gia có chất lượng cm quan ci thiện rõ rệt. Do vy vic  
sdng phgia trong chế biến cá tra là cần thiết.  
- Theo kết quả đánh giá cảm quan ca hội đồng vic xử lý phụ gia đối vi  
các miếng cá tra phi lê có mức tăng trọng t10-30% có chất lượng cm quan  
được ci thin tt nhất.. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0.05) vcht  
lượng cm quan giữa các miếng cá phi lê với các mức tăng trọng 10%, 15%,  
20%, 25%, 30%. Miếng cá phi lê không xử lý phụ gia (0%) và xử lý phụ gia ở  
mức tăng trọng 35% có mức chất lượng cm quan thấp hơn rõ rệt so với các  
miếng cá phi lê còn lại  
4. Xác định giá trị hàm lượng nước thc tế trong các miếng cá tra phi lê được  
xử lý phụ gia có các mức tăng trọng khác nhau.  
Tiến hành sản xuất hàng loạt các miếng cá tra phi lê có các mức tăng  
trọng khác nhau 10%, 15%, 20%, 25%, 30% trên 03 qui trình công nghệ khác  
nhau.Kết quả cho thấy:  
- Vic kiểm soát độ đồng đều vmức tăng trọng của các miếng cá tra phi lê  
trong sn xut thc tế là rất khó.  
- Hàm lượng nước trung bình của các miếng cá tra với các mức tăng trọng  
khác nhau thể hin trong bảng dưới đây.  
Hàm lượng nước của cá tra phi lê đông lạnh theo các  
Mức tăng trọng  
phương pháp chuẩn bị mẫu (%)  
(%)  
TCVN*  
Codex*  
0
81.25 0.39  
82.60 0.22  
83.08 0.25  
83.54 0.31  
84.01 0.30  
84.51 0.31  
84.90 0.34  
82.34 0.39  
83.25 0.28  
83.63 0.30  
84.30 0.33  
84.90 0.26  
85.48 0.32  
86.00 0.35  
10  
15  
20  
25  
30  
35  
iii  
 
RETAQ  
MỤC LỤC  
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..........................................................ix  
iv  
 
RETAQ  
v
RETAQ  
Phlc 2.1. Hình ảnh mt smiếng cá trong quy trình chế biến thc nghim......52  
Phlc 2.2.Phiếu khảo sát cơ sở nuôi cá tra thương phẩm......................................... 56  
Phlc 2.3. Phiếu khảo sát quy trình xử lý phụ gia trong chế biến cá tra phi lê  
đông lạnh ..................................................................................................................60  
Phlc 2.4. Quyết định thành lập hội đồng đánh giá cảm quan............................66  
Phlc 2.5. Hướng dn về phương pháp đánh giá, phương pháp chuẩn bmu,  
tiêu chí đánh giá và cách thức tiến hành đánh giá...................................................69  
Phlc 3.1. Tng hp kết qukhảo sát các thông tin về chế độ nuôi .....................72  
vi  
RETAQ  
Phlc 3.2. Hình ảnh mt số bao bì đựng thức ăn và ghi nhãn thức ăn.................74  
Phu lc 3.3. Tng hợp thành phần các loại thức ăn được khảo sát theo công bố ca  
nhà sản xuất và kết quả phân tích tại phòng kiểm nghim.......................................76  
Phlc 3.4. Hình ảnh mt số nhóm chất bổ sung vào trong thức ăn cho cá ..........78  
Phlc 3.5. Danh mục các nhóm vi chất bổ sung vào thức ăn trước khi cho cá ăn  
..................................................................................................................................81  
Phlc 3.6. Tng hp kết quả phân tích các chất có trong gan cá có khả năng làm  
thay đổi thành phần hóa học ca thịt cá ...................................................................84  
Phlc 3.7. Tng hp kết quả phân tích hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra  
phi lê theo vùng nuôi................................................................................................85  
Phlc 3.8. Danh sách doanh nghiệp chế biến cá tra trả li phiếu khảo sát ..........87  
Phlc 3.9. Kết quả phân tích hàm lượng nước của các miếng cá tra phi lê đông  
lnh theo các thời gian lưu trên dây chuyền sn xuất khác nhau và quy trình chế  
biến khác nhau..........................................................................................................90  
Phlc 3.10. Kết quả phân tích hàm lượng nước các miếng cá phi lê không xử lý  
phụ gia theo các chế độ khác nhau..........................................................................98  
Phlc 3.11. Tng hp kết quả phân tích hàm lượng nước với các mức tăng trọng  
khác nhau............................................................................................................... 100  
Phlc 3.12.Hình ảnh các miếng cá tra phi lê trước và sau khi hấp ở các mức tăng  
trọng khác nhau ..................................................................................................... 108  
Phlc 3.13.Tng hp kết quả đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra fillet trước  
và sau khi hấp theo phương pháp chấm điểm của các thành viên hội đồng cm quan  
............................................................................................................................... 112  
Phlc 3.14. Biên bản kết lun ca hội đồng đánh giá cảm quan sn phẩm cá tra  
phi lê đông lạnh ..................................................................................................... 123  
Phlc 4.1: Hướng dẫn phương pháp lấy mu, chun bmẫu và xác định hàm  
lượng nước trong cá tra ......................................................................................... 125  
vii  
RETAQ  
LỜI CẢM ƠN  
Nhóm triển khai Đề tài “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh  
hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng  
nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” xin gửi lời cảm ơn chân  
thành đến các Quý Cơ quan/ đơn vị/ cá nhân sau đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận  
lợi nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài:  
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;  
- Cơ quan Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Nam Bộ;  
- Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4,6;  
- Các Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh Cần  
Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp;  
- Chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre;  
- Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp;  
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP);  
- Hiệp hội cá tra Việt Nam;  
- PGS.TS Nguyễn Văn Mười, TS. Trần Thanh Trúc – Trường đại học Cần  
Thơ, TS. Vũ Hồng Sơn – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội;  
- Các Công ty: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng  
Vương, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Công ty hải  
sản 404, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty thủy sản miền Nam, Công ty  
Hùng Cá …  
viii  
 
RETAQ  
DANH SÁCH NHÓM THC HIN ĐỀ TÀI  
TT  
Hvà tên  
Trn Đăng Ninh  
Chc v/ Đơn vcông tác  
Chc vụ  
1.  
Phó Giám đốc Trung tâm KNKC  
CN Đề tài  
Trưởng Phòng CL1 – Cc QLCL  
NLS&TS.  
2.  
3.  
4.  
5.  
Ngô Hng Phong  
Đỗ Đức Bn  
Phó CN Đề tài  
Chuyên viên Phòng Nghip v-  
Trung tâm KNKC  
Thư ký  
Trưởng Phòng CL1 – Trung tâm  
vùng 6  
Trn Văn Nghi  
Thành viên  
Thành viên  
Chuyên viên Phòng Nghip v-  
Trung tâm KNKC  
Nguyn ThThanh Thy  
Chuyên viên Phòng Nghip v-  
Trung tâm KNKC  
6.  
Bùi Bích Phương  
Nguyn Văn Luy  
Giang Minh Thọ  
Trn ThTuyết Lan  
Trnh Nam Phương  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
Thành viên  
7.  
Phòng KN – Trung tâm vùng 6  
Cơ quan Nam Bộ  
8.  
9.  
Tng Cc thy sn  
10.  
Hip hi VASEP  
11.  
12.  
HThanh Huệ  
Lê ThDiu Thi  
Thành viên  
Thành viên  
Công ty CP Vĩnh Hoàn  
13.  
14.  
Phm MPhượng  
Thành viên  
Nguyn ThNgc Tuyết  
Công ty CP XNK Thy sn An Giang Thành viên  
ix  
RETAQ  
CHƯƠNG 1  
GIỚI THIỆU CHUNG  
1.1. Đặt vấn đề  
1.1.1. Vai trò của nước trong sản phẩm cá phi lê  
Nước là một thành phần hóa học của thịt cá, nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong  
mô thịt các sản phẩm từ động vật thủy sản. Trong quá trình chế biến, bảo quản  
và rã đông một phần nước này có thể bị mất đi thông qua mất nước dịch bào do  
dập nát cơ học hay dịch rỉ sau rã đông, thậm chí do bay hơi (Toldrá 2003;  
Gonçalves 2004a, 2004b). Việc mất nước trong các miếng cá phi lê sẽ làm giảm  
chất lượng cảm quan, giảm tính khả dụng và gây hao hụt khối lượng làm ảnh  
hưởng đến định mức kinh tế của các nhà chế biến(Schnee, 2004;  
Garrido&Otwell, 2004; Alex Augusto Gonçalves & José Luis Duarte Ribeiro,  
2008).  
Trong thực tế, các cơ sở chế biến thường tìm cách kiểm soátvà duy trì  
hàm lượng nước của các sản phẩm cá phi lê trong quá trình chế biến, phân phối,  
lưu trữ và bảo quản.Theo qui định tại tiêu chuẩn Codex Stan 190 – 1995 đối với  
các sản phâm cá phi lê đông IQF, các cơ sở chế biến được phép sử dụng phụ gia  
gốc phosphate để cải thiện chất lượng cảm quan (tính chất bề mặt, cấu trúc, màu  
sắc) đồng thời tăng cường khả năng giữ nước của cácmiếng cá phi lê, đặc biệt là  
sản phẩm sau khi rã đông. Tuy nhiên, tác dụng phụ trong việc giữ nước đối với  
các sản phẩm có xử lý phụ gia có thể dẫn đến việc gian lận kinh tế.  
1.1.2. Dạng tồn tại của nước trong thịt cá  
Thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất của thịt cá là nước, thường chiếm khoảng  
từ 57– 84% (The composition of fish, FAO corporate document repository.).  
Nước trong mô thịt của cá cũng như các loài động vật bao gồm hai thành phần  
chính là nước liên kết và nước tự do. Chúng tồn tại bên trong các tế bào nhờ các  
loại liên kết và các lực tương tác ảnh hưởng bởi các tính chất cấu trúc tự nhiên  
của protein và các thành phần khác trong tế bào.  
Nước liên kết: là phần nước có liên kết với các hợp chất hóa học  
trong tế bào (proteins, nucleotides, phospholipids...) thông qua liên kết  
hydro, liên kết ion hoặc liên kết phân cực. Các gốc tdo tạo ra liên kết  
với các phân tử nước như carboxyl, amine, hydroxyl và  
sulfurhydryl...Trong trường hợp này các phân tử nước đóng vai trò là một  
thành phần hóa học của các hợp cht trong tế bào. Do những liên kết này  
có ái lực với phân tử nưc cao do vậy nó rất khó bị tách ra khỏi thịt cá. Ở  
1
         
RETAQ  
trạng thái cân bằng, lượng nước này thường chiếm khoảng dưới 10%  
lượng nước trong cơ thịt cá.  
Nước tdo: là nước trong dịch bào đóng vai trò là dung môi điện ly  
cho các hoạt động trao đổi cht ca tế bào, hoặc là nước được tìm thấy  
trong các lỗ nhỏ, các mao mạch mà trong đó nước được giữ và có thể dch  
chuyn nhlc mao quản và áp sut thm thấu. Các mao mạch hay các lỗ  
có chứa các thành phần hòa tan (các loại đường, acid amin tự do và  
mui). Nước tự do được gilại trong các mô cơ thịt nhờ áp suất thm  
thấu và sự hp thbởi các cấu trúc không gian phức tạp như những mng  
lưới protein. Chỉ có 4-5% tổng lượng nước của mô cơ liên kết cht chẽ  
với protein và phần nước còn lại được gọi là nước tdo. Hu hết phn  
nước tự do được gili chyếu bên trong cấu trúc protein.  
Nghiên cứu về hàm lượng nước trong cá tuyết cho thy tổng hàm lượng  
nước trong thịt cá tuyết là 81.2%, trong đó phần nước tdo chiếm tới 75.5% và  
phần nước liên kết là 5.7% về khi lượng. Các nghiên cứu vsbiến đổi hàm  
lượng nước trong thịt cá cho thấy, tt cả các tác động từ bên ngoài có thể ảnh  
hưởng đến hàm lượng nước trong thịt cá như: dập nát cơ học, cấp đông, rã băng,  
thay đổi pH, ngâm trong nước, gia nhiệt, làm khô ... đều chyếu do vic thay  
đổi hàm lượng tdo.  
1.2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hàm lượng nước trong cá tra phi lê  
Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sn phm  
cá tra phi lê đông lạnh đó là: (1) các yếu tố trong quá trình nuôi làm ảnh hưởng  
đến hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá (thành phần hóa học ca thịt cá) và  
(2) các yếu tố trong quá trình sản xuất tác động đến việc trao đổi nước gia tht  
cá với môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ xem xét những yếu tố này.  
1.2.1. Các yếu tố trong quá trình nuôi có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nước  
tự nhiên trong cá tra  
Có 5 yếu tố chính có khả năng ảnh hưởng gồm:  
1.2.1.1. Vị trí trên cơ thể cá  
Tỷ lệ các thành phần protein, lipit và nước có mối quan hệ chặt chẽ với  
nhau, do đó sự thay đổi của một trong 3 thành phần này sẽ có ảnh hưởng tới các  
thành phần còn lại của mô thịt cá. Trên cùng một cá thể thì thành phần hóa học  
của các vị trí khác nhau cũng rất khác nhau. Phần lipit tập trung ở bụng và ở  
đầu. Phần thịt trắng của cá có lượng lipit cao và trong protein của nó có nhiều  
Arginin, cystin còn protein trong thịt đỏ thì có nhiều tyrosin. Lipit trong cơ thịt  
thì ít hơn lipit trong gan và da. Trong khi đó, nước là thành phần được phân phối  
trong các cấu trúc protein phức tạp và giữa các mô thịt với nhau.  
2
     
RETAQ  
1.2.1.2. Thời kỳ sinh trưởng, giới tính  
Giai đoạn phát triển và giới tính là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn  
đến thành phần hóa học của mô thịt cá. Thời kỳ sinh sản và đặc biệt là loài di cư  
sinh sản hàm lượng lipit và protein giảm đáng kể. Thành phần hóa học của cá  
cái chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình phát triển tuyến sinh dục và sinh sản.  
Thường thì cá đực có hàm lượng nước, protein và muối vô cơ nhiều hơn cá cái  
nhưng hàm lượng lipit trong cá cái thì cao hơn cá đực.  
Thành phần hóa học của mô thịt cá biến đổi theo giai đoạn phát triển của  
chúng, thường là hàm lượng lipit và đạm gia tăng theo giai đoạn phát triển. Khi  
nghiên cứu trên cá da trơn có khối lượng trung bình từ 546±30g tức là đang  
trong thời kỳ sinh trưởng, Carl D. Webster và cộng sự (1994) thấy rằng: đối với  
cùng một chế độ cho ăn, hàm lượng nước trong mô cơ thịt cá không có sự thay  
đổi có ý nghĩa trong thời gian từ 40-80 ngày tiếp theo.  
Thành phần lipit trong cá thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý của cá.  
Một cách tổng quát hàm lượng lipit của cá tăng lên theo tuổi và kích thước của  
cá trong khi protein, nước ít thay đổi hơn. Ngoài ra các yếu tố thức ăn, di truyền,  
môi trường có ảnh hưởng lên sự tích lũy lipit trong cá trong đó thức ăn giữ vai  
trò quan trọng và quyết định. Cá nuôi thường có một lượng lipit tích lũy cao hơn  
cá ngoài thiên nhiên nhưng ngược lại với nước.  
1.2.1.3. Thức ăn và chế độ cho ăn  
Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần sinh hóa của các loài thủy  
sản nói chung và cá nói riêng, đặc biệt là hàm lượng lipit và nước trong thịt cá  
và các cơ quan. Thường những loài cá nuôi có hàm lượng lipit cao hơn cá tự  
nhiên. Hiện nay, một trong các vấn để nổi bật là việc sử dụng các chất kích thích  
tăng trưởng để nuôi tăng trọng trong một thời gian ngắn. Các chất kích thích  
tăng trưởng được biết tới từ lâu với các cơ chế sinh hóa làm tăng khả năng trao  
đổi chất của cá và tăng khả năng giữ nước, điều khiển tỷ lệ nước/lipit trong  
thành phần hóa học của mô cơ thịt cá.  
Năm 2001, trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần thức  
ăn tới thành phần hóa học của thịt cá da trơn của Trung tâm nuôi trồng thủy sản  
khu vực phía Nam – SRAC, Hoa Kỳ (Southern Regional Aquaculture Center -  
U.S.). Khi thay đổi khẩu phần ăn với hàm lượng protein thay đổi từ 24-40% đối  
với hai nhóm cá da trơn có khối lượng trung bình từ 488g-1632g. Kết quả cho  
thấy rằng, khi tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn hàm lượng lipit trong mô  
thịt giảm tuyến tính trong khi đó hàm lượng proteinvà hàm lượng nước của mô  
thịt cá lại tăng.Hàm lượng lipit trong miếng cá phi lê từ cá da trơn được nuôi với  
chế độ cho ăn no cao hơn từ cá da trơn được nuôi với mức cho ăn hạn chế khi  
3
   
RETAQ  
mà các khẩu phần ăn có hàm lượng protein khác nhau.Tuy nhiên, về mức độ  
chấp nhận với các tính chất cảm quan (mùi, vị) lại không có sự khác biệt đáng  
kể đối với tất cả các mẫu cá ở các chế độ cho ăn khác nhau. Điều đó cho thấy  
rằng, mặc dù có sự thay đổi về hàm lượng protein/lipit/nước trong mô thịt cá  
nhưng sự khác biệt trong tính chất cảm quan (mùi, vị) của sản phẩm cá phi lê  
đông lạnh là ko có ý nghĩa(SRAC Regional Research Project, 2001).  
Năm 2013, Y.Y. Wang và G.J. Ma có xuất bản một nghiên cứu trên tạp  
chí Aquaculture Nutrition (Vol.19) về ảnh hưởng của các chế độ ăn có khẩu  
phần ăn thay đổi tỷ lệ protein/lipit tới các thành phần hóa học của mô thịt một  
loài cá da trơn. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, protein của mô thịt tăng,  
hàm lượng lipit giảm khi mà tăng tỷ lệ protein và giữ nguyên tỷ lệ lipit trong  
khẩu phần ăn. Điều này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu trước đó chỉ ra khi  
nghiên cứu các loài cá da trơn khác (Kim & Lee (2005) trên loại bagrid catfish,  
Salhi(2004) trên loạiblack catfishAli & Jauncey (2005) trên loại African  
catfish). Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra hàm lượng nước trong mô thịt  
cá không có sự khác biệt có ý nghĩa đối với các chế độ cho ăn có khẩu phần ăn  
thay đổi trong khoảng tỷ lệ Protein (35-50%)/Lipit (5-15%). Hàm lượng lipit  
trong cơ thể cá và mô thịt tăng khi tăng lipit trong khẩu phần ăn, kết quả tương  
tự được quan sát thấy đối vớinhiều loài cá da trơn khác nữa: African  
catfish(Henken, 1986; Ali & Jauncey, 2005),channel catfish(Page & Andrews,  
1973; Garling & Wilson, 1976), black catfish(Salhi, 2004), bagrid catfish (Kim  
& Lee 2005) vàcobia Rachycentroncanadum(Craig et al. 2006)).  
1.2.1.4. Điều kiện sống(thời tiết, ngoại cảnh, khu vực nuôi)  
Các điều kiện môi trường sống có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển  
của cá. Thường thì một số loài cá có hàm lượng lipit cao vào cuối mùa thu và ít  
nhất vào đầu xuân. Trong một nghiên cứu trên cá da trơn nuôi ở Thái Lan đã  
được công bố bởi Kanchanaree Pongchawee,Varatip Sornboonyarithi (1995) và  
Sorasuchat và Chotiyanvong (1970) đã chỉ ra; đối với cá da trơn nuôi ở vùng khí  
hậu nhiệt đới mà không có sự phân biệt rõ ràng về mùa thì hàm lượng protein và  
nước của mô thịt cá đối với các chế độ ăn khác nhau và các khu vực khác nhau  
có sự khác biệt có ý nghĩa.  
Những yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến thành phần nước trong mô thịt cá  
và qua đó tác động trực tiếp đến giá trị dinh dưỡng, mùi vị giá trị của sản phẩm  
thương mại. Vì vậy cần phải hiểu rõ nguồn gốc và kiểm soát được chúng để sử  
dụng có hiệu quả và đúng mục đích chế biến.  
4
 
RETAQ  
1.2.2. Các yếu tố trongquá trình chế biến và bảo quản có thể ảnh hưởng đến  
hàm lượng nước trong cá tra phi lê  
1.2.2.1. Yếu tố khách quan  
- Quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ thủy sản luôn luôn phải  
đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh, nhiệt độ và thời gian để có thể  
giữ được các tính chất tự nhiên tốt nhất của sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên,  
trong thực tế sản xuất ở quy mô lớn, tại các công đoạn sản xuất, các sản phẩm  
thủy sản cần phải được giữ tươi và lạnh trong nước đá hoặc trên các băng  
chuyền cấp lạnh với một khối lượng lớn và thời gian luân chuyển phụ thuộc vào  
năng suất dây chuyền. Hơn nữa, thời gian bán thành phẩm lưu lại và đi qua ở  
mỗi công đoạn sản xuất không chỉ phụ thuộc vào năng suất dây chuyền mà còn  
các yêu cầu công nghệ khác. Chính những yếu tố đó có thể là nguyên nhân làm  
tăng khả năng thâm nhập của nước tự do vào bên trong sản phẩm.  
- Một yếu tố cũng rất quan trọng nữa đó là do công nghệ chế biến cá tra  
với các công đoạn cắt phi lê, lạng da, chỉnh hình, loại phần thịt đỏ, các công  
đoạn rửa, bảo quản lạnh trên dây truyền... gây ra những tác động cơ học đáng kể  
lên miếng cá phi lê. Những tác động này làm những miếng cá phi lê bị dập nát  
làm tăng khả năng mất nước trong dịch bào cũng như tăng khả năng thấm nước  
của miếng cá khi được ngâm trong nước đá thời gian dài.  
- Theo báo cáo mới được công bố gần đây tại diễn đàn Asian Food Safety  
and Security Association bởi nhóm tác giả Lê Trung Thiên từ Đại học Kỹ Thuật  
Đồng Nai (2014), khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến chất  
lượng phi lê cá da trơn. Nhóm tác giả thấy rằng các điều kiện cấp đông trước và  
sau khi phi lê miếng cá làm tổn thất dịch từ miếng cá phi lê. Tuy nhiên, quá trình  
cấp đông sau khi phi lê sẽ làm giảm sự mất mát khối lượng hơn so với cấp đông  
trước khi phi lê cá.  
Tóm lại, có 3 yếu tố khách quan trong quá trình chế biến có thể ảnh  
hưởng đến hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê gồm: thời gian miếng  
cá tiếp xúc với nước và nước đá; mức độ dập náp cơ học của miếng cá; điều kiện  
cấp đông và bảo quản đông lạnh.  
1.2.2.2. Yếu tố chủ quan  
Như phần trên đã trình bày, tỷ lệ mất nước lớn của mô thịt cá có thể là  
nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và giảm giá trị  
kinh tế sản phẩm cá phi lê. Do vậy trong qui trình chế biến của tất cả các doanh  
nghiệp sản xuất cá tra đều có công đoạn xử lý phụ gia, điển hình các phụ gia là  
các muối có chứa gốc phosphate và nhóm các phụ gia có chưa muối gốc citrate  
có tác dụng điều chỉnh độ pH của miếng cá. Phương pháp thường được sử dụng  
5
     
RETAQ  
hiện nay là ngâm kết hợp quay miếng cá phi lê với dung dịch phụ gia. Ngoài khả  
năng cải thiện chất lượng cảm quan thông qua việc giữ được hương vị của  
miếng cá phi lê, điều chỉnh pH của thịt cá đồng thời duy trì tốt các tính chất cấu  
trúc, màu sắc của sản phẩm, ức chế các quá trình oxi hóa lipit…(Neto &  
Nakamura, 2003; Schnee, 2004; Ünal et al., 2004). Tùy theo loại phụ gia sử  
dụng, liều lượng và cách thức xử lý phụ gia (thời gian, nhiệt độ, tỷ lệ cái nước,  
tốc độ quay…) mà các miếng cá phi lê còn giữ nước và tạo ra mức tăng trọng từ  
10% ÷ 50% thậm chí là70% so với khối lượng ban đầu của miếng cá phi lê.  
Nguyên lý giữ nước của phụ gia gốc phosphat được giả thuyết là do:(a)  
tăng pH của thịt cá(b) tạo ra cầu nối cho các liên kết ion,(c) tạo phức ngậm nước  
với các ion kim loại và (d) sự phân ly của phức actomyosin. Hiệu ứng đó chỉ đạt  
được thông qua các nhóm "di-, tri-, poly-phosphates", chúng tạo thành các liên  
kết làm cho các protein thu hút các phân tử nước. Mặt khác, một chức năng nữa  
của các phụ gia gốc phosphate là khả năng cô lập và tạo phức với các cation kim  
loại như Ca2+, Mg2+, Fe2+ và Fe3+. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của quá  
trình oxy hóa và ổn định màu của sản phẩm.  
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng quá trình xử lý phosphate có  
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm phi lê đông lạnh từ cá da trơn. Nhóm tác giả  
Trần Thanh Trúc và Nguyễn Văn Mười (2010) đến từ Trường Đại học Cần Thơ,  
Việt Nam trong nghiên cứu của mình đã báo cáo rằng:  
-Khi xử lý miếng cá da trơn phi lê với các loại phụ gia phosphate (di-, tri-  
poly-phosphate) khác nhau thì các tính chất cảm quan, tính chất cấu trúc, khả  
năng giữ nước và khối lượng tăng trọng có sự khác biệt đáng kể;  
-Các điều kiện trong quá trình xử lý phụ gia (nhiệt độ, thời gian, hàm  
lượng phụ gia) là các yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và tăng  
trọng của miếng cá da trơn phi lê đông lạnh.  
Việc sử dụng phụ gia nhằm mục đích cải thiện chất lượng cảm quan sẽ  
dẫn đến những tác dụng phụ là tăng trọng miếng cá và từ đó có thể gây vấn đề  
về gian lận kinh tế cần được kiểm soát. Cần đặc biệt lưu ý rằng, việc sử dụng  
phụ gia gốc phosphate không nên sử dụng để che dấu các sản phẩm kém chất  
lượng (Alex Augusto Gonçalves & José Luis Duarte Ribeiro, 2008).  
1.3. Nhng nội dung đã nghiên cứu năm 2008  
Năm 2008, theo đặt hàng của Bộ NN&PTNT, chúng tôi đã thực hiện đề  
tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp phát hiện nước ngoại lai trong các  
sản phẩm cá tra của Việt nam” nhằm tạo ra cơ sở khoa học cho việc kiểm soát  
việc sử dụng phụ gia trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh. Trong đề tài này  
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:  
6
 
RETAQ  
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng nước, protein, photpho tnhiên  
trong cá tra: Vùng nuôi, kích thước cá, vị trí miếng thịt trên thân cá;  
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trọng miếng cá phi lê: kích cỡ miếng  
phi lê, loại phgia sdụng, phương pháp xử lý (thời gian, nồng độ phụ  
gia, công nghệ);  
- Xác định tlệ tăng trng tối đa khi dùng các phương pháp xử lý khác  
nhau (ngâm theo Codex; quay theo quy trình của doanh nghip);  
- Xây dựng được phương trình thực nghiệm để xác định tlệ tăng trọng  
ca miếng cá phi lê theo các giá trị hàm lượng nước và protein tổng đo  
được trên mỗi miếng cá;  
- Xây dựng được phương pháp định tính xác định vic sdng phgia  
phosphat (di-, tri-, poly-);  
- Thc nghiệm để sn xuất các miếng cá phi lê có tỷ lệ tăng trọng 5%,  
10%, 15%, 20%, 25%, đánh giá cảm quan sơ bộ sau khi xử lý, sau khi  
cấp đông, sau khi rã đông.  
Mt skết quả đạt được của đề tài năm 2008:  
(1). Không có sự sai khác đáng kể các giá trị hàm lượng nước, protein,  
phopho đối với các vị trí lấy mẫu trên cá tra nguyên liệu;  
(2). Các giá trị hàm lượng nước (tính theo % khối lượng), protein tng số  
(tính theo % khối lượng) và phospho tng số (tính theo P2O5) trong cá  
tra tươi nguyên liệu không có sự khác biệt có ý nghĩa vào kích thước cá;  
(3). Không có sự ảnh hưởng đáng kể của điều kiện nuôi đối với các giá trị  
hàm lượng nước, protein tng số và phospho tng số trong cá tra nguyên  
liu.  
(4). Thông số nn của cá tra tươi (Hình 1.1)  
Hình 1.1. Thành phần hóa học ca thịt cá tra tươi (2008)  
7
RETAQ  
1.4. Mục tiêu của đề tài  
Vi nhng yếu tố như đã đề cp ở trên, mục tiêu chính của đề tài này là:  
Xác định các yếu tố trong quá trình nuôi có khả năng ảnh hưởng  
đến hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long;  
so sánh giá trị hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá (giá trị nn) vi kết  
quả đã xác định trong nghiên cứu đã thực hiện năm 2008.  
Xác định các yếu tố trong quá trình sản xuất có khả năng ảnh  
hưởng đến hàm lượng nước trong sn phẩm cá tra phi lê đông lạnh.  
Tiến hành đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra phi lê được xử lý  
phgia với các chế độ khác nhau, để từ đó đề xut chế độ xử lý phụ gia  
phù hợp vi thc tế sn xut ca doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của  
Nhà nước.  
1.5. Phương pháp tiếp cận  
Vi những đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong  
sn phẩm cá tra phi lê đông lạnh nêu trên, cùng với nhng kết quả nghiên cứu đã  
đạt được năm 2008, tại nghiên cứu này chúng tôi sẽ la chọn cách tiếp cn sau:  
-Cố định vị trí lấy mẫu trên miếng cá là lấy mu khong 20g phần cơ  
thịt trên lưng cá (không sử dng phn vin ca miếng cá phi lê) đây là vị trí có  
hàm lượng nước ổn định nht và đóng góp vào phần ln ttrng ca miếng cá  
phi lê.  
- Tập trung nghiên cứu vsự ảnh hưởng ca thức ăn trong nuôi cá tra (chế  
độ dinh dưỡng) đối với thành phần sinh hóa của thịt cá (hàm lượng protein,  
lipid, nước, tro…) mà đặc biệt là hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá. Theo  
phn nh của các cơ sở nuôi cũng như các doanh nghiệp chế biến, do chế độ  
dinh dưỡng và qui trình nuôi thay đổi, cùng với việc các cơ sở nuôi có thể lm  
dng mt shp chất có khả năng giữ nước trong tế bào. Điều này có thể dn  
đến hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra khác so với kết quả nghiên cứu  
năm 2008. Mặt khác, nghiên cứu năm 2008 chưa xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng  
ca chế độ dinh dưỡng lên hàm lượng nước tự nhiên mà chỉ giả định yếu tvề  
chế độ dinh dưỡng là một biến sngẫu nhiên để ly mẫu xác suất.  
- Kết quả nghiên cứu năm 2008 cũng cho thấy không có sự khác nhau có  
ý nghĩa về hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá nuôi tại các khu vực khác nhau  
của sông Mekong (An Giang, Cần thơ, Bến Tre) có lẽ do thi tiết và các yếu tố  
ngoi cnh ca khu vực đồng bằng sông Mekong tương đối giống nhau. Kích cỡ  
cá tra thương phẩm (tkhong 600g–1500g) cũng không có ảnh hưởng đến hàm  
lượng nước trong thịt cá do các kích cỡ cá này nằm trong cùng một giai đoạn  
sinh trưởng của cá là giai đoạn trưởng thành chưa đến giai đoạn sinh sn (giai  
8
   
RETAQ  
đoạn sinh sn của cá từ 2–3 năm, trọng lượng là trên 3kg/con). Tuy vậy, bên  
cạnh nghiên cứu về ảnh hưởng ca yếu tvchế độ dinh dưỡng, chúng tôi cũng  
stiến hành một sthnghiệm để kim tra li 2 yếu tố có khả năng ảnh hưởng  
đến hàm lượng nước trong cá tra như đã nêu ở trên, đó là: kích cỡ cá (giai đoạn  
sinh trưởng) và vùng nuôi (thời tiết, ngoi cnh). Bởi vì các yếu tố như kỹ thut  
làm ao nuôi, xử lý nước nuôi, và chế độ nuôi dưỡng cho từng kích cỡ cá đã thay  
đổi nhiu so với năm 2008, đồng thi vic biến đổi khí hậu cũng có khả năng  
ảnh hưởng cc bộ đến các yếu tthủy văn của các vùng miền thuộc đồng bng  
sông Mekong.  
- Nghiên cứu năm 2008 về các yếu tố trong quá trình chế biến ảnh hưởng  
trực tiếp đến hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đã tiến hành tương  
đối kỹ. Tuy nhiên thời gian những miếng cá thực nghiệm chạy trên dây truyền  
thực tế của doanh nghiệp là nhanh do được ưu tiên so với các miếng cá thực tế  
sản xuất khác. Do vậy, trong lần này chúng tôi sẽ lập mô hình thực nghiệm tại 3  
qui trình chế biến khác nhau và đảm bảo yếu tố thời gian thực. Có nghĩa là tất cả  
các miếng cá trong thực nghiệm chịu chung số phận tương tự như những miếng  
cá trong sản xuất thực tế tại doanh nghiệp. Ngoài ra, nhằm đảm bảo mô hình  
thực nghiệm có thể gần nhất với điều kiện thực tế sản xuất của tất cả các doanh  
nghiệp chế biến, chúng tôi cũng bổ sung thêm công đoạn chờ xử lý phụ gia thêm  
0h, 1h và 3h nhằm tăng thời gian các miếng cá phi lê tiếp xúc với nước và nước  
đá như trong thực tế sản xuất.  
- Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi cũng tập trung vào sản xuất  
nhiều miếng cá phi lê với dải tăng trọng rộng hơn từ 10% - 35% và tổ chức hội  
đồng đánh giá cảm quan bài bản và khoa học bằng phương pháp chấm điểm cho  
tất cả các tiêu chí cảm quan chính đối với cá sống và cá đã nấu chín. Từ đó xác  
định mức xử lý phụ gia cho sản phẩm đáp ứng chất lượng cảm quan tốt nhất.  
1.6. Nội dung nghiên cứu  
Với những lý do trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản  
đã phê duyệt để Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và Tư vấn chất lượng  
nông lâm sản thủy sản thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả  
năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề  
xuất hàm lượng nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” nhằm  
đưa ra những cơ sở khoa học làm tiền đề xây dựng những quy định trong chế  
biến, xuất khẩu cá tra phù hợp với giai đoạn hiện nay.Trong phm vi của đề tài  
này, chúng tôi tiến hành 02 cuộc khảo sát và 04 nội dung nghiên cứu chính sau  
đây:  
(1) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự nhiên của cá tra  
trong quá trình nuôi (các cở sở nuôi cá).  
9
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 141 trang yennguyen 02/04/2022 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Kết quả thực tập tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (Từ ngày 20-22/5/2010)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ket_qua_thuc_tap_tai_vung_dong_bang_song_cuu_long_tu.pdf