Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên

Đỗ Thị Thúy Phương  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
73(11): 145 - 148  
QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN  
Đỗ Thị Thúy Phương  
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên  
TÓM TẮT  
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng mở cửa  
nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày  
càng trở lên gay gắt. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên cần nâng cao  
năng lực cạnh tranh và coi đó là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Nâng cao năng lực cạnh  
tranh cần dựa trên các quan điểm và định hướng cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của  
thời đại. việc nâng cao năng lực cạnh tranh cần được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu tố,  
phải đảm bảo tính vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của các doanh  
nghiệp chè mà là nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền tỉnh Thái Nguyên và toàn xã hội.  
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực, doanh nghiệp, quan điểm, định hướng  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÈ TẠI  
THÁI NGUYÊN  
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị  
trường, mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế  
khu vực và thế giới. Hầu hết tất cả các quốc  
gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều  
phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi  
trường, động lực của sự phát triển nói chung,  
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và  
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh  
doanh của các doanh nghiệp nói riêng, mà  
còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa  
các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự  
bình đẳng trước pháp luật của chủ thể mọi  
thành phần kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu  
thực trạng năng lực cạnh tranh của các  
doanh nghiệp chè Thái Nguyên, cần có  
quan điểm và định hướng cụ thể nhằm nâng  
cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên, từ đó là cơ sở  
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng  
lực canh tranh của các doanh nghiệp chè  
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.  
Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh  
của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên  
Trước những cơ hội và thách thức như hiện  
nay, hơn bao giờ hết vấn đề nâng cao sức  
cạnh tranh của doanh nghiệp là quan tâm số  
một của Chính phủ cũng như doanh nghiệp.  
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam  
lần thứ IX đã khẳng định chủ trương: “Chủ  
động hội nhập kinh tế quốc tế”, nâng cao sức  
cạnh tranh chính là một yêu cầu quan trọng để  
thực hiện chủ trương đó. Đại hội đã chỉ rõ:  
“từng ngành, từng doanh nghiệp phải xây  
dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các  
cam kết quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh  
trên thị trường trong nước và quốc tế, mở  
rộng thị phần trên thị trường truyền thống,  
khai thông và mở rộng thị trường mới”. Để  
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp nói chung và doanh nghiệp chè nói  
riêng, cần phải nhận thức đúng về cạnh  
tranh và năng lực cạnh tranh trong điều kiện  
hiện nay:  
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG NHẰM  
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  
Thứ nhất: cần nhận thức đúng đắn về năng  
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước đây,  
cạnh tranh chỉ được nhìn nhận ở góc độ tiêu  
cực: cạnh tranh gắn với đổ vỡ, cạnh tranh là  
tiêu diệt lẫn nhau, … Sự nhận thức không đầy  
Tel: 0912.551.531; Email: thuyphuong@tueba.edu.vn  
Shóa bi Trung tâm Hc liu – Đại hc Thái Nguyên  
Đỗ Thị Thúy Phương  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
73(11): 145 - 148  
đủ về cạnh tranh đã dẫn đến việc: không thừa  
nhận cạnh tranh tạo ra sự độc quyền, nuôi  
dưỡng và là gia tăng sự độc quyền trong nền  
kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh  
là động lực cho sự phát triển của doanh  
nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh  
thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực  
sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao  
động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Cạnh  
tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì  
được sử dụng hàng hóa rẻ hơn, chất lượng cao  
hơn, hậu mãi tốt hơn.  
Thứ tư: Nâng cao năng lực cạnh tranh của  
doanh nghiệp là quá trình lâu dài, phức tạp và  
thường xuyên, liên tục. Để nâng cao năng lực  
cạnh tranh đòi hỏi phải nâng cao năng lực  
quản lý, tiếp thị, nâng cao trình độ công nghệ,  
tay nghề của đội ngũ công nhân … Để đạt  
được những yếu tố này, đòi hỏi phải kiên trì,  
đầu từ lâu dài, tốn nhiều công sức và tiền của.  
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các  
doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên, cần thống  
nhất một số quan điểm sau:  
Một là, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cần  
được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu  
tố, tuy nhiên cần chú trọng tập trung vào khâu  
then chốt có tính quyết định. Trong cơ chế thị  
trường, hoạt động kinh doanh của các doanh  
nghiệp chè cần nắm được nhu cầu thị trường,  
thị hiếu người tiêu dùng, các lực lượng cung  
trên thị trường. Điều này đòi hỏi công tác tiếp  
thị sản phẩm tốt, người quản lý phải hiểu biết,  
dự báo được nhu cầu, thị hiếu, phải nâng cao  
năng lực quản lý. Đây là khâu quan trọng trong  
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các  
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp  
chè nói riêng.  
Để đảm bảo cho cạnh tranh luôn duy trì và  
phát huy được mặt tích cực của nó thì phải tạo  
lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh,  
cạnh tranh phải đúng luật. Điều này đòi hỏi  
phải tăng cường vai trò của nhà nước trong  
việc tạo lập hệ thống pháp luật để duy trì,  
khuyến khích và kiểm soát cạnh tranh.  
Thứ hai: Năng lực cạnh tranh là kết quả tổng  
hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động của các  
nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp:  
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả  
năng giành được lợi ích kịnh tế thông qua  
việc ganh đua để giành được những điều kiện  
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Năng lực cạnh  
tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của  
doanh nghiệp về quản lý, tiếp thị, trình độ  
công nghệ,… Để nâng cao năng lực cạnh  
tranh của doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng  
cao năng lực bên trong doanh nghiệp mà cần  
tạo lập môi trường bên ngoài doanh nghiệp  
nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực  
cạnh tranh cho doanh nghiệp.  
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần nâng  
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều  
này đòi hỏi sự cố gắng trên nhiều mặt của  
doanh nghiệp như: Đổi mới công nghệ sản  
xuất, đổi mới tổ chức, nâng cao tay nghề  
cho người lao động, nâng cao năng lực quản  
lý, có chiến lược kinh doanh tốt. Cụ thể  
được thể hiện là:  
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh  
nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mở rộng  
thị trường và thị phần tiêu thụ trên cơ sở định  
hướng phát triển ngành chè của tỉnh, chiến  
lược phát triển sản phẩm chè xanh, khả năng  
cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của  
các vùng, các tỉnh trên thị trường nội địa và  
thị trường nước ngoài.  
Thứ ba: Nâng cao năng lực cạnh tranh là vẫn  
đề sống còn đối với doanh nghiệp trong điều  
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh  
tế quốc tế làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao.  
Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng  
hóa từ bên ngoài, với các nhà đầu từ bên  
ngoài trên thị trường trong nước và cạnh tranh  
trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện đó,  
nếu sức cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ bị  
thôn tính và có thể bị phá sản.  
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên phải phát huy  
triệt để lợi thế so sánh và các tiềm năng sẵn  
có của tỉnh.  
Shóa bi Trung tâm Hc liu – Đại hc Thái Nguyên  
Đỗ Thị Thúy Phương  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
73(11): 145 - 148  
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp cần dựa trên năng suất và hiệu quả sản  
xuất kinh doanh của bản thân các doanh  
nghiệp chè. Trong điều kiện kinh tế thị  
trường, năng lực cạnh tranh có được nhờ phát  
huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh (Phát  
huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội  
Thái Nguyên là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi,  
đặc biệt thích hợp cho cây chè sinh trưởng và  
phát triển. Sản phẩm chè được người tiêu  
dùng trong và ngoài nước biết đến. Các doanh  
nghiệp cần phát huy thế mạnh này để không  
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản  
phẩm chè xanh nhằm nâng cao khả năng cạnh  
tranh trên thị trường). Muốn vậy, các doanh  
nghiệp chè Thái Nguyên cần sử dụng có hiệu  
quả nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ  
vào sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và  
trình độ tay nghề cho người lao động , … trên  
cơ sở đó để nâng cao năng suất, nâng cao chất  
lượng, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, năng  
suất, chất lượng và hiệu quả là yếu tố mấu  
chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các  
doanh nghiệp chè.  
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên là nâng cao chất  
lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,  
có kiểu dáng bao bì, mẫu mã đẹp và tiện lợi  
cho người tiêu dùng, có địa chỉ và nguồn gốc  
xuất xứ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị  
hiếu của người tiêu dùng. Áp dụng các tiến bộ  
khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và  
chế biến chè, hạ giá thành sản phẩm, hạ giá  
bán sản phẩm chè xanh Thái Nguyên.  
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh  
nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên bằng việc mở  
rộng thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm,  
phải hoà nhập với xu hướng chung của thời  
đại, trong điều kiện nước ta đã gia nhập  
WTO, đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản  
phẩm chè xanh Thái Nguyên.  
Không ngừng tăng cường công tác quản lý  
chất lượng, khuyến khích sản xuất và chế biến  
theo công nghệ chè sạch, khuyến khích các  
doanh nghiệp đăng ký sản xuất theo tiêu  
chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế.  
Hai là, nâng cao năng lực cạnh trranh của  
doanh nghiệp chè Thái Nguyên phải đảm bảo  
tính vững chắc, tức là có thể duy trì khả năng  
lâu dài và liên tục cả ở trong hiện tại và tương  
lai. Để đảm bảo tính vững chắc, việc nâng cao  
năng lực canh tranh cần dựa trên lợi thế so  
sánh động, không nên phụ thuộc quá lớn vào  
lợi thế lao động rẻ, tài nguyên sẵn có. Để đảm  
bảo tính bền vững, việc nâng cao năng lực  
cạnh tranh của các doanh nghiệp phải dựa  
trên các biện pháp lành mạnh, khoa học và  
phù hợp với xu thế chung như thân thiện với  
môi trường và chú trọng khía cạnh xã hội của  
sự phát triển.  
Nâng cao năng lực cạnh tranh cần dựa trên cơ  
sở vững chắc, tức là chủ yếu dựa trên lợi thế  
so sánh động, lợi thế cạnh tranh, chứ không  
phải dựa trên lợi thế so sánh của các yếu tố  
truyền thống như: chi phí lao động thấp,  
nguồn tài nguyên sẵn có, … Điều đó cũng có  
nghĩa là nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ  
sở nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, sự  
tiện dụng, lợi ích …cho người tiêu dùng.  
Nâng cao năng lực cạnh tranh cần phù hợp xu  
thế phát triển nền kinh tế hiện đại, đó là phát  
triển kinh tế tri thức, nâng cao hàm lượng  
khoa học trong sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng  
công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ  
sản phẩm chè.  
Ba là, việc nâng cao năng lực cạnh tranh  
không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp  
chè mà là nhiệm vụ của các cơ quan, chính  
quyền tỉnh Thái Nguyên và toàn xã hội, đây là  
một trong những giải pháp quan trọng để thực  
hiện thành công sự công nghiệp hóa, hiện đại  
hóa đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế  
quốc tế của Việt Nam.  
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh  
nghiệp chè Thái Nguyên phải phù hợp với xu  
thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.  
Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều  
chỉnh đồng bộ: từ chiến lược kinh doanh, chiến  
lược cạnh tranh đến các biện pháp cụ thể, từ thị  
trường trong nước đến thị trường quốc tế, phù  
hợp với tình hình thực tế hiện nay.  
Định hướng cơ bản về nâng cao năng lực  
cạnh tranh của các doanh nghiệp chè  
Thái Nguyên  
Shóa bi Trung tâm Hc liu – Đại hc Thái Nguyên  
Đỗ Thị Thúy Phương  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
73(11): 145 - 148  
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh  
nghiệp chè Thái Nguyên cần phải gắn với tạo  
lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn,  
ổn định, bình đẳng và có tính cạnh tranh cao.  
Như vậy, trong việc nâng cao năng lực cạnh  
tranh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng  
của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như:  
Nhà nước, thị trường và các yếu tố quốc tế.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện  
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB  
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.  
[2] Đại học Thái Nguyên (2008), Nghiên cứu  
năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xanh ở  
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh  
tại tỉnh Thái Nguyên, Đề tài Khoa học mã số  
B2006-TN06-02. Chủ nhiệm đề tài : Ths. Đỗ  
Thị Thuý Phương, Thái Nguyên.  
KẾT LUẬN  
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng  
mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập  
kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trong  
nước và quốc tế ngày càng trở lên gay gắt,  
yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của  
các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ  
nền kinh tế đặt ra rất bức xúc: làm thế nào và  
bằng cách nào để nâng cao năng lực cạnh  
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp  
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên  
trường quốc tế? Để tồn tại và phát triển, các  
doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên cần nâng  
cao năng lực cạnh tranh và coi đó là một  
nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.  
[3] Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên (2008),  
Báo cáo tình hình về chất lượng và an toàn  
trong sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên.  
[4] Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao  
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp  
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc  
tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.  
[5] Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức  
cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại  
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb  
Lao động xã hội, Hà Nội.  
SUMMARY  
VIEWPOINTS AND IMPROVING THE COMPETITIVENESS ABILITY IN THAI NGUYEN  
TEA ENTERPRISE  
Do Thi Thuy Phuong  
Economics and Business Administratio - Thai Nguyen University  
Nowadays, in the Socialist-oriented market economy with the open trends of the active integration to the  
international world economy, the competition between the domestic economies and foreign ones is becoming more  
severe. Therefore, Thai Nguyen tea enterprises should improve the competitiveness ability to remain and develop  
their brand name. Besides, it is necessary that enhancing the competitiveness should be considered the most prior  
mission. However, competitiveness ability needs to base on detailed plan which suit to the current development  
trend. In addition, strengthening competitiveness ability should be implemented multiply and sustainably. Last but  
not least, competitiveness ability is not only the task of tea enterprises and the task of Thai Nguyen authorities,  
related offices and the whole society as well.  
Keywords: competitiveness ability, improving ability, enterprise, viewpoint  
Shóa bi Trung tâm Hc liu – Đại hc Thái Nguyên  
Đỗ Thị Thúy Phương  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
73(11): 145 - 148  
Shóa bi Trung tâm Hc liu – Đại hc Thái Nguyên  
pdf 5 trang yennguyen 04/04/2022 7220
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_va_dinh_huong_nham_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cu.pdf