Đề tài Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá

PHẦN I. MỞ ĐẦU  
1.1. Lý do chọn đề tài  
Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghip có ngun gc nhit đới,  
cung cp nguyên liu chyếu cho các ngành công nghchế biến đường nhiu nước  
trên thế gii. Vit Nam cây mía đang chiếm mt vtrí quan trng trong vic chuyn  
đổi cơ cu cây trng và đa dng hoá sn phm nông nghip phc vcho công cuc  
Công nghip hoá - Hin đại hoá nông nghip nông thôn.  
Việt Nam thuộc khu vực Bắc bán cầu nằm trải dài từ 8030’ - 23020’ vĩ độ  
bắc, tọa độ tương ứng với các nước trong khu vực trồng mía có năng suất cao  
như Đài Loan là 456,1 tấn/ha, Ấn Độ 440,8 tấn/ha. Về vị trí địa của nước ta  
thuộc khu vực điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển và khai thác  
tiềm năng năng suất cao về cây mía, song năng suất mía bình quân chung cả nước  
mới chỉ đạt 49,7 tấn/ha. Trong nhiều nguyên nhân làm năng suất mía thấp, thì  
nhóm sâu đục thân mía làm giảm đáng kể về năng suất chất lượng mía nguyên  
liệu (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).  
Từ sau năm 1975 đến nay, đặc biệt trong 10 năm gần đây ngành mía đường  
đang bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Các nhà khoa học đã  
khẳng định, để nâng cao năng suất mía cần phải sử dụng các giống mới, kết hợp  
với đầu tư thâm canh cao, bón phân hợp lý. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn sản  
suất kết quả nghiên cứu cho thấy: Sâu, bệnh cỏ dại chuột những nhân tố  
gây nên tổn thất rất lớn cho năng suất, chất lượng mía, ảnh hưởng đến hiệu quả chế  
biến đường của các nhà máy chế biến đường.  
Theo tài liệu điều tra của ngành mía đường Việt Nam năm 2000, thiệt hại  
làm giảm sản lượng do sâu: 17,1%, do bệnh: 11,5%, do cỏ dại: 11,8%.[Báo cáo  
tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường của Bộ NN&PTNT [2]  
Hiện nay việc phòng trừ sâu đục thân hại mía đang gặp rất nhiều khó khăn,  
vì cây mía là cây lưu gốc nhiều năm, bộ giống mía phong phú, địa hình trồng mía  
đa dạng và sâu đục thân mía ẩn nấp ở nhiều bộ phận khác nhau trên cây mía và các  
cây trồng khác nên công tác phòng trừ không đạt hiệu qucao.  
1
Công tác phòng trừ sâu hại cây trồng nói chung và sâu đục thân mía nói  
riêng là tìm ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường  
đạt mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường. Thời gian qua, chương trình phòng trừ  
dịch hại tổng hợp (IPM) đã được tiến hành trên nhiều loại cây trồng, với nhiều sâu  
hại khác nhau, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo không gây ô nhiễm môi  
trường. Việc tiến hành phòng trừ sâu đục thân hại mía theo hướng IPM cần nắm  
vững hệ sinh thái đồng mía, mối quan hệ của cây mía với dịch hại và thiên địch  
của chúng. Nguyên tắc chung của biện pháp này là bảo vệ sử dụng các loài  
thiên địch của sâu hại nhằm khống chế quần thể sâu hại phát triển dưới ngưỡng gây  
hại kinh tế, bảo vệ cây trồng.  
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm  
trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan tâm.  
một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về không gian và  
thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với những kết quả đã có  
không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ sâu đục thân mía nào  
phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện nay, phần lớn người  
trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục thân, nếu có thì các  
biện pháp phòng mang tính tự phát, riêng rẽ nên hiệu quả không cao, mà còn ảnh  
hưởng đến môi trường, không bảo vệ sử dụng được thiên địch trong tnhiên, nh  
hưởng đến cht lượng sn phm theo hướng GAP.  
lẽ đó, để góp phần vào công tác nghiên cứu, giải quyết đòi hỏi cấp bách  
của người trồng mía trong việc phòng trừ sâu đục thân và sử dụng bọ đuôi kìm  
phòng trừ chúng tại Thanh Hoá. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng  
sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu  
mía đường Lam Sơn Thanh Hoá”  
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩ thực tiễn  
1. 2.1. Ý nghĩa khoa học:  
Đề tài được tiến hành sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài,  
phân bố tác hại của sâu hại mía nói chung, sâu đục thân hại mía nói riêng. Cũng  
như thành phần thiên địch của chúng tại ở vùng mía Thanh Hoá.  
2
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:  
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng quy  
trình quản tổng hợp sâu đục thân mía đáp ứng 3 yêu cầu kinh tế, hội, môi  
trường tại vùng nghiên cứu.  
1.3. Mục đích, yêu cầu của đtài  
1.3.1. Mục đích  
Đề tài tiến hành nhm mc đích sdng bọ đuôi kìm để phòng trsâu đục thân  
hi mía ti vùng nguyên liu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá. Từ đó, đề xut gii  
pháp sdng bọ đuôi kìm thay thế thuc hoá hc trong vic phòng trsâu đục thân  
mía hi mía.  
1.3.2. Yêu cầu  
- Điều tra thành phần sâu hại mía nói chung và sâu đục thân hại mía nói  
riêng tại vùng nguyên liệu mía Đường Lam Sơn Thanh Hóa.  
- Điều tra biến động mật độ bọ đuôi kìm qua các tháng trong thời gian thực  
hiện đề tài.  
- Bố trí một số công thức thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi  
kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía  
1.4. Tng quan tài liu nghiên cu  
1.4.1. Tình hình nghiên cu trên thế gii  
- Nhngnghiên cu vthành phn và tình hình gây hi ca sâuđục thânmía  
Theo Hip hi Kthut Mía Đường Quc tế (International Socienty of Sugar  
Cane Technology - ISSCT), đến năm 1999 trên mía đã ghi nhn có 324 loài sâu gây hi.  
Trong đó ngành chân khp chiếm slượng nhiu nht (84,5%), tuyến trùng (4,9%),  
gm nhm (5,9%), các loài khác (4,7%). [36]  
Như vy, trên phm vi toàn thế gii, trong scác nhóm sâu hi mía, nhóm côn trùng  
hi thân chiếm số đông nht (49,7% tng sloài đã phát hin) trong đó nhóm sâu đục thân  
mía luôn được đánh giá là sâu hi nguy him nht.  
3
Thành phn sâu hi mía nói chung và sâu đục thân nói riêng không chbiến động  
trên phm vi toàn thế gii mà ngay trong mt quc gia cũng có sbiến động gia vùng  
này vi vùng khác, gia trước đây và sau này.  
Malaysia, kết quả điều tra thành phần của Lim và Pan từ 1970 - 1978  
(1980) [40] cho thấy khoảng 360 loài sâu hại mía thuộc 98 họ côn trùng. Trong  
đó có 32 loài được đánh giá là quan trọng với cây mía. Trong 360 loài sâu hại mía  
có 25 loài sâu đục thân mía, trong số này có 11 loài sâu đục thân mía đã được xác  
định là sâu hại quan trọng đối với cây mía.  
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] thành phần sâu hại mía có 79 loài, còn theo  
Box (1953) [26] thì có 125 loài, theo Gupta (1957) [34] thì có 18 loài sâu chủ yếu  
và 21 loài sâu thứ yếu. Theo David (1977) [30] riêng sâu đục thân mía có tới 9 loài  
thường xuyên gây hại.  
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] người ta đã sdng bọ đuôi kìm để phòng trừ  
sâu đục thân mía kết qucho thy, khi thbọ đuôi kìm vào lúc mía 2 tháng sau trng,  
vi lượng 400 con/ha, 600 con/ha và 800 con/ha thì năng sut mía tăng ln lượt so vi  
đối chng là 11,26%, 16,44% và 18,89% và lượng đường tăng ln lượt là 5,06%,  
7,15% và 8,88%.  
Ở Đài Loan, theo Cheng (1994) [29] nhóm sâu đục thân hại mía có 5 loài thường  
xuyên gây hại là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5  
vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker,  
sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình hồng  
Sesamia inferens Walker.  
Đánh giá vtình hình thit hi do sâu đục thân mía, theo Solomon et al. (2000)  
[41] cho thy các loài sâu đục mm làm gim 26,65% mm cp 1; 6,4% mm cp 2;  
27,1% mm cp 3 và 75,0% mm cp 4, làm gim 22 - 30% năng sut mía và 12,5%  
hàm lượng đường. Theo Avasthy và Tiwari (1986) [20] ở Ấn Độ sâu đục thân 5 vch  
là loài gây hi chính yếu, loài này có thlàm gim tlmm t30 - 75% các vùng  
mía khác nhau. Theo Waterhouse (1993) [43] đã tng kết rng sâu đục thân mía gây  
hi nng Philippines, Cam-pu-chia và thường gây hi nng cc bti Lào và  
Indonesia. Theo Solomon et al. (2000), các loài sâu đục ngn là nguyên nhân làm chết  
4
khong 10% smm và 3-4% scây giai đon vươn lóng, làm gim năng sut từ  
18,5-44,8% và 0,2-4,1 chữ đường (CCS).  
Phương thức gây hại thời kỳ cây mía bị sâu đục thân tấn công của các  
loài sâu đục rất khác nhau. Các loài sâu đục lóng chủ yếu gây hại phần thân lóng,  
nhưng cũng thể gây hại phần đốt lóng. Triệu chứng gây hại của chúng khác  
nhau, ví d: Sâu đục thân 4 vch chyếu gây hi các lóng mm còn blá (d/Emmerez  
de Charmoy, 1917) [32]  
Trọng lượng cây mía giảm khi bị sâu đục thân hại nặng và có thể bị chết do  
thân bị thối và khô. Các lóng bị đục thường dễ gãy và các mầm nách phát triển  
mạnh làm giảm độ đường trong cây mía (Gupta và Avasthy, 1960) [35]  
Khi cây mía bị sâu đục thân gây hại thì hàm lượng đường saccaro, độ Brix,  
Pol, Ap giảm đáng kể. Ngược lại, hàm lượng N, chất tro và chất nhựa tăng lên  
(Box, 1929) [25]  
- Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, phát  
triển của sâu đục thân hại mía  
Theo kết qunghiên cu về đặc đim sinh hc ca sâu đục thân 4 vch ca các  
tác giHarris (1990) [37], Betbeder-Matibet (1990) [24], David (1980) [31] các  
nước khu vc n Độ Dương cho thy: ngài thường vũ hoá tp trung trong thi gian  
khong 4 gisau khi mt tri ln và hot động chyếu vào đêm, ngài cái thường chỉ  
giao phi 1 ln duy nht trong đời. Sau khi giao phi khong 1 đêm thì ngài cái đẻ  
trng vi strng khong 850 qu. Chúng đẻ trng thành ổ ở mt trên hoc dưới ca  
lá, đôi khi trng còn đẻ ctrên blá, mi trng có t20-40 qu.  
Các nghiên cu về đặc đim sinh hc ca sâu đục thân 5 vch cho thy: Trưởng  
thành thường vũ hóa vào ban đêm, ban ngày ít hot động thường n np bên dưới blá.  
Ngài cái tiết pheromone dn dgii tính để thu hút ngài đực đến ghép đôi giao phi.  
Ngài thường để trng vào gia đêm. Trng đẻ thành ổ ở mt dưới các lá còn xanh. Mi  
t2 - 4 hàng trng, vi trung bình 25 qu/. Trong mt đêm ngài cái thường đẻ  
khong 400 qutrng. Trng sau khi đẻ 4 - 6 ngày thì n, sâu non tui 1 phân tán bng  
cách nhtơ đu sang cây khác để gây hi. Chúng rt thích ăn các đỉnh sinh trưởng và các  
mô mm gây nên hin tượng nõn héo. Thi gian phát dc ca pha sâu non (5-6 tui) từ  
5
16 - 30 ngày, sau đó hóa nhng ngay bên trong đường đục ca thân cây (Harris, 1990  
[37]; Butani, 1977 [27]; Avasthy và Tiwari, 1986 [20]; Kumar, K., S. C. Gupta, U. K.  
Mishra, G. P. Dwivedi and N. N. Sharma (1987) [39]  
- Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ  
Theo Suhartawan và Wirioatmodjo (1996) [42] có thể áp dụng các biện pháp  
phòng trừ như vệ sinh đồng ruộng xử lý hom giống trong nước nóng 500C trong  
2 giờ, sử dụng các giống mía chống chịu cao với sâu đục thân hoặc sử dụng các  
loài ong mắt đỏ kí sinh pha sâu non và pha trứng. Ngoài ra cũng thể dùng thuốc  
hoá học như Carbaryl, Dicrotophos, Monocrotophos và Acephate để phun phòng  
trừ sâu non.  
Theo CABI (2000) [28] có thdùng bin pháp ct bcây bngn héo và giết chết  
sâu non, bin pháp này tn nhiu công lao động. Ngoài ra người ta còn có thsdng ong  
mt đỏ Trichogramma chilonis để trtrng ca sâu đục thân.  
Theo (David, 1980) [31], sdng các hom ging sch sâu để trng, kết hp vi  
vic bóc lá vào các thi đim 5, 7 và 9 tháng sau khi trng, hn chế sdng quá nhiu  
phân đạm, đồng thi tiêu úng vi vùng ngp úng cũng hn chế sxut hin và gây hi  
ca sâu đục thân 4 vch. Tăng cường sdng các ging mía chng chu cao đối vi sâu  
đục thân 4 vch như Co285, Co453, Co513, Co6860, Co915 để hn chế thit hi do sâu  
đục thân 4 vch..  
Đối với sâu đục thận mình hồng, các biện pháp phòng trừ như: Cắt bỏ cây bị  
sâu, rút bỏ ngọn héo và giết chết sâu non bên trong, vun luống sớm giai đoạn cây  
con và bt gc ngay sau khi thu hoch đối vi mía để lưu gc. Đây là các bin pháp  
tương đối đơn gin mà hiu quli cao trong vic phòng trsâu đục thân mình hng.  
Bin pháp sinh hc, có thsdng loài rui kí sinh để trsâu giai đon sâu non.  
Kết quthnghim trong phòng cho thy, loài rui này có thkí sinh vi tlkhá  
cao (84,4%) (David, 1980) [31].  
Đối vi sâu đục thân mía thì đã có nhiu nghiên cu và sdng khá thành công  
bọ đuôi kìm trong vic phòng trsâu đục thân hi mía. Kết qunghiên cu cho thy  
khi thbọ đuôi kìm vi lượng 400 con/ha thì tllóng bhi gim 64,58% so vi đối  
chng và năng sut mía tăng 26,48% (David, 1980) [31].  
6
* Những nghiên cứu về bọ đuôi kìm  
Theo Easki Teiso et. al (1952) [69] Bọ đuôi kìm Dermaptera còn có tên  
khoa học Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera, Labiduroida hay  
Forficulida; tên tiếng anh là Earwigs.  
Cơ thể kéo dài, kiểu đầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu đầu  
nhiều đốt, mắt kép phát triển. Hầu hết trong bộ Dermaptera cánh ngắn, cánh ngoài  
biến thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng hình bàn nguyệt, gân cánh xếp hình  
dẻ quạt. Các chân gân bằng nhau với 3 đốt bàn. Bụng 10 đốt, đốt bụng cuối cùng  
kéo dài như cái kìm, theo Richard leung (2004) [109], bụng BĐK có 10 đốt ở con  
đực (kể cả đuôi kìm), con cái có 8 đốt bụng. Máng đẻ trứng của con cái ngắn hoặc  
tiêu biến tùy theo loài.  
Bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới trừ những vùng  
băng giá, rất phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. khoảng hơn chục loài  
sống trong hang dơi vùng Châu á.  
khoảng 1.200 loài đã được miêu tả, hầu hết chúng đều sống tdo, ăn tạp  
(các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi  
thì chúng lại chuyển sang ăn con mồi ngay. Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nấp, chạy  
nhanh, mặc dù có cánh nhưng không thấy chúng bay [69], chỉ tìm kiếm thức ăn  
trên cây, ăn côn trùng nhỏ vào ban đêm [109].  
Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong làm dưới đất, chúng có tập tính là  
chăm sóc và bảo vệ trứng, thậm chí còn có hành động bảo vệ con 1 – 2 tuần sau  
nở. Trong điều kiện ấm áp chúng đẻ nhiều, mùa hè chúng ít khi đẻ trứng, mùa  
đông lạnh chúng đình dục hoàn toàn cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động, mỗi  
năm BĐk thường có 7 lứa.  
Pobham (1965) phân loại BĐK bộ Dermaptera theo kiểu hình giải phẫu bên  
trong, theo quan sinh dục ngoài và phân bố theo địa đã chia các loài BĐK  
bắt mồi tập trung ở bộ phụ Porficulina gồm:  
- Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trog các kho  
chứa ở các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mĩ.  
7
- Tổng họ Karschilloidea rất lớn tập trung Nam Phi, tổng họ này chủ yếu  
BĐK ăn kiến.  
- Tổng họ Labioidea có 3 họ Labiidae, Carcinophoridea, Arixeniidea, họ  
Labiidea phổ biến hơn, họ Arixeniidea gồm các loài kí sinh trên dơi.  
- Tổng họ Forficuloidea có ba họ Chelisochidea, Labiduridea,  
Forficuloi-dea trong đó họ Labiduridea phân bố rộng, giống Labidura và  
Euborellia phổ biến nhất  
Theo Gullan, P.J. và P.S. Crranston (2000) có khoảng 1.800 loài bọ đuôi  
kìm với 10 họ phân bố trên thế giới [73].  
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước  
- Nhngnghiêncuvthànhphnvàtìnhhìnhgâyhicasâuđụctnmía  
Nhìn chung trước nhng năm 1990 công tác nghiên cu vsâu đục thân hi mía ở  
nước ta còn rt ít. Tuy nhiên, sau nhng năm 1990 đến nay, đặc bit khi chương trình mía  
đường được Nhà nước chú trng, quan tâm là cây xoá đói gim nghèo cho người dân  
nông thôn min núi thì các vùng nguyên liu mi chú ý đưa các ging mi có năng sut  
cao, đầu tư thâm canh công nghcao để theo kp các nước trên Thế gii và khu vc, theo  
đó công tác BVTV cũng được quan tâm.  
min Bc, theo Lương Minh Khôi (1963) [10] và HKhc Tín & CTV (1962)  
[15] có 5 loài sâu đục thân hi mía thường xuyên là sâu đục thân mình vàng Eucosma  
schistaceana, sâu đục thân 5 vch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vch  
Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu  
đục thân mình hng Sesamia inferens Walker. Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu đục  
thân 4 vch và sâu đục thân mình trng là nhng loài phát sinh gây hi phbiến nht ti  
Thanh Hóa và các tnh Bc Trung B.  
Theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995) [1], ở miền Bắc có 2 loài sâu đục  
thân mía phổ biến nhất là sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius  
và sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker. Kết quả điều tra cho thấy số  
lượng sâu non của sâu đục thân mình trắng cao hơn số lượng sâu non của sâu đục  
thân 4 vạch (tương ứng là 70,0 - 77,2% và 22,3 - 30,0%). Tuy nhiên theo kết quả  
điều tra trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 của Nông trường Thống Nhất huyện Yên  
8
Định Thanh Hoá là trong 5 loại sâu đục thân thì số lượng xuất hiện và gây hại  
nhiều nhất là sâu đục thân 4 vạch tiếp đến là sâu đục thân mình vàng với tỷ lệ  
tương ứng là 70,16 và 42,44%. Kết quả này cũng trùng với kết quả điều tra của  
Nông trường Vân Du huyện Thạch Thành và Nông trường Sao Vàng huyện Thọ  
Xuân tỉnh Thanh Hoá.  
Theo kết quả điu tra ca Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hi (1997) [7] ti  
Nông trường Hà Trung tnh Thanh Hoá và Nông trường Đồng Giao tnh Ninh Bình  
cho thy trên các ging mi ca Đài Loan ROC1, ROC9, ROC10 và ROC16 trong  
niên v1995-1996 cho thy đã xác định được 19 loài sâu hi mía, trong đó có 5 loài  
sâu đục thân mía, loài gây hi nng nht là sâu đục thân mình vàng và sâu đục thân 4  
vch.  
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hoan trong 3 năm từ 1998-2000  
tại Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá gồm 7 huyện 4 Nông  
trường, cho thấy thành phần sâu hại mía gồm 26 loài thuộc 7 bộ 12 họ. Trong đó,  
nhóm sâu đục thân mía có 5 loài là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana,  
sâu đục thân 5 vch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vch Proceras  
venosatus Walker, sâu đục thân mình trng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục  
thân mình hng Sesamia inferens Walker.  
Kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Diệp tại khu vực miền Đông Nam bộ năm  
1987 cho thấy có 20 loài sâu hại mía. Trong đó, sâu đục thân có 5 loài chiếm 25%  
tổng số loài đã xác định. Chúng bao gồm sâu đục thân mình vàng Eucosma  
schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch  
Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella  
Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker. Tại Viện Nghiên  
cứu Mía đường Bến Cát, các kết quả điều tra của Nguyễn Đức Quang năm 1997  
[13], Vũ Hữu Hạnh năm 1995 [6] và Cao Anh Đương 1998 đều cho thấy trong  
thành phần sâu hại mía có 5 loài sâu đục thân tương tự như kết quả điều tra của các  
tác giả khác.  
9
Kết quả điều tra trong phạm vi toàn quốc của Lương Minh Khôi từ 1992 -  
1997 [8] cho thấy thành phần sâu hại mía có 27 loài trong đó nhóm sâu đục thân có  
9 loài chiếm 33,33% tổng số loài đã xác định.  
Trên các ging mía mi nhp vtừ đài Loan và Trung Quc hin nay đang  
được trng phbiến ti Thanh Hoá thì hu hết đều bsâu đục thân phá hi nhưng tlệ  
hi t2,52-5,88% nhhơn ging F134 (ging cũ ca Trung Quc) là 11,5% và ging  
MY55-14 ca Cu Ba là 12,85%. Theo nghiên cu ca Lương Minh Khôi và Lê Thanh  
Hi (1997) [7] cho thy ging F134 bsâu đục thân hi nng hơn các ging ROC1,  
ROC9, ROC10 và ROC16 t1,4 - 2,3 ln. Tuy nhiên theo báo cáo ca Nông trường  
Vân Du huyn Thch Thành tnh Thanh Hoá cho thy trong 4 năm t2004 - 2007 khi  
đầu tư thâm canh cao thì các ging ROC, Vit đường, Quế đường có tlsâu đục  
thân t13,21- 17,68%.  
Theo đánh giá của Nguyễn Huy Ước (1994) [19] thiệt hại do sâu đục thân  
mía gây ra tại miền Đông Nam Bộ lên đến 20% năng suất mía. So sánh tỷ lệ bị sâu  
đục thân gây hại giữa mía và mía gốc cho thấy trên mía gốc bị gây hại năng hơn  
trên mía tơ. Tương tự như vậy, kết quả thí nghiệm tại nông trường Hà Trung Thanh  
Hóa và Đồng Giao Ninh Bình cho thấy tỷ lệ bị sâu đục thân phá hại trên mía gốc là  
14% trong khi đó trên mía là 8% (Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải, 1997) [7]  
Theo Lê Song Dự Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) [5] sâu đục thân mình  
vàng và sâu đục thân 4 vạch những loài nguy hiểm nhất ở miền Bắc, nơi các  
loài sâu này làm thiệt hại năng suất từ 25 - 30%. Xét về các giống mía thì giống  
F134 bị sâu đục thân phá hại năng hơn các giống việt đường, quế đường và các  
giống ROC (Lương Minh Khôi và Lê Thanh hải, 1997) [7]  
- Nhng nghiên cu về đặc đim sinh hc, sinh thái và quy lut phát sinh phát trin ca  
sâu đục thân hi mía  
Theo nghiên cứu của Lương Minh Khôi (1997) [9] cho thấy:  
- Loài sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana phát sinh nhiu vào 20/4 và  
20/5 còn ttháng 6 trở đi ít gp. Vòng đời: Trng t4-6 ngày, sâu non 20-22 ngày,  
nhng t9-10 ngày, trưởng thàng t8-13 ngày. Bướm cái đẻ trung bình 173 quả  
10  
trng/con. Sâu non bt đầu gây hi chyếu tkhi mía mc mm và chiếm tl8,5%  
các loài sâu đục thân.  
- Loài sâu đục thân 4 vch Proceras venosatus Walker phát sinh 6 đợt trong năm kéo  
dài sut quá trình sinh trưởng ca cây mía. Vòng đời: Trng t5-7 ngày, sâu non 20-26  
ngày, nhng t7-12 ngày, trưởng thành t3-7 ngày. Bướm cái đẻ trung bình t8-11 ổ  
trng, mi khong 200 qutrng. Sâu non bt đầu gây hi khi mía mc mm nhưng  
hi mnh nht khi mía vươn lóng. Tlhi chiếm 71,8% các loài sâu đục thân.  
- Sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius mỗi năm phát sinh 4-5  
lứa. Vòng đời: Trứng từ 7-15 ngày, sâu non 31-61 ngày, nhộng từ 12-18 ngày,  
trưởng thành từ 3-13 ngày. Sâu non phá hại mía cây, đặc biệt ở đốt ngọn, sâu non  
đục từ ngọn mía xuống dưới, ăn điểm sinh trưởng, gây nên hiện tượng cây bị cụt  
ngọn. Sâu hại khi cây mía được 220 ngày với tỷ lệ hại chiếm 61,0% các loài sâu  
đục thân.  
- Sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker trong năm phát sinh 5-6 lứa.  
Vòng đời trong điều kiện mùa hè: Trứng từ 5-6 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng  
từ 8-10 ngày, trưởng thành từ 5-6 ngày. Mùa đông vòng đời dài hơn. Mỗi bướm  
cái đẻ khoảng 300 trứng. Sâu non phá hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây  
mía. Ở miền Nam sâu mình hồng nhiều nhất chiêm tỷ lệ 51,85% - 69,35% các loài  
sâu đục thân mía.  
- Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen trong năm phát sinh 5-6 lứa.  
Vòng đời trong điều kiện mùa hè: Trứng từ 3-5 ngày, sâu non 18-35 ngày, nhộng  
từ 7-8 ngày, trưởng thành từ 4-6 ngày. Mùa đông vòng đời dài hơn. Bướm cái đẻ  
thành ổ, mỗi ổ từ 250 - 300 trứng. Sâu non nở là phân tán, thường nhả tơ đu đưa  
nhờ gió, di chuyển từ cây này sang cây khác để phá hại. Chúng phá hại mạnh trên  
mía trồng vụ đông.  
Theo Cục Bảo vệ Thực vật (1999) [4], loài sâu đục thân mình vàng thường  
phát sinh 7 lứa trong năm, nhưng gây hại nặng nhất ở lứa 1 và lứa 2 (khoảng cuối  
tháng 3, 4 và 5), gây mía mầm và mía bắt đầu vươn lóng, phát sinh gây hại nhiều  
trên mía trồng đất ruộng đất bãi. Sâu đục thân 4 vạch thường phát sinh 4-5 lứa  
trong năm, sâu phá hại mía quanh năm từ khi mía mọc mầm cho đến khi thu hoạch.  
11  
Sâu đục thân mía 5 vạch thường phát sinh gây hại 5 đợt, nhưng có 2 đợt cao điểm,  
cao điểm 1 từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và cao điểm 2 từ cuối tháng 5 đến đầu  
tháng 6. Sâu thường phát sinh gây hại nhiều trên đất đồi khô hạn. Sâu đục thân  
mình trắng thường phát sinh 4-5 lứa trong năm, nhưng tập trung hại nhiều nhất ở  
lứa 1 (tháng 5) và lứa 2 (tháng 6-7), lứa thứ 3 (tháng 8-9). Loài sâu đục thân mình  
hồng là loài phát sinh gây hi sm nht trong rung mía và gây hi quanh năm, cvmía  
Đông, nhưng hàng năm phát sinh gây hi nhiu vào tháng 3-4, hi lúa mía đẻ nhánh. Ngoài  
cây mía, sâu còn hi lúa, ngô và các cây trng thuc hhoà tho khác.  
Tóm lại: Những kết quả nghiên cứu trong nước về đặc điểm sinh học và quy  
luật phát sinh phát triển của các loài sâu đục thân mía chủ yếu ở miền Bắc tập  
trung vào các loài sâu đục thân phổ biến, dễ nuôi như sâu đục thân mình hồng và  
sâu đục thân mình vàng. Trong khi các loài sâu đục thân khác như sâu đục thân  
mình tím và sâu đục thân 4 vạch lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.  
Nguyên nhân có thể là do các loài sâu này tương đối khó nuôi bằng thức ăn tự  
nhiên, trong khi thức ăn nhân tạo lại chưa có.  
Theo Lương Minh Khôi (1997b) [9], ở Việt Nam có 4 loài thiên địch chủ yếu  
của nhóm sâu đục thân mía, chúng bao gồm: Ong mắt đỏ Trichogramma spp. Ký  
sinh trứng sâu đục thân mía mình vàng, 4 vạch, 5 vạch và sâu đục thân mình trắng;  
ong đen Telenomus sp. Ký sinh trứng các loài sâu đục thân mía mình vàng, 4 vạch,  
5 vạch và mình trắng, nhưng ký sinh trứng sâu đục thân mình trắng nhiều hơn, ong  
đen kiến trắng chân vàng Apanteles flavipes Cameron ký sinh pha sâu non các loại  
sâu đục thân 5 vạch, 4 vạch và sâu đục thân mình hồng bọ đuôi kìm ăn các loại  
sâu non của sâu đục thân. Theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995) [1] ở miền Bắc  
chỉ có 2 loài thiên địch phổ biến của nhóm sâu đục thân mía là ong mắt đỏ  
Trichogramma chilonis và ong đen Telenomus sp. ký sinh pha trứng các loài sâu  
đục thân mình trắng và sâu đục thân 4 vạch.  
- Nhng nghiên cu vbin pháp phòng trsâu đục thân hi mía  
* Biện pháp kỹ thuật canh tác:  
Đây biện pháp được nông dân trồng mía ở nhiều vùng áp dụng phổ biến  
từ khá lâu. Theo các tác giả Hồ Khắc Tín và CTV (1982) [15], Lương Minh Khôi  
12  
(1997a [8] và 1997b [9]), Nguyễn Huy Ước (1994) [19], Phạm Văn Lầm (1999)  
[11]... Các biện pháp này bao gồm:  
+ Trước khi trng mía, đất phi được cày ba knhm tiêu dit mm mng ca sâu n  
utrong đất, vùng đất thp có thchonước ngp để dit sâu.  
+ Chọn hom, giống mía trồng: chọn các hom giống không có sâu hại và  
chọn các giống mía có tính chống chịu sâu như các giống ROC, Việt đường CP34-  
79, HN56-12, QĐ11 và F156.  
+ Bón phân đầy đủ và cân đối cho mía mọc tốt. Chăm sóc làm cỏ kịp thời kể  
cả trên các đường lô và bụi rậm xung quanh, nhằm loại trừ nơi ẩn náu của sâu. Nơi  
điều kiện lao động nên bóc là già, cắt chồi hiệu, loại bỏ mầm mống trứng ở  
đó. Kết quả thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Mía Đường (1996) [18] cho thấy  
ruộng mía bóc lá kịp thời giảm tác hại của sâu đục thân từ 16,77 - 41,73% và tăng  
năng suất mía lên 13,75% so với ruộng đối chứng.  
+ Ruộng mía để gốc sau thu hoạch phải được cày lật đất kịp thời và cày sâu,  
giết chết các loại sâu ẩn nấp trong gốc mía và dưới đất.  
+ Bố trí thời vụ hợp lý: ở miền Bắc vụ xuân tốt nhất nên trồng mía trong  
tháng 2, vụ đông tốt nhất là tháng 10-11 vì lúc trồng mía sẽ dễ dàng hơn, mía phát  
triển trùng với các tháng có đủ lượng mưa, nhiệt độ và ánh sáng, đồng thời tránh  
được các cao điểm phát sinh của sâu (Lương Minh Khôi, 1997a) [8]  
* Biện pháp hoá học:  
Sâu đục thân tuy phá hại nhiều phổ biến, nhưng người trồng mía nói  
chung ít chú trọng công tác phòng trừ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi các  
vùng nguyên liệu mía đưa nhiều giống mới năng suất, phẩm chất đồng thời chế  
độ thâm canh cao thì sự phá hại của sâu đục thân là rất nặng nề và nghiêm trọng.  
Hiện nay tại các vùng nguyên liệu mía khu vực Thanh Hoá, người trồng mía đã  
tích cực phòng trừ các loài sâu đục thân. Theo Cục Bảo vệ thực vật [4] các loại  
thuốc sử dụng chủ yếu là Diazinon 10H (rắc vào gốc khi vun với lượng 10-  
20Kg/ha), padan 95SP (phun với lượng 0,8 - 1,0 lit/ha), supracide 40EC (phun với  
lượng 0,8 - 1,0 lit/ha), sumithion (phun với lượng 1,0 - 1,5 lit/ha). Theo Lương  
Minh Khôi (1997b) [9] có thể dùng các loại thuốc diazinon 10G lượng 20kg/ha  
13  
hoặc padan 4G lượng 20 - 30kg/ha rải vào luống khi trồng, cũng thể rải vào gốc  
khi vun, hiệu quả phòng trừ đạt tỷ lệ 64,1% so với đối chứng. Ngoài ra, có thể  
dùng padan 95SP phun khi mía mọc mầm, đạt tỷ lệ trừ sâu 78,7%.  
* Biện pháp sinh học:  
Chủ yếu sử dụng ong kí sinh và bọ đuôi kìm. Nhìn chung biện pháp sinh học còn  
chưa được chú trọng nhiều.  
14  
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Đối tượng nghiên cứu  
- Sâu đục thân hại mía.  
- Bọ đuôi kìm (thiên địch của sâu đục thân mía)  
- Khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên  
liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá  
2.2. Nội dung nghiên cứu  
- Điều tra thành phần sâu hại trên một số giống mía tại vùng nguyên liệu mía  
đường Lam Sơn Thanh Hoá  
- Điu tra thành phn sâu đục thân, mc độ gây hi ca chúng đối vi mt số  
ging mía được trng chyếu ti vùng nguyên liu Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa.  
- Điều tra biến động mật độ bọ đuôi kìm qua các tháng trong thời gian thực  
hiện đề tài.  
- Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi Kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía  
2.3. Phương pháp nghiên cứu  
2.3.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu  
Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015  
Địa điểm: vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.  
2.3.2 Phương pháp điu tra  
Phương pháp điu tra nghiên cu biến động mt độ bọ đuôi kìm được tiến hành  
điều tra định kỳ 1 tuần/lần, để xác định biến động mật độ bọ đuôi kìm tại vùng  
nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.  
Phương pháp điều tra: chúng tôi điều tra cố định 5 hộ trồng mía tại nông  
trường Sao Vàng . Ở mỗi hộ trồng mía, chọn 1 điểm đại diện, mỗi điểm chọn một  
hàng dài 5m (theo hàng mía) tại đó điều tra các giống MY55-14, ROC10, ROC22  
và viên lâm 6, trên cả mía và mía gốc. Tại điểm điều tra tiến hành quan sát toàn  
bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại (héo ngọn, khô đọt, lá có  
vết bị hại, thân có lỗ đục, cây sinh trưởng còi cọc, đổ gãy...). Dùng dao chdc  
nhng cây bhi hoc nghi bhi, thu thp tt ccác loài côn trùng bt gp, kcả  
nhng cá thể đục trong thân cây. Ghi chép các thông tin vloài sâu gây hi.  
15  
Mức độ phổ biến của sâu đục thân và bọ đuôi kìm được đánh giá như sau:  
- : Rất ít (<10% tần suất bắt gặp)  
+: ít (10- 20% tần suất bắt gặp)  
++: Trung bình (21- 50% tần suất bắt gặp)  
+++: Nhiều (>50% tần suất bắt gặp)  
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên diện tích hẹp thả bọ đuôi kìm, đánh  
giá khả năng khống chế sâu đục thân hại mía của bọ đuôi kìm  
Chọn ruộng ở cách xa ruộng trồng mía khác, có diện tích 1000m2 , để thả bọ  
đuôi kìm. Bọ đuôi kìm được mua từ Chi cục BVTV Nghệ An và chúng được thả  
theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ruộng đối chứng không thả bọ đuôi kìm, không  
dùng thuốc BVTV, có cùng giống mía, tuổi mía, cùng chế độ canh tác như ruộng  
thả bọ đuôi kìm. Sau khi thả bọ đuôi kìm, chúng tôi điều tra liên tục 7 ngày/lần, để  
đánh giá và so sánh sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân hại mía  
giữa hai ruộng.  
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để trừ sâu đục thân  
hại mía được tiến hành với 6 công thức sau:  
- Công thc 1: Đối chng không phun thuc, không dùng bọ đuôi kìm.  
- Công thc 2: Thbọ đuôi kìm vi mc 400 con/ha. Bọ đuôi kìm được thvào lúc  
mía mới mọc mầm.  
- Công thc 3: Thbọ đuôi kìm vi mc 600 con/ha. Bọ đuôi kìm được thvào lúc  
mía mới mọc mầm.  
- Công thc 4: Thbọ đuôi kìm vi mc 800 con/ha. Bọ đuôi kìm được thvào lúc  
mía mới mọc mầm.  
2.5. Công thức tính toán.  
- Xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc hóa học:  
+ Hiệu lực của thuốc hóa học ngoài đồng ruộng được tính theo công thức  
của Henderson – Tilton:  
16  
TaCb  
CaTb  
E(%) 1  
100  
Trong đó: E (%) Hiệu lực của thuốc  
Ta : Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc  
Cb : Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc  
Ca : Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc  
Tb : Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc  
Tng smm (cây) bsâu đục  
- Tỷ lệ mầm (cây) bị hại (%) =  
x 100  
Tng smm (cây) điu tra  
Tng slóng bị đục  
- Tỷ lệ lóng bị hại (%) =  
x 100  
Tng slóng điu tra  
17  
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN  
Bảng 1: Diễn biến khí hậu thời tiết  
tháng  
1
2
3
4
Chỉ tiêu  
Nhiệt độ ( t0 )  
Lượng mưa (mm)  
Độ ẩm (%)  
17,3  
28,5  
85  
19,7  
31,2  
88  
20,0  
71,8  
92  
24,5  
24,3  
85  
Nhiệt độ: Tháng 1 thấp dẫn tới thờ kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía  
chậm đấy là giai đoạn mía đang ở thời kỳ mầm và cây con. Nhiệt độ tháng 1 tới  
tháng 4 tăng dần phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt.  
Lượng mưa: Từ tháng 1 đến tháng 4 biến đổi không đều, lượng mưa thấp  
nhất vào tháng 4 là 24,3 mm và cao nhất vào tháng 3 là 71,8 mm.  
Ẩm độ: từ tháng 1 đến tháng tư biến đổi không nhiều, ẩm độ cao nhất vào  
tháng 3 là 92%.  
Nhìn chung nhiệt độ độ ẩm khá cao chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận  
lợi cho dịch hại phát sinh phát triển và gây hại mạnh.  
3.1. Thành phn sâu hi mía ti vùng nguyên liu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá  
Thực tiễn sản xuất trong những năm gần đây cho thấy, mía bị rất nhiều sâu  
hại tấn công, đặc biệt khi nâng cao trình độ canh tác, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật  
vào thâm canh mía công nghệ cao (năng suất: 100 - 150 tấn/ha với 10 - 13 độ  
CCS), thì tình hình sâu bệnh càng phức tạp. Mía là cây trồng thích hợp cho nhiều  
loại sâu bệnh tồn tại và phát triển.  
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm  
trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan tâm.  
một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về không gian và  
thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với những kết quả đã có  
không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ sâu đục thân mía nào  
18  
phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện nay, phần lớn người  
trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục thân, nếu có thì các  
biện pháp phòng tránh chỉ mang tính tự phát, riêng rẽ nên hiệu quả không cao, mà  
còn ảnh hưởng đến môi trường, không bảo vệ sử dụng được thiên địch trong tự  
nhiên, để lại tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm quá ngưỡng cho phép, ảnh hưởng  
đến sức khoẻ người tiêu dùng.  
Tại vùng trồng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hóa chúng tôi đã  
thu thập được 18 loài sâu thuộc 7 bộ và 13 họ côn trùng khác nhau, được trình bày  
ở bảng sau:  
Bảng 2: Thành phần sâu hại mía tại vùng Nguyên liệu mía đường Lam Sơn  
Thanh Hóa  
Mức độ phổ  
TT Tên việt nam  
Tên khoa học  
Bộ/họ  
biến  
I
Bộ cánh đều  
Homoptera  
1
2
3
Ceratovacuna lanigera  
Zehntner  
Rệp xơ trắng  
Eriosomatidae +++  
Empoasca flavescens  
Fabr  
Rầy xanh lá mạ  
Rệp sáp  
Cicadellidae  
++  
++  
Trionymus sacchari  
Cockerell  
Coccidae  
II  
Bộ cánh vảy  
uđụctn4  
vch  
Lepidoptera  
Pyralidae  
4
Proceras venosatus  
Walker  
++  
++  
5
6
7
Sâu đục thân  
bướm trắng  
Sâu đục thân  
mình vàng  
Sâu đục thân  
Scirpophaga nivella F  
Pyralidae  
Argyroploce  
Eucosnidae  
Noctuidae  
+++  
++  
schistaceana Snellen  
Sesamia inferens  
19  
mình hồng  
Walker  
III Bộ cánh bằng  
Isoptera  
8
Mối  
Odontotermes sp  
Termitidae  
Thysanoptera  
+++  
++  
IV Bộ cánh tơ  
9
Stenochretothrips  
Bọ trĩ  
Thripidae  
Orthoptera  
Acrididae  
biformis (Bagnall)  
V
Bộ cánh thẳng  
10  
Parapleurus alliaceus  
Gemar  
Châu chấu  
++  
++  
++  
11 Cào cào xanh  
Acrida sp  
Acrididae  
lớn  
12  
Brachytrupes  
Dế mèn  
Gryllidae  
portentosus Lich  
VI  
Bộ cánh nửa  
Bọ xít dài  
Hemiptera  
13  
Leptocorisa acuta  
Thunberg  
Coreidae  
++  
+
14 Bọ xít xanh  
Nezara viridula Linn  
Cletus punctiger  
Thunberg  
Pentatomidae  
Coreidae  
15  
Bọ xít gai  
+
VII Bộ cánh cứng  
16 Bọ hung đen  
đục gốc  
Coleoptera  
Scarabaeidae  
Alissonotum  
++  
+++  
+
impressicole Anow  
Onthophagus suginoi  
Ochi  
17 Bọ hung nâu  
nhỏ  
Scarabaeidae  
Scarabaeidae  
18 Cánh cam đục Anomala expensa  
gốc Bates  
Qua bảng 2 ta thấy cây mía là cây trồng tập đoàn sâu hại rất phong phú,  
chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (gốc, thân, lá, ngọn) và trong cả quá  
trình sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch. Thành phần sâu hại mía mà  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 42 trang yennguyen 04/04/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxde_tai_nghien_cuu_kha_nang_su_dung_bo_duoi_kim_de_phong_tru.docx