Đề tài Tìm hiểu công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

LỜI CẢM ƠN  
Được sự phân công của khoa lâm nghiệp sự nhất trí của giáo viên  
hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác giao đất, giao  
rừng cho hộ gia đình ở thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng  
Xuân, tỉnh phú Yên”. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để giải quyết  
những vấn đề đang còn tồn tại chưa được quan tâm và khắc phục trong công tác  
giao đất lập kế hoạch quản rừng ở nông thôn, miền núi Phú Yên nói chung  
và khu vực nghiên cứu nói riêng.  
Đây một trong những đề tài thuộc lâm nghiệp hội có liên quan đến  
nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, hội. Trong thời gian qua được sự giúp đỡ của  
cán bộ nhân viên phòng tài nguyên môi trường huyện Đồng Xuân, cán bộ công  
chức xã Xuân Quang 2 cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị  
Thương, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, với kiến thức  
bản thân còn hạn chế nên chắc chắn scòn nhiều thiếu sót trong nghiên cứu. Vậy  
kính mong quý thầy cô giáo quan tâm giúp đỡ, bổ sung những thiếu sót để đề tài  
được hoàn chỉnh hơn.  
Xin chân thành cám ơn!  
Quý thầy cô giáo khoa lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ trong thời gian học  
tập và hoàn thành khóa luận.  
Cán bộ viên chức phòng tài nguyên và môi trường huyện Đồng Xuân, địa  
chính xã Xuân Quang 2, bà con thôn Triêm Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và  
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.  
Sinh viên  
Nguyễn Minh Tâm  
a
MỤC LỤC  
Trang  
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………….......... 1  
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………..… 3  
2.1. Tổng quan về chính sách nhà nước liên quan đến việc giao đất sử  
dụng đất lâm nghiệp.............................................................................................. 3  
2.1.1. Cơ sở luận………………………………………………………. 3  
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:……………………………………………………. 4  
2.1.3. Cơ sở pháp lý:…………………………………………………...… 4  
2.2. Tổng quan về kết quả triển khai công tác GĐ_GR, cho thuê rừng ở  
nước ta tính đến năm 2008.................................................................................... 5  
2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến công tác GĐ_GR cho hộ gia dình và  
cộng đồng.............................................................................................................. 7  
Phần III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  
CỨU................………………………………………………………………...... 9  
3.1. Mục tiêu nghiên cứu :.......................................................................... 9  
3.1.1. Mục tiêu chung……………………………………………………. 9  
3.1.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………......… 9  
3.2. Nội dung nghiên cứu :.......................................................................... 9  
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 9  
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp :…………………….….....………….... 9  
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp :……………………………………........ 9  
3.3.3. Phân tích xử số liệu:……………………………….………....... 10  
3.3.3.1. Sử dụng một số công cụ phân tích :……………………............. 10  
3.3.3.2. Phân tích sự hợp tác và mâu thuẫn của các bên liên quan trong  
công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ………………............................. 10  
3.3.3.3. Sử dụng các bảng biểu để phân tích và tổng hợp kết quả nghiên  
cứu....................................................................................................................... 10  
Phần IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................... 11  
4.1. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu:........................................ 11  
b
4.1.1.Vị trí địa lý xã:................................................................................. 11  
4.1.1.1. Địa hình........................................................................................ 12  
4.1.1.2. Khí hậu........................................................................................ 12  
4.1.1.3. Đất đai.......................................................................................... 12  
4.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên........................................ 14  
4.1.2. Điều kiện kinh tế, hội................................................................. 14  
4.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp…………………………………………... 14  
4.1.2.2. Sản xuất lâm nghiệp……………………………………………. 15  
4.2. Công tác GĐ_GR cho hộ gia đình tại khu vực thôn Triêm Đức, xã  
Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân…………………………………………….. 15  
4.2.1. Tình hình GĐ_GR trên địa bàn nghiên cứu……………………… 15  
4.2.4. Quy trình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân............... 15  
4.2.3. Thời hạn giao đất nhiệm vụ các bên………………………….. 16  
4.2.3.1. Thời hạn giao đất………………………………………………. 16  
4.2.3.2. Trách nhiệm quyền hạn bên giao khoán……………………. 16  
4.2.3.3. Quyền lợi nghĩa vụ của bên nhận khoán (hộ gia đình)……... 17  
4.3. Tình hình GĐ_GR ở thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2 từ  
năm 2001................................................................................................... 21  
4.3.1. Giao đất giao rừng theo trạng thái rừng.......................................... 21  
4.3.2. Giao đất, giao rừng theo loại rừng………………………………. 21  
4.4. Kết quả của công tác GĐ_GR ở thôn Triêm Đức………………….. 21  
4.4.1. Sự thay đổi về hiện trạng rừng…………………………………… 21  
4.4.2. Diễn biến trạng thái rừng trước và sau khi giao………………… 22  
4.5. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của khu vực  
nghiên cứu………………………………………………………………. 23  
4.5.1. Công tác quản lý, bảo vệ rừng…………………………………… 23  
4.5.2. Chính sách phát triển rừng……………………………………….. 23  
4.5.3. Một số khó khăn trong công tác GĐ_GR của xã………………… 24  
4.6. Đánh giá hiệu quả công tác GĐ_GR cho hộ gia đình tại thôn……... 24  
4.6.1. Cơ chế hưởng lợi của người dân………………………………… 24  
c
4.6.1.1. Dự kiến vốn đầu tư…………………………………..…………. 24  
4.6.1.2. Hiệu quả………………………………………………………... 25  
4.6.2. Những mặt đạt được……………………………………………… 26  
4.6.3. Những mặt hạn chế………………………………………………. 27  
4.6.3. Một số điểm mạnh_điểm yếu của công tác GĐ_GR ở thôn Triêm  
Đức, xã Xuân Quang 2………………………………………………………… 27  
4.6.4. Những vấn đề đặt ra……………………………………………… 28  
4.7. Đề xuất phương án GĐ_GR………………………………………... 29  
4.8. Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Xuân Quang 2…….. 38  
4.8.1. Giải pháp về chính sách…………………………………………. 39  
4.8.2. Những giải pháp về kinh tế………………………………………. 40  
4.8.3. Những giải pháp xã hội…………………………………………... 41  
4.8.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện…………………………………... 42  
4.7.5. Giải pháp về kỹ thuật…………………………………………….. 44  
Phần V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI KIẾN NGHỊ…………...………... 45  
5.1. Kết luận…………………………………………………………….. 45  
5.2. Tồn tại……………………………………………………………… 45  
5.3. Kiến nghị…………………………………………………………… 46  
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 47  
d
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
Từ, cụm từ đầy đủ  
Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank )  
Ban quản lý.  
Từ viết tắt  
ADB  
BQL  
CNQSDĐ  
ĐBSCL  
ĐLN  
Chứng nhận quyền sử dụng đất  
Đồng bằng sông Cửu Long  
Đất lâm nghiệp.  
ETSP  
Dự án hỗ trợ phổ cập giáo dục đào tạo vùng cao  
(Evaluation of Testing in Schools Project)  
Giao đất giao rừng  
Giao đất lâm nghiệp sự tham gia  
Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information  
System)  
GĐ-GR  
GĐLNCSTG  
GIS  
GPS  
GTZ  
Hệ thống địng vị không gian (Global Positioning System)  
quan phát triển kỹ thuật Đức (Gesellschaft für  
Technische Zusammenarbeit)  
LSNG  
Lâm sản ngoài gỗ  
NN PTNT  
PAM  
Nông nghiệp và phát triển nông thôn  
Chương trình trồng rừng của tổ chức lương thực thế giới  
(Pluggable Authentication Modules)  
Phòng cháy chữa cháy  
PCCR  
QLBV&PTR  
PRA  
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng  
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory  
Rural Appraisal)  
RDDL  
RUDEP  
SDC  
Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk (Rural Development in  
Dak Lak Province)  
Chương trình phát triển nông thôn (Rural Development  
Program)  
quan hợp tác phát triển Thuỵ Sĩ (Swiss Development  
Cooperation)  
e
SIDA  
SWOT  
WB  
quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Swedish  
International Development Agency)  
Điểm mạnh_Điểm yếu_Cơ hội_Thách thức  
(Strengths_Weaknesses_Opportunities_Threats)  
Ngân hàng thế giới (World Bank)  
i
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH.  
Tên bảng  
Thứ tự bảng  
Bảng 2.1  
Bảng 2.2  
Bảng 4.1  
Bảng 4.2  
Bảng 4.3  
Diện tích rừng được giao theo vùng  
Diện tích rừng được giao theo các đối tượng.  
Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Quang 2.  
Hiện trạng sử dụng đất của các thôn trong xã.  
Tình hình giao đất giao rừng ở huyện Đồng Xuân, Phú  
Yên.  
Bảng 4.4  
Tình hình GĐ_GR theo trạng thái rừng của thôn Triêm  
Đức  
Bảng 4.5  
Bảng 4.6  
Bảng 4.7  
Bảng 4.8  
Bảng 4.9  
Bảng 4.10  
Tình hình GĐ_GR theo loại rừng của thôn.  
Sự thay đổi về hiện trạng rừng trước và sau khi giao.  
Sự thay đổi về trạng thái rừng trước và sau khi giao.  
Tình hình khai thác LSNG từ rừng của người dân  
Bảng khai khoán vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp.  
Phân tích SWOT trong công tác GĐ_GR của thôn.  
Thứ tự hình  
Tên hình  
Bản đồ hiện trạng rừng của xã Xuân Quang 2  
Hình 4.1.  
j
PHẦN 1  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Giao đất giao rừng (GĐ-GR) cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ sử dụng  
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp một bước chuyển căn bản trong công tác bảo  
vệ và phát triển rừng, tạo cho người dân sự yên tâm để sử dụng ổn định lâu dài  
đất lâm nghiệp, người dân có rừng trực tiếp tham gia, bảo vệ và khoanh nuôi tái  
sinh rừng, làm cho rừng thực sự chủ để ngăn chặn nạn phá rừng. Đồng thời  
nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần đảm bảo bền vững môi trường  
sinh thái.  
Theo đó, người nhận đất lâm nghiệp được Nhà nước bảo vệ quyền lợi  
ích hợp pháp trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được hưởng các chính sách  
đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Hộ gia đình  
nhận rừng cũng được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích đất  
lâm nghiệp rừng tự nhiên như thu hái lâm sản phụ, khai thác cây gỗ gãy đỗ,  
cây chết khô, cây sâu bệnh… vậy, người dân nhận thức được và có thái độ  
đúng mực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, người dân đã biết chính xác địa  
giới vùng rừng của mình là ở đâu, trong rừng những nguồn lợi nào, cần làm gì  
để giữ rừng và làm giàu rừng thêm để khai thác lâu dài.  
Nhà nước đã ban hành một số văn bản Pháp luật tạo hành lang pháp lý  
thực hiện GĐ-GR một số địa phương đang triển khai thực hiện 2 đề án GĐ-  
GR. Nhiều tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch chỉ đạo của các  
cấp, các ngành triển khai thực hiện. Mở hội nghị tại các xã để phổ biến chủ  
trương, đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về công tác  
giao rừng, giao đất, giao rừng.  
Xuất phát thực tế trên, tỉnh Phú Yên đã nhiều văn bản chỉ đạo giao  
nhiệm vcác ngành các cấp đẩy nhanh công tác GĐ-GR tỉnh Phú Yên đã tiến  
hành giao đất lâm nghiệp (ĐLN) cho dân theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP  
của Chính phủ đạt tỉ lệ cao: Đã giao đất cho 13.686 hộ gia đình, cá nhân với diện  
tích 96.272 ha, đạt 71% diện tích cần giao và đã cấp giấy CNQSDĐ cho 13.686  
hộ, với diện tích 96.272 ha, đạt 100% diện tích đã giao.  
1
Thực hiện chủ trương của nhà nước, UBND huyện Đồng Xuân cũng đã có  
quyết định phê duyệt phương án GĐ-GR, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng  
đất lâm nghiệp cho xã Xuân Quang 2 ngày 29/6/2001. Giao cho UBND xã Xuân  
Quang 2, phòng địa chính huyện, phòng tài nguyên môi trưòng huyện, hạt kiểm  
lâm và các ngành liên quan thực hiện theo đúng qui định pháp luật.  
Trong đó nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng(QLBV&PTR), hạn  
chế xâm hại đến rừng gắn trách nhiệm của chủ rừng với công tác quản rừng  
được đặt lên hàng đầu.  
Vẫn biết việc GĐ-GR mang lại nguồn lợi to lớn cho người dân, cho sinh  
quyển nhưng làm thế nào để nguồn lợi đó được phát huy và có tính bền vững?  
Đó một vấn đề lớn cần giải quyết của nhiều ngành chức năng, trong đó ngành  
lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề này. Là một sinh viên lâm  
nghiệp em nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia  
đình ở thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh phú Yên”  
nhằm góp phần đề xuất phương án GĐ-GR hiệu quả. Phân tích vấn đề quản  
rừng tự nhiên bền vững sau khi giao và xác lập cơ chế hưởng lợi của cộng  
đồng dân thôn, để từ đó rút ra được biện pháp QLBV&PTR tốt nhất tại địa  
phương.  
2
PHẦN 2  
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
2.1. Tổng quan về chính sách nhà nước liên quan đến việc giao đất và  
sử dụng đất lâm nghiệp:  
2.1.1. Cơ sở luận:  
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,  
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Với ý nghĩa kinh tế đất  
đai tư liệu sản xuất chính không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất nông  
lâm nghiệp và là nguồn sản sinh ra của cải vật chất. Do đó Đảng và Nhà nước ta  
đã đưa ra những chính sách về đất đai phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất  
nước. Đặc biệt luật đất đai đã sửa đổi bổ sung năm 2004, cụ thể hóa dưới  
luật là các nghị định của Chính phủ: NĐ01/CP, NĐ163/1999/NĐ-CP, Quyết  
định 178/2001/QĐ-TTg, QĐ245/1998/QĐTTg, Thông tư 56/1999/BNN-TCĐC,  
TT62/2000/BNN-TCĐC.  
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi từ nền lâm nghiệp  
nhà nước tập trung sang nền lâm nghiệp hội, chính phủ đã chuyển giao quyền  
sử dụng đất lâm nghiệp rừng chưa rừng một cách ổn định lâu dài cho  
các tổ cho các tổ chức, hộ gia đình cộng đồng để trồng rừng, cây ăn quả lâu  
năm, cây công nghiệp... Từ đó đã hình thành các loại chủ rừng thuộc nhiều  
thành phần kinh tế khác nhau, nhiều trang trại rừng, vườn rừng được hình thành  
theo hình thức nhà nước giao đất (không quá 30 ha/hộ),chtrang trại thể thuê  
thêm đất từ nhà nước hoặc của hộ trong vùng tự đầu tư bằng vốn vay, vốn tự có,  
vốn liên doanh để lập trang trại rừng, trang trại nông-lâm - ngư kết hợp.  
Nhà nước giao rừng cho hộ, nhóm hộ, thôn bản quản lý và được sử dụng  
theo quy ước, theo các quyết định về quyền hưởng lợi của người dân, tham gia  
quản bảo vệ rừng, trồng rừng. Đây nguồn thu nhập đáng kể của người đồng  
bào tại chỗ góp phần xoá đói giảm nghèo. Chương trình 327(1992-1998) các dự  
án trồng rừng do quốc tế tài trợ: (PAM, Nhật, Đức, SIDA, Hà Lan, WB, ADB...)  
dự án trồng 5 triệu ha rừng (1999-2010), đã thu hút hàng triệu hộ gia đình,  
nhóm hộ gia đình cộng đồng thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, được  
3
hưởng lợi không chỉ tiền công mà còn các nông-lâm sản khác từ rừng, thu hút  
hàng vạn công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.  
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:  
Quản bảo vệ rừng đạt hiệu quả sau giao đất lâm nghiệp có ý nghĩa hết  
sức quan trọng đối với cộng đồng dân thôn bản ở các huyện miền núi tỉnh Phú  
Yên nói chung và xã Xuân Quang 2 nói riêng. Có bảo vệ được rừng thì vốn rừng  
khi giao cho cộng đồng vẫn còn tồn tại và phát triển, đồng thời tái tạo thêm vốn  
rừng mới. Thật vậy giao và sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng thực chất là  
quản rừng và tài nguyên rừng một cách bền vững. vậy sau khi giao đất lâm  
nghiệp cho cộng đồng quản lí và sử dụng:  
- Rừng và tài nguyên rừng phải được quản bảo vệ tốt hơn.  
- Rừng phải chủ thật sự, cả cộng đồng người dân gắn với rừng và  
đất rừng được giao trên nền tảng của việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với  
việc bảo vệ lợi ích của họ.  
Như vậy công tác giao và sử dụng đất lâm nghiệp không chỉ dừng lại ở  
cấp chứng nhận phải tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ cho cộng đồng xây dựng  
quy ước bảo vệ rừng tổ chưc thực hiện việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng  
hiệu quả. Đó tiền đề của kết quả đạt được trong việc giao và sử dụng đất  
lâm nghiệp. Đảng và Nhà Nước ta đã đưa ra những chủ trương, chính sách về đất  
đai phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.  
2.1.3. Cơ sở pháp lý:  
Dựa vào các văn bản pháp quy của Nhà Nước về giao đất lâm nghiệp cụ  
thể là:  
- Nghị quyết 8-Quốc hội khoá X ngày 29/11/1997 - phiên họp lần 2 về dự  
án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010.  
- Luật đất đai ngày 14/07/1993 và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật đất  
đai ngày 02/12/1998; Luật đất đai đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003 tại khoá  
XI, kỳ họp th4 của quốc hội hiệu lực từ ngày 01/7/2004.  
4
- Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của chính phủ về việc quy định việc  
giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng  
thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước  
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 21/01/2002 của chính phủ về giao đất,  
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu  
dài vào mục đích lâm nghiệp.  
- Quyết định 245/1998/QĐ-TT ngày 21/12/1998 của thủ Tướng chính phủ  
về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng đất lâm  
nghiệp.  
- Quyết định 178/2001/QĐ-TT ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính phủ  
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,  
nhận khoán rừng đất lâm nghiệp.  
- Thông 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/03/1999 của BNN&PTNT  
hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư  
thôn, làng, buôn, bản,ấp.  
- Thông liên tịch 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/06/2000 của  
BNN&PTNT và TCĐC hướng dẫn việc giao đất,cho thuê đất, cấp giấy chứng  
nhận quyền sử dụng đất.  
Diện tích đất rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân phải nằm trong phương  
án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện  
phê duyệt. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá  
nhân không quá 30 (ba mươi) ha đối với mỗi loại rừng. Nhà nước GĐ_GR sản  
xuất rừng tự nhiên, rừng sản xuất rừng trồng, cho chủ rừng với thời hạn  
không quá 50 (năm mươi) năm.  
2.2. Tổng quan về kết quả triển khai công tác GĐ_GR, cho thuê rừng  
ở nước ta tính đến năm 2008:  
Đến tháng 10/2008, Nhà nước đã giao 9.999.892 ha rừng cho các đối  
tượng, chiếm 77,4% diện tích rừng toàn quốc, diện tích cho thuê rừng:  
75.191ha, chiếm 0,58% diện tích rừng toàn quốc.  
5
Bảng 2.1. Diện tích rừng được giao theo vùng  
STT  
Vùng  
Diện tích rừng đã  
Tỷ lệ về diện tích so với  
toàn quốc(%)  
giao(ha)  
1. Tây Bắc  
1.330.721  
13,31  
22,11  
0,85  
2. Đông Bắc  
3. ĐBSH  
2.211.304  
84.844  
4. Bắc Trung Bộ  
5. Nam Trung Bộ  
6. Tây Nguyên  
7. Đông Nam Bộ  
8. ĐBSCL  
2.292.997  
824.272  
2.158.582  
801.296  
295.876  
9.999.892  
22,93  
8,24  
21,59  
8,01  
2,96  
Tổng  
100  
(Nguồn Cục Kiểm Lâm)  
Với tổng diện tích rừng giao trên toàn quốc là 9.999.892 hathì vùng Bắc  
Trung Bộ là có diện tích giao lớn nhất, tiếp đó là 3 vùng có tiềm năng lớn về  
rừng là: Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc, vùng có diện tích rừng giao thấp  
nhất là vùng ĐBSH, còn vùng Nam Trung Bộ trong đó tỉnh Phú Yên việc  
giao đất giao rừng còn ở mức trung bình và chỉ chiếm 62,4% diện tích rừng của  
vùng này.  
Bảng 2.2. Diện tích rừng được giao theo các đối tượng.  
STT Đối tượng được  
giao  
Diện tích rừng đã  
giao(ha)  
Tỷ lệ diện tích(%)  
1. Tổ chức kinh tế  
2. Ban quản rừng  
3. Đơn vị vũ trang  
4. Hộ gia đình  
5. Đối tượng khác  
Tổng  
2.291.904  
3.981.858  
228.512  
22,92  
39,81  
2,28  
2.806.357  
691.261  
28,06  
6,03  
100  
9.999.892  
(Nguồn Cục Kiểm Lâm)  
6
Trong tổng diện tích rừng giao theo các đối tượng thì diện tích giao cho  
các ban quản rừng chiếm tỷ lệ cao nhất , tiếp đến diện tích rừng giao cho hộ  
gia đình, chứng tỏ công tác giao đất giao rừng đang được đẩy mạnh trên toàn  
quốc nhằm làm cho rừng chủ thực sự, việc quản lý, bảo vệ rừng sẽ tốt hơn.  
Đó một chính sách đúng đắn để bảo vệ rừng trong tình cảnh rừng ngày càng  
bị thu hẹp như hiện nay.  
2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến công tác GĐ-GR cho hộ gia  
dình và cộng đồng:  
PGS.TS. Bảo Huy (2008), nghiên cứu điểm tại Tây Nguyên về Quản lý  
rừng hưởng lợi trong giao đất giao rừng. Nội dung bao gồm:  
- Vấn đề quản rừng bền vững sau khi giao rừng cho cộng đồng  
- Cơ sở tiềm năng xây dựng cơ chế hưởng lợi gỗ, lâm sản ngoài gỗ dịch vụ  
môi trường rừng trong giao rừng tự nhiên cho cộng đồng.  
PGS.TS. Bảo Huy(2007), tư vấn của dự án Hỗ trợ Phổ cập Đào tạo  
phục vụ Nông Lâm nghiệp vùng cao(ETSP)/Helvetas Việt Nam, Tiến trình và  
kết quả thử nghiệm Quản rừng cộng đồng Cơ chế hưởng lợi. Đề xuất thể  
chế hóa ở tỉnh Dăk Nông, từ năm 2005 đến 2007, dự án ETSP đã hỗ trợ kỹ thuật  
cho tỉnh Dăk Nông để thử nghiệm tiến trình quản rừng cộng đồng, bao gồm  
các nội dung:  
_ Giao đất giao rừng cho cộng đồng dân thôn/buôn có sự tham gia;  
_ Lập kế hoạch quản rừng 5 năm và hàng năm;  
_ Xây dựng quy ước bảo vvà phát triển rừng cộng đồng;  
_ Thủ tục hành chính trong phê duyệt, giám sát kế hoạch, quy ước;  
_ Hướng dẫn lâm sinh và thực hiện khai thác gỗ thương mại;  
_ Chia sẻ lợi ích từ gỗ thương mại cho cộng đồng.  
Ngô Đình Thọ, tcông tác quốc gia về lâm nghiệp hội đã đưa ra một số  
vấn đề chính sách lâm nghiệp đối với cộng đồng dân thôn, nội dung trình bày  
đề cập đến một số vấn đề liên quan như sau:  
_ Giao rừng cho cộng đồng dân thôn.  
_ Kế hoạch quản rừng của cộng đồng dân thôn.  
7
_ Chính sách hưởng lợi từ rừng của cộng đồng dân thôn  
Bảo Huy(2006), Sở NN & PTNT Dăk Nông.Với các nội dung:  
_ Mục tiêu và sự cần thiết hướng dẫn phương pháp GĐ-GR.  
_ Cơ sở pháp lý và các văn bản liên quan để tổ chức GĐ-GR.  
_ Nguyên tắc tiếp cận trong GĐ-GR.  
_ Mục đích, đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn.  
_ Tiến trình GĐ-GR sự tham gia.  
Bảo Huy(2006), Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội, Giải pháp xác lập cơ chế  
hưởng lợi trong quản rừng cộng đồng, đã trình bày các giải pháp tiếp cận có  
sự tham gia trong thẩm định tài nguyên rừng, lập kế hoạch quản rừng cộng  
đồng thiết lập quyền hưởng lợi, chia sẻ lợi ích trong quản rừng cộng đồng  
thông qua mô hình rừng ổn định.  
Thử nghiệm GĐ-GR và các nghiên cứu về chính sách, thể chế, tổ chức,  
tiếp cận để phát triển phương thức quản rừng dựa vào cộng đồng: Các tỉnh đã  
tiến hành giao rừng tự nhiên bao gồm: Đăk Lăk, Thừa Thiên Huế, Sơn La,…  
Trên đây tập hợp một số nghiên cứu về công tác GĐ-GR đã công bố.  
Nhìn chung, công tác GĐ-GR được triển khai trên phạm vi rộng cả nước. Em  
quyết định nghiên cứu đề tài này tại địa phương, xã Xuân Quang 2 để tìm ra  
những mặt được, những mặt chưa được để phát huy hay khắc phục trong công  
tác GĐ-GR nhằm góp phần cho công tác này đạt được hiệu quả tốt nhất.  
8
PHẦN 3  
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  
3.1. Mục tiêu nghiên cứu :  
3.1.1. Mục tiêu chung:  
Nắm được tiến trình giao đất, giao rừng bước đầu đánh giá hiệu quả  
của công tác giao đất giao rừng.  
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:  
_ Đánh giá được các hình thức GĐ-GR cho người dân trên địa bàn.  
_ Tìm hiểu tiến trình của công tác GĐ-GR cho hộ gia đình nhằm bước đầu  
đánh giá hiệu quả của công tác quản bảo vệ rừng.  
_ Xác định thuận lợi, khó khăn trong công tác GĐ-GR cũng như QLBVR  
& PTR tại địa phương.  
3.2. Nội dung nghiên cứu :  
_ Tìm hiểu điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu.  
_ Tìm hiểu công tác GĐ-GR tại khu vực.  
_ Điều tra diễn biến tài nguyên rừng đất rừng trước và sau khi giao.  
_ Đánh giá hiệu quả của công tác GĐ-GR cho hộ gia đình.  
_ Đề xuất phương án GĐ-GR.  
_ Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả.  
3.3. Phương pháp nghiên cứu:  
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp :  
Dựa vào các báo cáo của địa phương, tài liệu chuyên ngành có liên quan  
bao gồm :  
_ Điều kiện tự nhiên, kinh tế hội.  
_ Lịch sử hình thành cộng đồng.  
_ Các hồ sơ GĐ-GR.  
_ Đặc điểm của khu rừng được giao.  
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp :  
_ Làm việc với các bên liên quan.  
_ Điều tra phỏng vấn hộ gia đình.  
9
_ Họp thôn, họp nhóm.  
3.3.3. Phân tích xử số liệu :  
3.3.3.1. Sử dụng một số công cụ phân tích :  
_ Phân tích SWOT.  
_ Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA).  
3.3.3.2. Phân tích sự hợp tác và mâu thuẫn của các bên liên quan trong công tác  
GĐ-GR cho hộ gia đình.  
3.3.3.3. Sử dụng các bảng biểu đphân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu.  
10  
PHẦN 4  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN  
4.1. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu:  
Ngày 30 tháng 9 năm 1981 xã Xuân Quang 2 được thành lập có 3 thôn:  
Phú Sơn, Triêm Đức, Phước Huệ .  
Xã Xuân Quang 2, là một miền núi của huyện Đồng Xuân, điều kiện  
kinh tế còn nhiều khó khăn. Hiện nay, xã có 4 thôn: thôn Phước Huệ, Kỳ Đu,  
Phú Sơn và thôn Triêm Đức, trong đó thôn Triêm Đức là thôn đi đầu trong công  
tác GĐ_GR của xã, cũng như của huyện.  
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng của xã Xuân Quang 2.  
11  
4.1.1.Vị trí địa lý xã:  
Đông giáp với thị trấn La Hai.  
Tây giáp với xã Xuân Quang 1.  
Nam giáp với Xã Xuân Phước và Xuân Quang 3.  
Bắc giáp với Xã Xuân Lãnh và Xuân Long.  
4.1.1.1. Địa hình:  
Địa hình khu vực nghiên cứu một vùng đồi núi, xen lẫn nhiều thung  
lũng sâu nằm ở tả ngạn sông Kỳ Lộ.  
Nhìn chung địa hình cao, dốc, bị chia cắt rất mạnh và khá phức tạp về  
hướng núi. Ba dạng địa hình chính của xã là:  
- Địa hình núi cao: Chiếm khoảng 60% tổng diện tích tự nhiên, phân bố  
xung quanh xã, có nhiều đỉnh núi cao đến 900 m như đỉnh Hòn Gõ.  
- Địa hình gò đồi thấp: chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên.  
- Địa hình dạng tương đối bằng phẳng: Phân bố dưới khu vực các thung  
lũng, chiếm khoảng 15%.  
* Tóm lại: Do địa hình toàn xã là đồi núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, đất  
ruộng lúa, nương rẫy phân tán chủ yếu ven các chân đồi, khe suối và núi cao nên  
việc phát triển sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.  
4.1.1.2. Khí hậu:  
- Xuân Quang 2 thuộc vùng khí hậu miền núi, chịu ảnh hưởng của khí hậu  
nhiệt đới ẩm gió mùa và có hai mùa là mùa mưa và mùa khô nóng. Mùa khô từ  
tháng 02 đến tháng 9. Mùa mưa đến chậm, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 01 năm  
sau.  
- Gió mùa: chịu ảnh hưởng của gió Tây nam khô và nóng trong thời kỳ  
giữa cuối mùa hè, đồng thời chịu ảnh hưởng một ít gió mùa Đông Bắc thổi từ  
tháng 9 đến tháng 02 năm sau, thường gây mưa nhiều lũ lụt từ tháng 9 đến  
tháng 11.  
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27,60C.  
- Nhiệt độ tối cao  
- Nhiệt độ tối thấp  
: 36,80C.  
: 17,80C.  
12  
- Độ ẩm trung bình năm  
: 85%.  
- Lượng mưa trung bình năm : 3498 mm.  
4.1.1.3. Đất đai:  
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 8936,9 ha. Được phân bố như sau:  
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Quang 2.  
STT  
1.  
Loại đất  
Đất lâm nghiệp  
_Đất rừng  
Diện tích(ha) Tỷ lệ diện tích(%)  
3854,00  
2890,50  
963,50  
43,12  
32,34  
10,78  
32,23  
1,49  
_Đất không có rừng  
Đất nông nghiệp  
Đất phi nông nghiệp  
Đất khác  
2.  
3.  
4.  
2879,94  
133,10  
2069,86  
8936,90  
23,16  
100  
Tổng  
Xã Xuân Quang 2 là một miền núi nên diện tích rừng còn rất nhiều, vì  
vậy diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ cao nhất, nhiều hơn cả diện tích đất nông  
nghiệp, cho thấy đời sống của người dân trong xã phụ thuộc nhiều vào rừng và  
nghề rừng nghề chủ yếu.  
Xã có các loại đất chính như sau:  
_ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macma axít kết tinh chua (Fa).  
_ Đất vàng đỏ phát triển trên sa thạch (Fq)  
_ Đất Feralit vàng đỏ trên đá biến chất (Fs)  
_ Diện tích còn lại là sông suối khác.  
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của các thôn trong xã.  
STT  
Loại đất  
Đất rừng  
Đất không có rừng  
Thôn  
Diện tích(ha) Tỷ lệ(%) Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)  
1. Phước Huệ  
2. Kỳ Đu  
3. Triêm Đức  
4. Phú Sơn  
Tổng  
683,25  
534,70  
690,05  
982,63  
2890,50  
23,64  
18,50  
23,87  
33,99  
100  
264,58  
195,84  
175,58  
327,50  
963,50  
27,46  
20,33  
18,22  
33,99  
100  
13  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 54 trang yennguyen 04/04/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_tim_hieu_cong_tac_giao_dat_giao_rung_cho_ho_gia_dinh.doc