Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận này  
là trung thực chưa hề sử dụng để bảo vệ trong một học vnào.  
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này  
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ  
nguồn gốc.  
Sinh viên  
Mai Thị Nguyệt  
i
 
LỜI CẢM ƠN  
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp,  
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đẫ nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của  
các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.  
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo  
Khoa KT&PTNT - Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam những người đã  
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá  
trình thực hiện khóa luận này.  
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phạm  
Bảo Dương đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi  
trong suốt quá trình thực hiện đtài.  
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí ban lãnh  
đạo, cán bộ, xã viên của Uỷ ban nhân dân xã cũng như Hợp tác xã dịch vụ nông  
nghiệp Nhị Khê đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết tạo điều kiện  
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đtài tại địa bàn.  
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình bạn đã khích lệ, cổ  
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.  
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn  
Nhị Khê, ngày 31 tháng 5 năm 2015  
Sinh viên  
ii  
 
TÓM TẮT ĐỀ TÀI  
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010- 2020, chủ  
trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt hợp tác xã là một  
trong những biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh  
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng bảo vệ đất nước. Tổng kết 5 năm  
thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã (1996), hội nghị TW5 khoá  
IX (3/2002) đã ra nghị quyết về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu  
quả kinh tế tập thể”. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng thực tiễn hoạt động của  
hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, ngày 20-11-2012 Quốc hội đã thông qua luật  
Hợp tác xã số 23/2012/QH1; Nghị định số 93/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày  
21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.Thực hiện đường  
lối đổi mới HTX của Đảng, hầu hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo  
chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị  
trường đặc điểm của hộ kinh tế thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh  
doanh. Nhị Khê là một thuộc huyện Thường Tín, thành phố Nội, nhiều  
điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp  
sản xuất hàng hoá. Từ khi luật Hợp tác xã đi vào thực tiễn, cùng với cả nước,  
HTXDVNN Nhị Khê đã những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được  
một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nông  
nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- hội của địa  
phương. Tuy nhiên trong quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ, phát triển  
HTX thì HTXDVNN Nhị Khê còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, phát triển  
chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều, số người lao động  
thực sự tham gia còn ít… Với lí do đó, tôi chọn đề tài: Đánh giá tình hình thực  
thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã  
Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Nội .”  
Để bước vào nghiên cứu thực tế, tôi đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa  
cơ sở luận cơ sở thực tiễn về những vấn đề có liên quan đến HTXDVNN.  
iii  
 
Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX  
của HTXDVNN, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách của  
HTXDVNN, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề  
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ, phát  
triển HTX của HTXDVNN.  
Với việc áp dụng phương pháp tiếp cận, thu thập tài liệu/ thông tin, xử lý  
thông tin, thống kê mô tả, thống kê so sánh nhằm tả thực trạng thực thi chính  
sách hỗ trợ, phát triển HTX của HTXDVNN, đặc biệt thu thập thông tin với  
phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu, thông qua bảng câu hỏi với 45 hộ xã viên,  
4 cán bộ HTX, 3 cán bộ xã, và 16 hộ không phải là thành viên của HTXDVNN  
được chọn ngẫu nhiên 5 thôn khác nhau tại Nhị Khê.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát  
triển HTX của HTXDVNN Nhị Khê cũng đã được HTX đang tiến hành triển  
khai trên địa bàn xã nhưng chỉ được một trong mười chính sách của Nhà nước  
theo nghị định 193/2013/NĐ-CP, còn lại đang chuẩn bị bước đầu đưa vào triển  
khai thực hiện chưa kết quả rệt. Thực tế điều tra từ các cán bộ HTX,  
cán bộ xã và các xã viên thì việc thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của  
HTXVNNN Nhị khê còn gặp rất nhiều khó khăn như: Vốn ít, đất làm trụ sở của  
HTX chưa được cấp bìa đỏ, đó cũng một trong những hạn chế để HTX thế  
chấp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn của các cán bộ  
chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, cơ  
sở vật chất của HTX còn thiếu thốn chưa đồng bộ…  
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đi tìm hiểu một số yếu tố  
ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của HTXDVNN bao  
gồm các yếu tố: sự phù hợp của chính sách với thực tiễn, ảnh hưởng của cán bộ  
chỉ đạo đến tình hình thực thi chính sách, ảnh hưởng của đối tượng hưởng thụ  
tới việc thực thi chính sách, nguồn vốn của HTX…  
iv  
Những phân tích trên là căn cứ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao  
hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của HTXDVNN Nhị Khê.  
Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp  
sau: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, nâng cao trình độ nhận  
thức cho người dân, huy động nguồn vốn, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng  
HTX vì cơ sở vật chất của HTX cũng một trong những yếu tố quan trọng ảnh  
hưởng đến hoạt động của HTX. Trong thời gian tới, HTX nên trang bị thêm về  
máy móc để phục vụ đủ cũng như nên lên kế hoạch xây dựng quầy vật tư nông  
nghiệp để đáp ứng đủ về số lượng cho xã viên và có thể cho những hộ không  
phải là xã viên ngoài HTX.  
v
MỤC LỤC  
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................i  
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................ii  
TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................iii  
MỤC LỤC .................................................................................................vi  
DANH MỤC BẢNG..................................................................................ix  
DANH MỤC ĐỒ THỊ.................................................................................x  
DANH MỤC HỘP.....................................................................................xi  
DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................xii  
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1  
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................1  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................3  
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................3  
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................4  
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu........................................................4  
1.3.1. Đối tượng ..........................................................................................4  
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................4  
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN................................................6  
2.1 Cơ sở luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX .................6  
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản....................................................................6  
2.1.2 Nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách.......................12  
2.2 Cơ sở thực tiễn việc thực thi chính sách phát triển HTX....................23  
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về thực thi chính sách phát triển HTX .........23  
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về thực thi chính sách phát triển HTX.....27  
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách  
hỗ trợ, phát triển HTX...............................................................................29  
PHẦN III. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................31  
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................31  
vi  
 
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .......................................................31  
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................34  
3.2. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................39  
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................39  
3.2.2. Phương pháp tiếp cận......................................................................39  
3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin..........................................39  
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................41  
3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................41  
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN.............................43  
4.1. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại Nhị  
khê, huyện Thường tín, Thành phố nội. ..............................................43  
4.1.1 Hệ thống chính sách hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã...........................43  
4.1.2 Cơ cấu tổ chức hợp tác xã của xã xã Nhị khê.................................46  
4.1.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển HTX tại Nhị  
Khê, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.........................................................49  
4.2 Kết quả thực thi chính sách.................................................................54  
4.2.1 Các chính sách đã được thực thi ......................................................54  
4.2.2 Các chính sách chưa được thực thi ..................................................60  
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển HTX..........68  
4.3.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách  
hỗ trợ phát triển hợp tác xã ......................................................................68  
4.3.2 Sự phù hợp của chính sách..............................................................70  
4.3.3 Ảnh hưởng của cán bộ chỉ đạo thực hiện chính sách......................71  
4.3.4 Ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách HTX...................75  
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát  
triển HTX trên địa bàn xã Nhị Khê...........................................................78  
4.4.1 Nhóm giải pháp chung.....................................................................78  
4.4.2 Thực hiện giải pháp cho từng nhóm chính sách ..............................79  
vii  
PHẦN V. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .........................................................84  
5.1. Kết luận..............................................................................................84  
5.2. Kiến nghị............................................................................................85  
5.2.1. Với cấp nhà nước ............................................................................85  
5.2.2. Với cấp địa phương.........................................................................85  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................87  
viii  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của Nhị Khê ( 2012 – 2014)...33  
Bảng 3.2 Kết quả phát triển kinh tế của Nhị Khê ( 2012 – 2014) ..............37  
Bảng 4.1. Tình hình nhận biết chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của người  
dân....................................................................................................52  
Bảng 4.2 Nguồn thông tin và phương thức tuyên truyền chính sách đến với  
người dân. ........................................................................................53  
Bảng 4.3 Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  
quản lý HTX.....................................................................................55  
Bảng 4.4: Đánh giá của về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn  
nhân lực............................................................................................57  
Bảng 4.5: Đánh giá về thời gian và địa điểm đào tạo.......................................58  
Bảng 4.6: Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ HTX Nhị  
Khê giai đoạn 2012-2014.................................................................59  
Bảng 4.7: Đánh giá hoạt động hỗ trợ của Liên minh HTX .............................63  
Bảng 4.8 Đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ phát triển HTX  
trên địa bàn xã Nhị khê ....................................................................70  
Bảng 4.9 Trình độ cán bộ quản lý HTXDVNN xã Nhị Khê ...........................72  
Bảng 4.10. Chế độ đối với HTX viên của HTXDVNN Nhị khê .......................73  
Bảng 4.11 : Cơ cấu xã viên HTXDVNN Nhị Khê năm 2012 – 2014.................76  
ix  
 
DANH MỤC ĐỒ THỊ  
Đồ thị 4.1 sự thay đổi trong thu nhập của các hộ thành viên HTXDVNN. ........77  
x
 
DANH MỤC HỘP  
Hộp 4.1 Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo, tập huấn cán bộ HTX. ................56  
Hộp 4.2 Đánh giá về nội dung tập huấn cán bộ HTX .........................................57  
Hộp 4.3 : Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ HTX ..................................................74  
xi  
 
DANH MỤC VIẾT TẮT  
DVNN  
ĐVT  
: Dịch vụ nông nghiệp  
: Đơn vị tính  
GT  
: Giá trị  
GTSX  
HĐND  
HĐQT  
HTX  
: Giá trị sản xuất  
: Hội đồng nhân dân  
: Hội đồng quản trị  
: Hợp tác xã  
HTXDVNN  
UBND  
TTCS  
: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp  
: Uỷ ban nhân dân  
: thực thi chính sách  
: Giá trị sản xuất  
GTSX  
CNH – HĐH  
NTM  
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa  
: nông thôn mới  
TBKT  
: tiến bộ kỹ thuật  
xii  
 
PHẦN 1  
MỞ ĐẦU  
1.1.Tính cấp thiết của đề tài  
Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu điều hành bởi một  
nhóm các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. Hợp tác xã được xác định bởi  
tuyên bố về việc xác định hợp tác xã của Liên minh quốc tế hợp tác xã "một  
hiệp hợp tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung  
của kinh tế, hội văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng  
sở hữu kiểm soát dân chủ ". Hợp tác xã cũng thể được định nghĩa một  
doanh nghiệp thuộc sở hữu kiểm soát đều cho các người sử dụng dịch vụ của  
mình hoặc những người làm việc ở đó. Khía cạnh khác nhau liên quan đến  
doanh nghiệp hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế hợp  
tác xã.  
Các HTX có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển ở các nước  
trên thế giới. Phong trào HTX đã đang phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia.  
Bắt đầu từ HTX Rochdale Anh những năm 1844, phong trào HTX đã dần lan  
sang các quốc gia châu Âu khác như Pháp (HTX sản xuất của công nhân), Thụy  
Điển (HTX chế biến nông sản thực phẩm), Đức (HTX xây dựng nhà ở)…và tiếp  
tục ảnh hưởng, lan rộng ra toàn nước Anh và các nước châu Âu như Đức, Nga,  
Pháp, Italia, Thụy Điển… Chỉ tính đầu năm 1860, Anh đã có 460 HTX tiêu  
thụ với hơn 100 ngàn thành viên. Các HTX này đã liên kết lại với nhau, lập ra  
Liên hiệp HTX tiêu thụ Anh Manchester. Năm 1862, chính phủ Anh ban hành  
Luật HTX (Liên minh HTX Việt Nam, Một số vấn đề cơ bản về HTX, 2004).  
Phát triển hợp tác xã là một trong những chủ trương mang tính chất chiến  
lược được Đảng và Nhà nước xác định nhằm phát triển, nông thôn trên con  
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trung ương Đảng và Chính phủ  
đã nhiều chủ trương chính sách về phát triển hợp tác xã. Dấu mốc quan trọng  
1
   
nhất Nghị quyết 13, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  
khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.  
Tiếp đó Luật Hợp tác xã 2003; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính Phủ  
về “một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Luật Hợp tác  
số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định số 93/2013/NĐ-CP của Chính  
Phủ ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.  
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, HTX trong nông thôn phát triển như  
một thành phần kinh tế chủ lực. Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh và ThS Kim  
Quốc Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, ở Đức, Hà Lan, Canada kinh tế HTX  
chiến gần 50% giá trị sản xuất . các nước khác trong khu vực như Thái Lan,  
Philippine kinh tế HTX dưới các hình thức khác nhau cũng phát triển rất mạnh ở  
khu vực nông thôn. Ở nhiều nước, đặc biệt các nước công nghiệp phát triển có  
phong trào HTX rất mạnh như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada, Italia, v.v  
Ở Việt Nam trong quá trình phát triển nông thôn, các HTX có một vai trò  
hết sức quan trọng. Từ sau Đổi mới, hộ nông dân được xác định là các đơn vị  
kinh tế tự chủ, điều đó đồng nghĩa với việc hộ thể độc lập tự chủ trong việc ra  
các quyết định về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng v.v… Tuy nhiên, một  
đặc điểm cần phải lưu ý là quy mô sản xuất của hộ nói chung còn nhỏ bé và  
thiếu các tư liệu sản xuất cần thiết. Hơn thế nữa, nông dân của chúng ta hiện  
đang thiếu việc làm trầm trọng. Trang bị khoa học kỹ thuật còn rất yếu kém và  
rất dễ bị tổn thương đối với các thay đổi của kinh tế thị trường. vậy, phát  
triển các HTX nhằm mục đích quy tụ các hộ nông dân nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương  
trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cần phải đặt lên thành nhiệm vụ ưu tiên  
hàng đầu.  
Đã xuất hiện nhiều HTX hoạt động hiệu quả cả về kinh tế và xã hội,  
như HTX trong làng nghề cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, bao  
tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm và thu nhập cho các hộ sản xuất ở làng nghề  
một bộ phận dân trên địa bàn; các HTX chuyên ngành chăn nuôi, thuỷ  
2
sản; HTX dịch vụ vệ sinh môi trường, v.v., bước đầu đã tạo được sự tin tưởng  
của nhân dân và có xu hướng phát triển tốt. Nhìn chung, các HTX được thành  
lập mới theo Luật HTX đều hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện của thành  
viên, dân chủ, bình đẳng, công khai, và xuất phát từ nhu cầu thị trường; bộ máy  
quản lý HTX gọn nhẹ; đội ngũ thành viên trẻ, có trình độ; hoạt động hiệu quả  
hơn so với trước kia.  
Nhị khê là một thuộc huyện Thường tín nằm ở khu vực ngoại thành Hà  
nội truyền thống về phong trào phát triển HTX. Tuy vậy HTX dịch vụ nông  
nghiệp của đang gặp phải một số khó khăn trong thực thi chính sách phát  
triển HTX do còn nhiều hạn chế. Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay đó phải  
đánh giá đúng thực trạng thực thi chính sách phát triển HTX của hợp tác xã dịch  
vụ nông nghiệp (HTXDVNN) hiện nay, chỉ ra những chính sách phát triển HTX  
đã được thực hiện và chính sách chưa được thực hiện, những tồn tại hạn chế  
vướng mắc HTXDVNN đang gặp phải từ đó, đề xuất những định hướng, giải  
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển HTX trên địa bàn  
để tiếp tục đổi mới và phát triển, tăng cường sự liên kết và phát triển hệ thống  
HTX trong thời gian tới.  
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: : Đánh giá tình hình thực  
thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn  
Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Nội .”  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu  
1.2.1. Mc tiêu chung  
Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã của  
người dân trong địa bàn xã, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện  
chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Nhị khê, huyện Thường tín, thành  
phố Nội.  
3
   
1.2.2. Mc tiêu cthể  
- Hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn về tình hình thực thi chính sách  
hỗ trợ phát triển HTX.  
- Phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại Nhị  
khê, Huyện Thường tín.  
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách hỗ trợ phát  
triển HTX trên địa bàn xã Nhị khê, huyện Thường tín.  
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách  
hỗ trợ, phát triển hợp tác xã tại Nhị khê, huyện Thường tín, TP Hà nội.  
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
1.3.1. Đối tượng  
- Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách phát triển HTX trên địa  
bàn xã Nhị khê, Huyện Thường tín, Thành phố nội. Tập trung vào các nhóm  
đối tượng : cán bộ quản lý và lãnh đạo xã , nhân viên, cộng tác viên hợp tác xã  
của xã và hộ nông dân, các nhóm đoàn thể trong xã. Và các hoạt động liên quan  
đến công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã.  
1.3.2 Phm vi nghiên cu  
Phạm vi nội dung :  
Theo nghị định 193/2013/NĐ – CP Chính sách phát triển hợp tác xã thì đề tài  
đánh giá về thực thi chính sách phát triển hợ tác xã thông qua các hoạt động cụ  
thể :  
-
Đánh giá của nông dân và cán bộ hợp tác xã về các hoạt động hỗ trợ,  
khuyến khích thành lập hợp tác xã.  
Đánh giá của nông dân và cán bộ hợp tác xã về hoạt động đào tạo, bồi  
dưỡng nguồn nhân lực.  
-
-
Đánh giá của nông dân và cán bộ hợp tác xã về quỹ hỗ trợ phát triển hợp  
tác xã.  
4
       
-
Đánh giá của nông dân và cán bộ hợp tác xã về việc hỗ trợ hợp tác xã đầu  
tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia  
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.  
Đề xuất một số khuyến nghị cơ bản nhằm bổ sung , hoàn thiện chính sách phát  
triển hợp tác xã.  
Phạm vi không gian :  
-
Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi xã Nhị khê, huyện Thường tín,  
Thành phố nội.  
Phạm vi thời gian :  
-
-
Số liệu, tài liệu thu thập số liệu từ năm 2011 – 2014  
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015  
5
PHẦN II  
CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN  
2.1 Cơ sở luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX  
2.1.1 Mt skhái nim cơ bn  
Khái niệm chính sách  
Cho đến nay chưa một định nghĩa nào thống nhất về thuật ngữ “chính  
sách” ,song tựu chung lại “chính sách “ “kiểu” , là phương pháp can thiệp của  
nhà nước vào 1 lĩnh vực nào đó theo những mục tiêu và thời hạn nhất định với  
những điều kiện nhất định (Ngô Đức Cát và Vũ Đình Thăng , 2001).  
Chính sách là tập hợp các quyết sách của chính phủ được thể hiện ở hệ  
thống quy định trong văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó  
khăn trong thực tiễn, điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới mục tiêu nhất định, đảm  
bảo sự phát triển của nền kinh tế (Phạm Vân Đình 2006).  
Theo Đỗ Kim Chung (2010), chính sách là tập hợp các chủ trương và  
hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế hội do Chính phủ thực  
hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt  
được mục tiêu đó.  
Khái niệm về hợp tác xã  
Theo liên minh HTX quốc tế (1895) định nghĩa: HTX là một tổ chức  
chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu nguyện  
vọng chung của họ về kinh tế, hội văn hóa thông qua một nghiệp cùng  
sở hữu quản lý dân chủ. Đến năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện:  
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng  
đoàn kết. Các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực,  
trách nhiệm hội và quan tâm chăm sóc người khác”.  
Theo Luật HTX (2003): Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá  
nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích  
6
     
chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát  
huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện  
hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,  
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  
Luật Hợp tác xã 2012 định nghĩa: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,  
đồng sở hữu, cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập  
hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm  
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách  
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản hợp tác xã.  
Như vậy ta có thể hiểu: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do những người lao  
động lợi ích kinh tế chung tự nguyện cùng góp vốn góp sức lập ra theo quy  
định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể từng xã viên nhằm giúp  
nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và  
cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế hội của đất nước.  
Kinh tế hợp tác xã  
Kinh tế tập thể là hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt hợp tác dựa  
trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người  
lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa nhỏ thuộc các  
thành phần kinh tế; không giới hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có  
quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch  
vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.  
Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành  
viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp  
phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.  
Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp  
Theo Điều 1, chương 1 của điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp của Việt Nam  
ghi rõ: HTXNN tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân những người lao động  
có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng nhau góp vốn, góp sức lập ra thep quy  
7
định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên nhằm  
giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia  
đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản  
phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác  
nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.  
Như vậy, HTXNN là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX  
trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức kinh tế của những người nông dân có  
cùng nhu cầu nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau  
phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành  
viên, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc luật pháp quy đinh, cách pháp  
nhân.  
Khái niệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp  
Dịch vụ nông nghiệp được hiểu những điều kiện, những yếu tố động  
tác cần thiết cho một quá trình sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm nào đó trong  
nông nghiệp (ví dụ: cung ứng giống cây trồng, con gia súc, làm đất, tưới tiêu,  
bảo vệ đồng điền và phòng trừ sâu bệnh,…), người sản xuất không có sẵn,  
không thể làm hoặc tạo ra được, hoặc nếu tự làm thì không hiệu quả, cho nên  
họ phải tiếp nhận các điều kiện, các yếu tố đó từ bên ngoài bằng các hình thức  
khác nhau như: mua, bán, trao đổi, thuê và nhờ,…(Nguyễn Ngọc Bích, Luận  
văn Thạc skinh tế nông nghiêp, 2012).  
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) là tổ chức kinh tế nông  
nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, hoạt động theo  
luật HTX, là một loại hình HTX kiểu mới. Hoạt động của HTXDVNN bao gồm:  
dịch vụ các yếu tố đầu ra, đầu vào, dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp,  
các HTXDVNN được tổ chức với mục đích phục vụ sản xuất cho nông nghiệp  
của các hộ nông dân, nó không nhằm mục đích lợi nhuận. Mô hình HTXDVNN  
ở nước ta chủ yếu được phân thành ba hình thức: dịch vụ chuyên khâu, dịch vụ  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 152 trang yennguyen 04/04/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_ho_tro_phat.docx