Bài tiểu luận Quy trình sản xuất amylase từ vi sinh vật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP  
THỰC PHẨM TP.HCM  
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  
MÔN HỌC: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH  
HỌC TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  
BÀI TIỂU LUẬN: QUY TRÌNH SẢN XUẤT  
AMYLASE TỪ VI SINH VẬT  
GVDH: Ths. Nguyễn Thị Thu Sang  
Nhóm: 09  
Lớp: 02DHLTP2  
SVTH gồm có:  
01 - Trần Thị Chiến - 2205115008  
02 - Đỗ Tuấn Hưng - 2205115221  
03 - Nguyễn Thị Huyện - 2205115020  
04 - Nguyễn Thị Diễm Kim - 2205115131  
05 - Trần Thị Hoài Thông - 2205115059  
06 - Nguyễn Thị Thơ – 2205115122  
Tháng 12- 2012  
LỜI MỞ ĐẦU  
Tinh bột là sản phẩm tự nhiên quan trọng nhất có nhiều ứng dụng trong kỹ  
thuật và trong đời sống con người. Nhiều nước trên thế giới sử dụng nguồn tinh  
bột từ khoai tây, lúa mì, ngô (sắn), còn riêng ở nước ta thì sử dụng gạo và khoai  
mì là nguồn tinh bột chủ yếu. Quá trình thủy phân tinh bột gồm hai công đoạn  
chủ yếu là giai đoạn hồ hóa và giai đoạn đường hóa. Để thực hiện hai công  
đoạn công nghệ nói trên, trong thực tế sản xuất người ta áp dụng hai cách: thủy  
phân tinh bột bằng acid và bằng enzyme. Để thủy phân tinh bột từ lâu người ta  
đã sử dụng acid vô cơ như HCl và H2SO4. Nhưng kết quả cho thấy, thủy phân  
bằng acid rất khó kiểm soát và thường tạo nhiều sản phẩm không mong muốn  
và không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Do vậy việc thay thế và ứng  
dụng enzyme để thủy phân tinh bột là một kết quả tất yếu của lịch sử phát triển.  
Enzyme amylase đã được tìm ra đã được góp phần quan trọng cho nhiều  
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Enzym amylase có thể tìm thấy ở  
nhiều nguồn khác nhau như amylase từ thực vật, động vật và VSV. Amylase  
càng ngày càng được thay thế acid trong sản xuất ở quy mô công nghiệp. Hiện  
nay, các nhà sản xuất có thể sử dụng amylase có khả năng chịu nhiệt cao mà  
không mất hoạt tính, chẳng hạn amylase được chiết xuất từ VSV, cụ thể là các  
chuẩn vi khuẩn chịu nhiệt được phân lập từ những suối nước nóng. Ngoài ra,  
amylase còn có nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng acid để thủy phân tinh bột:  
năng lượng xúc tác thấp, không yêu cầu cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí  
cho quá trình tinh sạch dịch đường.  
Nguồn amylase có thể lấy từ mầm thóc, mầm đại mạch (malt), hạt bắp nảy  
mầm, hay từ nấm mốc, ... Nguyên liệu sản xuất là gạo, bắp, khoai mì, … Đây là  
những nguồn nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền và có thể thấy dễ dàng ở nước ta. Do  
đó, đây là một lợi thế và là hướng phát triển mạnh làm cơ sở cho nhiều ngành  
khác phát triển.  
2
PHẦN 1  
TỔNG QUAN VỀ ENZYME AMYLASE  
1.1Giới thiệu về enzyme Amylase  
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu, định nghĩa  
Vào đầu thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu đã tách được các chất gây ra quá  
trình lên men. Năm 1814 Kirchoff, viện sĩ Saint Petercburg đã phát hiện nước  
chiết của mầm đại mạch có khả năng chuyển hoá tinh bột thành đường ở nhiệt  
độ thường. Năm 1833, hai nhà khoa học người Pháp là Payen và Persor đã  
chứng minh chất có hoạt động phân giải tinh bột thành đường có thể tách được  
ở dạng bột. Thí nghiệm này được tiến hành bằng cách cho etanol vào dịch chiết  
của lúa đại mạch nảy mầm thì thấy xuất hiện kết tủa. Kết tủa được hình thành  
này có khả năng chuyển hoá tinh bột và nếu đun kết tủa này sẽ mất tác dụng  
chuyển hoá. Danh từ diastase là do Payen và Persor dung để gọi enzyme lúc  
bấy giờ.  
Enzyme Amylase đã được tìm ra góp phần quan trọng cho nhiều ngành  
công nghiệp chế biến thực phẩm. Enzyme amylase có thể tìm thấy ở nhiều  
nguồn khác nhau như từ thực vật, động vật và vi sinh vật. Enzyme amylase  
được sử dụng nhiều trong sản xuất là do khả năng chịu nhiệt cao, năng lượng  
xúc tác thấp, không yêu cầu cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí cho quá trình  
tinh sạch dịch đường.  
Các enzyme amylase thuộc nhóm enzyme thủy phân, xúc tác phân giải  
liên kết nội phân tử trong nhóm polysaccharide với sự tham gia của nước:  
R.R` + H-OH → RH + R`OH  
1.1.2 Phân loại, đặc tính, cơ chế tác dụng  
1.1.2.1 Phân loại  
Có 6 loại enzyme được xếp vào hai nhóm lớn: Endoamylase và  
Exoamylase.  
Enzyme amylase được phân loại theo sơ đồ sau  
3
Enzyme amylase  
Endoamylase  
Exoamylase  
β- amylase (α- 1,4 –  
glucanmaltohydrolase)  
γ- amylase  
(glucose amylase)  
Enzyme khử  
nhánh  
α-amylase  
Khử gián  
Khử trực  
tiếp  
tiếp  
Pullulanase  
(α-dextrin 6 –  
glucosidase)  
Transglucosylase  
(oligo-1,6  
Maylo-1,6-  
glucosidase  
glucosidase)  
Endoamylase:  
α– amylase  
Amylase có khả năng  
phân cắt các liên kết 1,4-  
glucoside của cơ chất một cách  
ngẫu nhiên và là enzyme nội  
bào. α-amylase không chỉ có khả  
năng phân hủy hồ tinh bột mà  
còn có khả năng phân hủy các  
hạt tinh bột nguyên vẹn.  
4
Enzyme khử nhánh  
-Khử trực tiếp (Pullulanase)  
Pullulanase là một trong các  
enzyme quan trọng nhất trong chế  
biến tinh bột. Enzyme này được sử  
dụng trên một quy mô lớn trong  
glucose và các ngành công nghiệp  
sirô maltose. Pullulanase là một loại  
enzyme rất mạnh cho sự thoái hóa  
tinh bột thành glucose hoặc maltose.  
Pullulanase thủy phân α-1, 6-  
glycosidic liên kết của chuỗi phân  
nhánh và α-1, 4-glycosidic.  
-Khgián tiếp  
Transglucosylase  
(oligo-1,6-  
glucosidase) và Maylo-1,6-glucoside:  
Enzyme này thy phân liên kết β-1,6-  
glucoside trong isomaltose, panose và  
các dextrin ti hn có thchuyển hóa đường có thể lên men đưc.  
Exoamylase  
β–amylase  
-1,4-glucan-maltohydrolase)  
β–amylase xúc tác tsthy phân các liên  
kết 1,4-glucan trong tinh bt, glucogen và  
polysaccharide, phân ct tng nhóm  
maltose từ đầu không khca mch.  
Maltose được hình thành do sxúc tác ca  
β-amylase có cu hình β.  
γ–amylase (glucose amylase)  
Glucose amylase có khả năng  
thy phân liên kết -1,4 ln -1,6-  
glucoside, ngoài ra còn có khả năng  
thy phân liên kết -1,2 và -1,3-  
glucoside.  
Glucose amylase có khả năng thủy phân hoàn toàn tinh bt, glucogen,  
amylopectin, dextrin… thành glucose mà không cn có stham gia ca các  
loi enzyme amylase khác  
1.1.2.2 Đặc tính  
Đặc tính chung:  
Khả năng dextrin hóa: Thủy phân tinh bột --> dextrin + một ít maltoza.  
Dextrin có khả năng họat hóa cao, đặc trưng cho tính chất của enzyme này.  
Tính bền nhiệt: Phân tử có 1-6 nguyên tử C, tham gia vào sự hình thành  
ổn định cấu trúc bậc 3 của enzyme.  
Tính tan: Amylase dễ tan trong nước, trong dung dịch muối và rượu  
loãng.  
Các amylase bị kiềm hãm bởi các kim loại nặng như Cu2+, Ag+, Hg2+.  
Cơ chất tác dụng: của enzyme amylase là tinh bột và glycogen.  
Đặc tính riêng  
α – amylase có những đặc tính rất đặc trưng về cơ chế tác động, chuyển  
hóa tinh bột, khả năng chịu nhiệt:  
Thể hiện họat tính trong vùng axit yếu: với nấm mốc có pH từ 4.5 – 4.9,  
nấm sợi có pH từ 4.0 – 4.8 (có thể hoạt động tốt trong vùng pH từ 4. 5 – 5.8), vi  
khuẩn có pH từ 5.9 – 6. 1 (pH<3 thì enzyme α – amylase bị vô hoạt trừ enzyme  
của Asp.Niger có pH 2.5 – 2.8).  
α - amylase của nấm mốc có khả năng dextrin hóa cao tạo ra một lượng lớn  
glucose và maltose.  
Độ bền đối với tác dụng của acid cũng khác nhau. α-amylase của Asp.oryzae  
bền vững đối với acid tốt hơn là α-amylase của malt và vi khuẩn Bac.subtilis.  
Nhiệt độ tối thích cho hoạt động xúc tác của α - amylase từ các nguồn khác  
nhau cũng không đồng nhất. α-amylase của nấm sợi rất nhạy cảm đối với tác  
động nhiệt. Nhiệt độ tối thích của nó là 50°C và bị vô hoạt ở 70°C (Kozmina,  
1991).  
α-amylase là một metaloenzyme. Mỗi phân tử α-amylase đều có chứa 1-30  
nguyên tử gam Ca/mol, nhưng không ít hơn 1-6 nguyên tử gam/mol Ca tham  
gia vào sự hình thành, ổn định cấu trúc bậc 3 của enzyme và duy trì hoạt động  
của enzyme. Do đó, Ca còn có vai trò duy trì sự tồn tại của enzyme khi bị tác  
động bởi các tác nhân gây biến tính và tác động của các enzyme phân giải  
protein. Nếu phân tử α-amylase bị loại bỏ hết Ca thì nó sẽ hoàn toàn bị mất hết  
khả năng thủy phân cơ chất. α-amylase bền với nhiệt độ hơn các enzyme khác.  
Một số kim loại như: Li+, Na+, Cr3+, Mn2+, Zn2+, CO2+, Sn2+, Cr3+ thì không có  
ảnh hưởng mấy đến α-amylase.  
6
1.1.2.3 Cơ chế tác dụng  
α-amylase có khả năng phân cách các liên kết α-1,4-glucoside nằm ở phía bên  
trong phần tử cơ chất (tinh bột hoặc glycogen) một cách ngẫu nhiên. Nó không  
chỉ thủy phân hồ tinh bột mà nó thủy phân cả hạt tinh bột nhưng với tốc độ rất  
chậm. Quá trình thủy phân tinh bột bởi enzyme α-amylase là quá trình đa giai  
đoạn.  
Giai đoạn 1 (dextrin hóa): Tinh bột α-amylase dextrin phân tử lượng  
thấp.  
Chỉ một số phân tử cơ chất bị thủy phân tạo thành một lượng lớn dextrin phân  
tử thấp (α-dextrin), độ nhớt của hồ tinh bột giảm nhanh (các amylose và  
amylopectin đều bị dịch hóa nhanh).  
Giai đoạn 2 (giai đoạn đường hóa):  
Dextrin phân tử thấp bị thủy phân --> tetra và trimaltose (không  
cho màu với iod) thủy phân rất chậm--> disaccharide và monosaccharide.  
-Amylose phân giải nhanh--> oligosacharide --> poliglucose (gồm 6-7 gốc  
glucose) bị phân cách--> mạch polyglucose colagen ngắn -->Maltose -->  
maltotriose --> maltotetrose.  
Tác dụng của α-amylase lên amylopectin cũng xảy ra tương tự  
nhưng vì không phân cắt được liên kết α-1,6-glycoside ở chỗ mạch nhánh trong  
phân tử amylopectin nên dù có chịu tác dụng lâu thì sản phẩm cuối cùng ngoài  
các đường nói trên (72% maltose và 19% glucose) còn có dextrin phân tử thấp  
và isomaltose 8%.  
7
PHẦN 2  
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN GIỐNG VI SINH VẬT  
2.1  
Vai trò của giống vi sinh vật trong công nghệ enzyme  
Trong công nghệ enzyme từ VSV, giống đóng vai trò quyết định:  
Giống VSV quyết định đến năng suất enzyme của nhà máy.  
Giống VSV quyết định đến chất lượng sản phẩm sinh học (hay là  
hoạt tính enzyme).  
Giống VSV quyết định vốn đầu tư cho sản xuất.  
Giống VSV còn quyết định đến giá thành sản phẩm.  
2.2  
Vi sinh vật dùng để sản xuất enzyme Amylase  
2.2.1 Các giống vi sinh vật sản xuất enzyme Amylase  
Ngày nay do ưu thế về nhiều mặt, vi sinh vật trở thành nguồn thu  
enzyme amylase chủ đạo. Những chủng vi sinh vật tạo nhiều amylase thường  
được phân lập từ các nguồn tự nhiên. Vi sinh vật tạo amylase được dùng nhiều  
hơn cả là nấm sợi, giả nấm men và vi khuẩn,còn xạ khuẩn thì ít hơn.  
Các giống nấm sợi thường dùng là giống nấm sợi Aspergillus, rhizopus.  
Nấm men và giả nấm men thuộc các giống Candida, Saccharomyces,  
Endomycopsy, Endomyces cũng tạo amylase.  
Nhiều vi khuẩn có khả năng tạo lượng lớn amylase như: Bac.polymyxa,  
Phytomonas destructans, Cassavanum… các vi khuẩn ưa nhiệt có khả năng  
sinh trưởng nhanh và phát triển tốt ở nhiệt độ cao nên khi nuôi chúng ít bị  
nhiễm vi sinh vật khác.  
Trong nhóm xạ khuẩn rất hiếm gặp loại tạo amylase mạnh mẽ, tuy nhiên  
cũng có một số ít như xạ khuẩn ưa nhiệt. Micromonospora vugaris 42 có khả  
năng tạo một lượng nhỏ a-amylase hoạt động ở 65°C cùng với protease và các  
enzyme khác.  
8
2.2.2 Giới thiệu Chủng nấm mốc Aspergillus Oryzae  
Đặc điểm cấu trúc hình thái của Chủng nấm mốc Aspergillus Oryzae  
Condium of Aspergillus Oryzae  
Aspergillus Oryzae là một loại nấm vi thể thuộc bộ Plectascales, lp  
Ascomyctes (năng khuẩn). Cơ thể sinh trưởng của nó là một hệ sợi bao gồm  
những sợi rất mảnh, chiều ngang 5-7m, phân nhánh rất nhiều và có vách ngăn,  
chia sợi thành nhiều bao tế bào (nấm đa bào). Từ những sợi nằm ngang này  
hình thành những sợi đứng thẳng gọi là cuống đính bào tử, ở đó có cơ quan  
sinh sản vô tính. Cuống đính bào tử của Aspergillus Oryzae thường dài 1-2mm  
nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phía đầu cuống đính bào tử phồng lên  
gọi là bọng. Từ bọng này phân chia thành những tế bào nhỏ, thuôn, dài, gọi là  
những tế bào hình chai. Đầu các tế bào hình chai phân chia thành những bào tử  
đính vào nhau, nên gọi là đính bào tử. Đính bào tử của Aspergillus Oryzae có  
màu vàng lục hay màu vàng hoa cau…. Bào tử cùng thành phần môi trường  
9
được sấy khô ở nhiệt độ < 50oC cho đến khi độ ẩm <8oC, đưa vào bao, hàn kín  
và bảo quản ở nhiệt độ thường.  
Đặc điểm của giống Asp.oryzae giàu cả enzyme thủy phân nội bào và  
ngoại bào (amylase, protease, pectinasae,….), ta rất hay gặp chúng ở các kho  
nguyên liệu, trong các thùng chứa đựng bột, gạo….đã hết nhưng không được  
rửa sạch, ở cặn bã bia, bã rượu, ở lõi ngô, bã sắn….chúng mọc và phát triển có  
khi thành lớp mốc, có màu đen, vàng… màu do các bào tử già có màu sắc. các  
bào tử này, dễ bị gió cuốn bay xa và rơi vào đâu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ  
mọc thành mới.  
2.2.3 Các phương pháp phân lập và bảo quản  
2.2.3.1 Các phương pháp phân lập  
Vi sinh vật phân bố rất rộng trong tự nhiên từ nơi có địa hình bình  
thường đên nơi có địa thế phức tạp, đâu đâu cũng có mặt vsv. ở những nơi giàu  
chất hữu cơ, hay nghèo chất hữu cơ, trong không khí, trên bề mặt các vật, trong  
cơ thể người, động vật, nơi có nhệt độ rất thấp và hiện diện cả ở nơi có nhệt độ  
cao. VSV có khả năng thích nghi trong trong mọi hoàn cảnh môi trường. Chính  
nhờ khả năng tuyệt vời này mà VSV có khả năng tồn tại ngay cả trong hoàn  
cảnh khắc nghiệt nhất.  
Thông thường để phâp lập một giống chủng vsv để thu nhận enzyme thì  
có 3 cách phân lập.  
Phân lập giống trong điều kiện tự nhiên  
Phân lập giống trong điều kiện sản xuất  
Phân lập giống trong mẫu giống đã hư hỏng  
Tùy thuộc vào khả năng và những điều kiện thực tế mà ta chọn cách  
phân lập cho phù hợp. mỗi cách phân lập trên đều cho thấy những ưu điểm  
riêng biệt. Sau đây là một số ưu điểm.  
Phân lập giống trong điều kiện tự nhiên  
Trong điều kiện tự nhiên, VSV để có thể tồn tại và thích nghi nhanh  
được thì cần phải có khả năng sinh tổng hợp thật nhiều loại enzyme để chuyển  
hóa nhanh cơ chất có trong môi trường thành vật chất cung cấp cho tế bào.  
Điều này thì không thích hợp cho việc sinh tổng hợp enzyme (ở quy mô sản  
xuất công nghiệp) với một loại enzyme thật sự mạnh.  
Các loài VSV có khả năng sinh tổng hợp một loại enzyme nào đó  
thường tập trung ở vùng môi trường chứa nhiều cơ chất tương ứng. Dựa vào  
đặc điểm này chúng ta có thdễ dàng xác định vị trí cần phân lập loại VSV  
sinh tổng hợp enzyme mà ta cần.  
Ví dụ: nếu ta muốn phân lập VSV có khả năng sinh tổng hợp protease  
cao, ta phải tìm nơi có chứa nhiều protein trong tự nhiên, còn nếu muốn phân  
10  
lập vsv có khả năng sinh tổng hợp amylase ta cần phải tìm nơi có chứa nhiều  
tinh bột trong tự nhiên.  
Phân lập giống trong điều kiện sản xuất  
Các giống được phân lập trong điều kiện sản xuất thường đã thích nghi  
với điều kiện sản xuất. Nhờ đó, sau khi phân lập, các giống này không cần qua  
giai đoạn sản xuất thử, thí nghiệm.  
Các giống được phân lập trong điều kiện sản xuất thường là những  
giống đã được chọn lọc hoặc đã qua quá trình biến đổi gen và có những đặc  
điểm sinh hóa hơn các giống vi sinh vật hoang dại.  
Mật độ tế bào vi sinh vật trong điều kiện sản xuất (trong dịch lên men,  
dịch nước thải, chất thải của quá trình lên men) thường rất cao. Do đó, khả  
năng thu nhận của những chủng có khả năng sinh tổng hợp cao thường rất cao.  
Phân lập giống trong môi trường giống đã hư hỏng  
Các ống giống có thể bị nhiễm do quá trình bảo quản. Do bị nhiễm, có  
thể rất nhiều tế bào vi sinh vật giống bị thoái hóa, nhưng cũng còn nhiều tế bào  
không bị thoái hóa. Việc phân lập lại từ nguồn gốc này nhiều khi lại đạt được  
những kết quả tốt.  
Phương pháp phân lập nấm mốc Aspergillus oryzae  
Trong đất có nhiều loài vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme  
amylase. Ở nấm mốc nguồn cơ chất thích hợp cho quá trình sinh tổng hợp  
enzyme amylase này là tinh bột. Chúng ta có thể phân lập từ đất, thức ăn hay  
có thể mua trực tiếp từ cung cấp nấm mốc giống. Ưu điểm của việc này là  
giống mua thì thời gian bảo quản và hiệu suất chất lượng giống được bảo đảm  
chắc chắn. Tuy nhiên, quá trình phân lập giống này có thể cho những kết quả  
đầy thú vị và có ý nghĩa trong việc bổ sung một chủng giống mới tại phòng thí  
nghiệm.  
Quá trình lấy mẫu : có thể lấy mẫu từ đất ẩm khoảng 100g hay khoai tây  
cắt lát đem chôn xuống đất. Sau khoảng 8 ngày, đào hố lấy những miếng khoai  
tây ra, rửa sạch cát đất bám trên bề mặt miếng khoai tây. Sau đó cho vào bao  
nylon và mang về phòng thí nghiệm.  
Tiền hành thí nghiệm phân lập  
Nghiền mẫu đối với mẫu khoai tây  
Lấy 10g mẫu đất hay mẫu khoai tây (đã làm nhuyễn) cho vào 90ml nước  
cất vô trùng sau đó đảo mẫu.  
Dùng pipet hút 10ml từ dung dịch mẫu ban đầu chuyền sang 1 ống  
nghiệm khác có chứa 90ml nước cất vô trùng.  
11  
Tiếp tục pha loãng ở nồng độ 10-3, 10-4 ở những ống nghiệm tiếp theo.  
Hút 0.1ml cho vào đĩa petri có chứa môi trường dinh dưỡng chọn lọc  
cho nấm mốc phát triển, môi trường PDA (Potato Dextro Agar )  
Dùng que trải, trải đều phần dinh dưỡng trên bề mặt môi trường đem ủ ở  
nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày.  
Mốc sẽ sử dụng nguồn tinh bột làm cơ chất, nên ở những chỗ này sẽ  
xuất hiện những quầng sánh xung quanh khuẩn lạc.  
Nhận biết bằng cách bổ sung Iodine vào trong môi trường nước khi cấy.  
Có tác dụng là chất chỉ thị cho tinh bột.  
Cấy truyền những mốc đặc trưng trong môi trường PDA trong ống thạch  
nghiêng với 1% tinh bột cho phép mốc phát triển trong 72 giờ sau đó có thể dự  
trữ trong máy làm đông.  
Nhân giống vi sinh vật ở bình tam giác (quy mô nhỏ ).  
Đổ 10ml H2O cất vô trùng vào ống thạch nghiêng có chứa bào tử nấm.  
Lắc đều cho bào tử hòa trộn vào môi trường đến khi tạo dung dịch  
huyền phù.  
Hút 0,1ml dịch huyền phù có chứa bào tử nấm cho vào bình tam giác có  
chứa môi trường sinh trưởng của nấm.  
KH2PO4  
NH4NO3  
KCl  
1,4  
10  
MgSO4.7H2O  
FeSO4 . 7H2O  
Hồ tinh bột  
0,1  
0,01 pH=6,5  
20  
0,5  
Phân phối khoảng 30 40 ml môi trường vào erlen 50ml đem  
khử trùng bởi Autoclave ở 73 - 1210C trong 15 phút sau đó để nguội đến nhiệt  
độ phòng. Sau đó đem ủ ở 25 – 300C trong vòng 72 giờ trên máy lắc 200 vòng /  
phút. Sau khi nhân giống thành công có thể sử dụng ngay hoặc đem đi bảo  
quản và dự trữ. Để có hiệu quả cao cho nấm mốc giống ta cần có những  
phương pháp bảo quản thích hợp.  
2.2.3.2 Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật  
Mục đích của bảo quản giống vi sinh vật dùng trong sản xuất enzyme là  
đảm bảo tính ổn định trong quá trình tổng hợp enzyme và tính ổn định của hoạt  
tính enzyme. Có các phương pháp để thực hiện quá trình này như sau:  
Cấy truyền và bảo quản lạnh  
Phương pháp dựa trên nguyên tắc là vi sinh vật sẽ hạn chế quá trình trao  
đổi chất trong điều kiện lạnh ở một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian  
này vi sinh vật có khả năng bảo tồn được khả năng sinh tổng hợp enzyme.  
Cách thực hiện : Ống giống vi sinh vật được cấy truyền vào 3-5 ống  
nghiệm có môi trường tối thiểu. Trong đó một ống dùng để kiểm tra, một ống  
12  
dùng cho sản xuất hoặc nghiên cứu và một ống dùng để bảo quản. Có thể làm  
thêm hai ống để tránh sai sót do thao tác đối với những người mới bắt đầu làm  
công tác bảo quản giống.  
Sau khi cấy truyền, ống giống cần được bảo quản ở điểu kiện nhiệt độ  
lạnh từ 4-70C. Sau thời gian định kỳ, sẽ phải cấy truyền trở lại, thao tác này  
được thực hiện liên tục.  
Bảo quản giống trong đất hoặc trong cát  
Phương pháp dựa trên nguyên tắc : Trong môi trường tối thiểu có độ ẩm  
thấp, vi sinh vật có bào tử có thể bảo tồn khả năng sinh tổng hợp enzyme trong  
thời gian dài. Phương pháp này rất phù hợp và có hiệu quả đối với nấm mốc  
Asp.oryzae.  
Trước khi sử dụng, đất, cát phải được làm sạch và sấy đến độ ẩm < 5%.  
Asp.oryzae được nuôi cho đến khi tạo bào tử. Người ta trộn bào tử với đất hoặc  
cát đã được làm sạch và sấy khô. Sau đó hỗn hợp này cho vào bao hàn kín và  
bảo quản ở nhiệt độ thường.  
Bảo quản giống trong hạt ngũ cốc  
Phương pháp dựa trên nguyên tắc bào tử nấm được giữ trong hạt ngũ  
cốc đã xử lý nhiệt có độ ẩm < 8% và giữ được khả năng sinh tổng hợp enzyme  
trong thời gian dài.  
Người ta thực hiện bảo quản giống trong hạt ngũ cốc như sau: Giống  
ống nấm mốc được nuôi trong môi trường hạt ngũ cốc cho đến khi tạo nhiều  
.
2.3  
Yêu cầu đối với giống vi sinh vật  
Công nghệ sản xuất enzyme thuộc nhóm công nghệ lên men hiện đại và  
được sản xuất theo quy mô công nghiệp. Do đó, giống VSV ứng dụng trong  
công nghệ enzyme cần phải có những yêu cu và nhng chun mc nhất định.  
Đó là:  
Giống VSV phải cho ra sản phẩm mà ta mong muốn. Sản phẩm này phải  
có số lượng và chất lượng cao hơn các sản phẩm phụ khác. Vì trong quá trình  
trao đổi chất, để chuyển hóa một khối lượng sinh chất khổng lồ lớn gấp hàng  
nghìn lần cơ thể mình trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn thì cơ thể VSV  
cần tổng hợp nhiều chất. Do đó, sản phẩm tạo ra sẽ chứa nhiều loại khác. Chính  
vì thế, giống VSV dùng trong sản xuất một sản phẩm nào đó, thì sản phẩm này  
phải trội hơn các sản phẩm khác cả về số lượng và chất lượng.  
Giống phải cho năng suất sinh học cao.  
Giống VSV phải có khả năng thích nghi nhanh và phát triển mạnh trong  
điều kiện sản xuất công nghiệp.  
13  
Giống VSV phải có khả năng đồng hóa các nguyên liệu rẻ tiền và dễ  
kiếm tại địa phương nơi nhà máy đang hoạt động.  
Giống sử dụng trong các quá trình sản xuất hiện đại phải là những VSV  
thuần khiết, có tốc độ sinh sản nhanh.  
Tốc độ trao đổi chất mạnh để tạo nhanh sản phẩm mong muốn, dễ dàng  
tách sản phẩm ra khỏi các tạp chất môi trường và sinh khối VSV giống.  
Giống phải ổn định trong bảo quản và dễ dàng bảo quản.  
Để tạo thuận lợi nhất về chủng giống VSV cung cấp cho quá trình lên  
men công nghiệp, ta cần tiến hành phân lập giống VSV thuần khiết.  
Muốn thu nhận các Enzyme Amylase với hiệu suất cao cần phải tiến  
hành phân lập, và chọn giống VSV để tuyển lấy những chủng hoạt động mạnh,  
đồng thời phải tiến hành lựa chọn cơ chất cảm ứng và thành phn môi trường  
ti thích cũng như tiêu chuẩn hoá các điều kiện nuôi. Như vậy sự tổng hợp  
Enzyme Amylase không những phụ thuộc vào tính chất di truyền của VSV mà  
còn phụ thuộc vào việc tuyển chọn các điều kiện nuôi đặc hiệu. Ngoài các yếu  
tố hoá học (thành phần môi trường) ra, thì các điều kiện lý hoá của quá trình  
nuôi cấy cũng có một ý nghĩa rất lớn đối với sinh tổng hợp Enzyme  
Amylase.Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sinh tổng hợp các Enzyme Amylase  
trong quá trình nuôi VSV, thì thành phần môi trường, tính chất cơ lý của môi  
trường, độ tiệt trùng, độ ẩm ban đầu, độ thoáng khí, nhiệt độ nuôi và pH môi  
trường… Là những yếu tố cơ bản quan trng nhất.  
14  
PHẦN 3  
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ENZYME  
Α- AMYLASE TASPERGYLLUS ORYZAE  
3.1  
Bảo quản giống Aspergyllus oryzae:  
-Cho cát vào ống nghiệm, tiệt trùng trong autoclave 130oC trong 30  
phút.  
-Trộn bào tử vào cát.  
-Sấy chân không < 40oC (độ ẩm 5%).  
-Dùng parafin rắn đun chảy và đổ lên nút bông.  
-Thời gian bảo quản: 1 năm hoặc hơn.  
3.2  
Nguyên liệu:  
-Nguồn tinh bột: cám gạo: chứa khoảng 20% tinh bột, 10–15% chất béo,  
10-14% protein, 8-16% cellulose, các chất hoà tan không chứa nitơ 37-59%.  
-Cám không được chứa hàm lượng tinh bột dưới 20-30%, không có vị  
chua hay đắng, không hôi mùi mốc, độ ẩm của cám không quá 15%, tạp chất  
độc không quá 0,05%.  
-Các phụ phẩm thêm vào để tăng độ thoáng khí cho môi trường nuôi  
cấy: trấu, mạt cưa…  
15  
3.3  
Sơ đồ công nghệ:  
NGUYÊN LIỆU  
XỬ LÝ  
THANH TRÙNG  
LÀM NGUỘI  
PHỐI TRỘN  
GIỐNG VSV  
NUÔI CẤY  
THU NHẬN ENZYME THÔ  
SẤY  
NGHIỀN MỊN  
TRÍCH LY  
THÀNH  
PHẨM  
LỌC  
BAO GÓI  
SẤY  
KẾT TỦA ENZYME  
THU NHẬN ENZYME THÔ  
SẮC KÝ  
16  
3.4  
Thuyết minh quy trình:  
-Xử lý nguyên liệu: cám gạo, trấu và mạt cưa được xử lý để loại bỏ các  
tạp chất. Trấu cho vào với tỉ lệ 20-25% so với khối lượng cám gạo.  
-Thanh trùng: Nhiệt độ thanh trùng là 95oC trong 60 phút. Đồng thời  
phải thanh trùng khay lên men.  
-Rải nguyên liệu lên khay có kích thước 2x3 m, độ dày 2-3 cm, dùng  
3kg môi trường/khay.  
-Sau khi làm nguội, tiến hành cấy mốc giống với nồng độ 5-10% so với  
khối lượng của môi trường ở mỗi khay.  
-Đưa khay lên các giá đỡ  
-Nhiệt độ phòng nuôi cấy được giữ ở 25-30oC, độ ẩm 60-65%, đồng thời  
phải thoáng khí.  
-Đến khoảng 30-32 giờ sau khi cấy giống, ta thu nhận enzyme thô. Cần  
thu nhận enzyme thô vào thời điểm trước khi nấm sinh bào tử vì khi nấm sinh  
bào tử là lúc quá trình tổng hợp enzyme đa yếu đi. Do đó cần một bước nuôi  
cấy thử nghiệm để xác định thời điểm thu nhận enzyme thô. Chế phẩm enzyme  
thô thu được chứa tế bào nấm, cơ chất, nước và enzyme  
-Để giữ hoạt tính của enzyme, sấy chế phẩm thô này ở nhiệt độ 30-40oC,  
độ ẩm sau sấy là 10%.  
-Nghiền mịn: chế phẩm enzyme thô được nghiền với cát và bột thạch  
anh. Cát và bột thạch anh được rửa sạch, sấy khô trước.  
-Trích ly: sau khi nghiền, dùng nước để trích ly. Cứ 1lít enzym thô, cho  
4-5lít nước, khuấy nhẹ và sau đó lọc lấy dịch.  
-Lọc: dịch sau trích ly lọc bằng lọc tiếp tuyến.  
-Kết tủa enzyme: kết tủa được thực hiện bằng ethanol phải làm lạnh cả  
dung dịch enzym thô và cả những tác nhân kết tủa để tránh làm mất hoạt tính  
enzym.Khi đổ chất làm kết tủa enzym vào dung dịch enzym thô phải hết sức từ  
từ để tránh hiện tượng biến tính. Nhiệt độ từ 3-10oC và dùng 2lít ethanol cho  
1lít enzyme.  
-Enzyme thu được là 1 hỗn hợp nhiều enzyme khác nhau như: amylase,  
proteinase, cellulase… Do đó, phải tiến hành sắc ký lọc gel để thu được  
enzyme amylase. Gel sử dụng là Sephadex G200.  
-Sấy: sản phẩm sau sắc ký được sấy ở nhiệt độ 30-40oC để bảo đảm hoạt  
tính cho enzyme, độ ẩm sản phẩm là 5%.  
3.5  
a.  
Ưu và nhược điểm của phương pháp này:  
Ưu điểm:  
17  
Quy trình công nghệ thường không phức tạp. Lượng enzyme được tạo  
thành từ nuôi cấy bề mặt thường cao hơn rất nhiều so với nuôi cấy chìm.  
- Chế phẩm enzyme thô ( bao gồm thành phần môi trường sinh khối  
VSV, enzyme và nước ). Sau khi thu nhận rất dễ sấy khô và dễ bảo quản.  
- Nuôi cấy bề mặt không cần sử dụng nhiều thiết bị phức tạp, do đó việc  
vận hành công nghệ cũng như việc đầu tư vừa đơn giản vừa không tốn kém.  
- Trong trường hợp bị nhiễm các VSV lạ, rất dxử lý. Môi trường đặc là  
môi trường tĩnh, không có sự xáo trộn nên khu vực nào bị nhiễm ta chỉ cần loại  
bỏ khu  
vực đó khỏi toàn bộ khối nuôi cấy.  
b.  
Nhược điểm:  
Phương pháp này tốn khá lớn diện tích cho nuôi cấy. Trong phương  
pháp này VSV phát triển trên bmặt môi trường nên cần nhiều diện tích.  
3.6  
Các ảnh hưởng đến chất lượng enzyme:  
a.  
Ảnh hưởng các nguồn Nitơ dinh dưỡng:  
Nguồn dinh dưỡng Nito hết sức quan trọng. Khi chuẩn bị môi trường  
dinh dưỡng để nuôi nấm mốc Asp.oryzae để tạo enzym α-amylase, người ta  
dùng muối vô cơ Natri Nitrat là nguồn Nitơ dinh dưỡng để nuôi nhiều loại nấm  
sợi tạo α-amylase. Hàm lượng thường dùng là 0.91% Natri Nitrat và Amoni  
Nitrat có hiệu quả hơn so với các muối khác( Kali Nitrat, Magie Nitrat, Amoni  
Sunfat…)  
Cho nguồn Nitơ nhất định vào môi trường có thể kích thích tổng hợp  
amylase này và ức chế tổng hợp amylase khác  
Bảng ảnh hưởng của nguồn Nito tới sinh tổng hợp các enzyme  
amylase  
Nguồn  
Liều lượng  
muối, % theo N  
Hoạt động enzyme sau 6 ngày  
nuôi đối với 100ml  
Nito  
α-amylase  
Glucomyla  
se  
NaNO3  
0.3  
145  
26  
-
8000  
3300  
-
NaNO3  
0.15  
0.15  
0.15  
(NH4)2SO2  
NH4NO3  
98  
4100  
18  
NH4NO3  
0.3  
0.3  
45  
4900  
8000  
NH4H2PO4  
5.5  
b.  
- Amino acid có thể đồng thời vừa là nguồn cacbon, nguồn nito vừa là  
nguồn năng lượng.  
Ảnh hưởng của amino acid:  
- Một số amino acid riêng rẻ (glutamic acid, aspatic acid...) đóng vai trò  
vô cùng quan trọng trong trao đổi amino acid, cụ thể là sinh tổng hợp nhiều  
amino acid khác trong quá trình chuyển amine hóa.  
- Nhiều amino acid tham gia vào thành phần của các vitamin tan trong  
nước như: pantotenic acid, biotin, folic acid,…các vitamin này có ý nghĩa sinh  
học rất lớn. Ngoài ra sự tổng hợp ARN trong tế bào một số vi sinh vật phụ  
thuộc vào sự có mặt của amino acid trong môi trường nuôi.  
- Amino acid có tính đặc hiệu của sự cảm ứng và kiềm chế sinh tổng  
hợp enzyme. Một số amino acid kích thích và làm tăng cường sinh tổng hợp  
các enzyme amylase, một số lại có tác dụng ức chế ngược và một số khác thì  
không có ảnh hưởng gì c.  
c.  
Ảnh hưởng của nguồn khoáng dinh dưỡng:  
- Mg2+ ảnh hưởng tới độ bền nhiệt của enzyme. Thiếu MgSO4 sẽ có  
ảnh hưởng xấu đến sự tổng hợp mọi amylase bởi nấm sợi. khi đó sự tổng hợp  
α-amylase bị ức chế hoàn toàn. Nồng độ tối ưu của muối này cho tổng hợp α-  
amylase là 0.05%.  
- Phospho cần để tổng hợp các hợp phần quan trọng của sinh chất  
(nucleic phospholipide acid) và nhiều coenzyme, đồng thời đề phosphoryl hóa  
glucide trong quá trình oxy hóa sinh học. phospho ảnh hưởng trực tiếp tới sinh  
sản của nấm sợi, do vậy mà tăng cường tổng hợp enzyme. Các muối phospho  
thường được dùng với nồng độ cao tới 0.15M. Hoạt độ của α-amylase tăng cao  
khi có 0.1% KH2PO4.  
- Canxi cần cho tổng hợp và ổn định α-amylase hoạt độ vì nó là cấu tử không  
thể thiếu của enzyme này. Canxi còn có tác dụng bảo vệ amylase khỏi tác dụng  
của protease. Muốn tích lũy nhiều α-amylase cần có lượng Ca trong môi trường  
là 0.01-0.05%.  
- Lưu huỳnh kích thích sự tạo amylase. Lưu huỳnh với hàm lượng 0.04g/ml  
môi trường là sự thích hợp nhất.  
Ngoài các yếu tố đa lượng cần chú ý tới các yếu tố vi lượng. Chẳng hạn: coban,  
kẽm…và các yếu tố gây ức chế sự tổng hợp enzyme amylase như: đồng, thủy  
ngân,…  
3.7  
Các yếu tối ảnh hưởng đến quá trình lên men:  
a.  
Độ ẩm môi trường:  
19  
Tốt nhất cho sự hình thành enzyme của nấm mốc Asp.oryzae là 55-60%. Độ ẩm  
môi trường thích hợp cho sự hình thành bào tử là khoảng 45% nên cần giữ cho  
độ ẩm môi trường không bị giảm trong quá trình phát triển. Ảnh hưởng của  
việc giữ ẩm trong quá trình sinh trưởng tới sự tạo α-amylase của Asp.oryzae  
nuôi bằng phương pháp bề mặt:  
Bảng: ảnh hưởng của việc giữ ẩm trong quá trình sinh trưởng tới sự tạo α-  
amylase của Asp.oryzae nuôi bằng phương pháp bề mặt  
20 giờ  
34 giờ  
42 giờ  
Phương  
án  
nghiệm  
Hoạt  
độ  
Hoạt  
độ  
Hoạt  
độ  
Độ  
ẩm  
%
Độ  
ẩm  
%
Độ  
ẩm  
%
thí  
amylase với  
canh trường  
khô  
amylase với  
canh trường  
khô  
amylase với  
canh trường  
khô  
Khay để  
hở  
27.8 15.0  
46.4 20.4  
23.8 18.0  
42.4 32.9  
22.0 20.5  
42.4 36.7  
Khay đậy  
nắp  
Điều này cần sự cần thiết phải giữ ẩm cho môi trường ở mức độ tối  
thích. Cần thông khí liên tục trong suốt thời kì sinh trưởng của nấm mốc và còn  
phụ thuộc vào kích thước, chiều dày của lớp môi trường nuôi.  
b.  
Độ ẩm tương đối của không khí:  
Độ ẩm cho phép từ 80% trở lên đến mức bão hòa tức là 100% W đều thích hợp  
cho nấm mốc phát triển. trong phòng nuôi cần giữ cho độ ẩm không khí bão  
hòa để tránh cho môi trường khỏi bị khô.  
c.  
Ảnh hưởng của không khí: Asp.oryzea phát triển bình thường khi  
nồng độ CO2 trong không khí đạt 8%  
d. Ảnh hưởng của nhiệt độ:  
Nhiệt độ nuôi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đối với sự sinh  
trưởng của chủng nấm mốc này và sự tạo thành các enzyme amylase. Nhiệt đọ  
thích hợp cho sự phát triển và hình thành enzyme là 28-32oC. Nhiệt độ do nấm  
mốc tỏa ra môi trường có thể nóng lên 40oC hoặc hơn. Do vậy cần gữi cho  
nhiệt độ môi trường không xuống dưới 27oC và không cao hơn 36oC.  
e.  
Ảnh hưởng thời gian nuôi nấm mốc:  
Hầu hết các chủng nấm mốc Asp.oryzea có hoạt động cực đại của amylase ở  
khoảng giờ thứ 30-38, rồi sau đó là cực đại của protease ở giờ thứ 36-42.  
f.  
Ảnh hưởng của pH: thích hợp cho Asp.oryzae là môi trường acid  
yếu khoảng 5,5-6,5.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 39 trang yennguyen 30/03/2022 9340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tiểu luận Quy trình sản xuất amylase từ vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_tieu_luan_quy_trinh_san_xuat_amylase_tu_vi_sinh_vat.pdf