Mô hình tổ chức quản lý hoạt động dầu khí thượng nguồn của Petronas

PETROVIETNAM  
TẠP CHÍ DẦU KHÍ  
Số 2 - 2020, trang 53 - 61  
ISSN-0866-854X  
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ THƯỢNG NGUỒN  
CỦA PETRONAS  
Hoàng Thị Đào, Nguyễn Thu Hà  
Viện Dầu khí Việt Nam  
Email: daoht@vpi.pvn.vn  
Tóm tắt  
Bài viết giới thiệu mô hình quản lý dầu khí thượng nguồn của Petroliam Nasional Berhad (Petronas), kinh nghiệm quản lý nhà nước  
về dầu khí và kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; so sánh mô hình tổ chức quản lý của Petronas và Tập đoàn Dầu  
khí Việt Nam (PVN), từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hoạt động thượng nguồn trong bối cảnh mới.  
Từ khóa: Mô hình quản lý, quản lý nhà nước về dầu khí, thượng nguồn, công ty dầu khí quốc gia, Petronas.  
1. Giới thiệu  
Các quốc gia có tài nguyên dầu khí thường thành lập  
kỷ phát triển, Petronas có đủ năng lực cạnh tranh như  
doanh nghiệp dầu khí tư nhân quốc tế, là biểu tượng  
thành công trong mô hình quản lý công ty nhà nước của  
Malaysia.  
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước để quản lý và khai  
thác hiệu quả nguồn tài nguyên này và công ty nhà nước  
trong lĩnh vực dầu khí được gọi chung là công ty dầu khí  
quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước và có hình  
thức quản lý phù hợp, PVN cũng thuộc nhóm công ty đó.  
Khi các công ty dầu khí quốc gia được quyền tự chủ nhiều  
hơn từ chính phủ, sẽ tìm cách phát triển ra nước ngoài  
và trở thành các công ty dầu khí toàn cầu bằng cách tìm  
kiếm cơ hội tăng trưởng đầu tư và phát triển các quan hệ  
với các đối tác về chuyển giao công nghệ, nâng cao năng  
lực chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý và  
kiểm soát công ty năng động hơn. Trong số các công ty  
dầu khí quốc gia thực hiện thành công có Petronas của  
Malaysia. Petronas có cấu trúc ngành công nghiệp và hoạt  
động quản lý tương đồng với Việt Nam.  
2. Quản lý hoạt động dầu khí của Malaysia  
2.1. Quản trị của nhà nước  
Malaysia gồm 13 tiểu bang và 3 lãnh thổ liên bang,  
người đứng đầu chính phủ liên bang là Thủ tướng. Chính  
phủ liên bang có một quốc hội chuẩn, điều hành bởi Thủ  
tướng và nội các, một cơ quan lập pháp lưỡng viện và một  
Bộ Tư pháp độc lập. Mỗi tiểu bang có một hội đồng lập  
pháp đơn nhất, người đứng đầu tiểu bang là Bộ trưởng.  
Hệ thống chính trị của Malaysia cho phép chính phủ,  
cụ thể là Thủ tướng và Văn phòng Thủ tướng, thiết lập và  
thực hiện các chính sách một cách nhanh chóng, ít can  
thiệp từ Quốc hội hoặc các bộ ngành, tổ chức khác.  
Malaysia có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 4 trong  
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2018 trữ lượng  
xác minh dầu là 3.600 triệu thùng và khí là 2.700 tỷ m3  
[1] và chủ yếu ở khu vực ngoài khơi. Các mỏ dầu tập  
trung ở bán đảo Malaysia (bể Malay, 42%), tiếp theo là  
Sarawak với 32% và Sabah với khoảng 26%; các mỏ khí  
tập trung nhiều ở khu vực Sarawak (49%), còn lại là bán  
đảo Malaysia (35%) và Sabah (14%). Petronas là công ty  
dầu khí quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, trải qua 4 thập  
2.2. Quản lý năng lượng quốc gia  
Thủ tướng Chính phủ là cấp quản lý cao nhất, quyết  
định các vấn đề về chính sách liên quan tới quản lý năng  
lượng quốc gia trong đó gồm lĩnh vực dầu khí (Hình 1).  
Cụ thể:  
+ Chỉ đạo hoạch định chính sách lĩnh vực điện: Bộ  
Năng lượng, Nước và Công nghệ xanh.  
+ Chỉ đạo hoạch định chính sách năng lượng và báo  
cáo trực tiếp Thủ tướng: Ban Kinh tế Kế hoạch, trực thuộc  
Văn phòng Thủ tướng.  
Ngày nhận bài: 15/11/2019. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 06/11/2019 - 07/01/2020.  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 15/1/2020.  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
53  
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ  
Thủ tướng Chính phủ  
Petronas  
Báo cáo trực  
tiếp Thủ tướng  
Quản lý Dầu khí Malaysia  
(MPM)  
Bộ Năng lượng, Nước  
và Công nghệ xanh  
Văn phòng Thủ tướng  
Bộ Công nghiệp  
và Thương mại quốc tế  
Bộ tiêu dùng, Hợp tác  
và Thương mại nội địa  
Chính phủ  
Ban Kinh tế  
Kế hoạch (EPU)  
Hình 1. Cơ cấu Quản lý nhà nước Malaysia trong lĩnh vực năng lượng [2]  
Bảng 1. Các luật/quy định chính điều chỉnh hoạt động dầu khí của Malaysia  
Luật/quy định  
Đạo luật Phát triển Dầu khí  
(Petroleum Development Act)  
Quy định Dầu khí  
Năm  
Nội dung  
Quản lý các hoạt động dầu khí trong nước. Thành lập công ty dầu khí  
nhà nước Petronas và trao toàn bộ quyền sở hữu dầu khí cho Petronas  
Quy định liên quan tới các vấn đề khác nhau của E&P (theo từng giai  
đoạn phát triển)  
1974  
1974  
1975  
(Petroleum Regulation)  
Chính sách dầu khí quốc gia  
(National Petroleum Policy)  
Chính sách cạn kiệt quốc gia  
(National Depletion Policy)  
Khuyến khích khai thác và tiêu thụ dầu khí hiệu quả  
Nhằm làm chậm phát triển và khai thác dầu khí trong nước để tăng  
thời gian dự trữ  
1980  
1966  
Luật Khai thác Dầu khí  
Áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài  
Đánh thuế thu nhập đối với cá nhân/tổ chức có hoạt động dầu khí theo  
thỏa thuận với Petronas hoặc Cơ quan hợp tác Malaysia Thái Lan (Malaysia  
Thailand Joint Authority - MTJA) (tính khác nhau cho mỗi thỏa thuận  
dầu khí), hiện tại áp thuế thu nhập 38%; các mỏ cận biên 24,966%  
Đạo luật thuế Thu nhập Dầu khí  
(The Petroleum Income Tax Act  
“PITA”)  
1967  
(sửa đổi 2013)  
+ Kiểm soát và cấp giấy phép lĩnh vực chế biến dầu  
khí: Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế.  
Phát triển Dầu khí (PDA) ra đời, trao quyền sở hữu dầu khí  
trên bờ và ngoài khơi Malaysia cho Petronas, bằng việc ủy  
quyền được quy định trong PDA.  
+ Điều chỉnh giá xăng dầu: Bộ Tiêu dùng, Hợp tác và  
Thương mại nội địa.  
Các luật/quy định chính điều chỉnh hoạt động dầu khí  
trên bờ và ngoài khơi Malaysia:  
+ Quản lý lĩnh vực thượng nguồn dầu khí tại Malaysia:  
Petronas có trách nhiệm giám sát và quản lý nguồn tài  
nguyên dầu mỏ quốc gia, báo cáo trực tiếp Thủ tướng để  
đảm bảo chiến lược Petronas phù hợp với mục tiêu chính  
sách năng lượng quốc gia. Dưới Petronas có đơn vị quản  
lý dầu khí Malaysia (Malaysia Petroleum Management -  
MPM) quản lý các hoạt động dầu khí trong nước, gồm việc  
cấp phép cho hoạt động thượng nguồn.  
Ngành dầu khí Malaysia được điều chỉnh bởi các luật/  
quy định chính (Bảng 1), đối với Hợp đồng dầu khí mẫu  
bị điều chỉnh bởi 4 luật/quy định (Đạo luật Phát triển Dầu  
khí; Quy định Dầu khí 1974; Luật Khai thác Dầu khí; Đạo  
luật Thuế thu nhập Dầu khí).  
Theo Đạo luật Phát triển Dầu khí và Quy định Dầu  
khí, quyền sở hữu toàn bộ, gồm cả quyền, quyền lực, tự  
do và đặc quyền thăm dò, khai thác dầu khí trên bờ và  
ngoài khơi của Malaysia được trao cho Petronas - quyền  
này được trao vĩnh cửu và không hủy ngang. Trên góc độ  
quốc gia, mục tiêu của Petronas là tối đa hóa giá trị tài  
nguyên dầu mỏ quốc gia và thúc đẩy phát triển đất nước.  
2.4. Khung pháp lý về quản lý dầu khí trong nước của  
Malaysia [3]  
Quyền sở hữu dầu khí: Trước năm 1974, dầu khí thuộc  
quyền sở hữu của 13 tiểu bang, từ năm 1974, Đạo luật  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
54  
PETROVIETNAM  
Cũng theo PDA, Petronas thực hiện các quyền hạn  
pháp lý đối với lĩnh vực thượng nguồn. Bất kỳ ai muốn  
tham gia vào các hoạt động thăm dò phải được Petronas  
cấp phép.  
(RSC), đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia.  
+ Đảm bảo tối ưu hóa tài sản E&P của Malaysia và tận  
thu mỏ (avoiding wastage in field recovery).  
+ Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của PSC, RSC, các  
quy định của địa phương và các chính sách của nhà nước.  
Các quy định về cấp giấy phép cho nhà đầu tư dầu  
khí, gồm:  
+ Đảm bảo áp dụng công nghệ phù hợp, có dữ liệu  
chính xác để giảm rủi ro cho các công ty dầu khí trong giai  
đoạn phát triển.  
+ Tư nhân được tham gia vào thượng nguồn và đều  
thông qua hợp đồng chia sản phẩm (PSC) và hợp đồng  
dịch vụ rủi ro (RSC) với Petronas và thỏa thuận liên minh  
và hợp đồng dịch vụ với PCSB (công ty thượng nguồn của  
Petronas) - thường áp dụng cho các lô mà PCSB là nhà  
thầu PSC.  
+ Áp dụng các thông lệ mỏ tốt (Adopt good field  
practices).  
- Vai trò là nhà điều hành:  
+ Tham gia của nhà nước vào khai thác dầu khí: Như  
là một chính sách, Petronas Carigali Sdn Bhd (PCSB) phải  
là một bên trong tất cả các PSC do Petronas ký để nhà  
nước tham gia trực tiếp vào PSC cũng như thu nhận kiến  
thức của các nhà thầu PSC.  
+ Ngoài các quyền được quy định trong Biên bản ghi  
nhớ và Điều lệ, Petronas có quyền tiếp quản hoặc mua lại  
tất cả hoặc một phần cam kết thương mại, kinh doanh  
hoặc doanh nghiệp để thực hiện hoặc tham gia vào bất  
kỳ hoạt động dầu khí nào (trong bất kỳ khu vực thăm dò),  
cho dù được đề cập hay không trong Đạo luật Phát triển  
Dầu khí, tỷ lệ tham gia đàm phán trong khoảng 15 - 25%.  
PCSB là công ty thượng nguồn của Petronas có quyền  
thực hiện quyền lợi này;  
+ Các hạn chế/giới hạn về khai thác: Petronas có  
quyền hạn chế nhà thầu PSC giữ dầu thô của Malaysia  
dưới bất kỳ hình thức nào mà trái ngược với hoạt động  
bình thường của thị trường; nhà thầu PSC được tự do xuất  
khẩu phần dầu của mình; về bán khí, các nhà thầu được  
yêu cầu bán quyền lợi khí cùng với sử dụng cơ sở hạ tầng  
hiện có của Petronas.  
+ Là chủ sở hữu hợp đồng dịch vụ rủi ro (RSC) đối với  
các mỏ cận biên.  
2.6. Trách nhiệm của Petronas đối với Chính phủ  
2.5. Vai trò của Petronas trong quản lý dầu khí  
Petronas được hưởng lợi từ các chính sách của nhà  
nước thông qua việc ưu tiên trong lĩnh vực thượng nguồn  
và hạ nguồn. Đổi lại, Petronas phải thực hiện nghĩa vụ  
đóng góp vào ngân sách và hỗ trợ trực tiếp cho các dự  
án phát triển của Chính phủ. Ngoài ra, Petronas cũng chịu  
trách nhiệm hỗ trợ giá khí để phát triển kinh tế và việc làm  
cho người địa phương; sử dụng các công ty dịch vụ địa  
phương để thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước.  
Petronas giữ vai trò chính đối với hoạt động dầu khí  
trong nước, không chỉ là nhà điều hành (operator), mà  
còn là nhà quản lý (regulator) và hoạch định chính sách  
(policymaker) trong lĩnh vực thượng nguồn dầu khí của  
Malaysia.  
- Vai trò hoạch định chính sách do Ban Kinh tế Kế  
hoạch trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ thực  
hiện, báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ, xây dựng tất  
cả các chính sách về năng lượng gồm cả dầu khí, có tham  
gia của Petronas liên quan tới hoạt động thượng nguồn.  
Các khoản Petronas phải đóng cho Chính phủ, gồm:  
- Thuế thu nhập: Theo Đạo luật thuế Thu nhập Dầu  
khí (PITA), Petronas đóng thuế thu nhập 38%, nhiều gấp  
đôi so với các doanh nghiệp thông thường (nếu doanh  
thu dưới 500 nghìn RM thì đóng 19% và nếu nhiều hơn  
đóng 24%).  
- Vai trò quản lý nhà nước về dầu khí: Petronas  
giao trách nhiệm quản lý và điều tiết hoạt động dầu khí  
thượng nguồn ở Malaysia cho Đơn vị Quản lý Dầu khí  
Malaysia (MPM) thuộc lĩnh vực kinh doanh thượng nguồn  
của Petronas. MPM có 6 phòng chức năng với khoảng 400  
người (số liệu năm 2018) [4], thực hiện nhiệm vụ:  
- Thuế tài nguyên (royalty): Theo thỏa thuận của các  
bên liên quan, thanh toán bằng tiền mặt cho Chính phủ.  
- Cổ tức: từ năm 2008 đến 2011, Petronas phải nộp  
cổ tức cố định là 30 tỷ RM/năm (tương đương 10 tỷ USD),  
ngay cả khi lợi nhuận giảm mạnh vào năm 2010. Sau đó,  
quy định là 30% trên thu thuần (net income), thay đổi phù  
+ Quản lý tất cả các công ty thăm dò và khai thác  
trong nước, bao gồm xúc tiến đầu tư thăm dò và thúc đẩy  
hoạt động phát triển và khai thác thông qua Hợp đồng  
phân chia sản phẩm (PSC) và Hợp đồng chia sẻ rủi ro  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
55  
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ  
Giai đoạn 2010 - 2014, Petronas đóng  
góp đáng kể cho nguồn thu của Chính phủ  
từ 34 - 38%, tỷ lệ này giảm xuống còn 17%  
năm 2016 do ảnh hưởng của giá dầu thấp,  
từ năm 2017 tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể,  
tương ứng 19% và 24% năm 2017 và năm  
2018 (Hình 3).  
80  
70  
60  
50  
40  
30  
20  
10  
0
75  
58  
53  
43  
37  
29  
26  
26  
16  
16  
Petronas đóng góp và tài trợ các sáng  
kiến của Chính phủ, nhưng cũng gây áp  
lực nhằm theo đuổi các cải cách theo định  
hướng thị trường để có thể thực hiện các  
mục tiêu riêng của mình. Chính phủ Malay-  
sia đang từng bước xây dựng chính sách  
năng lượng mới, giảm trợ cấp, củng cố tài  
chính, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu  
từ Petronas.  
2014  
2015  
2016  
2017  
2018  
Cổ tức từ Petronas Thuế (thu nhập) Phần thu từ dầu khí (Royalty) Thuế xuất khẩu  
Hình 2. Các khoản thu từ dầu khí của Chính phủ Malaysia [5]  
100%  
80%  
60%  
40%  
20%  
0%  
66%  
76%  
76%  
81%  
19%  
83%  
3. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động dầu  
khí của Petronas  
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý  
34%  
24%  
24%  
17%  
Petronas hoạt động dưới hình thức một  
công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng  
thuộc sở hữu của Chính phủ Malaysia.  
Petronas được Chính phủ trao quyền tự chủ  
cao để đầu tư ra nước ngoài và được xem  
như một doanh nghiệp thương mại. Tuy  
nhiên, là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà  
nước nên Chính phủ vẫn định hướng chiến  
lược của Petronas nhưng cho phép công ty  
có nhiều nguồn lực và không gian để phát  
triển. Tại thời điểm năm 2018, Petronas có  
71 công ty con thuộc sở hữu 100%, 45 công  
ty con thuộc sở hữu từ 50% và 22 công ty  
dưới 50%, Petronas nắm giữ cổ phần trong  
tất cả các PSC (tại tháng 12/2018, có 98 PSC  
và 3 RSC ở Malaysia) [4]. Cơ cấu tổ chức của  
Petronas như Hình 4.  
2014  
2015  
2016  
2017  
2018  
Các nguồn khác  
Thu từ dầu khí (Petronas)  
Hình 3. Đóng góp của Petronas trong tổng nguồn thu của Chính phủ Malysia [5, 6]  
Hội đồng tư vấn  
quốc gia về dầu  
khí  
Thủ tướng chính phủ  
Hội đồng Quản trị  
Chủ tịch và  
Giám đốc điều  
hành  
Ban điều hành  
Ban quản lý  
Thủ tướng được chỉ định là quản lý cấp  
cao của Petronas, có trách nhiệm duy trì  
giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan  
đến quyền lợi quốc gia, chỉ đạo Petronas  
và bổ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị  
(HĐQT) của Petronas.  
Hình 4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Petronas [2, 5]  
hợp với kết quả kinh doanh của Petronas (thực tế giảm xuống). Phần lợi  
nhuận còn lại, Petronas tăng đầu tư trong nước để tăng lợi ích cho toàn  
nền kinh tế Malaysia. Cổ tức chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nộp cho Chính  
phủ (từ 40 - 50%).  
HĐQT có vai trò kép như một cơ quan  
giám sát của Chính phủ và quản trị doanh  
nghiệp. Trở thành sự pha trộn đa dạng giữa  
nhà kỹ trị (technocrats) và quan chức chính  
Thực tế phần đóng của Petronas cho Chính phủ giai đoạn 2010 -  
2018 thể hiện trong Hình 2.  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
56  
PETROVIETNAM  
Ban quản lý: Quản lý các hoạt động  
kinh doanh cụ thể của Petronas.  
Thành viên điều  
hành  
02  
05  
Hội đồng tư vấn dầu khí quốc gia  
được thành lập gồm thành viên từ các  
tiểu bang liên quan được Thủ tướng chỉ  
định; có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng  
về chính sách, lợi ích và các vấn đề về  
dầu mỏ, ngành công nghiệp dầu khí,  
nguồn tài nguyên năng lượng và việc sử  
dụng chúng.  
04  
Thành viên  
không điều hành  
độc lập  
Thành viên  
không điều hành  
không độc lập  
Hình 5. Cơ cấu HĐQT của Petronas [5)  
Ngoài ra, có 3 Ủy ban thuộc HĐQT,  
thành viên là các giám đốc không điều  
hành, nhằm hỗ trợ HĐQT hoàn thành  
các chức năng giám sát nội bộ (Ủy ban  
Kiểm toán); đánh giá hiệu quả hoạt  
động HĐQT cũng như hệ thống quản trị  
rủi ro trong toàn Tập đoàn (Ủy ban Quản  
trị rủi ro); hỗ trợ ra quyết định về thù  
lao, đánh giá, giám sát bổ nhiệm đối với  
quản lý cấp cao trong công ty (Ủy ban  
Lương thưởng).  
54  
53  
52  
51  
50  
49  
48  
47  
46  
45  
Nghìn người  
Trong thời kỳ toàn ngành dầu khí  
gặp khó khăn, Petronas đã cơ cấu lại và  
tinh giản lực lượng lao động, số lượng  
lao động giảm từ trên 53 nghìn người  
năm 2015 còn 48 nghìn người năm 2018  
[5].  
2014  
2015  
2016  
2017  
2018  
Hình 6. Số lượng lao động hàng năm của Petronas[5]  
3.2. Phân bổ vốn đầu tư và lợi nhuận  
sau thuế  
Phân bổ vốn đầu tư: Đầu tư cho hoạt  
động thượng nguồn của Petronas giảm  
từ sau năm 2015 do ảnh hưởng của giá  
dầu giảm, vốn đầu tư năm 2017 chỉ bằng  
31% và năm 2018 bằng 52% so với năm  
2014 (Hình 7). Petronas cắt giảm đầu tư  
thượng nguồn, chỉ duy trì đầu tư cho  
các dự án trọng điểm (dự án thăm dò và  
khai thác để duy trì tăng trưởng) và đầu  
tư cho dự án LNG.  
Hình 7. Phân bổ vốn đầu tư hàng năm của Petronas [5]  
phủ (government officials). Cơ cấu HĐQT gồm 2 thành viên điều hành (CEO,  
CFO), 5 thành viên không điều hành độc lập và 4 thành viên không điều  
hành không độc lập (so với năm 2017, cắt giảm 2 thành viên không điều  
hành độc lập).  
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau  
thuế lĩnh vực thượng nguồn (Hình 8) đã  
tăng đáng kể ở năm 2017 và 2018 chiếm  
tỷ trọng tương ứng 67% và 74% trong  
tổng lợi nhuận sau thuế của Petronas,  
sự gia tăng này chủ yếu do giá dầu tăng,  
vận hành thượng nguồn xuất sắc (năm  
Ban điều hành được trao quyền để đưa ra các quyết định kinh doanh,  
giảm tối thiểu hình thức quyết định từ trên xuống. Có 4 thành viên phụ trách  
lĩnh vực thượng nguồn, hạ nguồn, tài chính và luật pháp.  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
57  
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ  
2017 có 13 dự án thượng nguồn cho dòng sản  
phẩm đầu tiên) và nỗ lực quản lý chi phí tối  
ưu, các sáng kiến quản lý tiền mặt và quản lý  
danh mục tài sản).  
2018  
2017  
2016  
2015  
2014  
42  
9
6
29  
7
11  
2
4
8
3.3. Mô hình tổ chức hoạt động sản xuất  
kinh doanh  
2
9
7
Trước năm 2014, Petronas có mô hình  
quản lý đầu tư hoạt động thăm dò khai thác  
chung cho cả đầu tư trong nước và nước  
ngoài. Từ năm 2014, Petronas tách hoạt động  
thăm dò khai thác trong nước và nước ngoài  
để tập trung quản lý và chịu trách nhiệm hơn.  
Việc chia tách này được đánh giá giống như  
bước đi của các công ty dầu khí lớn như Shell,  
ExxonMobile và Total.  
32  
Thượng nguồn  
6
6
Tỷ RM  
Khác  
Trung nguồn  
Hình 8. Lợi nhuận sau thuế của Petronas theo lĩnh vực hoạt động [5]  
Hội đồng Quản trị  
Chủ tịch & CEO  
Năm 2014, Petronas cũng cơ cấu lại các  
lĩnh vực kinh doanh, hợp nhất lĩnh vực thăm  
dò và khai thác (Exploration & Production  
Business) với lĩnh vực kinh doanh khí và lấy  
tên là kinh doanh thượng nguồn (Upstream  
Business) (Hình 9). Bên cạnh đó, Petronas đã  
cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo, ủy nhiệm nhiều  
hơn, trao quyền ra quyết định và chịu trách  
nhiệm nhiều hơn.  
Kinh doanh  
Thượng nguồn  
Kinh doanh  
Hạ nguồn  
Khác  
Thượng nguồn Malaysia  
Thượng nguồn quốc tế  
Sau khi cơ cấu lại, lĩnh vực kinh doanh  
thượng nguồn được tự chủ hoàn toàn để  
mang lại giá trị và tăng trưởng cho chính lĩnh  
vực này, quyền quyết định và trách nhiệm  
không chỉ thăm dò, phát triển và khai thác tài  
nguyên dầu khí mà còn tạo cơ hội sinh lời từ  
hoạt động kinh doanh khí.  
Quản lý Dầu khí Malaysia (MPM)  
Thị trường và Thương mại LNG  
Các dự án LNG toàn cầu  
Hình 9. Mô hình tổ chức các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Petronas [5]  
+ Hoạt động khác: Hậu cần và hàng hải, bất động sản, tài chính  
tập trung (central treasury), chuyển giao dự án và công nghệ (project  
delivery and technology).  
Petronas quản lý tách bạch 2 lĩnh vực  
chính là thượng nguồn và hạ nguồn do đặc  
thù hoạt động của từng lĩnh vực, yêu cầu  
về công nghệ và chiến lược thị trường khác  
nhau. Phân khúc hoạt động của từng lĩnh vực:  
3.3.1. Tổ chức hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Petronas  
Petronas đang có 3 đơn vị trực thuộc hoạt động thăm dò khai  
thác (Hình 10). Trong đó, Petronas Carigali Sdn. Bhd (PCSB) là cánh  
tay phải hoạt động thượng nguồn của Petronas, thực hiện đầu tư ở  
cả trong nước và nước ngoài. Thành công của Petronas trong lĩnh vực  
thượng nguồn được thực hiện thông qua quan hệ đối tác hiệu quả, có  
lợi nhuận và tối đa giá trị với các công ty dầu khí lớn (Shell, ExxonMo-  
bil) và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế. Đơn vị Quản  
lý Dầu khí Malaysia (MPM) có vai trò và trách nhiệm lớn trong việc  
phát triển môi trường đầu tư cạnh tranh và thuận lợi cho các nhà điều  
hành thông qua điều khoản tài chính mạnh mẽ (robust fiscal terms),  
+ Thượng nguồn gồm: thăm dò, phát  
triển và khai thác dầu thô và khí tự nhiên,  
cùng với hoạt động vận chuyển và đường  
ống liên quan; hoạt động mua, hóa lỏng khí,  
thị trường và kinh doanh LNG.  
+ Hạ nguồn gồm các hoạt động cung  
cấp và kinh doanh, lọc dầu, sản xuất, thị  
trường và vận chuyển dầu thô, sản phẩm dầu  
khí và hóa dầu; hoạt động chế biến khí và  
kinh doanh điện.  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
58  
PETROVIETNAM  
Thăm dò và khai thác  
dầu khí  
Petronas  
International  
Corporation Ltd.  
(100%)  
Petronas Carigali  
Sdn. Bhd.  
PC Muriah Ltd.  
(100%)  
(100%)  
Điều hành hoạt động dầu  
khí ở nước ngoài  
Đầu tư tài chính  
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác  
dầu khí  
Petronas Carigali Overseas Sdn. Bhd. (100%)  
PC JDA Limited (100%)  
E&P Malaysia Venture Sdn. Bhd. (100%)  
Hình 10. Mô hình tổ chức hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Petronas [5]  
đồng thời tạo môi trường, làm việc với các nhà điều hành  
hoạt động dầu khí trong chuỗi giá trị và toàn bộ vòng đời  
tài sản.  
Reduction Alliance (CORAL 2.0), năm 2017 tiết kiệm được  
6,5 tỷ RM và năm 2018 tiết kiệm được 3,6 tỷ RM [5].  
- Bên cạnh đó, để quản lý và hỗ trợ hoạt động  
thượng nguồn Petronas có:  
3.3.2. Quản lý hoạt động thượng nguồn của Petronas  
+ Trung tâm Thăm dò xuất sắc (Exploration Centre of  
Excellence - Exploration CoE): Hỗ trợ và cung cấp các giải  
pháp và kinh nghiệm về thăm dò.  
Petronas không can thiệp vào hoạt động đầu tư và  
điều hành các công ty con, không thực hiện giám sát về  
chuyên môn mà giao quyền cho các công ty con thực  
hiện, cụ thể:  
+ Trung tâm Phát triển và Khai thác xuất sắc  
(Development & Production CoE, gồm Petroleum  
- Quản lý của công ty mẹ Petronas với các công ty  
con: Kiểm soát chiến lược và các mục tiêu dài hạn; đưa  
ra các chỉ tiêu và phân bổ chỉ tiêu cho các công ty con;  
phê duyệt ngân sách hàng năm. Đồng thời, thực hiện tốt  
việc giám sát hoạt động các công ty con thông qua các  
cuộc họp định kỳ (hàng tháng) để rà soát, xem xét tổng  
thể mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với  
PCSB, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PCSB là thành viên  
trong Ban Giám đốc của Petronas, điều này tạo thuận lợi  
cho việc chỉ đạo và ra quyết định kịp thời.  
Engineering,  
Wells,  
Operational  
Excellence,  
Unconventional, Petroleum Economics and Global  
Planning and Capability): Hỗ trợ và cung cấp các giải pháp  
kỹ thuật và thương mại theo định hướng giá trị, phối hợp  
với Exploration CoE và Project Delivery and Technology  
(PD&T) để hỗ trợ cho phát triển kinh doanh.  
4. Những điểm khác cơ bản về tổ chức quản lý hoạt  
động dầu khí của PVN so với Petronas  
Petronas được trao quyền tự chủ cao trong điều hành  
hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ trong  
thực hiện chiến lược (chủ động quyết định đầu tư/kinh  
doanh và quyền sở hữu/sử dụng tài nguyên dầu khí). PVN  
được trao quyền tự chủ thấp cả trong điều hành hoạt  
động và thực hiện chiến lược [2] và hoạt động chưa thực  
sự là doanh nghiệp, còn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã  
hội như bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia trên biển.  
Các điểm giống và khác nhau cơ bản:  
- Quy trình thực hiện được quy định đầy đủ, rõ ràng  
đến từng vị trí công việc, nhà thầu và quy định đầu mối  
chịu trách nhiệm.  
- Quản lý tài sản thượng nguồn: Xây dựng danh mục  
tài sản mạnh mẽ, tối đa hóa giá trị tài sản hiện có và tìm  
kiếm đầu tư vào các danh mục LNG. Tăng cường nỗ lực cho  
vận hành xuất sắc, tính toàn vẹn tài sản (asset integrity) và  
an toàn. Sáng kiến giải pháp cắt giảm chi phí đơn vị khai  
thác (UPC). UPC năm 2018, thấp hơn 32% so với năm 2014.  
Phối hợp cùng với nhà thầu và nhà cung cấp dịch vụ dầu  
khí trong nước tối ưu chi phí thông qua sáng kiến Cost  
- Quản lý nhà nước về dầu khí: Petronas và PVN đều  
được giao chức năng quản lý nhà nước về dầu khí (thay  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
59  
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ  
mặt nước chủ nhà/Chính phủ). Tuy nhiên, tại Petronas  
nhiệm vụ quản lý nhà nước được quy định rõ ràng và tách  
bạch với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và có bộ máy, nhân  
sự chuyên trách đủ mạnh để quản lý và hỗ trợ hoạt động  
dầu khí trong nước (đơn vị Quản lý Dầu khí Malaysia).  
định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [8].  
Ngoài ra, PVN đồng thời vẫn phải thực hiện báo cáo Ủy  
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại  
diện cho chủ sở hữu nhà nước, để xem xét thông qua đối  
với báo cáo đầu tư/hồ sơ dự án mà PVN phải xây dựng  
trình cấp có thẩm quyền [9]. Như vậy, thủ tục và quy  
trình ra quyết định dự án dầu khí rất phức tạp và mất  
nhiều thời gian.  
PVN được giao chức năng tham gia quản lý của nhà  
nước về dầu khí từ điều tra cơ bản đến tìm kiếm và thăm dò  
khai thác dầu khí, ký kết và quản lý thực hiện các hợp đồng  
dầu khí trong nước [7] (gồm cả mục tiêu chính trị) và chức  
năng tham gia đầu tư vào hoạt động dầu khí (mục tiêu lợi  
nhuận). Chức năng quản lý nhà nước về dầu khí đang đặt  
trong Công ty mẹ PVN và được thực hiện bởi Ban quản lý  
Hợp đồng Dầu khí với nhân sự khoảng 40 người. Do các  
quy định liên quan về vai trò quản lý nhà nước về dầu khí  
chưa tách bạch với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của PVN,  
đặc biệt liên quan đến hạch toán chi phí và lợi nhuận kinh  
doanh, dẫn đến bất cập trong quá trình điều hành do mâu  
thuẫn về mục tiêu.  
5. Kết luận và kiến nghị  
Mô hình tổ chức quản lý đúng và có hiệu quả ở từng  
thời kỳ nhất định, mô hình tổ chức quản lý hoạt động dầu  
khí cần phải thay đổi để phù hợp với môi trường mới, giá  
dầu thấp và dự báo tiếp tục kéo dài. Trên cơ sở tham khảo  
kinh nghiệm tổ chức quản lý và cơ cấu lại lĩnh vực dầu  
khí thượng nguồn của Petronas và phân tích ở trên, nhóm  
tác giả đề xuất cho công tác cơ cấu lại hoạt động thượng  
nguồn của PVN như sau:  
- Chính phủ cần xem xét quản lý Nhà nước đối với  
ngành Dầu khí theo hướng giảm các cấp quản lý trung  
gian giữa Chính phủ và PVN/các công ty con, xây dựng  
hành lang pháp luật phù hợp nhằm tạo không gian cho  
PVN phát triển, tăng cường mức độ nhanh nhạy cho  
công tác tổ chức chỉ đạo từ các cấp quản lý Nhà nước tới  
PVN/công ty con nhằm giải quyết kịp thời những vướng  
mắc và rào cản về chính sách/luật pháp. Trao quyền tự  
chủ cho PVN và tự chịu trách nhiệm hơn đối với hoạt  
động sản xuất kinh doanh, hướng tới hoạt động như  
một doanh nghiệp thương mại thực thụ. Thực tế, theo  
quy định hiện hành, các dự án thăm dò, khai thác dầu  
khí đều phải xin Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu  
tư [8], yêu cầu nhiều thủ tục và trình tự phê duyệt dự án  
phức tạp, qua nhiều cấp có thẩm quyền và mất nhiều  
thời gian do dự án dầu khí đồng thời tuân thủ nhiều quy  
định pháp luật như Luật Dầu khí, Luật Đầu tư, Luật Quản  
lý và sử dụng vốn nhà nước và các nghị định hướng dẫn  
thi hành luật…  
- Về tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh  
doanh dầu khí:  
+ Petronas: Thủ tướng Chính phủ là cấp quản lý cao  
nhất của Petronas trong hoạt động dầu khí và Petronas  
báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng Chính phủ. HĐQT của  
Petronas có 2 thành viên là Phó Tổng thư ký (chính sách)  
của Bộ Tài chính Malaysia và Phó Tổng thư ký (vĩ mô) của  
Bộ Kinh tế. Bên cạnh đó, quản lý cấp cao của Petronas  
cũng là thành viên của HĐQT công ty con thăm dò khai  
thác dầu khí, có ảnh hưởng trong việc chỉ đạo các công  
ty con (ví dụ: ông Dato’ Mohamad Idris Manso là thành  
viên HĐQT Petronas cũng là thành viên Hội đồng Quản trị  
của PCSB và Petronas International Corporation Limited).  
Petronas trao quyền mạnh xuống dưới nâng cao tính  
chủ động và chịu trách nhiệm. Với mô hình quản lý này  
sẽ giảm thiểu được thời gian cho các thủ tục hành chính  
và các quyết định đưa ra nhanh chóng. Thực tế cho thấy  
hoạt động dầu khí của Petronas rất phát triển, được xem  
là công ty dầu khí quốc gia điển hình trong khu vực.  
- Cần tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nước và  
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong PVN để có cơ chế  
chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả  
quản lý hoạt động thượng nguồn dầu khí, đồng thời giúp  
cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động khách quan hơn  
đối với PVN.  
+ PVN đang quản lý hoạt động dầu khí theo ngành  
dọc gồm các cấp (không kể Quốc hội): Thủ tướng Chính  
phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp  
(được chuyển giao từ Bộ Công thương), các Bộ ngành  
liên quan, Công ty mẹ PVN/các đơn vị thành viên/công  
ty con. Theo quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ  
quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thăm dò,  
khai thác dầu khí. PVN/công ty con sẽ phải trình hồ sơ dự  
án đến Sở Kế hoạch Đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư và các  
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để tổ chức thẩm  
- Đối với quản lý công ty con, PVN xem xét phân cấp/  
ủy quyền tối đa cho công ty con chủ động, linh hoạt và tự  
chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Khi đó, Công ty mẹ PVN thực hiện quản lý và giám sát  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
60  
PETROVIETNAM  
công ty con thông qua hệ thống các quy trình, báo cáo và  
các chỉ số đánh giá kết quả (KPIs).  
2. IHS Energy. Petronas: Government drivers. 2015.  
3. Christopher B Strong. The oil and gas law review (4th  
edition). Law Business Research.  
- Xem xét quản lý hợp nhất chuỗi giá trị thượng  
nguồn (thăm dò khai thác và khí) để có đủ nguồn lực tái  
đầu tư và phát triển cả chuỗi. Điều này là cần thiết khi dự  
báo trong giai đoạn tới PVN thiếu nguồn vốn đầu tư cho  
tìm kiếm thăm dò để đạt được mục tiêu chiến lược và trữ  
lượng dầu khí còn lại có tới gần 70% là khí [10].  
5. Petronas. Annual report 2018, 2017, 2016, 2015,  
2014, 2013, 2012, 2011, 2010.  
- Hợp tác chiến lược với các công ty dầu khí quốc tế  
nhằm tiếp thu kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới…, đồng  
thời nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.  
7. Chính phủ. Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động  
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nghị định 07/2018/NĐ-CP.  
10/1/2018.  
Ngoài ra, PVN cần thay đổi cách thức quản trị theo  
thông lệ tốt để bắt kịp với xu hướng phát triển thế giới,  
gồm: Quản lý rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý danh mục  
đầu tư, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu kỹ thuật dầu  
khí, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh  
doanh hàng ngày, xây dựng các quy trình/hướng dẫn chi  
tiết, rõ ràng cho từng công việc.  
8. Quốc hội. Luật Đầu tư. Luật số 67/2014/QH13.  
26/11/2014.  
9. Quốc hội. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước  
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Luật số  
69/2014/QH13. 26/11/2014.  
10. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hội thảo “Rà soát,  
định hướng điều chỉnh chiến lược thăm dò khai thác dầu khí.  
27/9/2019.  
Tài liệu tham khảo  
1. BP. Statistical review of world energy. 2018.  
PETRONAS’ UPSTREAM MANAGEMENT MODEL  
Hoang Thi Dao, Nguyen Thu Ha  
Vietnam Petroleum Institute  
Email: daoht@vpi.pvn.vn  
Summary  
The article introduces the upstream management model of Petroliam Nasional Berhad (Petronas), experience in state management  
of oil and gas activities and experience in organisation and management of production and business activities, and compare the  
organization and management models of Petronas and the Vietnam Oil and Gas Group (Petrovietnam). Recommendations are then made  
on measures to improve the efficiency of the organisation and management of upstream activities in the new context.  
Key words: Management model, state management of oil and gas activities, upstream, Petronas.  
DẦU KHÍ - SỐ 2/2020  
61  
pdf 9 trang yennguyen 16/04/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tổ chức quản lý hoạt động dầu khí thượng nguồn của Petronas", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_to_chuc_quan_ly_hoat_dong_dau_khi_thuong_nguon_cua_p.pdf