Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cũng xin  
cam đoan số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa  
từng được sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.  
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được  
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Đồng  
thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp  
hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.  
Nội, ngày 1tháng 6 năm 2015  
Sinh viên  
Thị Như  
i
 
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình hc tp, nghiên cu, thc tp tt nghip và hoàn thành  
Khóa lun tt nghip, ngoài scgng nlc ca bn thân tôi đã nhn được sự  
quan tâm, giúp đỡ rt nhit tình vnhiu mt ca các tchc và các cá nhân  
trong và ngoài trường.  
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học  
Viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh  
Tế Tài Nguyên và Môi Trường và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tập,  
nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.  
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: CN. Hoàng Thị Hằng  
thầy giáo: GS.TS Nguyễn Văn Song, người đã dành nhiều thời gian trực tiếp  
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.  
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Tây Phong,  
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và những hộ nông dân xã Tây Phong đã tạo điều  
kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.  
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn đã ủng  
hộ, khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và  
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.  
Do trình độ thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những  
thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và  
các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.  
Xin trân trọng cảm ơn!  
Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015  
Sinh viên  
Thị Như  
ii  
 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN  
Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn,  
xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tiến hành thực hiện chương trình  
nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường..  
Sau 3 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó  
khăn vướng mắc cho cả cán bộ người dân. Xuất phát từ thực tế trên, được sự  
phân công thực tập tốt nghiệp của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện  
Nông Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực  
thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong,  
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.  
Để hiểu sâu về đề tài, trước hết chúng ta cần hiểu về cơ sở thực tiễn, cơ sở  
luận của đề tài. Vì vậy, tôi có đề cập đến những vấn đề luận cơ bản liên quan  
đến đề tài tôi nghiên cứu như: Khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung, tiêu  
chí xây dựng NTM. Đồng thời tôi cũng đưa ra cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm của 2  
quốc gia tiêu biểu về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới  
(Trung Quốc, Nhật Bản,) và kinh nghiệm của 2 địa phương tiêu biểu trong cả nước  
(Huyện Lập Thạch- Vĩnh Phúc; Huyện Đắk Glong – Đắk Nông). Đây những mô  
hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM điển hình và có nhiều bài  
học kinh nghiệm quý cho xã Tây Phong học hỏi.  
Trên cơ sở hiểu về cơ sở thực tiễn cơ sở luận, tôi có tìm hiểu và nêu  
ra các đặc điểm về điều kiện tnhiên, kinh tế - xã hội của xã Tây Phong. Đây chính  
những yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn lực hội trong thực thi  
tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của xã.  
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính  
là: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn 3/4 thôn của xã) và chọn mẫu là 60 hộ  
nông dân đã được chọn điểm; phương pháp thu thập tài liệu (sơ cấp thứ cấp);  
phương pháp xử lý thông tin; phương pháp phân tích thông tin (thống kê mô tả; so  
sánh); hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đây đều những phương pháp nghiên cứu phù  
hợp với đề tài.  
iii  
 
Qua nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô  
hình NTM tại xã có một số vấn đề nổi bật sau:  
Thứ nhất: Về tình hình cấp sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh  
Xã Tây Phong đã được lắp đặt hệ thống xử lý và cấp nước sạch, nên hiện  
nay, có 100% hộ dân trong xã được cấp sử dụng nước sạch.  
Thứ hai: Về tình hình thu gom, xử lý rác thải tại xã Tây Phong  
Trong môi trường hộ, đạt 100% hộ dân có thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng  
tỉ lệ hộ phân loại rác thải sinh hoạt chỉ chiếm 76,67%, tỉ lệ thu gom rác thải cứng  
tập trung chiếm tỉ lệ thấp chỉ 36,67%. Hình thức xử lý rác thải trong sinh hoạt của  
hộ chủ yếu là thu đốt, thu gom tập trung, chôn lấp trong hố, một số hộ ý thức kém  
còn đổ ra mương, đường làm ảnh hưởng tới môi trường mỹ quan  
Trong trồng trọt, rác thải sản xuất nông nghiệp có rác thải cứng mềm. Rác  
thải cứng là bao bì, chai lọ thuốc thuốc trừ sâu. Rác thải mềm trong sản xuât nông  
nghiệp rơm rạ, trấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thu gom rác thải cứng khá  
cao hơn 73%; tỉ lệ hộ thu gom rơm rạ chiếm 65% do các hộ này vẫn có hình thức  
nấu ăn truyền thống đun bằng rơm rạ, hay thu gom để ủ làm phân...Hình thức xử  
lý rác thải cứng chủ yếu các hộ sử dụng xong vứt luôn ra mương đường chiếm  
66,67% do xã chưa có phong trào xây bể chưa rác nông nghiệp, hình thức thu đốt  
chiêm 15%.  
Trong chăn nuôi, rác thi mm trong bao gm thc ăn tha, phân, tht thi.  
Rác thi mm có thể được qua bình khí sinh hc Bioga, nóng trong lò phân, cho  
ăn nhưng cũng có hý thc kém xthng ra sông. Có 58,33% hdân ca xã xlý  
rác thi chăn nuôi bng hình thc làm phân bón, hơn 13% hdân xlý rác thi  
chăn nuôi qua bình bioga tp trung nhng hchăn nuôi ln. Tuy nhiên vn còn  
15% hxtrc tiếp cht thi chăn nuôi chưa qua xlý ra sông, làm sông mương bô  
nhim hu cơ, mùi hôi thi bc lên; nước và đất bô nhim làm gim cht lượng  
cuc sng, làm nh hưởng rt ln ti môi trường và người dân xung quanh. Đối vi  
rác thi rn thì chyếu là bao bì thc ăn và vchai thuc thú y, có 41,67% hthu  
gom tp trung rác thi rn chăn nuôi cùng vi rác thi sinh hot, 30% hdân tn dng  
vbao bì chăn nuôi sau khi ra và phơi khô, tlhthu gom đốt rác chiếm 13,33%.  
iv  
Thứ ba: Về tình hình xử nước thải trên địa bàn xã Tây Phong  
Nước thải gồm nước thải sinh hoạt nước thải chăn nuôi. Nước thải sinh  
hoạt gồm nước thải sinh hoạt hằng ngày và nước thải từ nhà tiêu, có 71,67% hộ dân  
xã Tây Phong cho nước sinh hoạt tự ngấm ra vườn hầu hết các hộ lượng nước  
thải nhỏ, hàm lượng hóa chất ít, vườn rộng, có rãnh thoát nước quanh vườn nên có  
thể tự ngấm và phân hủy ngay trong vườn nhà, hình thức nhà tiêu có 1 hố ủ phân  
chiếm tỷ lệ 35,00%, tập trung nhóm hộ có nhu cầu lấy phân bón cây cao.  
Nước thải trong chăn nuôi được hình thành trong quá trình cho ăn, dội, rửa  
chuồng, nước tiểu của vật nuôi. Có 60,00% hộ dân xã Tây Phong có hình thức xử lý  
nước thải trong chăn nuôi là để bón, tưới vườn, tập trung cao nhóm hộ nghèo. Bên  
cạnh đó còn 6,67% hộ xả trực tiếp nước thải chăn nuôi ra sông.  
Thứ tư: Về các hoạt động bảo vmôi trường trong xã  
Trong môi trường dân cư, hoạt động bảo vệ môi trường được người dân tham  
gia nhiệt tình và đầy đủ, có 100% hộ dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm;  
hot động khai thông cng rãnh hàng năm luôn được thc hin tt vi 81,67% hộ  
dân tham gia, giúp gim mùi bc lên, gim rui bgây bnh cho người dân; hot  
động thu gom phân loi rác, không vt rác ba bãi ở đường, mương được thc  
hin tt 81,67% hdân tham gia.  
Trong môi trường trng trt, tlngười dân áp dng kthut 3 gim 3  
tăng đã đạt ti 85,00%, tlhdân sdng phân chung hoai mc cho cây  
trng vn giữ ở mc cao chiếm 51,67%.  
Trong môi trường chăn nuôi, có hơn 63% hộ xây khu chăn nuôi xa nhà ở  
đảm bảo vệ sinh môi trường.  
Thứ năm: Các hoạt động gây suy thoái môi trường tại xã Tây Phong  
Trong môi trường dân cư, các hot động xrác thi, nước thi trc tiếp ra  
đường, sông; sdng thuc dit cỏ ở bmương, sông đã gây ô nhim nghiêm  
trng ti môi trường xung quanh và sc khe ca con người.Trong môi trường  
sn xut nông nghip, vic sdng thuc dit cvà dit c chiếm tlkhá cao,  
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí khi nó làm trai đất  
giảm độ phì của đất năng suất cây trồng ng nghip.  
v
Qua quá trình thực hiện đã phân tích, tôi có tổng kết được một số yếu tố ảnh  
hưởng đến tình hình thực thi tiêu chí MT xã Tây Phong chịu ảnh hưởng chính bởi  
các yếu tố như: Tài chính, nhận thức sự tham gia của người dân, năng lực và  
trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở.  
Từ tổng kết luận, thực tiễn và phân tích tình hình thực hiện, các yếu tố ảnh  
hưởng ở địa phương chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện và phát  
triển các hình thức liên kết: Giải pháp về vốn, nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh  
công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.  
vi  
MỤC LỤC  
vii  
viii  
ix  
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ  
x
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
hiệu viết tắt  
BCĐ  
Nghĩa đầy đủ  
Ban chỉ đạo  
Ban quản lý  
Bảo hiểm y tế  
Bảo vệ thực vật  
Cơ cấu  
BQL  
BHYT  
BVTV  
CC  
CNH-HĐH  
DT  
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa  
Diện tích  
DV  
Dịch vụ  
ĐVT  
Đơn vị tính  
HĐND  
HTX  
Hội đồng nhân dân  
Hợp tác xã  
HVS  
Hợp vệ sinh  
KHKT  
KT-XH  
MT  
Khoa học kĩ thuật  
Kinh tế - Xã hội  
Môi trường  
NN  
Nông nghiệp  
NS  
Nước sạch  
NTM  
Nông thôn mới  
Phát triển nông thôn  
Thể dục thể thao  
Uỷ ban nhân dân  
Vệ sinh môi trường  
Vi sinh vật  
PTNT  
TDTT  
UBND  
VSMT  
VSV  
XHCN  
hội chủ nghĩa  
xi  
   
PHẦN I  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
1.1. Tính cấp thiết của đtài  
Việt Nam là một nước nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập  
trung chủ yếu ở nông thôn. Có tới 69,7% dân số sống trong khu vực nông thôn  
(khoảng trên 60 triệu người, Hải Yến( 2012)). Cùng với tốc độ hóa ngày càng cao  
thì sự khác biệt giữa thu nhập mức sống dân cư sống ở thành thị sống ở nông  
thôn ngày càng lớn. rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của  
nông thôn như: tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm  
trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông  
thôn kém phát triển kể cả y tế, giáo dục,..là rào cản cho quá trình chuyên môn hóa.  
Trước yêu cầu của phát triển hội nhập , mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp  
hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi nhiều chính sách đột phá và động bộ nhằm  
giải quyết toàn bộ các vấn đề kinh tế, hội, văn hóa của nông thôn. Nhờ sự quan  
tâm, lãnh đạo của Đảng vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được đặt  
lên hàng đầu và có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất của dân nông  
thôn không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện  
biến đổi tiêu cực làm ảnh hưởng tới sức khỏe chất lượng cuộc sống người dân do  
kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cầu sản phẩm tăng cả về chất lượng số  
lượng gây gánh nng cho sn xut nông nghip và làm ô nhim môi trường trong sn  
xut nông nghip và chăn nuôi. Mt khác khi đời sng ca người dân được ci thin và  
nâng cao làm lượng rác thi và nước thi tăng và vslượng và nng độ, nếu gii  
quyết không trit để sgây ô nhim môi trường và làm mt mquan nông thôn.  
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành nghị  
quyết 26-NQ/TW ngày 05/28/2008 về vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn,  
tiến hành xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa  
– hiên đại hóa. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển  
nông thôn, xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tiến hành thực hiện  
chương trình nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ  
1
 
môi trường. Mục tiêu của mô hình nông thôn mới là phát triển kinh tế, nâng cao đời  
sống vật chất và tinh thần của người dân được, phát triển nông thôn theo quy hoạch,  
cơ cấu hạ tầng kinh tế, hội hiện đại, dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa được  
giữ gìn và phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ.  
Tuy nhiên, đây là mô hình mới nên việc triển khai còn nhiều khó khăn và  
vướng mắc với cả cán bộ người dân. Sau 3 năm triển khai xây dựng mô hình thì  
thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Tây Phong đã đang diễn ra như thế nào?  
đạt được mục tiêu đề ra hay không? Đặc biệt, tiêu chí thứ 17 về môi trường đang  
được thực hiện như thế nào để duy trì một môi trường sống không ô nhiễm, xanh,  
sạch đảm bảo sự phát triển bền vững cho chất lượng cuộc sống? Kết quả thu  
được từ những hoạt động môi trường đạt so với các chỉ tiêu đưa ra hay không và  
cần giải pháp nào để nâng cao chất lượng môi trường nhằm đảm bảo sự phát  
triển bền vững?.  
Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Tây Phong  
nói chung và việc thực thi tiêu chí môi trường nói riêng, đánh giá đúng thực trạng  
đang diễn ra, những kết quả đạt được và tác động của việc thực hiện tiêu chí 17 tới  
chất lượng môi trường xã Tây Phong, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu  
chí này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi  
trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền  
Hải, tỉnh Thái Bình”.  
1.2. Mục tiêu nghiên cứu  
1.2.1 Mục tiêu chung  
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô  
hình nông thôn mi ti xã Tây Phong, huyn Tin Hi, tnh Thái Bình, từ đó đề xut  
các gii pháp góp phn xây dng thành công mô hình nông thôn mi ti địa phương.  
1.2.2 Mục tiêu cụ thể  
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở luận thực tiễn về thực hiện tiêu chí môi  
trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới;  
- Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình  
NTM tại xã Tây Phong;  
2
     
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi tiêu chí môi trường  
trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong;  
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi tiêu chí môi trường  
trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong;  
1.3 Câu hỏi nghiên cứu  
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi sau:  
- Tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã  
Tây Phong đang diễn ra như thế nào?  
- Nhng yếu tnào nh hưởng ti quá trình thc thi tiêu chí môi trường trong xây  
dng mô hình NTM ca xã Tây Phong?  
- Các giải pháp nào để hoàn thiện việc thực thi tiêu chí môi trường trong xây  
dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong?  
1.4 Đối tượng, địa bàn, phạm vi nghiên cứu  
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu  
Đề tài nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận thực tiễn về xây dựng  
nông thôn mới, đặc biệt quan tâm phân tích những tiêu chí liên quan đến vấn đề môi  
trường khi xây dựng mô hình nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả  
thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Tây Phong.  
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu  
- Phạm vi không gian: Xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.  
- Phạm vi thời gian:  
+ Thời gian thu thập số liệu: Thời gian nghiêu cứu đề tài: số liệu thứ cấp  
được thu thập trong thời gian từ năm 2012 – 2014, số liệu sơ cấp 1/2015 – 5/2015.  
+ Thời gian thực hiện đề tài: 1/2015 – 6/2015  
- Phạm vi nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về tình hình  
thực thi tiêu chí môi trường trong dân nông thôn và môi trường sản xuất nông  
nghiệp; tình hình cấp sử dụng nước sạch; tình hình thu gom, xử lý rác chất thải,  
các hoạt động bảo vệ môi trường.  
3
       
PHẦN II  
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU  
2.1 Cơ sở luận  
2.1.1 Các khái niệm cơ bản  
Nông thôn  
Chủ thể nông thôn là một tập hợp dân cư với nhiều thành phần, trong đó chủ  
yếu là nông dân. Tập hợp dân này tồn tại dưới các hình thái: cá nhân, gia đình,  
dòng họ, cộng đồng…  
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông  
thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau. Khi khái niệm về nông thôn người ta  
thường so sánh nông thôn với đô thị. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất  
tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của  
các quốc gia trên thế giới.  
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam có thể hiểu:“ Nông thôn là vùng sinh  
sng ca tp hp dân cư, trong đó có nhiu nông dân. Tp hp cư dân này tham gia vào  
các hot động kinh tế, văn hóa- xã hi và môi trường trong mt thchế chính trnht  
định và chu nh hưởng ca các tchc khác”.(Mai Thanh Cúc và cng s, 2005)  
Xây dựng mô hình nông thôn mới  
Đã nhiều quan niệm khác nhau về nông thôn mới. Nông thôn mới là nông  
thôn có “diện mạo mới, sức sống mới”; “diện mạo mới, nông nghiệp mới, nông gia  
mới”; “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh, nông dân khá giả”; “sản xuất  
phát triển, cuộc sống sung túc, môi trường sạch sẽ, làng văn minh, quản lý dân  
chủ”. Khái niệm NTM mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn  
chung, mô hình NTM là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng  
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, văn minh hóa. Sự hình dung chung của  
các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới những kiểu mẫu cộng đồng theo  
tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại vẫn giữ được nét đặc  
trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam.  
4
     
Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển;  
sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu qucao nhất  
trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình  
cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến vận dụng trên cả nước.  
Xây dựng NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo  
động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, hội, góp phần thực hiện chính sách  
vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất diện mạo đời sống,  
văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá  
trình lâu dài và liên tục, một trong những nội dung trọng tâm cần lãnh đạo, chỉ  
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước của các địa phương trong  
giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.  
Mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu  
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển  
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; hội nông thôn ổn định, giàu  
bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của  
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông  
dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội  
và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại  
hóa đất nước theo định hướng XHCN. Như vậy, hiểu một cách chung nhất của mục  
đích xây dựng mô hình nông thôn mới hướng đến một nông thôn năng động, có  
nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, kết cấu hạ tầng gần giống đô thị.  
Do đó, thể quan niệm: “NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo  
thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho  
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô  
hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”.(Phan Xuân Sơn cộng sự, 2009).  
2.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta  
Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không  
ngừng được nâng cao. Đặc biệt, khu vực nông thôn đang bước phát triển khá  
toàn diện, sản xuất nông nghiệp tăng; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng  
cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh - chính trị được giữ vững... Tuy  
5
 
nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu CNH –  
HĐH, do đó đòi hỏi phải sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã  
hội, môi trường... vậy, để đất nước phát triển toàn diện đồng bộ thì xây dựng  
NTM là một nhu cầu tất yếu, bởi một số lý do cơ bản sau:  
Thứ nhất, nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã  
hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường, tệ nạn hội ngày một gia tăng, nét đẹp  
văn hóa bị mai một mất đi…  
nông thôn có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng hiện nay việc phát  
triển còn mang tính tự phát, chưa sự thống nhất từ trên xuống, sản xuất nông  
nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, thu nhập của người dân thấp dẫn đến tình trạng  
người dân không còn mặn với nông nghiệp “ngành nông nghiệp ít người muốn  
vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”.  
Thhai, sn xut nông nghip còn lc hu, quan hsn xut chm đổi mi  
Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế  
hộ, với quy mô nhỏ, manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến chưa gắn chế biến với thị  
trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị  
trường. Ngoài ra nông thôn cũng hình thành các hình thức tổ chức sản xuất khác  
như: HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX tín dụng nhưng các hình thức này chưa phát  
triển mạnh, các HTX hoạt động khá hiệu quả nhưng chưa thật sự bền vững.  
Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn  
Báo Dân Việt dẫn nguồn tin tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế  
nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh”  
cho biết hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày;  
41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống.Thu nhập một năm mỗi người dân nông  
thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD trên một năm.Trong khi  
đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012  
đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt người nông dân Trung Quốc họ  
có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần.  
6
Người nông dân vốn nghèo lại ngày càng đối mặt với giá cả leo thang như  
điện, xăng dầu, học phí…thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, một gia đình còn bao  
nhiêu thứ phải dùng đến tiền như học phí, xăng xe, trả lãi ngân hàng, khám bệnh…  
Đúng như li nhn xét ca TS Nguyn Duy Lượng- Phó Chtch T.Ư Hi  
Nông dân Vit Nam: Nông dân hin có nhiu cái nht: Đông nht, nghèo khnht,  
chu nhiu thit thòi nht, bt lc nht, dbtn thương nht, đời sng bp bênh nht…  
Thứ tư, Do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi  
mới đối với giai cấp nông dân (giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân đi suốt  
chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam)  
Gần 70% dân số, nông dân nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước ổn  
định nhưng trên thực tế giai cấp nông dân bị thiệt thòi nhiều nhất, được thụ hưởng  
thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất: Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản  
xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất  
lượng cuộc sống thấp, người dân phải đóng góp nhiều,… vậy cần xây dựng NTM  
để nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân.  
Thnăm, yêu cu ca snghip công nghip hóa, hin đại hóa đất nước  
Để công nghiệp hóa cần đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố  
này thì có hai yếu tố thuộc về nông nghiệp, nông dân, qua xây dựng NTM sẽ quy  
hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.  
Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở  
thành nước công nghiệp. vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp,  
nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.  
2.1.3 Nguyên tc xây dng mô hình nông thôn mi trong phát trin kinh tế- xã hi  
Điều 2 Thông liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày  
13 tháng 4 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg đã đề ra 6  
nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới như sau:  
(1). Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải  
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới  
ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng  
Chính phủ.  
7
 
(2). Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà  
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế  
hỗ trợ, đào tạo cán bộ hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng  
đồng người dân thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định tổ chức thực hiện.  
(3). Kế tha và lng ghép các chương trình mc tiêu quc gia, chương trình hỗ  
trcó mc tiêu, các chương trình, dán khác đang trin khai trên địa bàn nông thôn.  
(4). Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch  
phát triển kinh tế hội của địa phương, có quy hoạch cơ chế đảm bảo thực hiện  
các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp thẩm quyền xây dựng.  
(5). Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường  
phân cấp, trao quyền cho cấp quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án  
của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân  
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực  
hiện và giám sát đánh giá.  
(6). Xây dựng nông thôn mới nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn  
hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng  
quy hoạch, đề án, kế hoạch, tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức  
chính trị, hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây  
dựng nông thôn mới.  
2.1.4 Nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới  
2.1.4.1 Nội dung xây dựng nông thôn mới  
Xây dựng nông thôn mới biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm  
tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, đời sống về vật chất, văn  
hóa và tinh thần tốt hơn, bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng  
phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều kiện  
thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả năng  
đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn mới cho  
phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn  
mới bao gồm:  
8
 
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới  
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội  
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập  
- Giảm nghèo và an sinh xã hội  
- Đổi mi và phát trin các hình thc tchc sn xut có hiu quả ở nông thôn  
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn  
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn  
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp nước  
sạch vệ sinh môi trường nông thôn  
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội  
trên địa bàn  
- Giữ vững an ninh, trật tự hội nông thôn  
2.1.4.2 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới  
Căn cứ quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính  
phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.  
* Các nhóm tiêu chí  
- Nhóm I: Quy hoạch( 1 tiêu chí)  
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế- hội( 8 tiêu chí)  
- Nhóm III: Kinh tế tổ chức sản xuất( 4 tiêu chí)  
- Nhóm IV: Văn hóa- xã hội- môi trường( 4 tiêu chí)  
- Nhóm V: Hệ thống chính trị( 2 tiêu chí)  
2.1.5 Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường  
Tiêu chí môi trường một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định  
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu  
chí Quốc gia về nông thôn mới.  
2.1.5.1 Mục tiêu  
Mục tiêu chung của tiêu chí này là : Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện,  
nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên  
truyền, nâng cao nhận thức, ý thức đi đến hành động cụ thể của các cấp, các  
ngành và cả cộng đồng nhân dân.  
9
 
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 108 trang yennguyen 04/04/2022 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_tieu_chi_moi_truong_tr.docx