Khóa luận Đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
__________________  
__________________  
***  
LƯU THỊ TUYẾN  
ĐÁNH GIÁ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT  
VÀ TIÊU THỤ KHOAI TÂY ATLANTIC TẠI  
XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG,  
TỈNH BẮC NINH  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
NỘI - 2013  
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
__________________  
__________________  
***  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
ĐÁNH GIÁ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT  
VÀ TIÊU THỤ KHOAI TÂY ATLANTIC TẠI  
XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG,  
TỈNH BẮC NINH  
Tên sinh viên : Lưu Thị Tuyến  
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế  
Lớp : K56 KTA  
Niên khóa : 2011 – 2015  
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Dương Nga  
CN. Vũ Khắc Xuân  
NỘI – 2015  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan, các số liệu kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo  
khóa luận tốt nghiệp là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một  
học vị nào.  
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được  
cảm ơn và các thông tin trích dn trong khóa lun đã được chrõ ngun gc.  
Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015  
Sinh viên thực hiện  
Lưu Thị Tuyến  
i
 
LỜI CẢM ƠN  
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp, tôi  
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.  
Trước tiên, tôi xin gi li cm ơn đến ban giám đốc trường Hc vin Nông  
Nghip Vit Nam và các thy cô giáo khoa Kinh tế và Phát trin nông thôn đã trang  
bị cho tôi những kiến thức cơ bản, những định hướng đúng đắn trong học tập cũng  
như tu dưỡng đạo đức để tôi có được một nền tảng vững chắc trong học tập và  
nghiên.  
Tôi xin bày tlòng biết ơn sâu sc đến ging viên hướng dn trc tiếp TS.  
Nguyn ThDương Nga CN. Vũ Khc Xuân, người đã dành nhiu thi gian, tâm  
huyết để chbo tn tình, chu đáo giúp tôitrong sut quá trình nghiên cu đề tài và  
hoàn thành khoá lun.  
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng uỷ, UBND các ban ngành,  
đoàn thể cùng bà con nhân dân xã Yên Trung đã cung cấp những số liệu cần thiết  
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn hành nghiên cứu của mình.  
Cuối cùng tôi xin được biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn đã khích lệ, động  
viên tôi trong suốt thời gian qua.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015  
Sinh viên thực hiện  
Lưu Thị Tuyến  
ii  
 
TÓM TẮT ĐỀ TÀI  
Bắc Ninh là địa phương đang đứng trước áp lực lớn trong phát triển nông  
nghiệp do quĩ đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp để phục vụ cho quá trình đô thị  
hóa. Vì vậy Bắc Ninh cần chuyển đổi tích cực nền nông nghiệp truyển thống hiện  
tại sang nền nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả tính  
trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc chuyển dịch nông  
nghiệp thì trong những năm gần đây, một số công ty của Hàn Quốc (Orion), Hoa Kì  
(Pepsico) đã đầu tư vào Việt Nam xây dựng các nhà máy chế biến khoai tây tại  
Bình Dương và Yên Phong – Bắc Ninh. Nhu cầu về khoai tây chế biến của các nhà  
máy là rất lớn tăng dần qua các năm. Vậy để phát triển cây khoai tây Atlantic tại  
huyện Yên Phong nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho công ty TNHH  
thực phẩm Orion Vina thì việc củng cố tăng cường mối liên kết hết sức cần  
thiết. Tuy nhiên hiện nay mối liên kết chưa ở mức thiết thực, liên kết còn lỏng lẻo,  
chưa phát huy hết lợi thế trong liên kết. Diện tích khoai tây Atlantic chưa được  
phân bố rộng rãi trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu tại ba xã Tam Giang, Yên  
Trung và Hoà Tiến. Quan hệ về lợi ích, trách nhiệm nghĩa vụ vẫn chưa rõ ràng,  
tình trạng mạnh ai nấy làm, nông dân dễ dàng phá vỡ hợp đồng, tình trạng tranh  
mua tranh bán... diễn ra vẫn khá phổ biến. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tôi tiến  
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây  
Atlantic tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.  
Để làm nn tng cho phân tích ca mình, tôi đã tìm hiu và góp phn hthng  
hóa cơ slý lun và cơ sơ thc tin vliên kết trong sn xut, tiêu thnông sn ca  
mt số địa phương trong nước, qua đó rút ra bài hc kinh nghim và tiến hành nghiên  
cu mi liên kết gia doanh nghip và hnông dân trong sn xut và bao tiêu khoai  
tây Atlantic.  
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi những tác nhân  
chính có liên quan trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic tại xã Yên Trung  
như người nông dân, HTX, thương lái, người của công ty TNHH thực phẩm Orion  
Vina để có cái nhìn thực tế, cũng như cung cấp cho đề tài nhiều thông tin có giá trị.  
iii  
 
Thông qua quá trình tổng hợp và phân tích, những điểm đạt được, những bất cập  
còn tồn tại cần phải giải quyết được chỉ ra.  
Qua điều tra 70 hộ đã từng sản xuất khoai tây Atlantic trên địa bàn xã Yên  
Trung cho thấy: 100% các hộ sản xuất khoai tây Atlantic đều kết hợp đồng văn  
bản với công ty TNHH thực phẩm Orion Vina thông qua HTX và được bảo đảm  
hoàn toàn về đầu ra, cung cấp giống hỗ trợ khi gặp các điều kiện khó khăn trong  
sản xuất. Chính điều đó đã khiến cho các hộ hợp đồng yên tâm sản xuất.  
Liên kết kinh tế trong sn xut và tiêu thkhoai tây Atlantic trên địa bàn xã  
Yên Trung din ra theo hai hướng liên kết theo chiu ngang và liên kết theo chiu dc,  
liên kết kinh tế din ra trong clĩnh vc sn xut và tiêu thkhoai tây Atlantic. Liên  
kết theo chiều ngang trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic bao gồm mối liên  
kết giữa những người sản xuất mối liên kết giữa những người thu gom với nhau.  
Mối liên kết theo chiều ngang chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận miệng hay trao đổi tự  
do giữa các tác nhân. Liên kết theo chiều dọc trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây  
Atlantic bao gồm mối liên kết tự do giữa người nông dân với người thu gom và mối  
liên kết thông qua hợp đồng chính thống giữa các hộ nông dân trồng khoai tây  
Atlantic với công ty TNHH thực phẩm Orion Vina thông qua HTX. Công ty tiến  
hành đầu tư ứng trước giống cho nông dân sản xuất đến cuối vụ thì thu mua sản  
phẩm cho nông dân.  
Đề tài phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động liên kết kinh tế  
trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic giữa công ty TNHH thực phẩm Orion  
Vina và hộ sản xuất khoai tây Atlantic tại xã Yên Trung: Mâu thuẫn phát sinh từ  
những biến động của thị trường, thời tiết hay xuất phát từ phía hộ nông dân và công  
ty TNHH thực phẩm Orion Vina trong quá trình liên kết như nông dân không hài  
lòng với cách thức thu mua của công ty mà phá vỡ hợp đồng để bán sản phẩm ra  
bên ngoài cho thương lái.  
Từ tổng kết luận, thực tiễn và phân tích tình hình liên kết thực tế ở xã Yên  
Trung, tôi đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện tăng cường tính bền vững  
cho các hình thức liên kết. Trong đó mối liên kết giữa người sản xuất – HTX –  
công ty TNHH thực phẩm Orion Vina là cốt lõi và cần được quan tâm nhiều nhất.  
iv  
MỤC LỤC  
v
 
vi  
vii  
DANH MỤC BẢNG  
D
viii  
   
ix  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
BNN&PTNT  
CNH, HĐH  
TBKT  
KHKT  
Công ty TNHH  
DN  
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa  
Tiến bộ kỹ thuật  
Khoa học kỹ thuật  
Công ty trách nhiệm hữu hạn  
Doanh nghiệp  
Tr.đ  
Triệu đồng  
BVTV  
HĐBT  
HTX  
Bảo vệ thực vật  
Hợp đồng bao tiêu  
Hợp tác xã  
KT – XH  
LĐ  
Kinh tế – xã hội  
Lao động  
LK  
Liên kết  
SP  
Sản phẩm  
ĐH  
Đại học  
SX – KD  
UBNN  
NSX  
Sản xuất kinh doanh  
Ủy ban nhân dân  
Người sản xuât  
Người tiêu dùng  
Bình quân  
NTD  
BQ  
đ/kg  
Đồng/kg  
ĐVT  
Đơn vị tính  
TTKN  
Trung tâm khuyến nông  
xi  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1.1 Tính cấp thiết của đtài  
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng nông nghiệp truyền thống của Đồng bằng Sông  
Hồng và là địa bàn đất chật, người đông với diện tích 822,7 km2, dân số 1114 nghìn  
người (mật độ 1354 người/km2), trong đó dân nông thôn chiếm 67,8% dân số  
toàn tỉnh (Dân số và lao động năm 2013 – Tổng cục thống kê). Tại Bắc Ninh, quá  
trình đô thị hoá diễn ra rầm rộ trong những năm trở lại đây. Hàng loạt các nhà máy,  
khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên khắp nơi làm cho diện tích lớn đất sản xuất  
nông nghiệp của bà con nông dân bị thu hồi. vậy Bắc Ninh là địa phương đang  
đứng trước áp lực lớn trong phát triển nông nghiệp do quĩ đất sản xuất ngày càng bị  
thu hẹp. Đây cũng yếu tố để Bắc Ninh cần chuyển đổi tích cực nền nông nghiệp  
truyển thống hiện tại sang nền nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao nhằm nâng cao  
hiệu quả tính trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp.  
Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh thì huyện  
Yên Phong thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,  
đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất trong đó đặc biệt chú ý đến  
việc đưa vụ đông trở thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm để tăng thu  
nhập trên 1ha canh tác. Cùng với việc chuyển dịch nông nghiệp thì trong những năm  
gần đây, một số công ty của Hàn Quốc (Orion), Hoa Kì (Pepsico) đã đầu tư vào Việt  
Nam xây dựng các nhà máy chế biến khoai tây tại Bình Dương và Yên Phong – Bắc  
Ninh. Nhu cầu về khoai tây chế biến của các nhà máy là rất lớn tăng dần qua các  
năm. Điều này mở ra thị trường tiêu thụ ổn định cho những người sản xuất khoai tây  
ở Việt Nam. Phòng NN&PTNT cũng đã làm việc với Công ty TNHH thực phẩm  
ORION Việt Nam để kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các HTX dịch vụ  
nông nghiệp sản xuất khoai tây Atlantic phục vụ cho chế biến.  
Vậy để phát triển cây khoai tây Atlantic tại huyện Yên Phong nhằm đáp ứng  
nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho công ty thực phẩm Orion Vina thì việc củng cố và  
tăng cường mối liên kết hết sức cần thiết. Tuy nhiên hiện nay mối liên kết chưa ở  
mức thiết thực, liên kết còn lỏng lẻo, chưa phát huy hết lợi thế trong liên kết. Diện  
tích khoai tây Atlantic chưa được phân bố rộng rãi trên địa bàn huyện tập trung  
2
   
chủ yếu tại ba xã Tam Giang, Yên Trung và Hoà Tiến. Quan hệ về lợi ích, trách  
nhiệm nghĩa vụ vẫn chưa rõ ràng, tình trạng mạnh ai nấy làm, nông dân dễ dàng  
phá vỡ hợp đồng, tình trạng tranh mua tranh bán... diễn ra vẫn khá phổ biến, vai trò  
của nhà nước trong việc giải quyết các mâu thuẫn cũng như chưa có các chính sách  
hỗ trợ khuyến khích sự liên kết. Bởi vậy: Làm sao để mối liên kết ngày càng trở nên  
bền chặt? Giải pháp nào để đảm bảo được quyền lợi cho các bên?...đang vấn đề  
bức thiết hiện nay.  
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên  
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai  
tây Atlantic tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.  
1.2 Mục tiêu nghiên cứu  
1.2.1 Mục tiêu chung  
Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic tại  
xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp  
tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic nguyên liệu của xã  
trong thời gian tới.  
1.2.2 Mục tiêu cụ thể  
Góp phần hệ thống hóa lý luận thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu  
thụ nông sản nói chung và khoai tây Atlantic nói riêng.  
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic trên địa bàn xã  
Yên Trung, huyện Yên Phong.  
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ  
khoai tây Atlantic tại địa phương.  
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tăng cường mối liên kết trong sản xuất  
và tiêu thụ khoai tây Atlantic của các hộ nông dân trên địa bàn với Công ty TNHH  
thực phẩm Orion Vina nhằm đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới.  
3
     
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu  
Đề tài tập trung nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai  
tây Atlantic trên địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng  
nghiên cứu bao gồm các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ (hộ  
nông dân, người thu gom, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, …)  
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  
- Phạm vi nội dung:  
+ Nghiên cứu cơ sở luận, cơ sở thực tiễn về mối liên kết kinh tế.  
+ Nghiên cứu mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây  
Atlantic tại địa phương.  
+ Đánh giá thực trạng mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây  
Atlantic và những yếu tố tác động đến mối liên kết đó.  
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế trong  
sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic đạt hiệu quả bền vững.  
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên  
Phong, Tỉnh Bắc Ninh.  
- Phạm vi thời gian:  
+ Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2011 – 2013.  
+ Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2014.  
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 14/1/2015 đến ngày 2/6/2015.  
1.4 Câu hỏi nghiên cứu  
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic xã Yên Trung diễn ra  
như thế nào?  
- Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic của các hộ  
nông dân với Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina hiện nay ra sao?  
- Nhng yếu tnào nh hưởng ti mi liên kết gia doanh nghip và các hdân?  
- Các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp hộ nông  
dân của công ty?  
4
       
PHẦN II: CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN  
2.1 Cơ sở lí luận  
2.1.1 Một số khái niệm  
2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất  
Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tự nhiên  
nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu của  
mình. (Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin)  
Tóm lại: Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào (tài nguyên  
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra.  
2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm  
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một  
bên là sản xuất, phân phối một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các  
nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện. Tiêu thụ sản phẩm là  
cầu nối giữa người sản xuất người tiêu dùng, làm cho quá trình tái sản xuất diễn  
ra liên tục (Nguyễn Đình Diệu, 2002).  
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản  
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của hội, đó là quá trình làm cho sản phẩm trở  
thành hàng hóa trên thị trường.  
2.1.1.3 Khái niệm về khoai tây Atlantic  
Atlantic là giống khoai tây có chất lượng chế biến chips rất tốt, được trồng  
rộng rãi ở một số nước điều kiện thích hợp để làm nguyên liệu (Mỹ, Canada, Úc,  
Trung Quốc, Châu Âu). Giống được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa  
nhập nội để phục vcho công tác khảo nghiệm, sản xuất thử từ năm 2006.  
Đặc điểm chính của giống khoai tây Atlantic:  
Atlantic là giống khoai tây có chất lượng cao phù hợp cho chế biến khoai tây  
chiên lát (chips) công nghiệp. Atlantic có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 100 ngày);  
sinh trưởng mạnh đạt mức che phủ 100% khoảng 45-50 ngày sau trồng; dạng cây  
nửa đứng, nhiều nhánh, lá to, màu xanh đậm, ra hoa sớm, mạnh, hoa màu phớt tím.  
Atlantic tạo củ sớm, số lượng củ trung bình (8-9 củ/cây), củ đồng đều, mắt củ nông,  
5
     
củ có hình tròn đến oval – tròn, vỏ củ màu vàng nhạt, thịt củ màu trắng. Khi chín đủ  
Atlantic có hàm lượng chất khô cao, đạt 22,5-23%. Atlantic có tiềm năng năng suất  
cao (25-35 tấn /ha), có các đặc tính hình thái và phẩm chất củ phù hợp với yêu cầu  
chế biến công nghiệp. Atlantic là giống chịu nhiệt tốt, nhưng mẫn cảm với bệnh mốc  
sương trong điều kiện thời tiết lạnh, mưa hoặc sương nhiều, hiện tại giống được  
các công ty như Pepsico, Orion… sử dụng làm nguyên liệu chính cho công nghiệp  
chế biến khoai tây.  
2.1.1.4 Khái niệm về liên kết kinh tế  
Liên kết kinh tế một trong những hình thức hợp tác trình độ cao của con  
người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Về mặt khái niệm, liên kết kinh tế được  
hiểu “là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể  
giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh  
hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết  
kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao trong sản xuất – kinh doanh, tạo  
ra sức cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra thị trường mới” (Tạp chí  
khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng số 6(29), 2009)  
Tóm lại: liên kết kinh tế sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể  
quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù  
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại  
lợi ích cho các bên.  
2.1.2 Vai trò của liên kết kinh tế  
Liên kết kinh tế một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên  
quan. Khác với mối liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và các doanh nghiệp chế biến,  
tiêu thụ sản phẩm, liên kết kinh tế thông qua hợp đồng loại bỏ các tầng lớp mua bán  
trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất, nhất người nghèo khi bán  
sản phẩm. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến hộ nông dân cho phép  
xóa bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp trong việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm  
của người nông dân. Mặt khác, thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện  
cho các doanh nghiệp chế biến nguồn cung cấp ổn định để phấn đấu giảm giá  
6
 
thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với sản  
phẩm của mình trên thị trường trong nước quốc tế (Minh Hoài, 2006).  
Thực hiện liên kết thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến, xuất  
khẩu điều kiện mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổn định về số  
lượng, chất lượng tiến độ của nông sản cung cấp cho sản xuất. Như vậy, việc  
thực hiện liên kết theo hợp đồng sẽ đưa lại lợi ích cho cả hai bên, tạo nên cơ hội để  
đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để phát triển sản  
xuất một cách bền vững. Việc tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới  
còn giúp người nông dân giải phóng được sức lao động, cho phép giảm giá thành và  
tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Đây hướng tích cực và có nhiều  
triển vọng giúp cho hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa điều kiện tích lũy  
đất đai điều kiện áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.  
Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu  
gom/người kinh doanh lớn xuất khẩu…) sang hình thức liên kết dọc theo nghành  
hàng (sản xuất chế biến – tiêu thụ), liên kết thông qua hợp đồng giữa người sản  
xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến đem lại tác dụng to lớn như sau:  
- Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty  
kinh doanh sang cho người sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.  
- Chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất nông nghiệp sang cho các cơ sở chế  
biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người sản xuất nông nghiệp chỉ còn chịu rủi ro ở  
khâu sản xuất nguyên liệu.  
- Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất,  
nhờ đó sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn  
thực phẩm do thị trường đòi hỏi, trên cơ sở đó tăng được khả năng cạnh tranh và  
nâng cao được giá trị của sản phẩm.  
- Thông qua hợp đồng sẽ tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ  
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với chất lượng đồng đều ổn định.  
- Gắn kết được công nghiệp chế biến hoạt động kinh doanh phục vụ địa  
bàn nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo  
hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa.  
7
- Thông qua liên kết, các đơn vị kinh tế, các tổ chức điều kiện hỗ trợ, giúp  
cho các nhóm hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng đphát triển năng lực  
nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế -xã hội cho kinh tế nông  
nghiệp, nông thôn phát triển.  
thể tóm tắt những lợi ích của quá trình thực hiện liên kết đối với các bên  
tham gia thông qua nội dung chủ yếu sau đây:  
- Đối với sản xuất nguyên liệu, đặc biệt hộ nông dân:  
+ Đảm bảo ổn định được thị trường tiêu thụ giảm rủi ro về giá cả đối với  
nông sản.  
+ Được hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và các thông tin trên thị trường nên  
khắc phục được nhiều hạn chế của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho hộ  
nông dân tiếp cận với công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến.  
+ Ổn định và phát triển được sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo  
cho một bộ phận nông dân các vùng khó khăn.  
- Đối với doanh nghiệp chế biến nông lâm sản:  
+ Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định chất lượng cao, đồng  
đều, đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất nên có thể mở rộng được quy mô  
hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra.  
+ Do có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nên các đơn vị giảm chi phí thu  
mua vật liệu, tạo ra nhiều khả năng hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh  
doanh.  
+ Giảm thiểu được các rủi ro nên các doanh nghiệp thể lập được kế hoạch  
sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển sản xuất bền vững.  
2.1.3 Đặc điểm của liên kết kinh tế  
Liên kết kinh tế một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất  
phát từ lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận  
động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ, phạm  
vi của phân công lao động hội và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh (Trần  
Văn Hiếu, 2005).  
8
 
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 123 trang yennguyen 04/04/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_lien_ket_trong_san_xuat_va_tieu_thu_khoai.docx