Giáo trình Thị trường tài chính - Ngành: Tài chính doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
vw  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH  
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
vw  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH  
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện  
Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng  
Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính  
Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Thị trường tài chính là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành tài chính  
doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các nghiệp vụ của thị trường tài chính.  
Giáo trình thị trường tài chính là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Tài  
chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và  
mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.  
Giáo trình Thị trường tài chính gồm 5 chương:  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Chương 2: Thị trường tiền tệ  
Chương 3: Thị trường ngoại hối  
Chương 4: Thị trường tài chính phái sinh  
Chương 5: Thị trường chứng khoán  
Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để  
người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành.  
Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội  
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để  
Giáo trình này được hoàn thiện hơn.  
TPHCM, ngày  
tháng  
năm 2020  
Chủ biên  
Nguyễn Thị Thanh Miện  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
1
MỤC LỤC  
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................1  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..............................................................................................5  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH......................................7  
1.1 Chức năng của thị trường tài chính ...........................................................................7  
1.1.1 Khái niệm về thị trường tài chính ......................................................................7  
1.1.2 Cơ sở hình thành thị trường tài chính ................................................................8  
1.1.3 Chức năng của thị trường tài chính..................................................................10  
1.2 Phân loại thị trường tài chính ..................................................................................13  
1.2.1 Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn .........................13  
1.2.2 Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường................................14  
1.2.3 Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn ........................14  
1.3 Vai trò của thị trường tài chính ...............................................................................15  
1.3.1 Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế..................................................................15  
1.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế..................................16  
1.3.3 Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế ..........16  
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ........................................................................19  
2.1 Tổng quan về thị trường tiền tệ ...............................................................................19  
2.1.1 Khái niệm về thị trường tiền tệ ........................................................................19  
2.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường tiền t............................................................19  
2.1.3 Công cụ của thị trường tiền t..........................................................................20  
2.1.4 Chức năng của thị trường tiền t......................................................................21  
2.2 Cơ cấu của thị trường tiền tệ ...................................................................................22  
2.2.1 Thị trường tiền gửi và cho vay.........................................................................22  
2.2.2 Thị trường liên ngân hàng................................................................................24  
2.2.3 Thị trường mở ..................................................................................................25  
2.3. Bài tập chương 2.....................................................................................................35  
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI..............................................................38  
3.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối ..........................................................................38  
3.1.1 Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối ..............................................38  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
2
3.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối...................................................................39  
3.1.3. Các thành phần tham gia giao dịch .................................................................39  
3.1.4 Cấu trúc thị trường ngoại hối ...........................................................................42  
3.1.5 Vị trí và vai trò của thị trường ngoại hối .........................................................42  
3.2 Tỷ giá hối đoái.........................................................................................................42  
3.2.1 Cơ sở xác định tỷ giá........................................................................................42  
3.2.2 Quy ước tên đơn vị tiền tệ................................................................................43  
3.2.3 Các phương pháp yết giá..................................................................................44  
3.2.5 Phương pháp tính tỷ giá chéo...........................................................................46  
3.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá....................................................................47  
3.3 Các loại giao dịch kinh doanh ngoại hối .................................................................50  
3.3.1 Giao dịch giao ngay .........................................................................................50  
3.3.2 Giao dịch kỳ hạn ..............................................................................................52  
3.3.3 Giao dịch hoán đổi ...........................................................................................52  
3.3.4 Giao dịch giao sau............................................................................................53  
3.3.5 Giao dịch quyền chọn.......................................................................................53  
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .........................................................56  
4.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán...............................................56  
4.1.1 Khái niệm.........................................................................................................56  
4.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán.............................................................56  
4.2 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán ..................................................57  
4.2.1 Chức năng của thị trường chứng khoán...........................................................57  
4.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán .................................................................57  
4.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.........................................................59  
4.3.1. Chủ thể phát hành............................................................................................59  
4.3.2. Nhà đầu tư .......................................................................................................59  
4.3.3. Công ty chứng khoán ......................................................................................62  
4.3.4. Ủy ban chứng khoán nhà nước ......................................................................63  
4.3.5. Sở giao dịch chứng khoán...............................................................................64  
4.3.6. Trung tâm lưu ký chứng khoán.......................................................................65  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
3
4.4 Phân loại thị trường chứng khoán ...........................................................................65  
4.4.1. Phân loại theo hàng hóa giao dịch ..................................................................65  
4.4.2. Phân loại theo tính chất giao dịch ...................................................................65  
4.4.3. Phân loại theo hình thức tổ chức và phương thức hoạt động..........................67  
4.5. Chứng khoán...........................................................................................................67  
4.5.1. Các sản phẩm của thị trường...........................................................................67  
4.5.2. Chứng khoán n..............................................................................................68  
4.5.3. Chứng khoán vốn ............................................................................................68  
4.6 Định giá chứng khoán..............................................................................................69  
4.6.1 Định giá trái phiếu............................................................................................69  
4.6.2 Định giá trái phiếu không có kỳ hạn................................................................69  
4.6.3 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi..................................................70  
4.6.4 Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ...................................70  
4.6.5 Định giá cổ phiếu .............................................................................................71  
CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH.........................................72  
5.1 Khái quát về thị trường tài chính phái sinh .............................................................72  
5.2 Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.................................................................72  
5.2.1 Định nghĩa........................................................................................................72  
5.2.2 Phân biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai ..................................73  
5.2.3 Cơ chế mua bán hợp đồng tương lai ................................................................73  
5.2.4 Giá trị nhận được của hai bên trong hợp đồng tương lai .................................74  
5.2.5 Định giá hợp đồng tương lai ............................................................................75  
5.3 Hợp đồng quyền chọn..............................................................................................76  
5.3.1 Định nghĩa........................................................................................................76  
5.3.2 Các loại quyền chọn.........................................................................................77  
5.3.3 Giá trị nhận được của quyền chọn mua vào lúc đáo hạn .................................77  
5.3.4 Giá trị nhận được của quyền chọn bán vào lúc đáo hạn ..................................79  
5.3.5 Giá của quyền chọn..........................................................................................80  
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................82  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
4
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Thị trường tài chính  
Mã môn học: MH3104318  
Vị trí, tính chất của môn học:  
- Vị trí: Môn học Thị trường tài chính thuộc nhóm các môn học cơ sở được bố trí  
giảng dạy sau khi đã học xong môn Tài chính tiền tệ.  
- Tính chất: Môn học Thị trường tài chính là môn học bắt buộc cung cấp những  
kiến thức cơ bản, nền tảng về tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái và  
hệ thống các tổ chức tham gia vào thị trường tài chính.  
Mục tiêu môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được các khái niệm về thị trường tài chính, cơ sở hình thành nên thị  
trường tài chính, chức năng và vai trò của thị trường tài chính.  
+ Trình bày được cách phân loại thị trường tài chính theo thời gian, cơ cấu, tính  
chất.  
+ Trình bày được chức năng, vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền kinh tế  
+ Trình bày được cơ cấu của thị trường tiền tệ, các chủ thể tham gia vào thị  
trường tiền tệ.  
+ Trình bày được khái niệm đặc điểm, các thành phần tham gia vào thị trường  
ngoại hối.  
+ Trình bày được cách tính tỷ giá giữa hai đồng tiền.  
+ Trình bày khái niệm về thị trường chứng khoán, đặc điểm của thị trường chứng  
khoán.  
+ Trình được các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán, nguyên tắc  
hoạt động trên thị trường này.  
+ Trình bày khái niệm về thị trường chứng khoán, đặc điểm của thị trường chứng  
khoán.  
+ Trình được các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán, nguyên tắc  
hoạt động trên thị trường này.  
- Về kỹ năng:  
+ Phân biệt sự khác nhau giữa các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường  
ngoại hối.  
+ Tính được tỷ giá giữa hai đồng tiền thông qua đồng tiền thứ ba.  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
5
+ Phân biệt được các loại giao dịch trên thị trường ngoại hối.  
+ Xác định được các cách yết giá trên thị trường ngoại hối quốc tế.  
+ Xác định được giá của trái phiếu  
+ Xác định được giá của cổ phiếu  
+ Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.  
+ Phân biệt sự khác nhau giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán  
+ Định giá được hợp đồng tương lai, định giá hợp đồng quyền chọn.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ  
năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.  
+ Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc,  
nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
6
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH  
Giới thiệu:  
Chương 1 giới thiệu về thị trường tài chính, vai trò của thị trường tài chính đối  
với nền kinh tế, chức năng của thị trường, các loại thị trường tài chính.  
Mục tiêu:  
+ Trình bày về thị trường tài chính, cơ sở hình thành nên thị trường tài chính,  
chức năng của thị trường tài chính.  
+ Trình bày được cách phân loại thị trường tài chính theo thời gian, cơ cấu, tính  
chất.  
+ Trình bày được vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển của nền  
kinh tế.  
Nội dung chương:  
1.1 Chức năng của thị trường tài chính  
1.1.1 Khái niệm về thị trường tài chính  
Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ ngày  
càng cao và càng hoàn thiện, tất yếu phát sinh nhu cầu giao lưu trao đổi vốn trong nền  
kinh tế. Đối với những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu giao  
lưu trao đổi vốn là rất cần thiết và tất yếu. Trong quá trình kinh doanh, do tính chất  
luân chuyển vốn với những chu kỳ khác nhau, với những đặc điểm khác nhau trong  
các ngành nghề, sẽ dẫn đến hiện tượng lúc thì thiếu vốn do phải mua sắm vật tư hàng  
hóa, trả lương, trả các phí kinh doanh... Có lúc lại phát sinh tình trạng thừa vốn do đã  
tiêu thụ được hàng hóa, nhưng chưa đến lúc lúc phải mua sắm vật tư hàng hóa, chưa  
đến kỳ phải trả lương...  
Đối với những người không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn  
phát sinh tình trạng tạm thời thừa tiền và và tạm thời thiếu tiền. Các tổ chức đoàn thể  
xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp v.v… cũng sẽ phát sinh những trạng thái tương tự.  
Những tình trạng có vẻ như mâu thuẫn đó phải được giải quyết. Thị trường tài chính ra  
đời xuất phát từ những nguyên nhân như vậy. Nhờ có thị trường tài chính mà tình  
trạng thừa, thiếu vốn sẽ được giải quyết bằng một cơ chế tự phát và phát triển ngày  
càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được lợi ích của các chủ thể một cách vô tư, công bằng  
và có tính đồng thuận cao.  
Đối với các chủ thể “thừa” vốn: Thị trường tài chính giúp họ có cơ hội không  
những bảo toàn số tiền của họ, mà còn tạo ra thu nhập cho họ thông qua hoạt động  
đầu tư với những quy mô và mức độ khác nhau. Thị trường tài chính tạo cơ hội thật tốt  
cho những người có thu nhập dư giả, hoặc cho những người tuy thu nhập không cao  
nhưng cũng còn để dành tiết kiệm. Đặc biệt đối với những người có thu nhập cao hoặc  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
7
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
rất cao (Bác sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng, các vận động viên chuyên nghiệp…) cần tìm  
cơ hội đầu tư sinh lời lớn, thị trường tài chính sẽ là môi trường và không gian lý tưởng  
cho hoạt động đầu tư với các quy mô và mức độ khác nhau.  
Đối với các chủ thể “thiếu” vốn: Thị trường tài chính sẽ là cứu cánh cho họ, thị  
trường tài chính như “kênh” dẫn nước cho những cánh đồng khô hạn, khiến cho cây  
cối được xanh tươi đâm chồi nảy lộc. Về phương diện kinh tế và và kinh doanh, thị  
trường tài chính là kênh dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, làm  
lợi cho những người kinh doanh và đồng thời làm lợi cho xã hội. Tuy nhiên nếu  
chỉ dừng lại ở chỗ giải quyết vấn đề thừa hay thiếu vốn một cách thuần túy và đơn  
giản như vậy, thì chưa thể nói đến vấn đề cốt lõi của thị trường tài chính. Vấn đề ở chỗ  
là là việc xử lý và giải quyết vấn đề thừa, thiếu vốn bằng công cụ và phương thức nào,  
sao cho hợp lý, hiệu quả tả và an toàn đồng thời mang tính kinh tế và xã hội sâu sắc.  
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và những kinh nghiệm được tích lũy và đúc  
kết qua cuộc sống, với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, các sản phẩm và  
công cụ tài chính được sử dụng ngày càng phổ biến trong các quan hệ giao dịch giữa  
các chủ thể trong nền kinh tế.  
Qua những lý giải như vậy có thể nói: Thị trường tài chính là thị trường giao  
dịch, mua bán, trao đổi I các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm  
đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường tài chính là  
loại thị trường của các thị trường và là thị trường bậc cao của nền kinh tế, nó chỉ có  
thể tồn tại và hoạt động một cách bình thường trong điều kiện của nền kinh tế thị  
trường với đầy đủ ý nghĩa của nó.  
1.1.2 Cơ sở hình thành thị trường tài chính  
Thị trường tài chính là loại thị trường bậc cao, do đó thị trường này ra đời chậm  
hơn các thị trường khác với những điều kiện cơ bản sau đây:  
Thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính  
Có thể nói đây là là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc hình thành và phát  
triển thị trường tài chính. Khác với giao dịch về hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch  
liên quan đến tài chính và các sản phẩm tài chính rất quan tâm yếu tố thời hạn và cam  
kết hoàn trái, chính nhờ hai yếu tố này tạo ra sự hoạt động của thị trường tài chính.  
Thể chế thị trường ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể liên quan sẽ tạo  
nền tảng và sự tin cậy cho sinh hoạt động của thị trường tài chính. Điều này lý giải tại  
sao ở những những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển  
của thị trường tài chính.  
Các nhu cầu giao lưu vốn được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ  
luật pháp  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
8
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Tình trạng thừa vốn và thiếu vốn tạm thời là tình trạng xảy ra thường xuyên  
trong nền kinh tế xã hội. Nếu không có một cơ chế rõ ràng cho quá trình giao lưu vốn,  
thì tình trạng thừa vốn vẫn bị thừa, tình trạng thiếu vốn vẫn bị thiếu, các dòng chảy của  
bố sẽ không được khơi thông. Khi nhu cầu giao lưu vốn được công nhận và khuyến  
khích trong khuôn khổ pháp luật, nó sẽ trở thành tác nhân để khơi thông dòng chảy của  
vốn, thị trường thừa thiếu vốn sẽ được giải quyết, trong điều kiện như vậy, thị trường  
tài chính mới có sức sống mãnh liệt và hoạt động hiệu quả.  
Nhu cầu giao lưu vốn được thực hiện qua hai kênh: Trực tiếp và gián tiếp.  
Kênh trực tiếp  
Kênh giao lưu vốn trực tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu  
vốn bằng giao kết trực tiếp mà không qua một trung gian nào. Các chủ thể đặt lòng tin  
vào đối tác của họ và sẵn sàng gánh chịu rủi ro. Thời kỳ đầu của thị trường tài chính  
điều này thường xảy ra khi hệ thống luật pháp và nguồn thông tin chưa minh bạch,  
nhưng ngày nay điều này đã giảm đi đáng kể. Phát hành Cổ phiếu công ty, phát hành  
Trái phiếu công ty hoặc huy đầu vốn nội bộ tự vay, tự trả trong nội bộ… là các dạng  
giao lưu vốn trực tiếp.  
Kênh gián tiếp  
Kênh giao lưu vốn gián tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu  
vốn thông qua các tổ chức trung gian tài chính (Các Ngân hàng thương mại, các định  
chế tài chính khác), giữa người có nhu cầu và người có khả năng về vốn không có bất  
kỳ một cam kết nào, chỉ có người trung gian thực hiện cam kết với cả hai phía và độc  
lập với nhau. Giao lưu vốn gián tiếp có độ an toàn cao và rủi ro thấp, vì vậy được đa số  
người dân lao động ưa chuộng.  
Các định chế tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả  
Thị trường tài chính sẽ ảm đạm và không có sức sống nếu không có các định  
chế tài chính tồn tại và hoạt động. Chính những định chế tài chính này mới là tác nhân  
tạo ra các dòng chảy của các luồng vốn trong nền kinh tế, tức là tạo ra sức sống của thị  
trường tài chính. Các chuyên gia tài chính thậm chí còn khẳng định không có các định  
chế tài chính sẽ không có thực sự tồn tại của thị trường tài chính, tuy nhiên nếu có quá  
nhiều định chế tài chính sẽ làm cho thị trường bị pha loãng, tạo ra sự ganh đua và  
cạnh tranh thái quá, có thể gây tổn hại nghiêm trọng, khi gây khủng hoảng tài chính,  
cũng chính vì vậy mà chính phủ nhiều nước có chính sách khuyến khích phát triển  
định chế tài chính theo hướng lành mạnh và có hiệu quả.  
Các định chế tài chính trong nền kinh tế bao gồm:  
Hệ thống ngân hàng thương mại  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
9
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Hệ thống ngân hàng thương mại có vị trí rất đặc biệt trong nền kinh tế nói  
chung và thị trường tài chính nói riêng. Nhờ có sự tồn tại và hoạt động của các ngân  
hàng thương mại mà các giao dịch trên thị trường tài chính, kể cả trả giao dịch trực  
tiếp và giao dịch gián tiếp được thực hiện thuận lợi, trôi chảy. Sự vận động của các  
luồng vốn trong nền kinh tế được ví như sự lưu thông của các mạch máu trong cơ thể  
của nền kinh tế hiện đại. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt  
động thì sự lưu thông đó sẽ bị ngưng trệ và chậm trễ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển  
của nền kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế  
đều khẳng định vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng thương mại đối với thị trường tài  
chính.  
Hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế gồm:  
+
+
+
+
Ngân hàng thương mại Nhà nước (NH công)  
Ngân hàng thương mại cổ phần  
Ngân hàng thương mại liên doanh  
Ngân hàng thương mại nước ngoài (Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và  
ngân hàng 100% vốn nước ngoài)  
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng  
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có:  
+
+
+
Công ty tài chính  
Công ty cho thuê tài chính  
Hệ thống tín dụng nhân dân  
Tổ chức tín dụng có vai trò như hệ thống ngân hàng thương mại nhưng phạm vi  
hoạt động, mức độ ảnh hưởng và quy mô không lớn.  
Các định chế tài chính phi ngân hàng  
Định chế tài chính phi ngân hàng cũng có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế  
nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cách giao dịch tài chính qua các định chế  
này có quy mô khá lớn góp phần làm phong phú hơn, sôi động hơn thị trường tài chính  
của một quốc gia. Định chế tài chính phi ngân hàng gồm có:  
+
+
+
+
Công ty Bảo hiểm  
Công ty Chứng khoán  
Các quỹ Đầu tư  
Quỹ Bảo hiểm Xã hội v.v  
1.1.3 Chức năng của thị trường tài chính  
Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế  
xã hội  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
10  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Trong nền kinh tế, hiện tượng thừa vốn tạm thời và thiếu vốn tạm thời là hiện  
tượng phổ biến, xảy ra thường xuyên. Hiện tượng này không những xảy ra trong lĩnh  
vực sản xuất kinh doanh mà còn phải ra ra cả trong các lĩnh vực phi sản xuất. Nếu  
không có một Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động, thì hiện tượng thừa vốn và  
thiếu vốn sẽ không được giải quyết. Trạng thái đóng băng, xơ cứng của những nơi  
thừa vốn và tình trạng thiếu vốn của những nhà kinh doanh, nhà buôn, cũng như các  
nhu cầu khác trong xã hội sẽ không được giải quyết một cách hài hòa và có lợi cho cả  
hai phía, nếu không có tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính. Tình trạng lãng  
phí vốn do không được điều hòa kịp thời sẽ sẽ được giải quyết triệt để hơn, nhanh  
chóng hơn và hợp lý hơn nhờ cơ chế hoạt động của Thị trường Tài chính. Nghĩa là nhờ  
có Thị trường Tài chính hoạt động với phạm vi rộng khắp và linh hoạt, đã tạo ra các  
dòng chảy của vốn trong nền kinh tế, để tự động điều chỉnh và giải quyết yêu cầu của  
nền kinh tế. Nói cách khác, thị trường tài chính sẽ tự động tìm nguồn cung ứng vốn,  
đồng thời khi cung ứng vốn cho nơi có nhu cầu bằng cơ chế điều hòa lợi ích và linh  
hoạt. Cơ chế làm lợi cho mọi đối tượng tham gia.  
Nguồn cung ứng vốn (nơi thừa vốn) trong nền kinh tế xã hội gồm:  
Các đơn vị kinh tế (Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty y tư nhân  
v.v).  
Hộ gia đình, tổ hợp tác.  
Các quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế...  
Chính phủ Trung ương.  
Chính quyền địa phương.  
Cá nhân.  
Các tổ chức đoàn thể xã hội.  
Các nguồn cung ứng vốn phát sinh từ nhiều nguồn như nói ở trên với những  
quy mô và thời hạn khác nhau, tuy nhiên trong đó nguồn cung ứng vốn từ các tầng lớp  
dân cư trong xã hội, các hộ gia đình có tiềm năng rất lớn, thị trường tài chính thực sự  
hoạt động có hiệu quả là phải khơi thông triệt để các nguồn vốn này, làm cho lượng  
tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế giảm xuống mức thấp nhất, mức vốn tập trung qua thị  
trường tài chính đạt mức cao nhất.  
Nhu cầu sử dụng vốn (nơi thiếu vốn)  
Các đơn vị kinh tế  
Các đơn vị kinh tế phát sinh các giao cầu vốn để bổ sung cho quá trình sản xuất  
kinh doanh là hiện tượng có tính chất thường xuyên, với số lượng khá lớn (Nhu cầu  
vốn lưu động). Cũng có những nhu cầu vốn để thực hiện dự án đầu tư, đổi mới trang  
thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ hoặc tận dụng phế liệu phế phẩm (Vốn cố  
định). Những nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn đều có thể được đáp ứng thông qua  
thị trường tài chính trực tiếp và gián tiếp.  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
11  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Chính phủ Trung ương  
Trong nền kinh tế thị trường, dù tiềm lực và thế mạnh của mỗi quốc gia có khác  
nhau, nhưng hình như lúc nào cũng cần vốn để đầu tư vào các công trình trọng điểm,  
thiết yếu của quốc gia như hệ thống các công trình giao thông, sân bay, bến cảng, các  
nhà máy điện, hệ thống lưới điện quốc gia, các cơ sở lọc khai thác dầu, hóa dầu, các  
nhà máy sản xuất chế biến khai thác có tầm cỡ quốc gia. Các cơ sở hạ tầng cho ngành  
giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa v.v. Tất cả đều đòi hỏi những nhu cầu vốn rất lớn mà  
nguồn thu của Ngân sách Nhà nước không đủ đáp ứng. Nước sẽ phát hành Trái phiếu  
(Công trái) để huy động vốn cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.  
Chính quyền địa phương  
Chính quyền địa phương, nhất là các đô thị trực thuộc trung ương hoặc thuộc  
tỉnh cũng có những nhu cầu vốn đầu tư lớn không những cho việc xây dựng cơ sở hạ  
tầng, khai thác các tiềm năng của địa phương, mà còn góp phần cho cả nước thúc đẩy  
nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Thị trường tài chính giúp giải quyết những nhu cầu  
to lớn đó của từng địa phương.  
Cá nhân, hộ gia đình  
Cá nhân và hộ gia đình có những nhu cầu vượt khả năng tài chính của họ, cần  
nhận được sự giúp đỡ, tiếp xúc của các định chế tài chính. Qua những nhu cầu về vốn  
cho sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa, cá nhân và hộ gia đình còn phát sinh  
các nhu cầu xây dựng, Sửa chữa nhà, mua sắm các phương tiện phục vụ đời sống, các  
nhu cầu học hành của con em trong gia đình. Nếu không có sự tồn tại và hoạt động của  
thị trường tài chính, các nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình không thể đáp ứng được.  
Ngoài những chủ thể cần vốn nói trên, trong nền kinh tế còn phát sinh rất nhiều  
nhu cầu của các tổ chức đoàn thể, xã hội, và cũng sẽ được đáp ứng bởi các bộ phận  
của thị trường tài chính.  
Kích thích tiết kiệm và đầu tư  
Trong điều kiện còn tồn tại kinh tế hàng hóa, tiền tệ vừa là công cụ đo lường  
giá trị, vừa là công cụ để phục vụ nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa, đồng thời tiền  
tệ là phương tiện để tích lũy giá trị. Việc tích lũy giá trị vừa là mục tiêu vừa là động  
lực của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tích lũy tiền tệ không chỉ  
đơn thuần làm việc cất trữ tiền, mà chủ thể thực hiện tích lũy tiền tệ luôn đòi hỏi vừa  
phải bảo toàn giá trị vừa phải gia tăng giá trị tích lũy qua thời gian. Đòi hỏi chỉ có thể  
được thực hiện khi có hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương  
mại là nơi đến của những người muốn tích lũy tiền tệ và đầu tư một cách đơn giản và  
an toàn, những ai mong muốn việc tích lũy và đầu tư mạo hiểm hơn, sôi động hơn sẽ  
tham gia vào thị trường chứng khoán. Như vậy nhờ có thị trường tài chính đã kích  
thích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
12  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Tích lũy tiền tệ: Tiết kiệm là một truyền thống của người lao động, một thói  
quen của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền tệ một cách cách  
thường xuyên. Tích lũy tiền tệ thông qua hệ thống tài chính là tích lũy tiền tệ vừa có  
lợi ích cho người tích lũy, vừa có lợi cho xã hội vì thị trường tài chính sẽ chuyển hóa  
tiền tệ tích lũy thành vốn đầu tư kinh doanh.  
Đầu tư: Ngoài việc tích lũy tiền tệ như một phương thức để dành tiền cho nhu  
cầu tương lai, thì đầu tư còn là một hình thái khác với mục tiêu sinh lời. Đầu tư đối với  
người lao động bình thường là là làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời  
dưới mọi hình thức.  
Đối với các tổ chức và cá nhân, tích lũy và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho chính  
bản thân, nhưng đối với nền kinh tế, việc này đặc biệt có ý nghĩa vì chính nhờ việc tích  
lũy và đầu tư đó sẽ tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm cho nền kinh  
tế xã hội không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.  
Làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính  
Hoạt động của thị trường tài chính phát triển từ những công cụ đơn giản thô sơ  
từ những bước đi ban đầu, nhưng cùng với sự phát triển của các loại thị trường, trong  
đó có thị trường tài chính, thì công cụ hoạt động ngày càng phong phú hơn, làm cho  
việc chuyển nhượng, mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, từ đó làm  
cho các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản này càng cao hơn. Khi các sản phẩm  
tài chính có thanh khoản cao nghĩa là:  
Khả năng chuyển hóa thành tiền cao  
Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo  
yêu cầu.  
Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt.  
1.2 Phân loại thị trường tài chính  
1.2.1 Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn  
Nếu căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thị trường tài chính  
được phân chia thành 3 nhóm thị trường:  
Thị trường tiền tệ  
Thị trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn. Thị trường giao  
dịch vốn tiền tệ và vốn đầu tư tín dụng. Thị trường tiền tệ thực chất là thị trường giao  
dịch và tiền tệ giữa các chủ thể để đáp ứng nhu cầu trái chiều nhau của các chủ thể đó.  
Thị trường tiền tệ theo nghĩa rộng là thị trường trong đó một giao dịch về tiền vốn  
ngắn hạn được thực hiện.  
Thị trường hối đoái  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
13  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán  
quốc tế. Thị trường hối đoái thực chất cũng là thị trường tiền tệ, nhưng ở đây đối  
tượng giao dịch là các loại ngoại tệ và các công cụ có giá trị ngoại tệ. Đối với những  
nước chưa thực hiện tự do chuyển đổi đồng tiền, cần thiết phải có sự phân biệt giữa hai  
loại thị trường này để phục vụ cho việc quản lý được tốt hơn.  
Thị trường chứng khoán  
Thị trường giao dịch, mua chứng từ có giá trung hạn, dài hạn, trong đó chủ yếu  
là cổ phiếu và trái phiếu. Thị trường chứng khoán còn được gọi là thị trường vốn, vì  
đây là nơi tập trung vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán giữ vị trí đặc  
biệt quan trọng trong thị trường tài chính, vì thông qua thị trường này mà các nguồn  
vốn trong xã hội được tập trung để cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Sản  
phẩm hàng hóa trên thị trường chứng khoán chủ yếu là Cổ phiếu của công ty, tổng  
công ty thuộc loại hình công ty cổ phần, ngoài ra Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ đầu tư  
v.v cũng là sản phẩm tài chính khá phổ biến trên thị trường này.  
1.2.2 Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường  
Thị trường sơ cấp  
Thị trường sơ cấp là là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để huy  
động và tập trung vốn theo yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường sơ  
cấp là nơi gặp gỡ giữa người cần vốn với người có vốn, họ có thể giao dịch trực tiếp  
với nhau với những cam kết chắc chắn về thời hạn, lãi suất, thanh toán… (Như phát  
hành Trái phiếu, Tín phiếu, Chứng chỉ tiền gửi... ) hoặc những cam kết có tính quy tắc  
(Phát hành cổ phiếu phổ thông, Chứng chỉ quỹ... ). Thị trường sơ cấp đóng vai trò cực  
kỳ quan trọng trong việc huy động và tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Thị trường  
sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp I, đây là thị trường cung cấp các sản phẩm tài  
chính cho thị trường thứ cấp.  
Thị trường thứ cấp  
Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch, mua bán trao đổi các chứng từ có giá  
đã phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường sôi động nhất, hấp dẫn nhất đối  
với nhà đầu tư. Trên thị trường thứ cấp việc giao dịch mua bán chứng từ có giá trị, chủ  
yếu đáp ứng nhu cầu đầu tư tài chính. Thị trường thứ cấp hoạt động với phạm vi thời  
gian và không gian có tính liên tục, trong khi thị trường sơ cấp hoạt động theo từng đợt  
phát hành, có thể có những khoảng trống giữa các giai đoạn. Sự hoạt động đan xen  
giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp vẫn hỗ trợ lẫn nhau, lại vừa làm cho thị  
trường tài chính hoạt động liên tục và thông suốt.  
1.2.3 Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn  
Thị trường công cụ nợ  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
14  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán nợ. Đây là thị trường vay nợ,  
do đó nó không làm thay đổi quyền sở hữu vốn, mà chỉ làm thay đổi quyền sử dụng  
vốn trong một thời gian nhất định. Ngoại trừ Kho Bạc Nhà nước và NHTW, bất kỳ  
một tổ chức Tài chính hoặc một tổ chức kinh tế nào có nhu cầu, và được phép của cơ  
quan chức năng, đều có quyền phát hành chứng khoán nợ để huy động vốn trong nền  
kinh tế xã hội. Các công cụ nợ bao gồm:  
Công cụ nợ ngắn hạn: Các giấy tờ có giá ngắn hạn, có thời hạn từ một năm trở  
lại như Tín phiếu Kho Bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền  
gửi...  
Công cụ nợ dài hạn: Các giấy tờ có giá dài hạn, có thời hạn trên 1 năm như  
Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái phiếu công ty.  
Thị trường công cụ vốn  
Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán vốn. Các công ty cổ phần, các  
quỹ đầu tư, các DN Nhà nước phát hành cổ phiếu lần đầu, đều có quyền phát hành các  
công cụ vốn để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh.  
Cổ phiếu: Đây là công cụ chủ yếu và phổ biến để các Công ty cổ phần tập trung vốn  
từ nền kinh tế xã hội.  
Chứng chỉ quỹ đầu tư: Đây là công cụ tập trung vốn của các Quỹ Đầu tư.  
1.3 Vai trò của thị trường tài chính  
1.3.1 Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế  
Để phát triển kinh tế hàng hóa, thì điều kiện quan trọng hàng đầu chính là vốn,  
không có vốn không thể nói đến phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cần phải có một cơ  
chế cho phép tạo lập nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Một cơ chế linh  
hoạt phù hợp với thể chế thị trường đó là Thị trường Tài chính. Nhờ hoạt động của lại  
thị trường bậc cao này mà có thể tạo lập nguồn vốn rất lớn, đủ để đáp ứng các nhu cầu  
của nền kinh tế. Như vậy, vai trò quan trọng nhất của Thị trường Tài chính là tạo lập  
nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong thực tế, nước nào có Thị trường Tài chính tồn tại và  
phát triển ổn định, thì nước đó có nền kinh tế phát triển, do cơ chế tạo lập nguồn vốn  
của loại thị trường này. Chính vì vậy việc hình thành, phát triển Thị trường Tài chính  
là mục tiêu mà bất kỳ một quốc gia mới nổi nào cũng phải quan tâm.  
Trong cơ chế tạo lập vốn cho nền kinh tế, có thể phân biệt hai hệ thống, vừa độc  
lập lại vừa có tác động tương hòa lẫn nhau:  
Cơ chế tạo lập nguồn vốn qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian.  
Cơ chế này tạo ra luồng vận động của nguồn vốn gián tiếp. Các chủ thể thừa vốn  
và chủ thể thiếu vốn không có mối liên hệ về kinh tế mà phải qua trung gian tài chính  
là các Ngân hàng thương mại, các công ty tài chính…  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
15  
Thị trường tài chính  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Cơ chế tạo lập nguồn vốn trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán.  
Cơ chế này cho phép những người có vốn có thể đầu tư trực tiếp vào nơi nào mà họ  
cảm thấy có lợi và an toàn mà không phải thông qua một tổ chức trung gian nào. Thị  
trường chứng khoán sẽ giúp vận hành các kênh đầu tư trực tiếp phát triển mạnh mẽ với  
sự giám sát của Cơ quan quản lý thị trường.  
1.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế  
Khai thác triệt để các nguồn lực tài chính  
Trong nền kinh tế xã hội, các nguồn lực tài chính thì rất lớn nằm rải rác ở khắp  
nơi nhưng được khai thác đến mức tối đa để sử dụng có hiệu quả cho các chủ thể. Việc  
khai thác tối đa các nguồn lực tài chính qua cơ chế hoạt động của Thị trường Tài  
chính, nhất định sẽ có tác dụng tốt đối với nền kinh tế xã hội.  
Kích thích việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả  
Khi có sự tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính, thì vấn đề sử dụng đồng  
vốn tiết kiệm và hiệu quả trở thành tiêu chuẩn chung của một đối tượng trong xã hội.  
Kích thích sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả không những mang lại lợi ích cho  
từng chủ thể riêng biệt mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế.  
1.3.3 Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế  
Tự do hóa tài chính và hội nhập Quốc tế là một xu thế tất yếu và là một trào lưu  
chung trong giai đoạn hiện nay. Quá trình này giúp giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế,  
về thương mại, về tài chính ngân hàng mà các nước cùng quan tâm và chia sẻ. Khi  
một quốc gia có Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động ngày càng ổn định và có  
hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế.  
Thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính  
Tự do hóa tài chính được coi là bước đột phá trong việc giải quyết các quan hệ  
kệ kinh tế đối nội và đối ngoại. Nhờ quá trình này mà hiệu quả và năng suất của nền  
sản xuất xã hội sẽ được gia tăng. Tác động của các công cụ tài chính thay thế các công  
cụ hành chính trực tiếp sẽ là nhân tố chủ yếu để gia tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.  
Các vấn đề tự do hóa tài chính cần được giải quyết theo hướng giảm dần sự can  
thiệp của Nhà nước, gia tăng tính uyển chuyển và tác động của của các yếu tố thị  
trường với các nội dung chính sau đây:  
Tự do hóa lãi suất  
Thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt  
Tự do hóa các giao dịch vãng lai  
Tự do hóa các giao dịch vốn  
Thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
16  
Thị trường tài chính  
Thúc đẩy hội nhập quốc tế  
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính  
Cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân  
hàng cơ bản gồm những điểm sau:  
Về hình thức thể hiện của tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam  
Theo các cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/4/2017, ngoài các hình thức văn  
phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài  
được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Yêu cầu về  
tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương  
mại tại Việt Nam, được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị  
trường Việt Nam:  
Để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải  
có số vốn tối thiểu là 10 tỷ USD.  
Để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phải có tổng tài sản  
trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh.  
Để tham gia thành lập Ngân hàng Liên doanh với đối tác Việt Nam, ngân hàng  
nước ngoài, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu là 10  
tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm ký hợp đồng liên doanh.  
Để thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên  
doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm  
trước thời điểm xin phép thành lập.  
Việc tham gia thị trường tiền tệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài  
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia như NHTM của  
Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại:  
Được mở các văn phòng đại diện  
Được mở các chi nhánh để hoạt động  
Được thành lập các công ty, đơn vị trực thuộc  
Được góp vốn mua cổ phần tại các NHTM cổ phần Việt Nam.  
Với cam kết như vậy, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát  
triển các dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa các sản  
phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập ngân hàng…  
Về vi phạm hoạt động và và loại hình dịch vụ ngân hàng  
Các tổ chức tín dụng có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép  
cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như:  
Nhận gửi tiền.  
Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng.  
Cho thuê tài chính.  
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  
17  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 85 trang yennguyen 18/04/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thị trường tài chính - Ngành: Tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_tai_chinh_nganh_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf