Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2  
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 20  
của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình  
Ninh Bình, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học tiếp nối của môn học tài chính doanh  
nghiệp 1. Môn Tài chính doanh nghiệp 2 sẽ giúp các học viên hiểu về những nội  
dung về tiêu thụ, doanh thu, giá cả lợi nhuận của doanh nghiệp.  
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập môn học tài chính doanh nghiệp,  
nhóm biên soạn Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình đã cho ra đời Giáo trình Tài  
chính doanh nghiệp 2. Giáo trình gồm 3 chương  
Chương 1: Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh  
nghiệp.  
Chương 2: Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.  
Chương 3: Kế hoạch hóa tài chính trong doanh nghiệp.  
Mặc dù nhóm biên soạn đã nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn,  
nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận  
được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.  
Các tác giả: Nguyễn Thị Nhung  
Phạm Thị Hồng  
Đỗ Quang Khải  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Tài chính doanh nghiệp 2  
Mã môn học: MH 23  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở  
và môn Tài chính doanh nghiệp 1  
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:  
Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học nối tiếp của tài chính doanh nghiệp 1  
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của tài chính doanh  
nghiệp. Trong môn học này sinh viên sẽ được nghiên cứu những vấn đề chuyên  
sâu của tài chính doanh nghiệp như tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản  
phẩm của doanh nghiệp, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, kế hoạch hóa tài chính  
trong doanh nghiệp.  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Hiểu được các phương thức tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến  
doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp;  
+ Trình bày được khái niệm, các chỉ tiêu về lợi nhuận, biện pháp tăng lợi  
nhuận.  
- Về kỹ năng:  
+ Lập được kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm;  
+ Tính toán được điểm hòa vốn, công xuất hòa vốn;  
+ Làm được các bài tập thực hành về tính doanh thu, lợi nhuận của doanh  
nghiệp.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tuân thủ luật về tài chính doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành;  
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật;  
6
+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ mục  
đích học tập.  
Nội dung môn học  
7
CHƯƠNG 1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN  
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP  
chương: TCDN 201  
Giới thiệu:  
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sàn phẩm và doanh thu tiêu thụ sản  
phẩm vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi nào sản phẩm, hàng  
hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ, có doanh thu thì các chi phí mới được đắp, doanh  
nghiệp mới lợi nhuận, từ đó duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh  
của mình. Nội dung chương 1 sẽ cung cấp cho học viên các nội dung về tiêu thụ  
sản phẩm của doanh nghiệp, các phương thức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu của  
doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập kế  
hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, giá cả ứng xử giá cả của doanh nghiệp.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được khái niệm và các phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh  
nghiệp;  
- Trình bày được khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp;  
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm;  
- Làm được các bài tp thc hành vtính doanh thu ca doanh nghip;  
- Tuân thủ theo đúng chế đtài chính;  
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ mục  
đích học tập.  
Nội dung chính:  
1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP  
1.1.Khái niệm  
Là quá trình đơn vị xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua và thu được tiền  
hoặc được người mua chấp nhận thanh toán theo phương thức thanh toán và giá cả  
đã thoả thuận vế số sản phẩm đó.  
Tiêu thụ sản phẩm gồm 2 công việc:  
8
     
+ Xuất giao hàng cho khách hoặc cung cấp dịch vcho khách và được khách  
hàng đồng ý thanh toán  
+ Thu tiền bán hàng: Thời điểm tiêu thụ sản phẩm được xác định người  
mua sản phẩm hàng hoá - dịch vụ đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc vào  
việc đã thu được tiền hay chưa nhưng công tác tiêu thụ chỉ được kết thúc khi thu  
được tiền.  
* Ý nghĩa của quá trình tiêu thụ sản phẩm  
Nó thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm  
cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến việc tiêu thụ sản phẩm từ khâu xuất  
giao hàng đến khâu thu tiền bán hàng đồng thời cũng giúp cho việc xác định chính  
xác kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.  
1.2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm  
- Nhận hàng: tại doanh nghiệp  
- Chuyển hàng: người bán phải giao hàng đến tận nơi cho người mua  
2. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP  
2.1. Khái niệm  
2.1.1. Khái niệm về doanh thu từ hoạt động kinh doanh  
Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ sau khi trừ  
khoản giảm giá hàng bán, triết khấu thương mại, hàng bị trả lại (nếu chứng từ  
hợp lệ) nếu được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu được  
hay chưa thu được tiền).  
- Doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu  
khác.  
- Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ khoản tiền thu được do hoạt động  
kinh doanh mang lại.  
2.1.2. Nội dung của doanh thu  
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:  
+ Toàn bộ các khoản tiền thu đựơc về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung ứng  
dịch vụ đây bộ phận doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.  
9
     
+ Các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) trợ giá, phụ thu theo quy  
định của nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá dịch vụ của  
doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ.  
+ Giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng trao đổi hoặc tiêu dùng trong  
sản xuất nội bộ doanh nghiệp như điện sản xuất ra được dùng trong các nhà máy  
sản xuất điện.  
Doanh nghiệp chỉ được hạch toán giảm doanh nghiệp khi việc giảm giá hàng  
bán sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng, đối với trường hợp bán hàng theo khối  
lượng lớn nếu giảm giá hàng bán cho người mua thì phải ghi rõ trên hoá đơn ohát  
hành lần cuối cùng. Hàng bị trả lại phải văn bản đề nghị của người mua ghi rõ  
số lượng, đơn giá và trị giá hàng bị trả lại kèm theo chứng từ nhập kho số hàng nói  
trên.  
- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu:  
+ Từ các hoạt động liên doanh, liên kết  
+ Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ  
+ Hoàn nhập số dự phòng giảm giá chứng khoán  
+ Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là  
hoạt động kinh doanh thường xuyên.  
- Doanh thu từ hoạt động khác.  
- Là doanh thu của hoạt động không xảy ra thường xuyên như thu về thanh  
nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do doanh nghiệp khác vi phạm, bảo hiểm bồi  
thường, khoản nợ đã xoá...  
* Một số chú ý về quản lý doanh thu  
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hđkd tài chính và hoạt động  
khác thuộc đối tượng chịu thuế VAT :  
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu hoặc  
thu nhập số tiền phải thu từ các hoạt động không bao gồm thuế VAT (đầu ra)  
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu hoặc  
thu nhập tổng số tiền phải thu từ các hoạt động trên (tổng giá thanh toán)  
10  
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ của hoạt động kinh  
doanh tài chính bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế VAT thì doanh thu  
hoặc thu nhập tổng số tiền phải thu từ các hoạt động trên.  
2.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm  
- Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng  
chấp nhận về giá trị và giá trị sử dụng đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của  
người tiêu dùng.  
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nguồn tài chính quan trọng để trang trải các  
khoản chi phí về công cụ, dụng cụ, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình  
sản xuất kinh doanh.  
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ đối  
với ngân sách Nnước, nguồn tài chính để tham gia góp vốn cổ phần, tham gia  
liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.  
- Thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ kịp thời góp phần thúc đẩy tăng  
nhanh luân chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.  
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm  
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản xuất sản phẩm  
khả năng cung ứng cho tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu sẽ càng lớn. Tuy nhiên,  
khối lượng sản xuất sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình  
hình tổ chức công tác tiêu thụ, kết việc tiêu thụ và thanh toán tiền hàng.  
- Chất lượng sản phẩm: Làm cho doanh nghiệp thể bán với giá cao hơn và  
tiêu thụ nhanh chóng và dễ dàng thu được tiền hàng và tăng doanh thu cho doanh  
nghiệp.  
- Giá bán đơn vị sản phẩm: Ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản  
phẩm, nếu giá bán tăng thì doang thu tăng ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế  
tuỳ theo tình hình của thực tế mà doanh nghiệp thể tăng hoặc giảm giá bán  
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.  
- Kết cấu mặt hàng: Việc thay đổi kết cấu mặt hàng ảnh hưởng tới doanh thu  
sản phẩm. Nếu kết cấu sản phẩm thay đổi theo chiều hướng những sản phẩm có giá  
bán cao tổng số sản phẩm bán ra nhiều thì sẽ làm cho doanh thu tăng lên và ngược  
11  
   
lại những mặt hàng có giá bán thấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm bán  
ra thì sẽ làm cho doanh thu sản phẩm giảm.  
- Công tác tổ chức kiểm tra và tiếp thị: Kiểm tra tình hình thanh toán, tổ  
chức tiếp thị, quảng cáo để mở rộng thị trường nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ.  
3. LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM  
3.1. Vị trí ý nghĩa của lập kế hoạch  
3.1.1. Vị trí  
Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm một chỉ tiêu tài chính quan trọng nó  
cho biết khả năng về việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.  
3.1.2. Ý nghĩa  
Kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm có chính xác hay không có ảnh hưởng  
đến kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác của doanh nghiệp.  
3.2. Phương pháp lập kế hoạch doang thu tiêu thụ sản phẩm  
3.2.1. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của  
khách hàng  
Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu  
bán hàng hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp.  
Theo phương pháp này số lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp có  
địa chỉ tiêu thụ doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng sản phẩm ghi trong các hợp  
đồng, tiêu chuẩn quy cách, giá bán để xác định doanh thu.  
3.2.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ vào kế hoạch sản  
xuất của doanh nghiệp  
DTBH = (Sti x Gi)  
Trong đó:  
DTBH : Doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch  
Sti  
Gi  
I
: Số lượng sản phẩm tiêu thụ loại i kỳ kế hoạch  
: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i kỳ kế hoạch  
: Loại sản phẩm  
+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch  
12  
     
Sti = Sđi + Sxi - Sci  
Trong đó:  
Sđi : Số lượng sản phẩm loại i kết dư dtính đầu kỳ kế hoạch  
Sxi : Số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ kế hoạch  
Sci : Số lượng sản phẩm loại i kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch  
+ Số lượng sản phẩm loại i kết dư dtính đầu kỳ kế hoạch  
= S3 + Sx4 - St4  
S3 : Số lượng sản phẩm kết dư thực tế cuối quý III kỳ báo cáo  
Sx3 : Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý IV kỳ báo cáo  
St4 : Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong quý IV kỳ báo cáo  
+ Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong kỳ : dựa vào kế hoạch sản xuất  
+ Số lượng sản phẩm kết dư cuối kỳ kế hoạch  
Số lượng sản  
phẩm kết dư  
cuối kỳ KH  
Số lượng  
quý IV kỳ  
KH  
Số lượng sản phẩm kết dư T.Tế bình  
quân quý III báo cáo  
=
x
Số lượng quý III kỳ báo cáo  
Tổng số kết các năm  
Dựa vào tỷ lệ kết dư thực tế  
Tỷ lệ kết  
bình  
=
quân một  
Tổng sản lượng thực tế sản xuất các  
số năm  
năm  
Giá bán đơn vị sản phẩm: Doanh nghiệp tự xây dựng chính sách giá  
cả dựa trên: giá thành, cung cầu sản phẩm trên thị trường, sản phẩm mới, dựa vào  
sản phẩm tương đương, dựa vào chính sách nhà nước hướng dẫn.  
Chú ý giá bán đơn vị sản phẩm  
+ Đối với sản phẩm bán thông thường ta căn cứ vào giá bán trên thị trường  
để xác định giá bán, đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì gía bán sẽ  
đựơc tính theo giá bán một lần không bao gồm lãi trả góp.  
13  
+ Đối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm  
trao đổi.  
+ Đối với sản phẩm hàng hoá để biếu, tặng, tiêu dùng trong sản xuất, trong  
nội bộ thì doanh thu tính theo giá thành sản xuất hoặc giá vốn sản phẩm đó.  
+ Đối với hoạt động bán đại lý thì doanh thu là khoản phải thu về hoa hồng  
đại lý.  
4. GIÁ CẢ ỨNG XỬ GIÁ CẢ CỦA DOANH NGHIỆP  
4.1. Giá cả  
biểu hiện bằng tiền của giá trị nhưng xoay xung quanh giá trị  
Giá trị: Lượng lao động hội kết tinh trong hàng hoá  
- Nguyên tắc xác định giá cả của doanh nghiệp: Căn cứ vào giá trị của sản  
phẩm để xác định nghĩa phải tương đương với giá trị của sản phẩm. Tuy  
nhiên, trong thực tế giá trị sản phẩm không xác định được một cách chính xác do  
vậy để xác định được giá cả ta phải lấy xuất phát từ giá thành.  
- Khi xác định giá cả phải đắp được những chi phí mà doanh nghiệp bra  
phải một phần lợi nhuận.  
- Phải phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.  
4.2. Ứng xử giá cả  
+ Đối với những sản phẩm nhà nước thống nhất quản lý thì doanh nghiệp  
cần căn cứ vào tình hình KT-CT- XH trong nước để xác định giá cả cho phù hợp,  
đồng thời căn cứ vào tác động của thị trường ngoài nước để xác định giá cả.  
+ Đối với sản phẩm không thuộc diện nhà nước quản sản xuất phù hợp  
với pháp luật của nhà nước quy định trước hết ta phải căn cứ vào tình thình hình  
thực tế đxác định giá cả. Đồng thời, phải có thái độ ứng xử một cách linh hoạt để  
nhằm mục đích tiêu thụ nhanh sản phẩm và thu hồi được vốn và có lãi.  
Giả thiết số lượng sản phẩm sản xuất ra chưa thu tiền nằm trong số lượng  
sản phẩm kết dư đầu năm kế hoạch mà khách hàng chấp nhận thanh toán trong  
năm kế hoạch và giá bán sản phẩm năm báo cáo cũng bằng giá bán sản phẩm năm  
kế hoạch.  
- TH giá kế hoạch bằng giá báo cáo  
14  
     
DTBH = (Sđi + Sxi - Sci) x GKH  
- TH giá kế hoạch khác giá báo cáo  
DTBH = (Sxb x GB C) + (STK + Sản xuất - Sci) x GKH  
Trong đó:  
Sxb : Số lượng sản phẩm đã xuất bán nhưng chưa chấp nhận thanh toán  
GB C : Giá bán đơn vị sản phẩm năm báo cáo  
15  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
Bài 1. Một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp trong kỳ có các số liệu sau:  
I. Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B:  
1. Sản phẩm A tồn kho đầu kỳ là 300 sản phẩm, sản phẩm B tồn đầu kỳ 500 sản  
phẩm  
2. Trong kỳ sản phẩm A sản xuất 2000 sản phẩm. sản phẩm B sản xuất 3000 sản  
phẩm. Cuối kỳ ngoài tiêu thụ hết số sản phẩm tồn kho còn tiêu thụ được 90% số lư  
ợng mỗi loại sản xuất trong kỳ.  
3. Giá thành sản xuất sản phẩm tồn kho: sản phẩm A là 90.000đ/sản phẩm, sản  
phẩm B là 130.000đ/sản phẩm, Gía thành sản xuất trong kỳ của sản phẩm A là  
80.000 đ/sản phẩm, sản phẩm B là 120.000đ/sản phẩm  
Chi phí quản lý và chi phí bán hàng chiếm 10% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu  
thụ.  
4. Giá bán có thuế VAT của sản phẩm A là 154.000đ/sản phẩm của sản phẩm B là  
187.000đ/sản phẩm .  
II. Nhập khẩu:  
1. Trong kỳ doanh nghiệp nhập khẩu 3000 sản phẩm tiêu dùng X. Giá nhập khẩu đ  
ến cửa khẩu đầu tiên là 200.000đ/sản phẩm . Doanh nghiệp đã bán hết lô hàng này  
với giá bán có thuế VAT là 352.000đ/sản phẩm  
2. Sản phẩm tiêu dùng X thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30%  
thuế suất thuế nhập khẩu 20%.  
III. Bán đại lý  
1. Trong kỳ doanh nghiệp nhận bán đại lý cho doanh nghiệp Z với hình thức bán đ  
úng giá hưởng hoa hồng 2000 sản phẩm với giá bán 130.000đ/sản phẩm.  
2. Cuối kỳ doanh nghiệp đã bán được 1.800 sản phẩm, hoa hồng được hưởng là 5%  
so với giá sản phẩm đã bán được.  
IV. Biết thêm  
16  
 
1. Doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất cho các  
loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp là 10%. Thuế VAT được khấu trừ khi mua  
nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm A và B là 50.000.000đ  
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%  
3. Doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ.  
Yêu cầu:  
1. Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp (doanh thu có cả thuế).  
2. Xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản xuất của sản phẩm A và B  
sản xuất trong kỳ so với kỳ trước.  
3. Xác định tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.  
Bài 2. Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp công nghiệp X:  
I. Tài liệu năm báo cáo  
1. Số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất quý III và số lượng sản phẩm gửi bán các  
tháng trong quý III năm báo cáo:  
Đvt (cái)  
Số sản  
phẩm  
Số sản phẩm gửi bán  
Tên sản  
Số lượng sản phẩm  
tồn kho đến 30/9  
phẩm  
sản xuất  
quý III  
30/6  
31/7  
31/8  
30/9  
A
B
C
360  
720  
270  
8
5
11  
3
6
18  
5
12  
44  
8
5
60  
6
18  
12  
2. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:  
Đvt (cái)  
Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Số lượng sản phẩm tiêu thụ  
A
B
330  
800  
333  
810  
17  
C
360  
350  
3. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT):  
- Sản phẩm A: 400.000đ  
- Sản phẩm B: 700.000đ  
- Sản phẩm C: 500.000đ  
4. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:  
- Sản phẩm A: 200.000đ  
- Sản phẩm B: 400.000đ  
- Sản phẩm C: 200.000đ  
5. Trong số sản phẩm kết dư cuối năm báo cáo dự kiến có: 50% là tồn kho mỗi loại  
6. Số lần luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo là: 4,5 lần/năm.  
II. Tài liệu năm kế hoạch  
1. Kế hoạch sản xuất định mức tồn kho thành phẩm năm kế hoạch:  
Đvt (cái)  
Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Định mức tồn kho  
Tên sản phẩm  
sản xuất cnăm  
sản xuất quý IV  
ngày 31/12  
A
B
C
1.500  
360  
1.080  
270  
6
4.000  
10  
12  
1.000  
2. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT)  
- Sản phẩm A năm kế hoạch như năm báo cáo  
- Sản phẩm B, C mỗi sản phẩm hạ được 10.000đ so với giá bán đơn vị sản  
phẩm năm báo cáo  
3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm  
- Sản phẩm A hạ 5%, sản phẩm B hạ 2% so với giá thành sản xuất đơn vị  
sản phẩm năm báo cáo  
- Sản phẩm C như năm báo cáo  
18  
4. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự tính bằng 20% giá vốn  
hàng bán cả năm  
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28%.  
6. Vốn lưu động định mức đã xác định cho năm kế hoạch: 778.238.000 đồng.  
Biết rằng:  
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  
- Các điều kiện sản xuất và thanh toán năm kế hoạch như năm báo cáo  
- Doanh nghiệp hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm  
báo cáo  
- Doanh nghiệp hạch toán thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trư  
ớc-xuất trước.  
Yêu cầu:  
1. Tính số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư đầu cuối năm kế hoạch  
2. Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch  
3. Tính lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch  
4. Tính hiệu suất luân chuyển VLĐ số vốn tiết kiệm năm kế hoạch.  
5. Lập báo báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm kế hoạch.  
Bài 3. Tại doanh nghiệp H có tài liệu sau:  
A. Tài liệu năm báo cáo  
1.Số lượng sản phẩm (X) sản xuất và tiêu thụ cả năm là 600 sản phẩm X và  
400 sản phẩm Y.  
2.Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm x là 850.080 đ/sản phẩm; sản phẩm Y  
là 939.550 đ/sản phẩm.  
3.Số lượng sản phẩm x và sản phẩm Y đến cuối năm báo cáo doanh nghiệp  
đã tiêu thụ hết.  
B. Tài liệu năm kế hoạch  
19  
1.Năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến tiếp tục sản xuất 2 loại sản phẩm là  
X và Y. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm sản phẩm x là 900 sản phẩm; sản  
phẩm Y là 600 sản phẩm.  
2.Định mức hao phí vật tư, lao động cho một đơn vị sản phẩm năm kế hoạch  
như sau:  
Định mức tiêu hao sản phẩm  
Khoản chí phí  
Đơn giá  
Sản phẩm X  
30 kg  
Sản phẩm Y  
40 kg  
1.Nguyên vật liệu chính  
2.Vật liệu phụ  
12.000 đ/kg  
3.000 đ/kg  
2.500 đ/giờ  
8 kg  
12 kg  
3.Giờ công chế tạo sản phẩm  
100 giờ  
80 giờ  
4.Bảo hiểm hội của công nhân  
sản xuất (22% tiền lương)  
3.Dự toán chi phí sản xuất chung trong cả năm là: 55.200.000 đ  
Chi phí quản lý doanh nghiệp cả năm là: 27.600.000 đ  
4.Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bố theo  
tiền lương của công nhân sản xuất.  
5.Chi phí tiêu thụ sản phẩm X và Y được tính bình quân là 15.000 đồng một  
sản phẩm.  
6.Giá bán chưa thuế giá trị gia tăng của sản phẩm X là 1.138.500 đ; giá  
bán chưa thuế giá trị gia tăng của sản phẩm Y là 1.225.500 đ. Số lượng sản  
phẩm X và Y sản xuất năm kế hoạch đến cuối năm tiêu thụ hết không có sản phẩm  
tồn kho.  
7.Trong kỳ doanh nghiệp tiến hành mua nguyên vật liệu để sản xuất sản  
phẩm X và sản phẩm Y, số nguyên vật liệu chính là 54.000 kg; số nguyên vật liệu  
phụ là 15.000 kg. Giá mua nguyên vật liệu chính chưa thuế giá trị gia tăng là  
12.000 đ/kg, nguyên vật liệu phụ chưa thuế giá trị gia tăng là 3.000 đ/kg. Số  
nguyên vật liệu mua vào doanh nghiệp đầy đủ hoá đơn chứng từ và kê khai đến  
quan thuế. Thuế suất thuế giá trị gia tăng của nguyên vật liệu mua vào là 10%  
Yêu cầu:  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 50 trang yennguyen 19/04/2022 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_2_nghe_ke_toan_doanh_nghie.docx