Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Mai Thị Bích Ngọc

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH  
GIÁO TRÌNH  
KNĂNG GIAO TIẾP  
số: GT2015-05 02  
Chủ biên: ThS. Mai Thị Bích Ngọc  
Thành viên ThS. Trần Lê Na  
NAM ĐỊNH, 2015  
LỜI NÓI ĐẦU  
Xã hội càng phát triển, giao tiếp càng cần thiết hơn bao giờ hết với mỗi con  
người. Bởi lẽ, mọi hoạt động trong xã hội, từ sinh hoạt đời thường cho đến lĩnh vực  
công việc chuyên môn, đều được diễn ra trong mối quan hệ tiếp xúc giữa con người  
với con người. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp không thể thiếu ở mỗi con người. Nhờ có kỹ  
năng giao tiếp mà con người thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong công việc  
cũng như trong cuộc sống đời thường hàng ngày. Sinh viên trường Đại học SPKT  
Nam Định là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, họ cũng rất cần có kỹ năng  
giao tiếp, cho nên, trước hết họ cần được trang bị những kiến thức về giao tiếp.  
Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo,chúng  
tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” làm tài liệu học tập cho sinh  
viên và làm tài lệu giảng dạy cho giảng viên. Giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở  
chương trình mô đun Kỹ năng giao tiếp đã được nhà trường ban hành. Giáo trình nhằm  
trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng giao tiếp như: nhận biết các dấu hiệu bên  
ngoài của đối tượng giao tiếp, định vị trong giao tiếp, xây dựng và trình bày các tư liệu  
viết, trình bày một vấn đề trước tập thể, tổ chức và tham gia thảo luận,chủ động và tích  
cực rèn luyện để phát triển kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Từ đó, họ sử dụng hiệu quả  
các phương tiện giao tiếp, thiết lập được mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống, nghề  
nghiệp, có thái độ đúng đắn đối với việc rèn luyện các phẩm chất giao tiếp trong nghề  
nghiệp cũng như cuộc sống. Nội dung của Giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” bao gồm  
những đơn vị tri thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống bài tập thực hành sau các nội dung  
kiến thức ở mỗi bài. Giáo trình được trình bày theo 5 bài, tập trung vào các vấn đề: Kỹ  
năng nhận biết các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng giao tiếp, Kỹ năng định vị, Kỹ  
năng xây dựng và trình bày các tư liệu viết, Kỹ năng trình bày, Kỹ năng thảo luận.  
Giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” được hoàn thành với sự nhiệt tình và tâm huyết  
của các tác giả và tập thể giảng viên Khoa Sư phạm kỹ thuật. Trong khi biên soạn, các  
tác giả đã chú ý đầy đủ tính hiện đại, tính khoa học, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính  
sư phạm để trình bày các vấn đề cốt lõi của mô đun“Kỹ năng giao tiếp”. Mặc dù đã có  
nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn song giáo trình vẫn không tránh khỏi những  
điểm còn hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng  
nghiệp và độc giả để giáo trình được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.  
Các tác giả  
1
Trang  
MỤC LỤC  
Bài 1: Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng giao  
tiếp  
3
1.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp  
1.2. Nhận biết các dấu hiệu bền ngoài của đối tượng giao tiếp  
1.3. Thực hành  
3
15  
22  
30  
30  
31  
32  
33  
40  
40  
40  
41  
43  
47  
47  
48  
49  
Bài 2: Kỹ năng định vị  
2.1. Khái niệm kỹ năng định vị  
2.2. Yêu cầu khi thực hiện kỹ năng định vị  
2.3. Các vai trong giao tiếp  
2.4. Thực hành  
Bài 3: Kỹ năng xây dựng và trình bày các tư liệu viết  
3.1. Khái niệm về tư liệu  
3.2. Phân loại tư liệu  
3.3. Kỹ năng xây dựng và trình bày tư liệu viết  
3.4. Thực hành  
Bài 4: Kỹ năng trình bày  
4.1. Khái niệm kỹ năng trình bày  
4.2. Cấu trúc một bài trình bày  
4.3. Quy trình thực hiện một bài trình bày  
4.4. Một số kỹ thuật trình bày và đặt câu hỏi  
4.5. Các yêu cầu đối với bài trình bày  
4.6. Thực hành  
52  
56  
56  
62  
62  
62  
65  
67  
83  
90  
Bài 5: Kỹ năng thảo luận  
5.1. Khái niệm về kỹ năng thảo luận  
5.2. Tiến trình thảo luận  
5.3. Yêu cầu đối với thảo luận  
5.4. Các kỹ năng thảo luận  
5.5. Thực hành  
Tài liệu tham khảo  
2
BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾPVÀ  
NHẬN BIẾT NHỮNG DẤU HIỆU BÊN NGOÀI CỦA ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP  
Mục tiêu  
Học xong bài này người học có khả năng:  
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm giao tiếp, mô hình giao tiếp, phân tích  
được vai trò của giao tiếp trong cuộc sống, vận dụng được các nguyên tắc ứng xử  
trong giao tiếp vào trong quá trình học tập và cuộc sống.  
- Knăng: Phân biệt được các loại phong cách giao tiếp, nhận biết được các  
dấu hiện bên ngoài của đối tượng để phán đoán các trạng thái cảm xúc khác nhau của  
đối tượng giao tiếp.  
- Thái độ:Có ý thức vận dụng kiến thức giao tiếp ở một số mô hình giao tiếp  
khác nhau một cách có hiệu quả.  
Nội dung  
1.1. Khái niệm chung về kỹ năng giao tiếp  
1.1.1. Định nghĩa  
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người. Giaotiếpdiễn rahàng  
ngàyvàdướinhiềunhthc,giántiếphoctrc  
tiếp.Giaotiếpqualờinói,ngônngữkhônglời(cchỉ,hànhvi,nétmặt,trangphục  
hỏiđáp,quansát,nghe,trìnhbày,nóichuyn,quabáocáo,gửithư,thưđiện  
),  
tửGiao  
tiếpvớingườitronggia đình,cơquan,bạn bè, giao tiếp có chuẩnbị haykhôngchunbị  
trước.Cónhiềuđịnh nghĩa,quanniệmkhácnhauvềgiaotiếp.  
Giao tiếp là quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa người với người hoặc  
nhóm xã hội về mặt tâm lý nhằm trao đổi ý nghĩ, tư tưởng tình cảm cho nhau, gây ảnh  
hưởng lẫn nhau, cảm hóa và để lại dấu ấn trong nhau khi sử dụng những phương tiện,  
điều kiện nhất định trong những môi trường xã hội xác định.  
Giao tiếp là hoạt động trong đó người này tiếp xúc và tương tác với người kia  
đểcó sự truyền thông cho nhau hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động nào đó sau  
khi đã có sự truyền thông.Giao tiếp là sự vận động và sự biểu hiện của những quan hệ  
xã hội, quan hệ giữa các cá thể người với nhau. Trong giao tiếp, tính cách và khí chất  
của cá nhân được bộc lộ rất rõ nét.  
Như vậy, có thể hiểunhư sau: Giao tiếp là một quá trình, trong đó con người  
chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin, cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối  
quan hệ giữa người và người trong đời sống xã hội để đạt được mục đích nhất định.  
Theoquanniệmtruynthôngtin,giao  
tiếphiệuquảnhtlàtrongtìnhhuốngmặtđốimt,cảhaibêncóthểtiếpnhnthôngtin  
trctiếpdướicácdngngônngữgiaotiếp,tránhđượcmộtsốnhiu,cóthểđiềuchỉnh  
nhanhđểtănghiệuquảgiaotiếp.Hình  
thức  
ynhưnóichuyệnvới  
3
nhau,phỏngvấn,hộiđàmsongphương,hộinghịquymônhỏ,họpnhóm  
tiếpcũngđượctiếnhànhsongphươngíthiệuquảhơnnhưngtiệnlợilàgiaotiếpkhông  
gặpmặtquađiệnthoại.Ởhình thức nàyhaibênnghegiọngnóicanhau,thôngtinqualại  
nhưngthiếuyếutốphingôntừ.hình thức balàkémhiệuquảnhất:chgửithôngtin  
Hình thức giao  
dngvănbảnnhưthư,công văn,đơn,báocáo,thưđiệntử.Hình thứcgiaotiếpnày thiếuhỗ  
trợcủayếutốphingôntừvànhậnsựphảnhồichm.Trongquátrìnhlàmviệc,  
vìnhữnglýdonàođó như thời gian, không gian, tài chính…,  
có thể dùng hình  
chúngta  
thức giao tiếp nào cho phù hợp và hiệu quả nhất hoặc dùng đồng thời ba hình thức  
giao tiếp.  
Muốn giao tiếp đạt kết quả, cần phải phối hợp hài hòa hợp lí các thao tác, cử chỉ,  
thậm chí cả những vận động (kể cả chân tay và trí tuệ). Nói theo cách khác là cần phải  
kỹ năng giao tiếp.  
Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bề ngoài và  
đoán biết những diễn biến tâm lý bên trong của con người, đồng thời biết sử dụng  
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều khiển và điều  
chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích đã xác định.  
Kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ phối hợp hài hòa,  
hợp lý của chủ thể giao tiếp nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với đối tượng giao tiếp đạt  
kết quả cao trong hoạt động giao tiếp với sự tiêu hao năng lượng, tinh thần, cơ bắp ít  
nhất trong những điều kiện thay đổi.  
Kỹ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp rất phức tạp nhưng lại rất cá nhân. Nó  
được biểu hiện ở sự phối hợp giữa sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười (vận  
động môi, miệng), tư thế, vai, đầu, cổ, tay, chân, thậm chí cả sự cử động các ngón tay,  
bàn tay, cổ tay, cánh tay... kèm với ngôn ngữ nói (giọng điệu, cách phát âm, ngữ điệu)  
của người giao tiếp.  
1.1.2. Vai trò, chức năng của giao tiếp  
a. Vai trò của giao tiếp  
- Trao đổi thông tin  
Qua giao tiếp, con người trao đổi thông tin, tiếp thu nền văn hoá xã hội, tiếp thi  
những kinh nghiệm lịch sử xã hội để biến hành vốn sống, kinh nghiệm của bản thân,  
hình thành và phát triển đời sống tâm lý. Có thể nói, giao tiếp là cơ sở của sự phát triển  
con người.  
- Trao đổi tình cảm  
Con người luôn có như cầu giao tiếp với người khác. Giao tiếptạo sự hiểu biết lẫn  
nhau, từ đó tạo ra tình cảm gắn bó thân mật,. Giao tiếp có thể tạo ra sự cảm thông,  
đồng cảm và gần gũi.  
- Giao tiếp là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển con người  
4
Không có quá trình giao tiếp, con người không thể hiểu được mong muốn, nhu  
cầu của người khác. Giao tiếp tạo ra động lực cho sự phát triển của xã hội.  
b. Chức năng của giao tiếp  
* Nhóm chức năng xã hội  
+ Chức năng truyền đạt thông tin  
Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông của giao tiếp: qua  
giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Ví dụ: Người thư ký  
báo cáo lại kết quả của buổi làm việc với một đối tác theo uỷ quyền của giám đốc,  
giám đốc đưa ra những yêu cầu chỉ thị mới mới đối với người thư ký.  
+ Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau  
Trong xã hội mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính là chúng  
ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó, mỗi cá nhân bộc lộ những ưu điểm, những  
thiếu sót của mình, qua đó nhận thức được về người khác và bản thân.  
+ Chức năng phối hợp hành động  
Trong một tổ chức, công việc thường có nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực  
hiện. Để hoàn thành công việc tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải  
thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy, họ  
phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận,  
từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc.  
+ Chức năng điều chỉnh hành vi  
Khi tiếp xúc trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp ý thức được mục  
đích, nội dung giao tiếp, thậm chí lường được kết quả trong quá trình giao tiếp. Để đạt  
được mục đích, các chủ thể thường linh hoạt theo tình huống thời cơ mà lựa chọn, thay  
đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao tiếp cho phù hợp. Chức năng điều  
khiển, điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả  
năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp. Mặt khác, nó còn thể  
hiện vai trò tích cực của các chủ thể trong giao tiếp.  
* Nhóm chức năng tâm lý  
+ Chức năng động viên, khích lệ  
Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong  
đời sống tâm lý con người. Trong giao tiếp, con người khơi dậy ở nhau những xúc  
cảm, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân thành  
được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm cho người  
khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn.  
+ Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ  
Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con  
người mà còn là cách thức để con người thiết lập mối quan hệ mới, phát triển và củng  
5
cố mối quan hệ đã có. Tiếp xúc gặp gỡ nhau – đó là khởi đầu của mối quan hệ, những  
các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không,  
điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.  
+ Chức năng cân bằng cảm xúc  
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ. Những  
niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan, chúng ta muốn  
được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng  
cảm, cảm thông và giải toả được những xúc cảm.  
+ Chức năng hình thành và phát triển  
Qua giao tiếp, hình thành và phát triển đời sống tâm lý con người, giao tiếp là cơ  
sở cho sự tồn tại và phát triển của con người. Giao tiếp tạo ra động lực cho sự phát  
triển của xã hội.  
Như vậy, giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của mỗi con  
người, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng  
này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động, mà  
còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi người.  
1.1.3. Các nguyên tắc và phong cách giao tiếp  
a. Các nguyên tắc giao tiếp  
* Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái  
độ và hành vi ứng xử. Đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện  
giao tiếp của cá nhận.  
* Các nguyên tắc giao tiếp:  
- Bình đẳng trong giao tiếp (tôn trọng nhân cách trong giao tiếp)  
Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp là tôn trọng phẩm giá, tâm tư,  
nguyện vọng của nhau. Trong hoạt động giao tiếp, chủ thể và đối tượng của hoạt động  
đều là con người, dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, con người đều có lòng tự trọng, có  
nhân cách và mong muốn người khác phải tôn trọng nhân phẩm của họ. Tôn trọng  
nhân cách của nhau sẽ tạo dựng được niềm tin và sự cởi mở trong giao tiếp.  
Để thực hiện được nguyên tắc này, các chủ thể giao tiếp phải luôn đặt mình vào  
vị trí, địa vị của người mà ta đang có mối quan hệ. Các chủ thể giao tiếp là những con  
người, do đó đều bình đẳng trong giao tiếp: có những lợi ích và quyền lợi như nhau.  
Trong những cuộc giao tiếp mà các chủ thể giao tiếp không bình đẳng vị thế, việc tạo  
ra sự tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng, nó tránh được sự xúc phạm đến lòng tự trọng  
của con người, cho phép ta gây được thiện cảm với đối tượng và thành công trong giao  
tiếp.  
Mỗi người có những cá tính, những nhu cầu, sở thích… riêng và chúng ta đều  
biết, giao tiếp là phương tiện để thể hiện nhân cách nên trong quá trình giao tiếp mỗi  
6
cá nhân sẽ thể hiện những nét riêng biệt của mình. Tôn trọng nhân cách cũng đồng  
nghĩa là sự tôn trọng và chú ý tới cái riêng của họ, phải trân trọng những nét riêng của  
đối tượng giao tiếp.  
Để tránh những hành vi khiếm nhã, trước và trong khi giao tiếp cần luôn chú ý  
đến những đặc điểm riêng của đối tượng giao tiếp, luôn quan sát để có thể nhận biết  
ngay được những biểu hiện thay đổi (dù nhỏ) của đối tượng giao tiếp, trên cơ sở đó sử  
dụng lời nói, hành vi, cử chỉ lịch sự, có văn hoá.  
Trong quá trình giao tiếp, thái độ của các chủ thể là cái thể hiện sự tôn trọng  
con người rõ nhất. Cần tránh thái độ kiêu căng, tự phụ hoặc tự ty, cũng như thái độ quá  
đề cao hoặc hạ thấp đối tượng. Sự tự cao, tự phụ sẽ làm nảy sinh tư tưởng, hành vi ứng  
xử coi thường dẫn đến xúc phạm nhân phẩm người khác, ngoài ra còn là nguồn gốc  
của sự lạc hậu, tiến bộ của cá nhân. Sự đánh giá không đúng đối tượng sẽ là nguyên  
nhân của sự thiếu tự tin và không chủ động trong quá trình giao tiếp.  
Sự tôn trọng nhân cách được thể hiện phong phú và đa dạng ở các tình huống  
giao tiếp như: Biết lắng nghe và biểu hiện thái độ khích lệ, động viên đối tượng nói  
những nhu cầu, suy nghĩ, mong muốn… của mình. Biết thể hiện các phản ứng biểu  
cảm một cách chân thành, trung thực khi tiếp xúc. Không bao giờ sử dụng các từ, câu  
xúc phạm đến nhân cách người đối thoại. Luôn bình tĩnh, tự chủ và ôn hòa trong mọi  
tình huống. Trang phục luôn gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự.  
Ví dụ: Trong kinh doanh để thực hiện mục đích bán được hàng và giữ được  
khách, những người hoạt động trên thương trường cần luôn luôn tôn trọng khách hàng,  
bạn hàng, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, dân tộc, giai cấp. Sự cạnh tranh là  
điều tất yếu trên thương trường song cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ để độc  
quyền mà cạnh tranh là để phát triển. Cạnh tranh lành mạnh, có văn hoá chỉ có thể dựa  
trên sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp kinh doanh.  
- Có thiện chí và tin tưởng trong giao tiếp  
Thiện chí trong giao tiếp là tin tưởng đối tượng giao tiếp, luôn nghĩ tốt về họ,  
dành những tình cảm tốt đẹp, đem lại niềm vui cho đối tượng giao tiếp, luôn động  
viên, khuyến khích họ làm việc tốt.  
Để đạt được mục đích trong giao tiếp, mỗi chủ thể phải nắm bắt, thấu hiểu mọi  
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng…của nhau, biết điều chỉnh nhu cầu, nguyện vọng…  
của mình sao cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích chung. Muốn vậy, các chủ thể phải luôn  
chân thành, thiện chí, biết nhường nhịn nhau trong giao tiếp. Sự thiện chí trong giao  
tiếp thể hiện ở chỗ các chủ thể giao tiếp phải luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và làm  
những điều tốt cho nhau. Hãy luôn tin vào bản chất tốt đẹp của con người để có những  
suy nghĩ thiện tâm nhất về người khác, đây là nguồn gốc làm nảy sinh sự chân thành,  
một điều vô cùng quan trọng trong giao tiếp.  
7
Con người ai chẳng có những lúc sai lầm. Sự thiện chí được thể hiện rõ nét nhất  
trong sự đánh giá, nhận xét người khác. Sự xét đoán công bằng, khách quan và hết sức  
tế nhị sẽ tạo được sự tin cậy và lòng mong muốn cầu tiến, ngược lại những lời chỉ  
trích, phê phán cay độc sẽ làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự và tạo ra những hiềm  
khích, xung đột. Có người đã nói: lời cay độc là mồi lửa mà lòng kiêu căng của con  
người là kho thuốc súng. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân nhưng điều quan trọng là  
tìm ra và khẳng định những mặt tốt đẹp của họ để đánh giá và phán xét.  
- Tôn trọng các giá trị văn hoá  
Mỗi vùng, miền, quốc gia có các giá trị văn hoá khác nhai, đòi hỏi được tôn  
trọng và giữ gìn. Người giao tiếp có văn hoá là người am hiểu các giá trị văn hoá của  
mối vùng miền khác nhau để đưa ra cách ứng xử phù hợp.  
- Thông cảm và quan tâm  
Nguyên tắc này được hiểu là sự thể hiện tình cảm giữa con người với nhau  
trong cuộc sống. Khi giao tiếp, các chủ thể cần có sự thông cảm về hoàn cảnh, nguyên  
nhân; quan tâm đến những mong muốn, nguyện vọng, quyền lợi… của nhau để có thể  
thực sự hòa cùng nỗi buồn, niềm vui của nhau, để có thể nhún nhường, nhân nhượng.  
Sự thông cảm sẽ tạo nên sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn trong giao tiếp,  
tránh được cách ứng xử cứng nhắc, khô cứng, không tình người. Sự thông cảm càng  
sâu sắc thì mâu thuẫn càng giảm. Muốn vậy, các chủ thể phải biết đặt mình vào vị trí  
của đối tượng để suy nghĩ, để cảm thông khi ứng xử. Hãy biết đặt câu hỏi: "Nếu mình  
ở vào địa vị đó thì sẽ ứng xử như thế nào? Mình có những mong muốn gì?"… Chỉ khi  
đó mới có thể hiểu được những suy nghĩ và hành động của nhau để thông cảm, tôn  
trọng và không có những hành vi bắt người khác phải suy nghĩ, hành động như mình.  
Mỗi người đều có những nhu cầu, nguyện vọng… riêng nhưng để có thể chung  
sống, để có thể hoà đồng thì mỗi người cần phải biết điều chỉnh nhu cầu, sở thích,  
nguyện vọng… của mình sao cho phù hợp với điều kiện giao tiếp. Muốn vậy, phải  
hiểu và thông cảm với nhu cầu, nguyện vọng… của người khác, luôn quan tâm đến  
tâm tư, nguyện vọng của người khác.  
Sự thông cảm và quan tâm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ  
lượng, khoan dung.  
b. Phong cách giao tiếp  
* Phong cách giao tiếp là hệ thống những cách biểu hiện tương đối ổn định của  
chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp trong quá trình tiếp xúc cùng nhau, với mọi  
người. Nói cách khác, phong cách giao tiềp là cách ứng xử, cách làm việc của mỗi  
người đối với người khác và môi trường xung quanh. Trong phong cách giao tiếp, có  
phần thì tương đối ổn định, có phần thì mềm dẻo, linh hoạt.  
* Các loại phong cách giao tiếp:  
8
- Phong cách độc đoán: là kiểu phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp chưa  
tôn trọng đối tượng giao tiếp. Những người mang phong cách giao tiếp này, họ thường  
cứng nhắc và máy móc trong khi xử lý các tình huống giao tiếp.Phong cách độc đoán có  
ưu nhược điểm sau:  
+ Ưu điểm: phong cách giao tiếp này có tác dụng trong việc đưa ra những quyết  
định nhất thời, giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.  
+ Nhược điểm: làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp; hạn chế sức sáng tạo  
của con người; giảm tính giáo dục và tính thuyết phục.  
- Phong cách dân chủ: là kiểu phong cách thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau giữa  
chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, nhờ đó tạo ra bầu không khí thân mật, gần gũi, cởi  
mở và quý trọng nhau.Phong cách giao tiếp này có ưu, nhược điểm sau:  
+ Ưu điểm: tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp; giúp mọi người thân  
thiện, gần gũi và hiểu nhau hơn; tạo mối liên hệ tốt khi làm việc.  
+ Nhược điểm: có nguy cơ thiếu tế nhị trong giao tiếp; có thể gây tổn thương  
lòng tự trọng của đối tượng giao tiếp; tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đối tượng  
giao tiếp khó được phát huy; ấn tượng để lại ở đối tượng giao tiếp: chủ thể khô khan,  
cứng nhắc.  
- Phong cách tự do: là kiểu phong cách linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi  
theo đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.  
+ Ưu điểm: phát huy tính tích cực của con người, kích thích tư duy độc lập sáng  
tạo,giao tiếp linh hoạt, dễ thay đổi mục đích, chiều theo ý đối tác giao tiếp.  
+ Nhược điểm: không làm chủ được cảm xúc của bản thân, thường hay phụ  
thuộc hoặc bắt chước, dễ phát sinh tự do quá trớn.Các thành viên tham gia giao tiếp  
linh hoạt quá mức, dễ thay đổi mục đích, chiều theo ý đối tác giao tiếp cho nênphong  
cách này dễ dàng thiết lập các quan hệ nhưng cũng dễ mất các mối quan hệ, không sâu  
sắc, thiếu lập trường, thế nào cũng được.  
Mỗi phong cách giao tiếp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Tùy thuộc vào mục  
đích và đối tượng giao tiếp mà chúng ta lựa chọn phong cách giao tiếp cho phù hợp để  
đạt hiệu quả cao nhất.  
1.1.4. Mô hình giao tiếp  
Trong quá trình giao tiếp của con người, để có thể nhận dạng được các thành tố  
cấu thành và mối quan hệ giữa các bộ phận của nó là vấn đề không đơn giản. Để tìm  
hiểu được nó, cần thông qua các mô hình mà nó có thể minh họa được các thành tố đó.  
a. Mô hình tuyến tính về giao tiếp (giao tiếp một chiều)(H1.1)  
9
Mô hình tuyến tính về giao tiếp là mô hình một chiều, xuất phát từ các công trình  
nghiên cứu ban đầu về giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở ra rừ các nhà tu từ học La  
Mã, Hy Lạp cổ đại, những người quan tâm đến việc đào tạo các nhà hùng biện một  
cách đúng đắn. Học thuyết ban đầu này về giao tiếp đã nhấn mạnh đến vai trò của diễn  
giả trước công chúng, chúng phản ánh cái có thể được gọi là quan điểm một chiều về  
giao tiếp, cho rằng một người có thể thực hiện những hành động nhất định theo một  
trình tự nhất định trong khi phát biểu và gợi ra những câu trả lời nhất định theo mong  
muốn của khán giả.  
Nhiễu  
Làm méo mó thông điệp  
3.Người nhận  
Giải mã  
thông điệp  
2. Kênh  
Chuyển  
thông điệp  
1. Người gửi  
Mã hóa  
thông điệp  
Hình1.1. Sơ đồ giao tiếp tuyến tính  
Theo mô hình này:  
- Người phát tin mã hóa một thông điệp và gửi nó tới người nghe thông qua một  
hay nhiều kênh giác quan.  
- Người nghe tiếp nhận và giải mã thông điệp này.  
- Không tính đến mọi sự thay đổi trong quá trình giao tiếp.  
Đây là mô hình “người nói – người nghe” đơn giản.  
b. Mô hình tác động qua lại về giao tiếp (giao tiếp hai chiều)(H1.2)  
Trong mô hình (H 1.2) có sự khác biệt lớn với mô hình tuyến tính về giao tiếp  
(giao tiếp một chiều)(H 1.1)  
- Người phát tin mã hóa thông điệp và gửi nó đến người nhận thông qua một hay  
nhiều kênh giác quan.  
- Người nhận tiếp nhận và giải mã thông điệp, sau đó mã hóa phản hồi (một phản  
ứng hay các phản ứng) và gửi phản hồi này tới nguồn, vậy là quá trình trở thành hai  
chiều.  
- Sau đó, nguồn giải mã thông điệp phản hồi theo thông điệp gốc đã được gửi và  
phản hồi đã được nhận.  
10  
- Tiếp theo nguồn mã hóa một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được  
(sự thích ứng).  
Thông tin  
Phản hồi  
Ngui gi  
Ngui nhn  
Ngui gi  
Ngui nhn  
(thông điệp)  
Hình1.2. Sơ đồ giao tiếp qua lại  
Quan điểm này về giao tiếp đã tính đến những ảnh hưởng phúc đáp của người  
nhận. Quan điểm nàu cho rằng một quá trình, trong chừng mực nào đó là vòng quanh,  
gửi và nhận, nhận và gửi.  
c. Mô hình giao dịch về giao tiếp (giao tiếp đa chiều) (H1.3)  
- Người giao tiếp A mã hóa một thông điệp và gửi nó đi.  
- Người giao tiếp B mã hóa phản hồi gửi tới người giao tiếp A, người giải mã nó.  
Nhưng những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hóa và giải mã  
có thể xảy ra đồng thời.  
- Ta có thể gửi và nhận các thông điệp cùng một lúc, nên mô hình này là đa  
hướng. Trong đó hai đối tượng luôn đổi vai trò người gửi, người nhận cho nhau.  
Hình 1.3. Sơ đồ giao dịch về giao tiếp  
MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP  
11  
Người mã hoá  
Người mã hoá  
Hình1.4.Mô hình giao dịch về giao tiếp  
1.1.5. Các thành tố của hành vi giao tiếp  
Môi trường giao tiếp  
Thông tin phản hồi  
Tiếp nhận→Giải mã  
Người nhận  
Ý nghĩ→Mã hóa  
Người phát  
Thông điệp  
Kênh  
Nhiễu  
Hình1.5. Sơ đồ các thành tố của hành vi giao tiếp  
*Người phát (ý nghĩ- mã hóa)  
Mã hóa là quá trình biểu đạt ý nghĩ thành lời nói, chữ viết hay đấu hiệu, ký  
hiệu, các phương tiện phi ngôn ngữ khác...  
Như được minh hoạ ở sơ đồ H1.5; quá trình giao tiếp bắt đầu khi “người phát /  
nguồn” bị kích thích một cách có ý thức hay không có ý thức bởi một sự việc; một  
khách thể hay một ý tưởng nào đó. Xuất hiện nhu cầu gửi thông điệp đi sau khi đã  
dùng trí nhớ để tìm ra thứ “tiếng” (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ) thích hợp để mã hoá  
thông điệp: Các nhân tố như sự tri giác, các kỳ vọng, thái độ và trạng thái cơ thể đều  
có ảnh hưởng đến việc gửi thông điệp.  
12  
Quá trình giao tiếp rất phức tạp, bởi vì nó mang tính chất ký hiệu, sử dụng một  
thứ “ngôn ngữ” nào đó để đại diện cho các khách thể và ý tưởng mà chúng ta đang  
giao tiếp. Không may, các ký hiệu có thể không được hiểu. Ví dụ, một kỹ sư hàng  
không phải lựa chọn thứ “tiếng” của mình một cách cẩn thận để nói cho một ai đó  
không am hiểu về nguyên tắc của vận tốc gió. Các từ ngữ quá chuyên sâu về mặt kỹ  
thuật có thể làm rối trí người giao tiếp – người nhận và làm cho họ không hiểu được.  
*Kênh(thông điệp) là phương tiện qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến  
người người nhận.  
Khi giao tiếp, thông điệp đã mã hoá được chuyển tải qua một kênh bay nhiều  
kênh.Nếu cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp, mặt đối mặt thì các kênh này có thể là một  
vài hay tất cả năm giác quan.Điển hình là chúng ta dựa vào hình ảnh thị giác và âm  
thanh làm các kênh khi nói và lắng nghe. Tuy nhiên, thay vì sự giao tiếp mặt đối mặt,  
chúng ta có thể lựa chọn để dùng một kênh điện tử có dùng âm thanh (như điện thoại  
chẳng hạn) hay thị giác (vô tuyến truyền hình). Trong một số trường hợp, chúng ta có  
thể lựa chọn cách gửi một thông điệp đến một ai đó bằng phương tiện tiếp xúc thân  
xác, chẳng hạn như vỗ vai người khác.Trong trường hợp này thì kênh xúc giác được sử  
dụng.  
Người phát / nguồn  
1. Những cảm nhận do ý tưởng hay 1. Những cảm nhận do kích thích  
nhu cầu giao tiếp gây nên hay nhu cầu giao tiếp gây nên  
2. Lựa chọn cách truyền thông thông 2. Tiếp nhận ký hiệu (mã) dưới  
điệp bằng ký hiệu ngôn ngữ (mã) dạng méo mó  
Người nhận (Tiếp nhận)  
3. Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm cũ 3. Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm  
để tìm ra ký hiệu ngôn ngữ nhằm cũ để gắn nghĩa cho ký hiệu (giải  
truyền thông thông điệp (mã hoá)  
mã)  
4. Lưu giữ thông thin  
5. Gửi phản hồi đi  
“Người giao tiếp/nguồn” nên luyện tập càng kỹ càng tốt cách lựa chọn kênh  
cho cuộc giao tiếp, giống như họ tiến hành việc lựa chọn các ký hiệu để dùng. Điều  
này là cần thiết, bởi vì các kênh khác nhau đòi hỏi những phương pháp phát triển ý  
tưởng khác nhau. Chẳng hạn, việc chọn các kênh điện tử đã làm thay đổi bản chất của  
sự giao tiếp chính trị. Các ứng cử viên tổng thống ở các nước đã từng phải đi kinh lý  
khắp đất nước để đọc bài diễn văn trong các chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ngày  
nay, thông qua việc sử dụng vô tuyến truyền hình, họ có thể đến với một số lượng dân  
chúng rộng lớn hơn mà không cần phải đi đâu cả. Như vậy, kênh điện tử đã được thay  
thế cho kênh “mặt đối mặt”!  
13  
*Giải mã là quá trình trong đó các biểu tượng được diễn đạt bởi người nhận  
Sau khi giải mã và nhận thức bản thông điệp, người nhận phản hồi tới người gửi  
thực sự là thông điệp khác thể hiện hiệu quả của việc thông tin. Những phản hồi thể  
hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp đã  
được gửi hay không.  
Không tính đến kênh được dùng, thông điệp cần phải được giải mã trước khi  
giao tiếp (có thể) được hoàn thành. Người giao tiếp/người nhận, trên cơ sở tiếp nhận  
các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng thông qua trí nhớ để các tín hiệu  
được phiên dịch sang hệ tiếng nói của người nhận. Thông điệp đã được giải mã này sẽ  
không giống hệt với thông điệp đã được người giao tiếp/người mã hoá, vì hệ thống ký  
hiệu của mỗi người được tạo nên bởi một tập hợp duy nhất các cảm nhận. Ví dụ, một  
người nội trợ sẽ có thột cách hiểu về câu “thêm mắm muối theo khẩu vị” nghĩa là gì.  
Nhưng lời chỉ dẫn này có thể giải mã một cách khác nhau ở những người nhận khác  
nhau.Một người quản trị ngân hàng vốn thích làm đầu bếp cho các cuộc liên hoan cuối  
tuần ngoài trời có thể muốn thêm một chút mắm muối thôi, còn để cho khách cho thêm  
gia vị. Mặt khác, một người nào đó có kinh nghiệm nấu nướng hơn lại có thể giải mã  
thông điệp này là “thêm nhiều mắm muối vào”.  
* Nhiễu:Trong việc truyền thông điệp và nhận sự phản hồi, thông điệp có thể bị  
nhiễu.Nhiễu là bất kì một trở ngại bên trong hoặc bên ngoài nào trong quá trình giao  
tiếp. Nhiễu có thể do các nhân tố của môi trường, sự suy yếu của thể chất, những vấn  
đề về ngữ nghĩa, những vấn đề về cú pháp, ngôn từ, sự lộn xộn trong cách sắp đặt,  
tiếng ồn xã hội và những vấn đề tâm lí gây nên.  
*Môi trường giao tiếp: Giao tiếp luôn tồn tại trong một bối cảnh, một môi trường  
nào đó. Môi trường giao tiếp bao gồm các yếu tố: không gian, thời gian, không khí,  
ánh sáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, thời tiết, sự sắp đặt…  
Giao tiếp không thể xảy ra trong chân không; nó luôn luôn tồn tại trong một  
ngữ cảnh nào đó, một môi trường nào đó.Nơi mà chúng ta hiện diện và người cùng  
hiện diện với chúng ta đều có ảnh hưởng đến sự giao tiếp của chúng ta. Những nhân tố  
như kích thước của căn buồng, màu sắc của tường, sự trang trí, kiểu và cách xếp đặt  
các đồ gỗ, kiểu chiếu sáng và căn buồng có đông đúc hay không… đều có thể ảnh  
hưởng đến việc chúng ta cảm xúc ra sao, đến cách giao tiếp, kiểu giao tiếp mà chúng  
ta tham gia vào. Chẳng hạn như xếp đặt một lượng lớn người trong một khu vực làm  
việc nhỏ hẹp (như trường hợp thường xảy ra với nhóm những người đánh máy chữ  
trong một cơ sở thương mại lớn) có thể dẫn đến sự giao tiếp căng thẳng thiếu tự  
nhiên.Chúng ta cũng có phản ứng đối với các nhân tố như nhiệt độ, mùi vị, âm thanh.  
1.2. Nhận biết các dấu hiệu bề ngoài của đối tượng giao tiếp  
14  
Thực chất kỹ năng nhận biết các dấu hiệu bề ngoài của đối tượng giao tiếp là kỹ  
năng định hướng trong giao tiếp.Đó là khả năng dựa vào tri giác ban đầu về các biểu  
hiện bên ngoài (hình thức, động tác, cử chỉ, ngôn ngữ, điệu bộ và các sắc thái biểu cảm  
của đối tượng giao tiếp để từ đó đoán biết được một cách tương đối chính xác các diễn  
biến tâm lý đang diễn ra trong đối tượng để định hướng một cách hợp lý cho mối quan  
hệ tiếp theo.  
1.2.1. Nét mặt  
* Ý nghĩa của nét mặt trong giao tiếp  
- Nét mặt cho ta biết về trạng thái cảm xúc của con người. Nét mặt trong quá  
trình giao tiếp dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể. Có sáu loại cảm xúc  
thường biểu lộ qua nét mặt: vui, buồn, ngặc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. Sự sợ hãi,  
tức giận hay đang âm mưu điều gì đó được biểu hiện rất rõ thông qua sắc mặt kết hợp  
với nét mặt nếu chủ nhân của nó thiếu bản lĩnh. Với nét mặt, người ta có thể thiết lập  
quan hệ như: mỉm cười, gật đầu, nhăn mày,…và cũng có thể điều tiết chiều hướng  
cuộc trò chuyện.  
- Nét mặt mang giá trị thông tin rất đa dạng, phong phú khi có sự giao tiếp giữa  
người với người và nhóm xã hội. Lông mày nhíu lại biểu hiện sự suy nghĩ về hoàn  
cảnh có vấn đề khi chủ thể chưa nhận thức được một sự kiện, hiện tượng nào đó hoặc  
kết quả của nhận thức ở chủ thể không đem lại cho chủ thể cảm xúc như mong muốn  
trước đó.  
Hình 1.6. Nét mặt biểu hiện tính cách  
15  
Biểu hiện trên mặt do hệ thống cơ mặt điều khiển, nó biểu hiện thường tương  
ứng với tâm trạng thực bên trong của đối tượng, do đó quan sát nét mặt giúp cho  
chúng ta hiểu thêm về đối tượng trong cuộc giao tiếp.  
- Nét mặt cho ta biết ít nhiều về tính cách của con người. Người vô tư, lạc quan,  
nét mặt thường hay vui vẻ, người vất vả lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng,  
trầm tư… Không phải ngẫu nghiên mà người ta xem tướng qua khuôn mặt. Người xưa  
thường có câu: “trông mặt mà bắt hình dong” (H1.6, H1.7).  
* Nét mặt có hai phần phần động và phần tĩnh  
- Phần động gồm mắt, miệng, bờ mi, trán thường vận động theo sự kích thích của  
đối tượng, hoàn cảnh cụ thể.  
- Phần tĩnh được phân bố ở các bộ phận trên khuôn mặt. Chúng hợp thành nét  
mặt chung của chủ thể khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như mặt lạnh như tiền  
- Phớt Ăng lê, nét mặt đôn hậu, nét mặt thể hiện tâm trạng đượm buồn, hiếu thắng,  
khắc khổ, nét mặt điềm đạm, tinh anh...  
Sự vận động của các bộ phận trên mặt được gọi là nét mặt. Sự biểu lộ của các  
trạng thái tâm lý trên nét mặt của con người rất phức tạp và bị phụ thuộc vào lứa tuổi,  
giới tính, nghề nghiệp và cá tính của từng chủ thể. Do các dân tộc có phong tục - tập  
quán khác nhau, cách gia đình giáo dục con cái có sự khác biệt mà các mức độ biểu  
cảm của nét mặt giữa mọi người cũng có sự khác nhau.  
Bộ mặt có kèm theo râu tóc và trang điểm là phản ánh nét tính cách cầu kì, cẩn  
thận của chủ thể. Các cơ cổ vận động có tác dụng tạo ra các điệu bộ. Sự cúi đầu biểu  
hiện sự phục tùng, lễ độ, cung kính đối với bề trên còn lắc đầu - không đồng ý, gật đầu  
- tán thành, lắc qua lắc lại - biểu hiện sự nhõng nhẽo, vòi vĩnh.  
*Lưu ý khi biểu hiện nét mặt trong giao tiếp  
Trong nét mặt, ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, điều khiển được,  
tia nhìn được xem là một phương sách để giữ người khác tham gia vào cuộc giao tiếp,  
trong một cuộc trò chuyện, hãy duy trì sự tiếp xúc bằng mắt từ 50 – 60% thời gian bạn  
nói, từ 75 – 85% thời gian nếu bạn nghe.Vì vậy, khi giao tiếp cần chú ý:  
- Mắt: tập trung vào người nói một cách nhẹ nhàng, thỉnh thoảng chuyển cái nhìn  
từ mặt người nói sang bộ phận khác của cơ thể, ví dụ nhìn vào tay, quần áo... Ánh mắt  
được xem là cửa sổ tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm trạng, những xúc cảm, tình cảm  
của con người như: vui, buồn, tức, giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng  
cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn  
của con người mà còn là con đường chủ yếu mà qua đó các thông tin cảm tính từ môi  
trường bên ngoài là do mắt cung cấp.  
16  
Hình 1.7. Nét mặt biểu hiện cảm xúc  
Để sử dụng ánh mắt hiệu quả, cần chú ý một số điểm sau đây:  
+ Nhìn thẳng vào người đối thoại, nhưng đó phải là một cái nhìn tự nhiên, nhẹ  
nhàng như bao quát toàn bộ con người họ, chứ không phải là một điểm nào đó trên  
khuôn mặt của họ hay thân thể họ.  
17  
+ Không nhìn chằm chằm vào mặt của người khác; hoặc không nhìn vào người  
nói, quay chỗ khác, nhắm mắt... Cái nhìn lãng tránh là biểu hiện của sự giả dối, thiếu  
thành thật, thiếu tự tin, còn nhìn thẳng vào mặt người khác là biểu hiện sự thành thật,  
sự tự tin, sự quan minh chính đại của chúng ta.  
+ Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để  
ý. Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm, không nheo mắt hoặc  
nhắm cả hai mắt trước mặt người khác.  
- Nét mặt biểu hiện theo chủ đề câu chuyện, theo tâm trạng người nói... ví dụ, khi  
người nói thông báo chuyện buồn thì nét mặt bạn phải tỏ ra cảm thông, chia sẻ.  
- Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung  
phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những  
nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được  
hoan nghênh, vì nụ cười không những đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự  
tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và  
lòng chân thành. Khi chúng ta tươi cười với người khác, điều đó sẽ chuyển tải một  
thông điệp là: rất vui mừng được gặp họ, sẵn sàng giao tiếp với họ. Nụ cười tự nhiên,  
chân thành, cởi mở và phải tùy thuộc vào hoàn cảnh.  
Nụ cười tự nhiên được biểu lộ về thái độ tích cực, thái độ mời chào cởi mở, có  
thể giải tỏa được những ý tưởng đối địch ở người khác. Sự vận động của môi, miệng  
bao gồm cả lưỡi, răng có tác dụng biểu cảm rõ nét khi chủ thể mỉm cười.  
Nụ cười tạo không khí ấm cúng trong gia đình, thể hiện sự sẵn sàng trong kinh  
doanh, là dấu hiệu của tình bạn.  
Nụ cười bồi dưỡng tinh thần cho người mệt nhọc, gạt bỏ lo âu.  
Trái lại, nụ cười miễn cưỡng (cười nhạt) lại biểu lộ sự giả tạo, nịnh bợ hay mỉa  
mai; cười hô hố, ha hả hay cười ré lên ở nơi công cộng lại thể hiện sự vô ý, vô duyên.  
Trong nghệ thuật tuồng chèo, người ta đã đề cập đến hình ảnh của ba mươi sáu  
kiểu cười thể hiện các trạng thái xúc cảm khác nhau. Trạng thái giận dữ được biểu  
hiện bằng sự mím miệng hoặc nghiến răng, bậm môi.  
Nhờ có sự biểu cảm qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt mà quá trình giao tiếp được  
diễn ra hợp lý, nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc hơn.  
1.2.2. Tư thế  
* Định nghĩa  
Tư thế biểu hiện sự vận động của toàn thân hướng theo một chủ đích nào đó. Tư  
thế con người được hình thành do những tác động giáo dục từ thời ấu thơ, do gia đình  
xây dựng thông qua những thói quen thoả mãn nhu cầu. Tư thế được coi là một bộ  
phận quan trọng trong các nghi thức giao tiếp với những người xung quanh. Trong  
18  
quan hệ người lớn - trẻ nhỏ, người lớn phải biết thể hiện được tư thế mẫu mực của  
mình để trẻ nhỏ bắt chước, học theo.  
* Ý nghĩa của tư thế  
Tư thế là một nguồn thông tin có ích. Tư thế trước hết thể hiện ở chiều cao,  
Trong sinh hoạt ở tổ chức hoặc trong giao tiếp,tùy hoàn cảnh mà cá nhân làm nổi bật  
hoặc dấu bớt chiều cao của mình. Khi muốn khẳng định mình với người đối diện, cá  
nhân sẽ có xu hướng ngẩng đầu và ngả người về phía sau. Nhân viên khi đến gặp cấp  
trên để thể hiện vẻ tôn kính có xu hướng cúi đầu khi chia tay và cúi chào khi bắt tay.  
Tiếp theo, các cá nhân có khuynh hướng bắt chước tư thế của người khác. Cá nhân  
cũng có thể dùng việc thay đổi dáng điệu một cách cố ý, ranh mãnh.  
Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem tư thế giao tiếp như cái  
khung hay cái nền cho hình ảnh của người giao tiếp.  
* Các loại tư thế:  
- Xét theo quan hệ xã hội, có ba loại tư thế có tính cơ bản của hành vi như sau:  
Tư thế bề trên thể hiện ở cách ngồi thoải mái, đầu hơi ngửa ra phía sau;  
Tư thế người bề dưới ngồi hơi cúi xuống tựa như lắng nghe;  
Tư thế ngang bằng trong quan hệ bạn bè bình đẳng.  
- Xét theo quỹ đạo vận động của thân thể, có các tư thế như: nằm, ngồi, quỳ,  
khom lưng, thẳng lưng, ưỡn người về phía trước, cúi đầu, đi, đứng.  
- Xét theo nội dung tâm lý được biểu hiện, có các tư thế như: nịnh bợ, xum xoe,  
hánh dịch, trịch thượng, bề trên, khiêm nhường, cung kính, tôn trọng lẫn nhau... Các  
nhà danh hoạ Trung Quốc đã thể hiện rõ được những trạng thái tâm lý của trên 6000 tư  
thế của con người ở các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính khác nhau bằng những hình  
tượng trong tranh vẽ. Tư thế được biểu hiện ra trong thực tế rất phong phú và đa dạng.  
* Lưu ý đối với một số tư thế trong giao tiếp  
Có 3 tư thế chủ yếu: đi, đứng, ngồi.  
- Tư thế đi  
Tư thế đi đẹp là tư thế đi nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi  
ưỡn về phía trước, tạo ra tư thế tự tin, năng động, giàu nghị lực.  
Có người đi nhanh nhưng đầu lại cuối xuống, nghĩa là lầm lũi đi, đó là tư thế đi  
của những con người tất bật, vất vả, không biết nhìn xa trông rộng. Có người dò dẫm  
đi từng bước ngắn, đó là con người hay nghi ngại, thiếu tự tin. Lại có người chậm rãi,  
ung dung thư thái thả chân từng bước một, đó là con người nhàn rỗi, không có việc gì  
quan trọng để giải quyết. Tư thế đi như vậy chỉphù hợpkhi dạo mát trong công viên,  
hoặc trong phòng làm việc hoặc khi đang suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó.  
Khi đi nếu bạn xách cặp, thì hãy dung tay trái, để tay phải luôn sẵn sang chìa ra  
bắt tay người khác hoặc đón nhận người khác bắt tay mình.  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 92 trang yennguyen 06/04/2022 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Mai Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_mai_thi_bich_ngoc.pdf