Tài liệu Tổng hợp kỹ năng khi đi phỏng vấn

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi  
phỏng vấn  
Trong một buổi phỏng vấn, ngoài cách diễn đạt ngôn ngữ lôi cuốn và tự  
tin, thì những biểu hiện của cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng để  
làm bật lên câu chuyện của bạn. Những biểu hiện bên ngoài cơ thể như  
vậy được gọi với một cái tên chung là “ngôn ngữ cơ thể”.  
Hẳn nhiên không hiếm các trường hợp bạn làm cho nhà tuyển dụng rối tung  
lên vì ngôn ngữ cơ thể bạn diễn đạt. Vì vậy, cách cân bằng tốt nhất đó là bạn  
phải tự học hỏi, tập luyện nếu bạn thực sự muốn tỏa sáng trong buổi phỏng  
vấn.  
Muốn tỏa sáng trong cuộc phỏng vấn bạn phải biết cách tận dụng ngôn ngữ  
cơ thể  
Biết cách mường tượng  
Trước khi bạn tham dự buổi phỏng vấn, hãy ngồi yên lặng trong 5 phút,  
tưởng tượng bạn sẽ giao tiếp như thế nào với nhà tuyển dụng. Bạn nên nghĩ  
theo hướng tích cực, vì khi đầu óc bạn hình dung sự việc đó một cách rõ  
ràng, thì bạn sẽ thực hiện chúng rất tốt và theo quy luật những người khác  
cũng sẽ phản ứng theo như vậy.  
Thời gian mường tượng này có thể giúp bạn trấn tĩnh tinh thần, lấy lại sự  
bình tĩnh và tự tin. Phương thức này thật sự rất hữu ích, bạn có thể tập nó  
trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn.  
Những ấn tượng đầu tiên  
Cách bước vào  
Cách bạn bước vào phòng sẽ cho người khác biết bạn mong đợi được đối xử  
như thế nào. Vì vậy, đừng chần chừ hay tỏ ra rụt rè, hãy đi vào không chút  
do dự. Khi bạn tiến gần đến văn phòng của nhà tuyển dụng, hãy bước đi với  
cùng một tốc độ như ban đầu. Nếu bạn thay đổi tốc độ hoặc hơi chùn chân ,  
điều này sẽ thể hiện sự thiếu tự tin của bạn.  
Bắt tay  
Giữ lòng bàn tay thẳng và siết tay bằng với lực nắm của nhà tuyển dụng.  
Hãy để nhà tuyển dụng quyết định khi nào nào ngừng bắt tay. Hãy nhắc đến  
tên của nhà tuyển dụng 2 lần trong 15 giây đầu tiên và mỗi lần không nên  
nói quá 30 giây.  
Bắt tay đúng cách thể hiện được sự tự tin của bạn  
Khi ngồi  
Nếu bạn buộc phải ngồi ghế thấp đối diện với nhà tuyển dụng, hãy xoay ghế  
chếch 45 độ so với nhà tuyển dụng để tránh “ vị trí bị khiển trách”. Trong  
trường hợp bạn không thể xoay ghế thì hãy xoay người.  
Cách bạn đặt cánh tay cũng khá quan trọng, bạn nên mở ngửa cánh tay, thay  
vì úp lại. Lòng bàn tay rộng mở sẽ cho nhà tuyển dụng thấy sự thân thiện,  
nhiệt tình của bạn.  
Các điệu bộ  
Nếu bạn muốn có các động tác cử chỉ rõ ràng, đơn giản và thong thả; thì  
điều kiện tiên quyết đó là bạn phải giữ được bình tĩnh, tự chủ và kiểm soát  
được cảm xúc của chính mình.  
Một quy ước trong thương lượng có từ lâu đời, đó là những người có quyền  
lực không phải cử động nhiều.  
Bạn có thể khéo léo bắt chước các điệu bộ và biểu hiện của nhà tuyển dụng  
vào thời điểm thích hợp.  
Mỗi tư thế đều có những giá trị riêng của nó  
Mỗi tư thế đều có những giá trị riêng của nó, dù bạn đang đứng hay ngồi im,  
nhà tuyển dụng cũng “đọc” được ở bạn điều gì đó. Chính vì vậy, bạn nên  
nhớ luôn giữ thẳng lưng, hai tay chắp phía trước, di chuyển và vận động nhẹ  
nhàng nhưng dứt khoát.  
Sử dụng ánh mắt  
Ánh mắt- là ngôn ngữ không lời quan trọng nhất, từ ánh mắt nhà tuyển dụng  
có thể hình dung phần nào đó về con người bạn. Ánh mắt nhìn thẳng vào  
nhà tuyển dụng với thái độ nghiêm túc, trang trọng, không nên quá 10 giây.  
Bạn cũng nên tránh những kiểu cười vô nghĩa vào những thời điểm không  
thích hợp.  
Dùng những từ có sức mạnh  
Theo một cuộc nghiên cứu tại trường Đại học California cho thấy những từ  
giàu sức thuyết phục nhất trong văn nói: khám phá, chứng minh, kết quả, tiết  
kiệm, mới mẻ, an toàn, yêu thương,… đây là những từ rất dễ sử dụng. Hãy  
biết cách tận dụng các từ ngữ này trong cuộc phỏng vấn, tuy nhiên không  
nên dùng một cách bừa bãi.  
Âm lượng của giọng nói cực kỳ quan trọng, nó có thể làm cho câu chuyện  
bạn kể hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Hãy dùng âm lượng tự nhiên và đừng biến  
đổi tốc độ nói bình thường của bạn. Nói quá nhanh hay quá chậm đều khiến  
người nghe cảm giác không tin cậy. Một lưu ý nhỏ là bạn nên tránh ngắt  
nghỉ lung tung và đế thêm những âm vô nghĩa như “umm”,“ah”.  
Làm chủ ngôn ngữ cơ thể là cách để chứng tỏ độ tự chủ của bạn, kiểm soát  
được nội dung của câu chuyện truyền tải, vì vậy bạn hãy luôn cẩn trọng  
trong tất cả những ngôn ngữ không lời này. Hãy biến cuộc phỏng vấn trở  
thành cuộc trò chuyện thú vị nhờ những ngôn ngữ cơ thể phong phú từ bạn.  
Nguyễn Ngọc Ly (First-Viec-Lam)  
Một số tình huống khó xử trong  
buổi phỏng vấn và cách xử lý  
Trong buổi phỏng vấn, lần đầu tiên bạn phải chạm mặt với nhà tuyển  
dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít những rắc rối nảy sinh. Bản thân  
chúng ta không ai là hoàn hảo, luôn có những tình huống khiến bạn  
phải ra quyết định kịp thời, vì nó xảy ra bất ngờ và thường mang theo  
những thông tin không khả quan. Người khôn ngoan phải là người biết  
chuyển bại thành thắng, giải quyết cặn kẽ những tình huống khó xử ấy.  
Một số tình huống bạn cần tránh  
1.Quên/ nhầm tên người phỏng vấn  
Đây là điều mà bạn hoàn toàn không mong muốn, nhưng có thể bạn sẽ rơi  
vào tình huống “dở khóc dở cười” này. Tâm trạng hồi hộp, áp lực vì đây là  
lần hẹn phỏng vấn đầu tiên đã khiến bạn nhớ nhầm tên người phỏng vấn,  
hay tệ hơn nữa là quên tên nhà phỏng vấn này. Bạn nên xử trí ra sao?  
Quên/ nhầm tên nhà tuyển dụng là một lỗi bạn nên tránh  
Có thể bạn phải mất khoảng 30 giây đến 1 phút để lấy lại bình tĩnh. Đừng  
gãi đầu hay nở một” nụ cười trừ” nhằm cứu vãn tình thế. Hãy cúi đầu xin lỗi  
nhà tuyển dụng một cách chân thành nhất, như những gì thực tâm bạn nghĩ.  
Bạn biết đấy, bạn đang rơi vào một lỗi cực kỳ nghiêm trọng, nhà tuyển dụng  
có thể đánh rớt bạn ngay lập tức, vì trong suy nghĩ của họ, lỗi này là hoàn  
toàn không thể chấp nhận với một ứng cử viên chuyên nghiệp. Hãy cố gắng  
trấn tĩnh bản thân, thừa nhận lỗi và cam đoan rằng bạn sẽ không để lỗi này  
tái phạm trong suốt thời gian phỏng vấn về sau.  
2.Bề ngoài chưa thật chỉn chu  
Trong một phút lơ đãng nào đó, bạn chưa có thời gian để chỉnh lại mái tóc  
hay cà vạt, như vậy khi đến với buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá  
bạn thiếu chuyên nghiệp trong tác phong.  
Bạn có thể tận dụng thời gian khi nhà tuyển dụng xem sơ lại hồ sơ của bạn,  
hãy nhanh chóng dùng một ít thời gian ít ỏi này chỉnh lại trang phục. Bạn  
nên làm những điều này thật tự nhiên, như thể đây là cách bạn tôn trọng  
người đối diện, tôn trọng nhà tuyển dụng.  
Luôn thận trọng trong tác phong của bạn  
3. Vấn đề về tiền lương  
Đây là vấn đề mà hầu hết mọi ứng viên đều cho rằng nhạy cảm, thông  
thường sẽ xảy ra hai trường hợp:  
+ Nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về mức lương mà họ mong muốn được nhận.  
+ Nhà tuyển dụng nói ngay mức lương mà công ty có thể trả cho ứng viên và  
hỏi ứng viên có thắc mắc hay nguyện vọng gì không?  
Đại đa số phần đông chúng ta thường né tránh điều này, vì bạn luôn tự mình  
vướng vào luồng suy nghĩ như sau:  
+ Ứng viên có thể nêu mức lương cao và nhà tuyển dụng có thể vịn vào đó  
đánh trượt ứng viên, với lý do công ty không thể chi trả mức lương như vậy.  
+Mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thấp hơn mong muốn của ứng viên, ứng  
viên phải ứng xử để có thể “nâng” mức lương phù hợp với nguyện vọng của  
mình.  
Tuy nhiên bạn hãy quay trở lại với gốc rễ vấn đề này chính là năng lực của  
bạn. Nếu bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ là người  
mang cho công ty lợi ích đủ lớn và bạn thực sự xứng đáng được hưởng mức  
lương này.  
Đừng né tránh vấn đề về lương, vì bạn càng né tránh sau này sẽ còn nhiều  
những rắc rối mà bạn chưa hề biết đến. Trung thực, thẳng thắn, biết người  
biết ta là điều cốt yếu bạn nên làm trong lúc này.  
4.Quên viết thư cảm ơn  
Phần đông các bạn trẻ nhất là sinh viên mới tốt nghiệp thường thiếu sót điều  
này, vì có thbạn nghĩ rằng đây là giai đoạn có thể bỏ qua, không cần thiết.  
Tuy nhiên, đây mới thực sự là bước cuối cùng hoàn chỉnh buổi phỏng vấn để  
đến một giai đoạn tiếp theo.  
Một lá thư cảm ơn kịp thời sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng  
Nếu bạn nằm trong tình huống khó xử này, hãy nghiêm túc viết một bức thư  
cảm ơn cộng với lời xin lỗi vì đã không gửi lời cảm ơn sớm nhất có thể.  
Bạn có thể ghi chú thêm về những thông tin mà nhà tuyển dụng đã trao đổi  
với bạn trong buổi phỏng vấn vừa rồi, lặp lại những từ khóa bạn cho là quan  
trọng.  
Độ dài của một email có thể nằm trong khoảng từ 200-300 chữ, tránh viết  
dài dòng và lan man, ngắn gọn, súc tích và có nội dung rõ ràng là điều cần  
thiết nhất.  
Những tình huống khó xử trong buổi phỏng vấn diễn ra rất bất ngờ, nhưng  
không phải là không kiểm soát được. Chỉ cần bạn ghi nhớ một nguyên tắc  
trong cuộc sống đó là thật tâm nhận lỗi nếu lỗi này xuất phát từ bạn. Chúc  
bạn luôn bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết tình huống khôn ngoan nhất.  
Nguyễn Ngọc Ly ( First-Viec-Lam)  
Hồi âm và phản ứng khi  
ứng tuyển thành công  
Chúc mừng bạn! Tất cả công sức, thời gian chờ đợi của bạn đã được  
đền đáp. Bạn xứng đáng đạt được thành quả như ngày hôm nay. Hãy  
phấn khởi và tự tin, vì khi được tuyển dụng nghĩa là bạn thực sự có  
năng lực ở vị trí ứng tuyển.  
Ứng tuyển thành công- đây là món quà ý nghĩa dành cho bạn. Tận hưởng  
niềm vui là điều bạn nên làm đầu tiên, sau đó bạn nên xây dựng kế hoạch dài  
hạn, đề ra những mục tiêu tiếp theo. Bạn biết đấy, bạn vẫn còn những nhiệm  
vụ quan trọng ở phía trước.  
Thư hồi âm cảm ơn  
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ gửi email thông báo kết quả, vì đây là  
thông tin cá nhân quan trọng, nên điện thoại sẽ ít được sử dụng trong trường  
hợp này.  
Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra email thường xuyên để có thể  
cập nhật đầy đủ thông tin chính xác.  
Sau khi nhận được email thông báo trúng tuyển, bạn nên gửi email hồi âm  
để báo với nhà tuyển dụng rằng bạn đã nhận được email. Nếu trong email  
thông báo về thời gian bạn bắt đầu công việc, hãy nhắc lại điều đó một lần  
nữa trong email, giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn đã nhớ chính xác thông tin  
trên. Nhờ điều này nhà tuyển dụng cảm nhận được bạn là một ứng viên-  
nhân viên tương lai nhiệt tình và cẩn trọng trong công việc.  
Bạn vẫn còn những việc làm tiếp theo  
Bạn sẽ được hẹn tiếp một buổi đến để thoả thuận về hợp đồng lao động và  
các vấn đề liên quan, bao gồm: loại hợp đồng, công việc, mức lương, thời  
gian làm việc. Bạn sẽ được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp về những  
vấn đề này. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn hãy chủ động hỏi rõ, sự thẳng  
thắn ban đầu là vô cùng cần thiết và quan trọng, điều này sẽ giúp bạn tránh  
những rắc rối về sau.  
Tạm gác lại niềm vui trúng tuyển, bây giờ là lúc bạn lên kế hoạch để đề ra  
mục tiêu tiếp theo.  
Tìm hiểu thông tin về công ty  
Hãy dành một khoảng thời gian để tìm hiểu thêm về văn hóa công ty. Bước  
vào một môi trường làm việc mới, điều khiến bạn bỡ ngỡ đầu tiên đó chính  
là văn hóa của công ty. Hãy tận dụng những kiến thức trên website công ty  
để tìm hiểu thêm thông tin.  
Ở các công ty liên quan đến lĩnh vực truyền thông, đa phần các thông tin về  
văn hóa, chính sách đã được đăng tải khá đầy đủ, bạn nên liệt kê những  
thông tin này trên giấy, thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chúng sẽ  
là nguồn tư liệu quý giá giúp bạn có nền kiến thức vững vàng hơn . Đọc lại  
nhiều lần là cách bạn tiếp thu một cách có hiệu quả nhất, trở thành kiến thức  
của chính bạn.  
Chuẩn bị phục trang  
Vẻ bề ngoài một phần nào đó thể hiện tác phong làm việc của bạn, vì vậy  
hãy dành thời gian để chăm chút thêm về phục trang. Chúng sẽ giúp bạn tự  
tin hơn trong giao tiếp.  
Bạn nên quan sát phục trang của nhân viên công ty trước khi chuẩn bị cho  
mình trang phục phù hợp. Tránh ăn mặc cầu kỳ, không phù hợp với vị trí  
làm việc, đừng biến ngày làm việc đầu tiên trở nên tồi tệ vì những sai sót  
không đáng có.  
Ổn định tinh thần  
Còn bây giờ, điều còn lại chính là tinh thần của bạn. Bạn phải ổn định tinh  
thần, tạo sự lạc quan và phấn khởi, luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực, đây  
là cách lên dây cót tinh thần hiệu quả nhất.  
Đừng quá quan trọng những khó khăn mà bạn sắp phải đương đầu, đừng để  
những điều ấy là áp lực khiến bạn mất tự tin. Khi bạn trúng tuyển, nghĩa là  
nhà tuyển dụng đã thấy khả năng của bạn, điều bạn nên làm là kiên trì, tin  
vào bản thân và đi tìm giá trị mà bạn theo đuổi.  
First-Viec-Lam  
Đàm phán lương – một khâu quan  
trọng  
Bạn không thể phủ nhận tầm quan trọng của vấn đề lương trong thời  
đại ngày nay, lương được hưởng theo năng lực mà bạn có. Vì vậy nếu  
bạn là ứng viên có đầy đủ năng lực, tố chất, hãy tự tin rằng bạn sẽ được  
hưởng mức lương như những gì bạn thực sự xứng đáng.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 89 trang yennguyen 06/04/2022 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tổng hợp kỹ năng khi đi phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tong_hop_ky_nang_khi_di_phong_van.pdf