Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Kế toán các khoản phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu  
Bài 3:  
Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu  
1.  
Khái niệm và nguồn hình thành  
1.1.  
1.2. Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu  
- Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ  
đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu đƣợc phản ánh theo từng nguồn  
hình thành nhƣ:  
+Vốn góp của chủ sở hữu;  
+Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;  
+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản.  
- Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng k  kinh doanh.  
Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn đƣợc ghi nhận theo số thực góp,  
tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trƣờng hợp nhận vốn  
góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp l  của tài sản phi tiền tệ  
tại ngày góp vốn.  
Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình nhƣ bản quyền, quyền khai thác, sử dụng  
tài sản, thƣơng hiệu, nhãn hiệu… chỉ đƣợc thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật  
hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chƣa có quy định cụ thể về vấn đề  
này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thƣơng hiệu đƣợc kế toán nhƣ việc đi thuê tài  
sản hoặc nhƣợng quyền thƣơng mại, theo đó:  
+Đối với bên góp vốn bằng thƣơng hiệu, nhãn hiệu, tên thƣơng mại: Ghi nhận số tiền  
thu đƣợc từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại là doanh thu cho thuê tài  
sản vô hình, nhƣợng quyền thƣơng mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tƣ vào đơn vị  
khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tƣơng ứng với giá trị khoản đầu tƣ;  
+ Đối với bên nhận vốn góp bằng thiêu hiệu, nhãn nhiệu, tên thƣơng mại: Không ghi  
nhận giá trị thƣơng hiệu, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tƣơng ứng  
với giá trị thƣơng hiệu, nhãn hiệu, tên thƣơng mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử  
dụng nhãn hiệu, thƣơng hiệu, tên thƣơng mại đƣợc ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí  
nhƣợng quyền thƣơng mại.  
56  
- Việc sử dụng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tƣ phát  
triển để bù lỗ kinh doanh đƣợc thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải  
thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.  
- Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chƣa phân  
phối. Mọi trƣờng hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu quá mức số lợi nhuận sau thuế  
chƣa phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các  
thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng k  kinh doanh.  
1.3. Kế toán nguồn vốn kinh doanh  
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411  
Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Bên Nợ: Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu giảm do:  
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;  
- Điều chuyển vốn cho đơn vị khác;  
- Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá;  
- Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp;  
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;  
- Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).  
Bên Có: Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng do:  
- Các chủ sở hữu góp vốn;  
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;  
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;  
- Phát sinh quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;  
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) đƣợc ghi tăng  
Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.  
Số dƣ bên Có:  
- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp.  
Tài khoản 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu có 4 tài khoản cấp 2:  
- TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu  
- TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần  
- TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu  
- TK 4118- Vốn khác  
Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu  
57  
1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:  
Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)  
Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tƣ  
vào doanh nghiệp khác)  
Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)  
Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)  
Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)  
Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả đƣợc chuyển thành  
vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn đƣợc tính là vốn góp của chủ sở hữu).  
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu  
Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả đƣợc chuyển thành  
vốn lớn hơn giá trị phần vốn đƣợc tính là vốn góp của chủ sở hữu).  
2. Trƣờng hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông  
a) Khi nhận đƣợc tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ  
phiếu, ghi:  
Nợ các TK 111, 112 (mệnh giá)  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá).  
Công ty cổ phần ghi nhận chi tiết mệnh giá cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trên TK  
41111; Mệnh giá cổ phiếu ƣu đãi trên TK 41112.  
b) Khi nhận đƣợc tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và  
mệnh giá cổ phiếu, ghi:  
Nợ các TK 111, 112 (giá phát hành)  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá phát hành > mệnh giá)  
c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần  
Có các TK 111, 112.  
3. Trƣờng hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:  
a) Trƣờng hợp công ty cổ phần đƣợc phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dƣ vốn cổ  
phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần  
58  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.  
b) Trƣờng hợp công ty cổ phần đƣợc phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tƣ phát  
triển, ghi:  
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (nếu có).  
c) Trƣờng hợp công ty cổ phần đƣợc phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế  
chƣa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) ghi:  
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (nếu có).  
4. Trƣờng hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tƣ vào doanh nghiệp khác (kể cả  
trƣờng hợp hợp nhất kinh doanh dƣới hình thức phát hành cổ phiếu)  
a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:  
Nợ TK 221 - Đầu tƣ vào công ty con  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (nếu có).  
b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:  
Nợ TK 221 - Đầu tƣ vào công ty con  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (nếu có)  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.  
5. Trƣờng hợp công ty cổ phần đƣợc phát hành cổ phiếu thƣởng từ quỹ khen thƣởng để tăng  
vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, ghi:  
Nợ TK 3531 - Quỹ khen thƣởng  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá phát hành > mệnh giá).  
6. Kế toán cổ phiếu quỹ  
a) Khi mua cổ phiếu quỹ, kế toán phản ánh theo giá thực tế mua, ghi:  
Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ  
Có các TK 111 112.  
b) Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, ghi:  
59  
Nợ các TK 111, 112 (giá tái phát hành)  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá tái phát hành nhỏ hơn giá ghi sổ)  
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (theo giá ghi sổ)  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá tái phát hành lớn hơn giá ghi sổ cổ  
phiếu quỹ).  
c) Khi công ty cổ phần huỷ bỏ cổ phiếu quỹ:  
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá mua lại lớn hơn mệnh giá)  
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (theo giá ghi sổ)  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá).  
7. Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác, doanh nghiệp  
phải kết chuyển sang Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, ghi:  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (4111).  
8 Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tƣ XDCB đã hoàn thành hoặc công  
việc mua sắm TSCĐ đã xong đƣa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết  
toán vốn đầu tƣ đƣợc duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng Vốn đầu  
tƣ của chủ sở hữu:  
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.  
9. Khi nhận đƣợc quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn Nhà  
nƣớc, ghi:  
Nợ các TK 111, 112, 153, 211...  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (4118).  
Các trƣờng hợp khác mà cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nƣớc thì  
phản ánh quà biếu, tặng, tài trợ vào thu nhập khác.  
10. Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (4111, 4112)  
Có các TK 111, 112.  
11. Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:  
- Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản ghi:  
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu  
60  
Có các TK 111, 112, 152, 155, 156... (giá trị ghi sổ).  
- Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ  
Có các TK 211, 213.  
- Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của  
chủ sở hữu đƣợc ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.  
12. Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu  
- Tại thời điểm phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, kế toán xác định  
giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu  
giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tƣơng lai về giá trị hiện tại, ghi:  
Nợ các TK 111 112 (tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi)  
Có TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi (phần nợ gốc)  
Có TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu  
đƣợc và nợ gốc trái phiếu chuyển đổi).  
- Khi đáo hạn trái phiếu, trƣờng hợp ngƣời nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển  
đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi và ghi  
tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, ghi:  
Nợ TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (phần chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu  
phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi).  
- Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu  
chuyển đổi vào thặng dƣ vốn cổ phần (kể cả trƣờng hợp trái chủ không thực hiện quyền  
chọn), ghi:  
Nợ TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần.  
13. Hƣớng dẫn kế toán tăng, giảm vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc  
trƣớc khi chuyển thành công ty cổ phần  
a) Đối với tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “Biên bản xử l  tài sản thừa, thiếu  
qua kiểm kê”, ghi:  
Nợ TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết  
61  
Có TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán (nếu tài sản thừa của ngƣời bán)  
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(3388)  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác định đƣợc  
nguyên nhân và không tìm đƣợc chủ sở hữu).  
b) Kế toán chuyển giao vật tƣ, tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh l  
chƣa đƣợc xử l  cho tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, công ty mẹ, công ty nhà nƣớc độc lập  
khác:  
- Trƣờng hợp doanh nghiệp chuyển giao vật tƣ, hàng hoá không cần dùng, ứ đọng, chờ  
thanh l  chƣa đƣợc xử l  cho tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, công ty mẹ, công ty nhà  
nƣớc độc lập khác, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có các TK 152, 153, 155.  
- Trƣờng hợp doanh nghiệp chuyển giao tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh l  cho  
tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, công ty mẹ, công ty nhà nƣớc độc lập khác, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ  
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.  
c) Kế toán chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi  
Đối với tài sản là công trình phúc lợi đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn Nhà nƣớc, nếu doanh  
nghiệp cổ phần hoá tiếp tục sử dụng cho mục đích kinh doanh thì kế toán ghi nhƣ sau:  
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
d) Kế toán xử l  các khoản nợ phải trả trƣớc khi chuyển thành Công ty cổ phần: Trƣớc khi  
chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá phải xử l  các khoản nợ phải trả,  
tuỳ thuộc từng khoản nợ và quyết định xử l :  
- Đối với các khoản nợ phải trả nhƣng không phải thanh toán mà đƣợc hạch toán tăng vốn  
nhà nƣớc, ghi:  
Nợ các TK 331, 338, ...  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.  
- Đối với các khoản nợ phải trả phải thanh toán bằng tiền, tài sản, ghi:  
Nợ các TK 331, 338, ...  
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn lũy kế TSCĐ dùng để trả nợ)  
62  
Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản dùng để trả nợ và giá trị  
ghi sổ của khoản nợ phải trả đƣợc xử l  theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.  
đ) Kế toán xử l  các khoản dự phòng trƣớc khi doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ  
phần: Các khoản dự phòng sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn sẽ đƣợc hạch toán tăng vốn nhà  
nƣớc, ghi:  
Nợ các TK 229, 352  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
e) Kế toán xử l  số dƣ chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có)  
- Nếu lãi tỷ giá đƣợc ghi tăng vốn nhà nƣớc, ghi:  
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
- Nếu lỗ tỷ giá đƣợc ghi giảm vốn nhà nƣớc, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.  
Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền có quyết định khác thì các khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ  
giá hối đoái đang phản ánh trong TK 413 đƣợc xử l  theo quyết định của cơ quan có thẩm  
quyền.  
g) Kế toán xử l  vốn đầu tƣ dài hạn vào doanh nghiệp khác  
- Trƣờng hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa vốn đã đầu tƣ dài hạn vào doanh nghiệp  
khác thì đơn vị phải xác định lại giá trị vốn đầu tƣ dài hạn tại thời điểm chuyển giao theo  
quy định của pháp luật.  
- Trƣờng hợp doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các khoản đầu tƣ dài hạn vào doanh  
nghiệp khác và chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nƣớc khác làm đối tác, căn cứ vào biên  
bản bàn giao ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có các TK 222, 228...  
h) Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi sổ của vốn Nhà nƣớc: Chênh  
lệch của vốn Nhà nƣớc giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán đƣợc hạch toán nhƣ  
là một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc ghi nhận nhƣ sau:  
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
63  
i) Kế toán chênh lệch tiền thuê đất trả trƣớc: Trƣờng hợp đơn vị đã nộp tiền thuê đất một lần  
cho cả thời gian thuê đất hoặc đã nộp trƣớc tiền thuê đất cho nhiều năm trƣớc ngày  
01/07/2004 (ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành) mà có chênh lệch tăng do xác định lại  
đơn giá thuê đất tại thời điểm định giá đối với thời gian còn lại của Hợp đồng thuê đất hoặc  
thời gian còn lại đã trả tiền thuê đất thì kế toán ghi nhận nhƣ sau:  
- Trƣờng hợp tiền thuê đất trả trƣớc đã đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, số  
chênh lệch tăng ghi:  
Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
- Trƣờng hợp tiền thuê đất trả trƣớc không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình,  
số chênh lệch tăng ghi:  
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
k) Kế toán chuyển các nguồn vốn, quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu thành vốn nhà nƣớc tại  
doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần:  
Tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, kế toán chuyển toàn  
bộ số dƣ Có Quỹ đầu tƣ phát triển, Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế  
chƣa phân phối, Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, Chênh lệch đánh giá lại tài sản và  
Chênh lệch tỷ giá hối đoái sang Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, ghi:  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
l) Kế toán tiền thu từ cổ phần hóa  
- Khi thu tiền từ phát hành thêm cổ phần để tăng vốn kinh doanh, ghi:  
Nợ các TK 111, 112 (giá phát hành)  
- Khi thu tiền từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp, ghi:  
Nợ các TK 111, 112...  
Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa.  
Nợ TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh  
giá cổ phiếu)  
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)  
Có TK 4112 - Thặng dƣ vốn cổ phần (phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá  
cổ phiếu).  
64  
m) Bàn giao tài sản, vốn cho công ty cổ phần  
- Trƣờng hợp cổ phần hoá doanh nghiệp độc lập: Trƣờng hợp cổ phần hóa doanh nghiệp độc  
lập, kế toán thực hiện các thủ tục bàn giao theo đúng quy định hiện hành về bàn giao tài sản,  
nợ phải trả và nguồn vốn cho công ty cổ phần. Toàn bộ chứng từ kế toán, sổ kế toán và Báo  
cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc diện phải lƣu trữ đƣợc chuyển giao cho  
Công ty cổ phần để lƣu trữ tiếp tục.  
- Trƣờng hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Nhà nƣớc độc lập, Tập  
đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ, Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty:  
Khi bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn cho Công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản  
bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần và các chứng  
từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho Công ty cổ  
phần, ghi;  
Nợ các TK 336, 411  
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đã hao mòn)  
Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341...  
n) Kế toán tại công ty cổ phần đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc.  
- Mở sổ kế toán mới: Khi nhận tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn và hồ sơ kèm theo, Công ty  
cổ phần phải mở sổ kế toán mới (bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết)  
để phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn nhận bàn giao.  
- Kế toán nhận bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn, ở công ty cổ phần: Khi nhận bàn  
giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn, căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao, kế toán ghi:  
Có TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
- Kế toán tại doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc đƣợc cổ phần hóa  
+ Kế toán tại công ty mẹ của tập đoàn có công ty con đƣợc cổ phần hóa: Khi doanh nghiệp  
thành viên của Tập đoàn đã đƣợc cổ phần hoá, công ty mẹ căn cứ vào giá trị phần vốn nhà  
nƣớc bán ra ngoài ghi giảm giá trị khoản đầu tƣ và giảm Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có TK 221 - Đầu tƣ vào Công ty con.  
65  
+ Kế toán tại doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc không có tƣ cách pháp nhân đƣợc cổ  
phần hoá: Khi đơn vị trực thuộc của Tổng công ty, Công ty đã đƣợc cổ phần hóa, Tổng công  
ty, Công ty căn cứ vào giá trị phần vốn nhà nƣớc bán ra ngoài ghi giảm vốn kinh doanh ở  
đơn vị trực thuộc, ghi:  
Nợ TK 411- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có TK 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.  
1.4. Kế toán cổ phiếu quỹ  
– Theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam cũng nhƣ thông lệ quốc tế, cổ phiếu  
quỹ là cổ phiếu đã đƣợc công ty cổ phần phát hành và đƣợc chính công ty phát hành đó mua  
lại bằng nguồn vốn hợp pháp.  
– Thực tế cho thấy công ty thƣờng mua lại cp mình đã phát hành trong các trƣờng hợp sau:  
+ Giá cổ phiếu của công ty thấp, công ty quyết định mua lại một lƣợng cổ phiếu của chính  
công ty để kích cầu tăng giá. Việc tổ chức phát hành mua cổ phiếu của chính công ty có thể  
tác động tới thị trƣờng, làm cho tình hình giao dịch cổ phiếu của công ty sôi động hơn và  
hạn chế tốc độ giảm giá của cổ phiếu, thậm trí, còn giúp cổ phiếu tăng giá trở lại.  
+ Công ty mua lại cổ phiếu đã phát hành sẽ làm cho lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành giảm,  
dẫn tới thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng.  
+ Công ty kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng trong tƣơng lai nên mua lại cổ phiếu của  
chính công ty nhƣ một cơ hội đầu tƣ.  
+ Công ty mua lại cổ phiếu của công ty để thƣởng cho nhân viên…  
Hạch toán kế toán:  
Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của số cổ phiếu quỹ kế toán sử  
dụng tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ.  
Bên nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.  
Bên Có: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ đƣợc tái phát hành, chia cổ tức hoặc huỷ bỏ.  
Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.  
PHƢƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ  
YẾU CỦA TÀI KHOẢN 419 – CỔ PHIẾU QUỸ  
Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 419 và các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu  
và nội dung phản ánh của tài khoản 419 và các tài khoản liên quan, KẾ TOÁN H  NỘI xin  
hƣớng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:  
Mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:  
66  
– Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát hành theo  
luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ đông theo giá thoả thuận mua,  
bán và nhận cổ phiếu về, ghi:  
Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu)  
Có các TK 111, 112.  
– Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại  
cổ phiếu, ghi:  
Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ  
Có các TK 111, 112.  
Tái phát hành cổ phiếu quỹ:  
– Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:  
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)  
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu)  
Có TK 411 – Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (4112) (số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao  
hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).  
– Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trƣờng với giá thấp hơn giá thực tế mua vào cổ  
phiếu, ghi:  
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)  
Nợ TK 4112- Thặng dƣ vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá tái phát hành thấp hơn giá thực  
tế mua lại cổ phiếu)  
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu).  
Khi huỷ bỏ số cổ phiếu quỹ, ghi:  
Nợ TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ);  
Nợ TK 4112 – Thặng dƣ vốn cổ phần (giá mua lại cao hơn mệnh giá)  
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu)  
Có TK 4112 – Thặng dƣ vốn cổ phần (giá mua lại thấp hơn mệnh giá).  
Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (đã thông qua Đại hội cổ đông) chia cổ tức  
bằng cổ phiếu quỹ:  
– Trƣờng hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn giá thực  
tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:  
Nợ TK 421- Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (giá phát hành cổ phiếu)  
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (theo giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)  
67  
Có TK 4112 – Thặng dƣ vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ thấp hơn  
giá phát hành tại ngày trả cổ tức).  
– Trƣờng hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn giá  
thực tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:  
Nợ TK 421- Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (giá phát hành cổ phiếu)  
Nợ TK 4112 – Thặng dƣ vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ cao hơn  
giá phát hành tại ngày trả cổ tức).  
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (theo giá thực tế mua cổ phiếu quỹ).  
1.5. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận  
Phƣơng thức phân phối lợi nhuận Sau một kỳ kinh doanh (thƣờng là sau một năm tài  
chính), doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận. Phân phối lợi  
nhuận theo phƣơng thức nào phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhƣ: Công ty Nhà nƣớc,  
Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh…Thông thƣờng, lợi nhuận đƣợc phân  
phối theo trình tự sau:  
Bù lỗ những năm trƣớc  
Chia cho các bên sở hữu vốn nhƣ: chia cổ tức cho các cổ đông, chia lãi cho các bên tham  
gia góp vốn  
Phân phối vào các quỹ của doanh nghiệp nhƣ: quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài  
chính…  
Bổ sung các nguốn vốn khác: nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn xây dựng cơ bản.  
Phƣơng pháp kế toán  
Tài khoản sử dụng: TK 421 – Lợi nhuận chƣa phân phối  
Số dư đầu kỳ:  
Lỗ chƣa xử l  Số dƣ đầu kỳ  
Lãi chƣa phân phối  
Kết chuyển lỗ cuối kỳ kế toán  
Phân phối lợi nhuận Kết chuyển lãi cuối kỳ kế toán  
Số dư cuối kỳ: lỗ chƣa xử l  Số dƣ cuối kỳ: lãi chƣa phân phối  
TK 4211: Lợi nhuận chƣa phân phối năm trƣớc  
TK 4212: Lợi nhuận chƣa phân phối năm nay  
Phƣơng pháp hạch toán:  
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lợi nhuận:  
68  
Nếu lãi: Nợ TK 911: bên Có TK 911 > bên Nợ TK 911 Có TK 4212: lợi nhuận năm nay  
(lãi)  
Nếu lỗ: Nợ TK 4212: lợi nhuận năm nay (lỗ) Có TK 911: bên Có TK 911 < bên Nợ TK  
911.  
Trong năm tài chính, khi tạm phân phối lợi nhuận:  
Nợ TK 4212  
Có TK 111, 112, 3388: chia hoặc thông báo chia cổ tức, lãi cho các bên góp vốn  
Có TK 414, 415, 353…: phân phối lợi nhuận vào các quỹ và các nguồn vốn.  
Cuối năm tài chính, số lợi nhuận còn chƣa phân phối, kết chuyển:  
Nợ TK 4212  
Có TK 4211  
Sang đầu năm tài chính sau, khi quyết toán lợi nhuận năm trƣớc:  
Nếu số lợi nhuận đã tạm phân phối trong năm tài chính < số thực tế phải phân phối, thì tiếp  
tục phân phối số thiếu:  
Nợ TK 4211: phân phối thêm phần chênh lệch  
Có TK 111, 112, 3388: chia hoặc thông báo chia cổ tức, lãi cho các bên góp vốn  
Có TK 414, 415, 353…: phân phối lợi nhuận vào các quỹ và các nguồn vốn  
Nếu số lợi nhuận đã tạm phân phối trong năm tài chính > số thực tế phải phân phối, thì  
hoàn lại số đã phân phối thừa:  
Nợ TK 111, 112, 3388: hoàn nhập lại cổ tức, lãi đã phân phối cho các bên góp vốn  
Nợ TK 414, 415, 353…: hoàn nhập lại số lợi nhuận đã phân phối vào các quỹ và các nguồn  
vốn  
Có TK 4211: hoàn nhập phần chênh lệch  
Lƣu  : sau khi đã quyết toán lợi nhuận thì số dƣ TK 4211 bằng 0.  
1.6. Kế toán các quỹ doanh nghiệp  
Các quỹ doanh nghiệp đƣợc hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần  
lợi nhuận sau thuế để lại doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số  
nguồn khác (viện trợ, tặng thƣởng, cấp duới nộp, cấp trên cấp bổ sung…). Các quỹ doanh  
nghiệp đƣợc sử dụng cho từng mục đích chi tiêu riêng. Kế toán các quỹ DN bao gồm quỹ  
đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi. Các quỹ này đƣợc  
hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại DN theo quy định  
69  
của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác (cấp dƣới nộp, cấp trên cấp bổ sung, do các  
thành viên góp…). Các quỹ DN đƣợc sử dụng cho từng mục đích chi tiêu riêng. Cụ thể:  
– Quỹ đầu tƣ phát triển: đƣợc sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển SXKD, đầu tƣ  
theo chiều sâu, mua sắm, xây dựng TSCĐ, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất, đổi mới  
công nghệ, bổ sung vốn kinh doanh, tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp cổ phần, trích  
nộp lên cấp trên hoặc cấp bổ sung cho cấp dƣới,… Thực chất, quỹ đầu tƣ phát triển là để bổ  
sung vốn điều lệ.  
– Quỹ dự phòng tài chính: đƣợc dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại tài sản, công nợ  
không đòi đƣợc hay bù lỗ trong kinh doanh,…  
– Quỹ khen thƣởng: dùng khen thƣởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài DN đóng góp  
nhiều thành tích đến kết quả kinh doanh của DN (khen thƣởng thi đua cuối qu , cuối  
năm…), trích nộp lên cấp trên,  
– Quỹ phúc lợi: dùng chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, mục  
đích từ thiện, trích quỹ nộp lên cấp trên, sửa chữa và xây dựng công trình phúc lợi, …  
– Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: phản ánh các khoản quỹ khác (nếu có) nhƣ quỹ dự  
trữ quốc gia; quỹ hỗ trợ những ngƣời hy sinh, chết, mất khả năng lao động, quỹ thƣởng Ban  
điều hành công ty, …  
Việc sử dụng kế toán các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy định của Nhà  
nƣớc. Công ty chỉ đƣợc chi các quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ thƣởng Ban quản l  điều  
hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải  
trả.  
Để theo dõi nguồn hình thành và sử dụng các quỹ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:  
– Tài khoản 414 “Quỹ đầu tƣ phát triển”.  
– Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính”.  
– Tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu”  
– Tài khoản 531 “Quỹ khen thƣởng, phúc lợi”  
Các tài khoản trên có kết cấu chung nhƣ sau:  
Bên Nợ: các nghiệp vụ làm giảm quỹ của DN  
Bên Có: các nghiệp vụ làm tăng quỹ của DN  
Dƣ Có: số quỹ DN hiện có  
Các nghiệp vụ liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ DN đƣợc kế toán  
phản ánh nhƣ sau:  
70  
Trích quỹ DN từ lợi nhuận sau thuế (tạm trích hàng tháng, qu  và trích quỹ bổ sung khi  
duyệt quyết toán hàng năm):  
Nợ TK 421: giảm lợi nhuận dùng bổ sung quỹ.  
Có TK liên quan (414, 415, 418, 4311, 4312): tăng quỹ DN tƣơng ứng.  
Tăng quỹ DN do cấp trên chuyển đến:  
Nợ TK liên quan (111, 112…)  
Có TK liên quan (414, 415, 418, 4311, 4312): tăng quỹ DN tƣơng ứng.  
Bổ sung quỹ đầu tƣ phát triển từ quỹ phúc lợi:  
Nợ TK 531 (4312): giảm quỹ phúc lợi.  
Có TK 414: tăng quỹ đầu tƣ phát triển.  
Ghi tăng quỹ dự phòng tài chính do đƣợc bồi thƣờng từ phía các đơn vị, cá nhân  
gây thiệt hại:  
Nợ TK liên quan (111, 112, 151, 156…)  
Có TK 415: tăng quỹ dự phòng tài chính  
Kết chuyển giảm quỹ DN khi mua sắm, xây dựng TSCĐ hoàn thành, bàn giao,  
đƣa vào sử dụng:  
Nợ TK 414: giảm quỹ đầu tƣ phát triển  
Nợ TK 431 (4312): giảm quỹ phúc lợi  
Có TK 411: tăng nguồn vốn kinh doanh, hoặc  
Có TK 431 (4313): tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (nếu sử dụng cho phúc  
lợi công cộng).  
Dùng quỹ đầu tƣ, quỹ phúc lợi bổ sung vốn XDCB:  
Nợ TK liên quan (414, 4312): giảm quỹ đầu tƣ phát triển.  
Có TK 441: tăng nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
Nộp lên cấp trên hoặc cấp cho cấp dƣới theo quy định hoặc điều đi đơn vị khác  
(nếu có):  
Nợ TK liên quan (414, 415, 418, 4311, 4312): giảm quỹ DN tƣơng ứng.  
Có TK liên quan (336, 111, 112…)  
Phản ánh số quỹ dự phòng tài chính giảm do bù đắp các trƣờng hợp thiên tai, hỏa  
hoạn, mất mát, hƣ hỏng, bồi thƣờng tai nạn,…  
Nợ TK 415: giảm quỹ dự phòng tài chính  
Có TK liên quan (111, 152, 154, 155, 156,…)  
71  
Số lỗ từ kinh doanh đƣợc xử l  bù đắp từ quỹ dự phòng tài chính:  
Nợ TK 415: giảm quỹ dự phòng tài chính  
Có TK 421: xử l  số lỗ từ kinh doanh.  
Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng tài chính theo quyết định của cấp có  
thẩm quyền:  
Nợ TK 415: giảm quỹ dự phòng tài chính  
Có TK 411: tăng nguồn vốn kinh doanh  
.Số tiền thƣởng từ quỹ khen thƣởng phải trả cho ngƣời lao động.  
Nợ TK 431 (4311): giảm quỹ khen thƣởng.  
Có TK 334: số quỹ khen thƣởng phải trả ngƣời lao động.  
Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi tham quan, nghỉ mát, chi văn hóa,  
văn nghệ, chi từ thiện, trích nộp lên cấp trên…  
Nợ TK 431 (4312): giảm quỹ phúc lợi  
Có TK liên quan (111, 112…)  
Ghi giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi xác định hao mòn vào cuối năm:  
Nợ TK 431 (4313): giá trị hao mòn của TSCĐ  
Có TK 214: trích hao mòn vào cuối niên độ.  
Khi thanh l , nhƣợng bán số TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi dùng cho phúc  
lợi công cộng:  
Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế  
Nợ TK 431 (4313): giảm quỹ phúc lợi theo giá trị còn lại.  
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ giảm.  
Chia quỹ dự phòng tài chính cho cổ đông, cho liên doanh, cho các thành viên…  
(khi DN giải thể hoặc khi sử dụng không hết):  
Nợ TK 415: giảm quỹ dự phòng tài chính  
Có TK liên quan (111, 112…)  
Phân chia số quỹ DN còn lại cho các thành viên khi DN giải thể, thanh l  (nếu  
còn):  
Nợ TK liên quan (414, 415, 418, 4311, 4312): số còn lại đƣợc phân chia  
1.7. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản  
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 412  
Chênh lệch đánh giá lại tài sản  
72  
Bên Nợ:  
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;  
- Xử l  số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.  
Bên Có:  
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;  
- Xử l  số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.  
Số dƣ bên Nợ:  
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc xử lý.  
Số dƣ bên Có:  
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc xử l .  
Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản không có tài khoản cấp 2:  
Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu  
a) Khi có quyết định của Nhà nƣớc về đánh giá lại tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, vật  
tƣ, hàng hóa… hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh  
nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài  
sản vào sổ kế toán.  
- Đánh giá lại vật tƣ, hàng hóa:  
+ Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:  
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.  
+ Nếu giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:  
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản  
- Đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tƣ: Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và  
đánh giá lại TSCĐ, bất động sản đầu tƣ:  
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:  
Nợ các TK 211, 213, 217 (phần nguyên giá điều chỉnh tăng)  
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)  
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại tăng).  
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:  
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại điều chỉnh giảm)  
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)  
73  
Có các TK 211, 213, 217 (phần nguyên giá điều chỉnh giảm)  
b) Cuối năm tài chính xử l  chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc  
cấp có thẩm quyền:  
- Nếu tài khoản 412 có số dƣ bên Có, và có quyết định bổ sung Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu,  
ghi:  
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản  
Có TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.  
- Nếu tài khoản 412 có số dƣ bên Nợ, và có quyết định ghi giảm Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu,  
ghi:  
Nợ TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu  
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.  
1.9. Kế toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản  
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 441  
Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản  
Bên Nợ: Số vốn đầu tƣ XDCB giảm do:  
- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng và quyết  
toán vốn đầu tƣ đã đƣợc duyệt;  
- Nộp lại số vốn đầu tƣ XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho Nhà  
nƣớc.  
Bên Có: Nguồn vốn đầu tƣ XDCB tăng do:  
- Ngân sách Nhà nƣớc hoặc cấp trên cấp vốn đầu tƣ XDCB;  
- Nhận vốn đầu tƣ XDCB do đƣợc tài trợ, viện trợ;  
- Bổ sung từ quỹ đầu tƣ phát triển.  
Số dƣ bên Có:  
- Số vốn đầu tƣ XDCB hiện có của doanh nghiệp chƣa sử dụng hoặc đã sử dụng  
nhƣng công tác XDCB chƣa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhƣng quyết toán chƣa  
đƣợc duyệt.  
Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản không có tài khoản cấp 2:  
Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu  
a) Nhận đƣợc vốn đầu tƣ XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:  
Nợ các TK 111, 112  
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
74  
b) Trƣờng hợp nhận vốn đầu tƣ XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán đƣợc giao:  
- Khi đƣợc giao dự toán chi đầu tƣ XDCB, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép  
thông tin về khoản mục này trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.  
- Khi rút dự toán chi đầu tƣ XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi  
đầu tƣ xây dựng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:  
Nợ TK 111 - Tiền mặt  
Nợ các TK 152, 153, 331, ...  
Nợ TK 113 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ  
Nợ TK 241- XDCB dở dang (rút dự toán chi trực tiếp)  
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
c) Khi chƣa đƣợc giao dự toán chi đầu tƣ XDCB, đơn vị đƣợc Kho bạc cho tạm ứng vốn  
đầu tƣ, khi nhận đƣợc vốn tạm ứng của Kho bạc, ghi:  
Nợ các TK 111, 112  
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388).  
d) Khi dự toán chi đầu tƣ XDCB đƣợc giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để  
hoàn trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi đƣợc Kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh  
toán, ghi:  
Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)  
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
đ) Nhận vốn đầu tƣ XDCB để trả các khoản vay, nợ ghi:  
Nợ các TK 336, 338, 341...  
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
e) Bổ sung vốn đầu tƣ XDCB bằng quỹ đầu tƣ phát triển, ghi:  
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển  
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.  
g) Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tƣ XDCB  
hoàn thành, bàn giao đƣa vào sản xuất, kinh doanh: Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tƣ  
XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:  
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình  
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình  
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.  
h) Khi trả lại vốn đầu tƣ XDCB cho Ngân sách Nhà nƣớc, cho đơn vị cấp trên, ghi:  
75  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 141 trang yennguyen 18/04/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_2_phan_2_nghe_ke_toan_doanh.pdf