Đặc điểm lâm sàng và điều trị phẫu thuật bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT  
BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY  
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM  
1
2
PHẠM HÙNG CƯỜNG , NGUYỄN TUẤN HƯNG  
TÓM TẮT  
Mục đích: Phân tích các thay đổi về đặc điểm lâm sàng và điều trị phẫu thuật của các bệnh nhân ung  
thư (UT) dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong 15 năm qua (2004 - 2019).  
Bệnh nhân và phương pháp: Hồi cứu các trường hợp UT dạ dày loại carcinôm tuyến được điều trị  
tại Khoa Ngoại 2, bệnh viện Ung Bướu TP HCM trong năm 2019. So sánh với các bệnh nhân UT dạ dày  
được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM 01/2000 - 12/2004 (nhóm 2004).  
Kết quả: So với nhóm 2004, không có sự khác biệt về giới tính, vị trí bướu nguyên phát và grad  
mô học của các bệnh nhân (p >0,05); tuy nhiên, tỉ lệ mổ cắt dạ dày cao hơn đáng kể (83% so với 47%,  
p < 0,001).  
Có 98% bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn I - III và 39,5% bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV được mổ  
cắt dạ dày, cao hơn đáng kể so với 68% và 12% của các bệnh nhân nhóm 2004 (p <0,001).  
Kết luận: Trong 15 năm qua (2004 - 2019), tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM:  
- Không ghi nhận sự gia tăng của nhóm tuổi trẻ < 40, cũng như sự gia tăng tần xuất của UT dạ dày  
1/3 trên.  
- Tỉ lệ mổ cắt dạ dày cao hơn hẳn ở mọi giai đoạn bệnh của UT dạ dày, từ giai đoạn I đến giai đoạn IV.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Theo Globocan năm 2018, ung thư (UT) dạ dày  
Điều trị UT dạ dày cần phải phối hợp đa mô  
thức, trong đó phẫu thuật giữ vai trò quan trọng giúp  
điều trị khỏi UT dạ dày[5,17]  
.
loại carcinôm tuyến là UT thường gặp hàng thứ ba  
tại Việt Nam với 17.527 ca mới[10]. Theo kết quả ghi  
nhận UT quần thể tại TPHCM năm 2016, UT dạ dày  
là UT thường gặp đứng hàng thứ tư ở nam và thứ  
chín ở nữ với xuất độ chuẩn theo tuổi lần lượt là  
Ghi nhận trong một nghiên cứu thực hiện tại  
bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 01/2000 - 12/2004[7]:  
tuổi mắc bệnh thường gặp là 50 - 69 với bướu  
nguyên phát thường gặp ở 1/3 dưới dạ dày và tỉ lệ  
cắt được dạ dày chỉ là 47%. Mười lăm năm đã trôi  
qua (2004 - 2019), đặc điểm lâm sàng và điều trị  
phẫu thuật bệnh nhân UT dạ dày tại bệnh viện Ung  
Bướu TPHCM có gì thay đổi?  
10,0 và 3,5/100.000 dân[15]  
.
Tần xuất mắc bệnh UT dạ dày có xu hướng  
giảm dần trong vài thập niên qua, đặc biệt là các  
bệnh nhân trẻ với bướu nguyên phát ở vùng hang vị  
tại Nhật[4]. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ lại ghi nhận  
gia tăng đáng kể của UT dạ dày ở người trẻ với các  
Chúng tôi thực hiện công trình này nhằm  
mục tiêu: Phân tích các thay đổi về đặc điểm lâm  
sàng và điều trị phẫu thuật bệnh nhân UT dạ dày tại  
bướu vùng thân vị trong giai đoạn 1999 - 2007[16]  
.
Địa chỉ liên hệ: Phạm Hùng Cường  
Ngày nhận bài  
Ngày phản biện  
: 01/10/2020  
: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020  
1 PGS.TS.BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM,  
Phó Trưởng Bộ môn Ung thư - ĐHYD TP. HCM  
2 BSCKI. Khoa Ngoại ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
228  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
bệnh viện Ung Bướu TPHCM trong 15 năm qua  
(2004 - 2019).  
Các loại phẫu thuật cắt dạ dày:  
- Cắt phần xa dạ dày (distal gastrectomy).  
- Cắt phần gần dạ dày (proximal gastrectomy).  
- Cắt toàn phần dạ dày (total gastrectomy).  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Các bệnh nhân UT dạ dày loại carcinôm tuyến  
điều trị phẫu thuật tại Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung  
Bướu TPHCM trong năm 2019.  
Số liệu được ghi nhận vào bảng thu thập số  
liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS  
20.0 for Windows và Minitab 16.  
Phương pháp nghiên cứu  
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.  
So sánh số liệu từng cặp giữa các bệnh nhân  
trong nghiên cứu này và các bệnh nhân UT dạ dày  
được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Ung Bướu  
TPHCM năm 2000 - 2004[7].  
Theo dõi bệnh nhân dựa vào hồ sơ bệnh án.  
Các biến số chính  
Giá trị p < 0,05 được chọn là có ý nghĩa thống  
kê, với độ tin cậy 95%.  
Giai đoạn bệnh: Được xác định theo hệ thống  
xếp giai đoạn pTNM của AJCC phiên bản 8, năm  
2017[2].  
Mối tương quan giữa hai biến số định lượng  
được kiểm định bằng phép kiểm t.  
Grad mô học của bướu: Grad 3 bao gồm các  
loại giải phẫu bệnh như carcinôm tuyến grad 3,  
carcinôm tế bào nhẫn (gần đây có tên gọi khác là  
carcinôm kém kết dính: Poorly cohesive carcinoma),  
carcinôm tiết nhày, carcinôm hỗn hợp.  
Mối tương quan giữa hai biến số định tính được  
kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương (2).  
Bàn luận và so sánh với y văn.  
KẾT QUẢ  
Các đặc điểm của các bệnh nhân trong nghiên cứu này và các bệnh nhân UT dạ dày được điều trị tại  
bệnh viện Ung Bướu TPHCM 2000 - 2004 (nhóm 2004) được trình bày trong bảng 1:  
Bảng 1. Các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng  
Đặc điểm  
Nghiên cứu này  
1 năm (2019)  
153  
Nghiên cứu 2000 - 2004[7]  
5 năm (2000 - 2004)  
358  
p
Thời gian nghiên cứu  
Số bệnh nhân  
Tuổi  
0,171  
Tuổi trung bình 59 10  
(nhỏ nhất 33, lớn nhất 83 tuổi)  
Tuổi trung bình 57 13  
(nhỏ nhất 20, lớn nhất 86 tuổi)  
< 40  
6 (4%)  
147  
38 (11%)  
320  
0,015  
≥ 40  
Giới tính  
0,055  
0,828  
Nam  
109  
222  
Nữ  
44 (29%)  
136 (38%)  
Vị trí bướu nguyên phát  
1/3 trên  
14 (9%)  
25 (16%)  
114 (75%)  
28 (8%)  
64 (18%)  
266 (74%)  
1/3 giữa  
1/3 dưới  
Grad mô học của bướu  
Grad 1  
0,189  
5
58  
26  
121  
Grad 2  
Grad 3  
90 (59%)  
211 (59%)  
Giai đoạn bệnh  
0,044  
229  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
I
23 (15%)  
41 (11%)  
75 (21%)  
107 (30%)  
135 (38%)  
II  
37 (24%)  
55 (36%)  
38 (25%)  
III  
IV  
Phẫu thuật  
< 0,001  
Cắt phần xa/ gần dạ dày  
110 (72%)  
163 (46%)  
4 (1%)  
122  
Cắt toàn phần dạ dày  
Nối vị - tràng  
18 (12%)  
14  
3
Mở thông dạ dày/ hỗng tràng  
Mở bụng thăm dò ± Sinh thiết  
30  
8
39  
+ Không có sự khác biệt về giới tính, vị trí bướu nguyên phát, grad mô học của các bệnh nhân giữa hai  
nhóm nghiên cứu (p >0,05).  
+ Các bệnh nhân trong nghiên cứu này có các bệnh nhân trẻ <40 tuổi ít hơn (4% so với 11%, p = 0,015)  
và giai đoạn bệnh sớm hơn (15% giai đoạn I so với 11%, p = 0,044). Đặc biệt, tỉ lệ mổ cắt dạ dày trong nhóm  
nghiên cứu này cao hơn đáng kể (84% so với 47%, p < 0,001).  
Chi tiết giai đoạn bệnh của các bệnh nhân UT dạ dày được mổ cắt dạ dày được trình bày trong bảng 2.  
Bảng 2. Giai đoạn bệnh và phẫu thuật cắt dạ dày  
Nghiên cứu này  
Cắt dạ dày  
23 (100%)  
Nghiên cứu 2000 - 2004[7]  
Không cắt dạ dày  
p
Không cắt dạ dày  
Cắt dạ dày  
40 (98%)  
63 (81%)  
48 (45%)  
16 (12%)  
167 (47%)  
p
Giai đoạn I  
Giai đoạn II  
Giai đoạn III  
Giai đoạn IV  
Tổng cộng  
0
0
< 0,001  
1
< 0,001  
37 (100%)  
12  
2
53 (96,4%)  
15 (39,5%)  
128 (84%)  
59  
23  
25  
119  
191  
Có sự khác biệt đáng kể về giai đoạn bệnh và phẫu thuật cắt dạ dày (p < 0,001).  
Tỉ lệ mổ cắt dạ dày các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn I - III là 98% cao hơn đáng kể so với 68% của  
nhóm 2004 (p < 0,001).  
Có 39,5% các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV được mổ cắt dạ dày, cao hơn đáng kể so với 12% của  
các bệnh nhân nhóm 2004 (p < 0,001).  
BÀN LUẬN  
+ Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59, hơi  
thấp hơn so với tuổi thường gặp tại các nước Âu Mỹ  
(p < 0,001); nhưng nhóm tuổi trẻ < 40 là 4%, không  
khác so với y văn.  
Đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân UT dạ dày  
Về tuổi và giới  
UT dạ dày thường gặp ở tuổi 60 - 80, nam  
thường mắc bệnh nhiều hơn nữ 2 lần[16]. Theo một  
nghiên cứu mới công bố năm 2019 của Bergquist[3],  
các bệnh nhân UT dạ dày tuổi trẻ ≤ 40 chiếm tỉ lệ  
3,5%.  
+ Tỉ lệ nam/nữ là 2,5 (109/44), không khác  
với y văn (p = 0,232).  
So với nhóm 2004, bệnh nhân trong nghiên cứu  
này không có sự gia tăng của nhóm tuổi trẻ < 40,  
thậm chí còn giảm đi (4% so với 11%, p = 0,015).  
Tại Hoa Kỳ[4], tần xuất UT dạ dày có xu hướng  
giảm ở người 40 tuổi trở lên nhưng lại tăng ở người  
dưới 40 tuổi.  
Về vị trí bướu nguyên phát  
Sự khác biệt về vị trí bướu nguyên phát ở các  
bệnh nhân UT dạ dày ở châu Á và các nước Âu - Mỹ  
đã được ghi nhận từ lâu. Đa số UT dạ dày ở châu Á  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 1):  
230  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
nằm ở phần xa của dạ dày (hang - môn vị), trong khi  
đó tại các nước Âu - Mỹ lại ở phần gần của dạ dày  
(tâm - đáy vị)[8].  
hợp xạ trị (hoặc không) cần phải dùng thêm trước  
hoặc sau mổ các bệnh nhân giai đoạn IB - III[5].  
Theo các hướng dẫn điều trị[17], cắt dạ dày kết  
hợp nạo hạch là điều trị lựa chọn cho bệnh nhân UT  
dạ dày giai đoạn I - III.  
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ  
của các UT tâm vị và giảm các UT hang - môn vị  
trong vài thập niên qua[1].  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 2), 100% các  
bệnh nhân giai đoạn I - II và 96,4% các bệnh nhân  
giai đoạn III được mổ cắt dạ dày và nạo hạch, tương  
tự với y văn.  
Theo Honda[11], tại Nhật, tỉ lệ bướu nguyên phát  
ở vùng hang - môn vị giảm rõ (từ > 70% xuống còn  
30%), trong khi tỉ lệ bướu thân vị lại gia tăng.  
Tại Hoa Kỳ, bướu nguyên phát ở 1/3 trên dạ dày  
thường gặp hơn ở 1/3 dưới dạ dày; trong khi nhóm  
dân gốc châu Á tại Hoa Kỳ lại có bướu nguyên phát  
ở hang-môn vị cao hơn.  
Tỉ lệ mổ cắt dạ dày các bệnh nhân UT dạ dày  
giai đoạn I - III cao hơn đáng kể so với nhóm 2004  
(98% so với 68%, p < 0,001).  
Khi UT dạ dày đã di căn xa (giai đoạn IV), hóa  
trị nên được dùng trước tiên, phẫu thuật chỉ nên giới  
hạn trong việc điều trị triệu chứng các khối u gây tắc  
nghẽn hoặc chảy máu. Phẫu thuật không triệt để  
không giúp bệnh nhân sống còn lâu hơn mà có thể  
còn làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân[5].  
Tại Hàn Quốc[8], tỉ lệ UT hang - môn vị giảm từ  
58% trong năm 1999 xuống còn 50,6% trong năm  
2014.  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 1), đa số  
bệnh nhân có bướu nguyên phát ở 1/3 dưới dạ dày  
(75%), tương tự với các bệnh nhân UT dạ dày tại  
các nước châu Á.  
Theo Isobe[12], khảo sát 3.818 bệnh nhân UT dạ  
dày từ 1997 - 2006 tại Nhật với 3.563 ca mổ cắt dạ  
dày, số ca mổ cắt dạ dày không triệt để chiếm 20%.  
Cắt dạ dày được xem là không triệt để khi diện cắt  
còn tế bào UT hoặc khi bướu đã di căn xa (M1).  
So với nhóm 2004, không ghi nhận có sự gia  
tăng tần xuất của UT dạ dày 1/3 trên như y văn đã  
nêu.  
Về grad mô học của bướu  
Trước năm 2016, y văn vẫn còn tranh cãi về chỉ  
định cắt dạ dày trên bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV.  
Tỉ lệ bệnh nhân UT dạ dày có grad mô học là  
grad 3 trong một nghiên cứu trên 3.818 bệnh nhân  
tại Nhật là 46%[12], trong một nghiên cứu trên 78.625  
Mahar[14] xem xét lại 59 nghiên cứu, trong đó đa  
số là hồi cứu. Kết quả cho thấy chỉ 1/5 trường hợp  
chỉ định mổ do có triệu chứng (hẹp môn vị, xuất  
huyết tiêu hóa nặng hoặc thủng dạ dày), tỉ lệ biến  
chứng và tử vong khá cao, trung vị thời gian sống  
còn kém (5 - 24 tháng). Kết luận rút ra là: Sống còn  
không cải thiện rõ khi cắt dạ dày không triệt để.  
bệnh nhân tại Hoa Kỳ là 43%[11]  
.
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 1), grad mô  
học của bướu là grad 3 chiếm tỉ lệ 59%, không khác  
so với nhóm 2004, nhưng cao hơn đáng kể so với  
các nghiên cứu trên (lần lượt, p = 0,01 và p < 0,001).  
Sun[18] thực hiện phân tích hậu kiểm 14 nghiên  
cứu với 3.003 bệnh nhân (T4 hoặc N3 hoặc M1), tất  
cả là hồi cứu. Kết luận rút ra là: Cắt dạ dày không  
triệt để giúp cải thiện sống còn các bn UT dạ dày  
tiến xa, ngay cả khi đã di căn xa (giai đoạn IV), đặc  
biệt là di căn gan.  
Về giai đoạn bệnh  
Ở hầu hết các quốc gia, bệnh nhân UT dạ dày  
thường nhập viện ở giai đoạn tiến xa (giai đoạn  
III - IV), trừ các quốc gia có chương trình tầm soát  
UT dạ dày như Nhật, Hàn Quốc[5].  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 1), đa số  
bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa (61% giai đoạn III -  
IV), hơi ít hơn so với nhóm 2004, nhưng không khác  
so với y văn.  
Lasithiotakis[13] thực hiện phân tích hậu kiểm 19  
nghiên cứu với 2.911 bệnh nhân (M1), trong đó 18 là  
hồi cứu. Tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ lần lượt  
là 27% và 14%. Kết luận rút ra là: Cắt dạ dày các  
bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV giúp cải thiện  
sống còn và chất lượng sống. Tuy nhiên, cần phải  
xác định thêm bằng những nghiên cứu đối chứng  
ngẫu nhiên.  
Phẫu thuật cắt dạ dày các bệnh nhân UT dạ dày  
theo các giai đoạn bệnh  
Phẫu thuật giữ vai trò quan trọng giúp điều trị  
khỏi UT dạ dày. Phẫu trị nên bao gồm cắt dạ dày với  
diện cắt thích hợp và nạo hạch hợp lý. Tuy nhiên,  
các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn từ IB trở lên  
thường hay tái phát sau mổ, nên hóa trị có thể kết  
Năm 2016 đã công bố kết quả của một nghiên  
cứu đối chứng ngẫu nhiên là thử nghiệm  
REGATTA[9]. Thử nghiệm này được thực hiện tại ba  
quốc gia châu Á là Hàn Quốc, Nhật và Singapore từ  
231  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
2/2008 đến 9/2013 trên 175 bệnh nhân UT dạ dày  
giai đoạn IV với di căn ở một vị trí (gan hoặc hạch  
cạnh động mạch chủ bụng hoặc phúc mạc). Kết quả  
ghi nhận: trung vị sống còn toàn bộ của các bệnh  
nhân hóa trị đơn thuần là 16,6 tháng cao hơn 14,3  
tháng của các bệnh nhân được cắt dạ dày và hóa trị.  
Kết luận rút ra là: Không nên cắt dạ dày và hóa trị  
các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV, ngay cả khi  
chỉ di căn một vị trí. Hóa trị đơn thuần vẫn là điều trị  
chuẩn những bệnh nhân này.  
Sau thử nghiệm REGATTA, tưởng rằng mọi  
tranh cãi về cắt dạ dày ở bệnh nhân UT dạ dày giai  
đoạn IV đã chấm dứt. Nhưng mới đây, năm 2019,  
Choi tại Hàn Quốc đã trở lại đề tài này với một công  
trình hồi cứu trên 689 bệnh nhân UT dạ dày có di  
căn xa[6]. 131 bệnh nhân (89 di căn xa ngay từ đầu  
và 42 tái phát di căn) được phẫu thuật với: 75 cắt dạ  
dày, 42 cắt bướu di căn và 14 cắt dạ dày và cắt  
bướu di căn. Kết quả ghi nhận: trung vị thời gian  
sống còn toàn bộ của các bệnh nhân được phẫu  
thuật cao hơn hẳn so với các bệnh nhân chỉ hóa trị  
(18 tháng so với 9 tháng, p < 0,0001), các bệnh  
nhân có thể cắt bỏ hoàn toàn bướu về đại thể có  
trung vị thời gian sống còn toàn bộ còn tốt hơn nữa  
(30 tháng so với 15 tháng, p = 0,002). Kết luận rút ra  
là: Nên cân nhắc phẫu thuật các bệnh nhân UT dạ  
dày có di căn xa trước khi hóa trị, đặc biệt khi có thể  
cắt bỏ hoàn toàn bướu về đại thể.  
Biểu đồ 1. Đường biểu diễn thời gian sống còn toàn  
bộ theo yếu tố mổ cắt dạ dày ở các bệnh nhân UT  
dạ dày giai đoạn IV[7]  
Từ Biểu đồ 1 và các số liệu đã nêu, có thể thấy  
các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV nếu cắt dạ  
dày được sẽ có trung bình thời gian sống còn toàn  
bộ tốt hơn (38 tháng so với 16 tháng), dù chưa đạt  
ngưỡng có ý nghĩa thống kê (p >0,05).  
KẾT LUẬN  
Trong nghiên cứu này (theo Bảng 2), tỉ lệ cắt dạ  
dày ở các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn IV là  
39,5%, cao hơn đáng kể so với 12% của các bệnh  
nhân nhóm 2004 (p < 0,001).  
Trong 15 năm qua (2004 - 2019), tại bệnh viện  
Ung Bướu TP. HCM:  
- Không ghi nhận sự gia tăng của nhóm tuổi trẻ  
< 40, cũng như sự gia tăng tần xuất của UT dạ dày  
1/3 trên.  
Tất cả các bệnh nhân giai đoạn IV được cắt dạ  
dày đều là cắt dạ dày triệu chứng. Các bệnh nhân  
được chỉ định mổ khi đã có các triệu chứng đe doạ  
hoặc rõ hẹp môn vị (bướu tiền môn vị lớn không thể  
đưa ống soi qua môn vị vào tá tràng, hoặc có đọng  
thức ăn trong dạ dày khi soi, hoặc ói muộn sau ăn),  
hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng phải truyền máu  
thường xuyên. Cắt dạ dày là phương pháp điều trị  
triệu chứng nhanh và hiệu quả nhất.  
- Tỉ lệ mổ cắt dạ dày cao hơn hẳn ở mọi giai  
đoạn bệnh của UT dạ dày, từ giai đoạn I đến giai  
đoạn IV.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Abdi-Rad A. et al (2006). “Trend in incidence of  
gastric adenocarcinoma by tumor location from  
1969–2004: a study in one referral center in  
Iran”. Diagn Pathol; 1: 5.  
Do nghiên cứu này không có thời gian theo dõi  
kết quả lâu dài, nên chúng tôi xem xét kết quả sống  
còn toàn bộ của các bệnh nhân UT dạ dày giai đoạn  
IV được cắt dạ dày của nhóm 2004.  
2. Ajani J.A. et al (2017). “Stomach”. In: Amin M.B.  
(Editor-in-Chief) AJCC Cancer Staging Manual.  
Springer, 8th edition, pp. 203 - 220.  
Trong nhóm 2004 có 135 bệnh nhân UT dạ dày  
giai đoạn IV, trong đó 16 bệnh nhân được mổ cắt dạ  
dày (12%). Trong thời gian theo dõi, có 28 ca tử  
vong với 26 ca không mổ cắt dạ dày (22%) và 2 ca  
có mổ cắt dạ dày (12%)[7].  
3. Bergquist J.R. et al (2019). “Early-onset gastric  
cancer is a distinct disease with worrisome  
trends and oncogenic features”. Surgery; 166(4):  
547 - 555.  
232  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
4. Carmago M.C. et al (2011). “Divergent trends for  
gastric cancer incidence by anatomical subsite in  
US adults”. Gut; 60(12): 1644 - 1649.  
Japan and the United States”. J Cancer; 8(11):  
1935-1942.  
12. Isobe T. et al (2013). “Characteristics and  
prognosis of gastric cancer in young patients”.  
Oncol Rep; 30: 43 - 49.  
5. Chan E.E., George T.J. (2014). “Gastric  
Cancers”. In: Abraham J., Gulley J.L., Allegra  
C.J. (Editors) The Bethesda Handbook of  
Clinical Oncology. Lippincott Williams & Wilkins,  
4th edition, pp. 89 - 108.  
13. Lasithiotakis K. et al (2014). “Gastrectomy for  
stage IV gastric cancer: a systematic review ang  
meta-analysis”. AntiCancer Res; 34: 2079 -  
2086.  
6. Choi Y.W. et al (2019). “The role of surgical  
resection before palliative chemotherapy in  
advanced gastric cancer”. Sci Rep; 9: 4136.  
14. Mahar A.L. et al (2012). “A systematic review of  
surgery for non-curative gastric cancer”. Gastric  
Cancer; 15 (Suppl 1):S125 - S137.  
7. Diệp Bảo Tuấn (2005). “Ung thư dạ dày: chẩn  
đoán và điều trị”. Đại học Y Dược Thành phố Hồ  
Chí Minh, Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp II.  
15. Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi  
Đức Tùng, Quách Thanh Khánh và cs (2019).  
"Kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố  
Hồ Chí Minh 2016". Tạp chí Ung thư học Việt  
Nam; số 5, tr.23- 29.  
8. Eom B.W. et al (2018). “Trends in Gastric  
Cancer  
Clinicopathological Characteristics in Korea,  
1999 2014”. Cancer Res Treat; 50(4):  
Incidence  
According  
to  
the  
-
16. Sitarz R. et al (2018). “Gastric cancer:  
epidemiology, prevention, classification and  
treatment”. Cancer Manag Res; 10: 239-248.  
1343 - 1350.  
9. Fujitani K. et al (2016). “Gastrectomy plus  
chemotherapy versus chemotherapy alone for  
advanced gastric cancer with a single non-  
17. Smyth E.C. et al (2016). “Gastric Cancer: ESMO  
Clinical Practice Guidelines for Diagnosis,  
Treatment and Follow-up”. Ann Oncol; 27 (Suppl  
5): v38-v49.  
curable factor (REGATTA):  
a
phase 3,  
randomized controlled trial”. Lancet Oncol; 17  
(3): 309 - 318.  
18. Sun J. et al (2013). “Clinical significance of  
palliative gastrectomy on the survival of patients  
10. Globocan  
2018.  
ons/704-viet-nam-fact-sheets.pdf)  
with incurable advanced gastric cancer:  
a
systematic review and meta-analysis”. BMC  
Cancer; 13: 577.  
11. Honda M. et al (2017). “Long-term Trends in  
Primary Sites of Gastric Adenocarcinoma in  
233  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Clinicopathological features of and surgical treatment on patients  
with gastric cancer at HCMC Oncology Hospital  
Purpose: To analyse changes in clinicopathological features of and surgical treatment on patients with  
gastric cancer (GC) at HCMC Oncology Hospital in the last 15 years (2004 - 2019).  
Patients and methods: Medical records of patients with gastric carcinoma operated on 2019 at Surgery  
Department No 2, HCMC Oncology Hospital were studied retrospectively. Data will be compared to that of  
cases with gastric carcinoma also operated on at HCMC Oncology Hospital from January, 2000 through  
December, 2004 (2004 group).  
Results: Compared with 2004 group, there was no difference in terms of gender, tumor location in stomach  
and tumor grade (p > 0.05); especially, the rate of gastrectomy for patients with GC significantly increased  
(83% vs 47%, p < 0.001).  
Gastrectomy procedures were performed for 98% stage I-III and 39.5% stage IV GC patients, the rate of  
them was significant higher than 68% and 12%, respectively in 2004 group (p < 0.001).  
Conclusion: There was no increasing in prevalence of GC among younger adults (aged less than 40  
years) as well as of GC with tumors located in the upper third of stomach at HCMC Oncology Hospital in the  
last 15 years (2004 - 2019). The proportion of gastrectomy for patients with GC significantly increased in all of  
stages, from localized to metastatic stage.  
Keywords: Clinicopathological features, gastric cancer, gastrectomy.  
234  
pdf 7 trang yennguyen 15/04/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và điều trị phẫu thuật bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_dieu_tri_phau_thuat_benh_nhan_ung_thu_d.pdf