Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA  
1
1
2
3
ĐỖ BÌNH MINH , BÙI THỊ HƯƠNG GIANG , TRẦN THANH PHƯƠNG , NGUYỄN HỮU PHÚC ,  
5
1
1
4
PHAN THỊ THÙY DƯƠNG , CAO MINH TRÍ , NGUYỄN HUỲNH KHÁNH AN , TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH  
giữa khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (quan  
trọng nhất là siêu âm vùng cổ) và sinh hóa (Tg và  
TgAb).  
ĐẠI CƯƠNG  
Ung thư tuyến giáp biệt hóa là ung thư thường  
gặp và có tần suất gia tăng rõ rệt trong những năm  
gần đây. Tuy nhiên, tử suất không gia tăng. Ước tính  
mỗi năm trên toàn cầu có đến 567233 ca ung thư  
tuyến giáp mới mắc, số ca tử vong chỉ là 41071 ca  
(Globocan 2018). Điều này có nghĩa là số ca được  
chẩn đoán và điều trị hằng năm gia tăng nhiều,  
tương ứng là số ca khỏi bệnh cũng gia tăng nhanh.  
Như vậy, số người cần theo dõi sau điều trị ung thư  
tuyến giáp cũng gia tăng nhanh chóng.  
Bài này nêu vai trò của khám lâm sàng, siêu âm  
và sinh hóa trong theo dõi sau điều trị ung thư tuyến  
giáp biệt hóa.  
KHÁM LÂM SÀNG  
Khám lâm sàng sau phẫu thuật trong ung thư  
tuyến giáp biệt hóa ít hữu ích trong việc phát hiện  
sớm tái phát. Có hai lý do chính là sẹo mổ và hạch  
cổ di căn thường nằm sâu sau cơ ức đòn chũm.  
Ngay cả hạch cổ có đường kính vài centimeter cũng  
thường không sờ thấy nếu không tuân thủ khám lâm  
sàng một cách kỹ lưỡng. Không có một khuyến cáo  
nào của Hiệp hội Ung thư tuyến giáp Hoa Kỳ 2015  
về cách thức theo dõi bằng khám lâm sàng.  
Tuy nhiên, khám lâm sàng là nội dung bắt buộc  
không thể thiếu khi tái khám bệnh nhân sau điều trị  
để đánh giá tái phát (tại chỗ, hạch, di căn xa), biến  
chứng điều trị (liệt dây thanh, tổn thương giao cảm  
cổ, suy phó giáp…). Vai trò của phẫu thuật viên là ra  
chỉ định FNA dưới hướng dẫn của siêu âm bao gồm  
hạch cổ nhóm trung tâm, hạch cổ bên và khối nghi  
ngờ tái phát tại giường tuyến giáp.  
Vì tiên lượng rất tốt của ung thư tuyến giáp biệt  
hóa nên xu hướng điều trị hiện nay là tránh điều trị  
quá mức. Điều trị có ít mạnh tay hơn đưa đến tỉ lệ tái  
phạt tại chỗ và tại hạch có thể nhiều hơn. Việc phát  
hiện và can thiệp đúng lúc các tái phát có ý nghĩa rất  
quan trọng giúp có thể điều trị lại một cách hiệu quả,  
không ảnh hưởng đến thời gian sống và ít ảnh  
hưởng nhất đến chất lượng cuộc sống.  
Mục tiêu của tái khám sau điều trị ung thư tuyến  
giáp là: 1. Phát hiện và can thiệp đúng thời điểm các  
tái phát; 2. Duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất cho  
người bệnh bằng cách điều chỉnh tốt chức năng tuyến  
giáp, cận giáp và xử trí các biến chứng điều trị.  
Phẫu thuật lại là một thách thức về kỹ thuật  
nhất là để đạt yêu cầu bảo tồn được thần kinh hồi  
thanh quản và tuyến cận giáp trong một vùng có xáo  
trộn về giải phẫu học và mô xơ dính xung quanh.  
Nếu chưa có chỉ định mổ lại thì cũng chưa có chỉ  
định FNA dưới hướng dẫn của siêu âm. Trong tình  
huống này, các hạch cổ nghi ngờ cần được mapping  
rõ trong sơ đồ.  
Nếu tái khám không đúng, lạm dụng các xét  
nghiệm sẽ đưa đến hao tốn nguồn lực cho bệnh  
nhân và xã hội. Ngược lại, nếu không phát hiện tái  
phát đúng lúc có thể ảnh hưởng đến thời gian sống  
còn và chất lượng cuộc sống cảu bệnh nhân sau tái  
phát. Do vậy tái khám đúng là điều rất quan trọng.  
Hiểu biết các nguyên lý và thực hành đúng giúp  
việc tái khám hiệu quả, rõ ràng và khoa học ứng  
dụng trong lâm sàng hàng ngày. Đó là sự kết hợp  
Địa chỉ liên hệ: Bùi Thị Hương Giang  
Ngày nhận bài: 09/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1 Bác sĩ Khoa Nội soi siêu âm - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 TS.BS. Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
3 TS.BS. Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
Phó Trưởng Bộ môn Ung thư ĐHYD TP.HCM  
4 BS. Khoa Y Học Hạt nhân - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
5 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị Phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
Trưởng Bộ môn Ung thư ĐHYD TP. HCM  
125  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Vai trò của phẫu thuật viên trong việc đưa ra  
mô thức theo dõi thích hợp cho từng bệnh nhân ở  
chỗ cung cấp các thông tin đánh giá trong lúc mổ  
(intraoperative) như bướu đã xâm lấn vỏ bao trên  
quan sát đại thể, hạch cổ di căn và hạch di căn có  
vỡ vỏ bao hạch không. Nghiên cứu của Carbecro  
cho thấy siêu âm vùng cổ có thể bỏ sót hạch cổ lớn  
nhóm trung tâm (17/20 bệnh nhân, 85%), hạch cổ  
vùng cổ bên (11/12 bệnh nhân, 92%). Đánh giá lại  
trong lúc mổ của phẫu thuật viên trong nhiều trường  
hợp làm thay đổi phương thức phẫu thuật đã lên kế  
hoạch trước đó.  
VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM  
Chỉ định siêu âm vùng cổ sau điều trị ung thư  
tuyến giáp biệt hóa (DTC)  
Siêu âm là phần không thể thiếu trong theo dõi  
DTC đã điều trị, được xem phương tiện đầu tay  
cùng với định lượng Tg, TgAb huyết thanh.  
Nhìn chung siêu âm được xem là nhạy hơn hai  
phương pháp còn lại trong đánh giá tái phát vùng cổ  
kể cả nhóm nhóm nguy cơ tái phát thấp lẫn nguy cơ  
tái phát cao [4]. Siêu âm là phương tiện chính xác  
nhất đánh giá tái phát tại chỗ và tại hạch. FNA dưới  
hướng dẫn của siêu âm giúp chẩn đoán xác định tái  
phát cấu trúc trong đa số trường hợp.  
Do đó vài năm gần đây có khuynh hướng đề  
nghị phẫu thuật viên làm siêu âm sau mổ cho các  
bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước mổ thay vì bác  
sĩ chẩn đoán hình ảnh nhằm mục đích đánh giá  
đúng mức hơn giúp phẫu thuật triệt để hơn làm giảm  
nguy cơ tái phát tại chỗ[8].  
Siêu âm được khuyến cáo thực hiện thường  
quy trong tái khám định kỳ sau điều trị mỗi 6 tháng  
trong vòng 2 năm đầu và mỗi năm cho đến 5 năm.  
Chỉ định theo dõi bằng siêu âm suốt đời cho bệnh  
nhân DTC đã điều trị còn đang bàn cãi, theo IGR là  
sau 5 năm có thể không còn cần đến siêu âm nữa.  
Hình 1. So sánh độ nhạy của các phương tiện theo dõi  
Một số bẫy ngầm của siêu âm vùng cổ sau phẫu  
trị ung thư tuyến giáp biệt hóa  
Do lỗi kỹ thuật: Có bốn tình huống gây sai lầm sau  
đây:  
1. Đầu bệnh nhân không đặt ở vị trí trung lập:  
chỉ cần bệnh nhân xoay đầu nhẹ sang phải,  
sang trái cũng làm cho sang thương có vẻ  
thuộc về một khoang cơ thể học khác.  
Siêu âm còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong  
việc nhận ra tổn thương thật và các tổn thương giả  
(pseudolesion, còn được xem là các bẫy ngầm trong  
khảo sát hình ảnh học).  
Y văn ghi nhận có 23 bẫy ngầm[3] có thể gặp trên  
siêu âm được phân chia thành bốn nhóm lớn:  
2. Tần số đầu dò không phù hợp.  
3. Setting Doppler không phù hợp.  
Lỗi kỹ thuật.  
4. Hình ảnh phản hồi gương (của các tổn  
thương cạnh khí quản).  
Cấu trúc bình thường giả bệnh lý(pseudolesion)  
Bệnh lý vùng giữa cổ.  
Do đọc cơ thể học bình thường thành bệnh lý  
(Pseudolesion)  
Bệnh lý vùng cổ bên (giả hạch di căn).  
5. Mô giáp tồn lưu.  
126  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Hình 2. Mô giáp tồn lưu  
Ngay cả trong phẫu thuật cắt giáp toàn bộ vẫn  
còn một phần nhỏ mô giáp tồn lưu (thyroid remnant)  
do cần bảo tồn dây thần kinh quặt ngược và tuyến  
cận giáp.  
Hình 3. Tuyến ức ở vùng cổ  
Có thể gặp ở 2/3 trẻ em và 1/3 ở người trẻ. Với  
đặc điểm trên siêu âm là hình ảnh bầu trời sao  
(starry sky) do cơ chế là sự kết hợp của mô mỡ và  
mô lymphô.  
Độ hồi âm của mô giáp tồn lưu được cho là  
echo kém hơn mô giáp bình thường nhưng cao hơn  
cơ trước giáp. Hình ảnh này hầu như không hề thấy  
trên bệnh nhân đã điều trị I131  
.
8. Hạch giao cảm cổ.  
6. Sụn giáp và sụn nhẫn.  
7. Tuyến ức.  
Hình 4. Hạch giao cảm cổ  
9. Đầu tận của ống ngực.  
10.Mỏm ngang cột sống cổ.  
11.Rễ thần kinh bình thường[10].  
Hình 5. Đám rối thần kinh cánh tay  
127  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Bẫy vùng cổ giữa (giả dạng tái phát giường giáp  
hoặc hạch cổ nhóm trung tâm)  
12.Vật liệu phẫu thuật.  
U
hạt viêm do chỉ phẫu thuật (suture  
granulomas) là phản ứng của mô bào với dị vật (các  
chỉ phẫu thuật mà cơ thể không hấp thu được). U  
hạt viêm thường được chẩn đoán là tái phát do hình  
ảnh siêu âm : echo kém, không đồng nhất, bờ không  
đều, trung tâm có các đốm echo dày (thường lớn  
hơn 1mm). U hạt viêm có khuynh hướng thoái triển  
theo thời gian.  
Hình 7. Vật liệu phẫu thuật Suture granuloma  
Y văn cũng ghi nhận các vật liệu cầm máu trong  
phẫu thuật như: Gelfoam, Surgicel… vẫn có thể tồn  
tại nhiều năm, dù trên lý thuyết sẽ biến mất sau 4  
đến 8 tuần. Hình ảnh siêu âm là khối có đặc ở  
giường phẫu thuật. Gelfoam được mô tả là các khối  
echo dày, vô mạch, với viền halo mỏng, echo kém.  
Surgicel là khối echo kém, vô mạch có thể có lốm  
đốm echo dày bên trong.  
Hình 6. Vật liệu phẫu thuật nonabsorbable suture  
Hình 8. Gelfoam  
Hình 9. Vật liệu phẫu thuật Surgicel tồn tại 26- 47 tháng  
hóa thô ở trung tâm. Trên siêu âm chỉ có thể nhận ra  
cấu trúc “năm lớp” (3 lớp echo dày và 2 lớp echo  
kém) giống như thực quản cạnh bên. Bác sĩ siêu âm  
sẽ yêu cầu uống nước để chẩn đoán xác định và bổ  
sung Xquang có cản quang (Repas Baryté).  
13.Mô  
hạt  
viêm  
mạn  
tính  
(chronic  
granulomatous lesions)  
Không có dị vật như trường hợp trên, nhưng  
hình ảnh siêu âm thì tương tự: echo kém, giới hạn  
không rõ, trung tâm echo dày. Điểm khác biệt là  
sang thương có thể tăng kích thước, có vùng hóa  
nang và phân bố mạch máu vùng ngoại vi. Có thể  
hiện diện trong cơ ức đòn chũm hoặc mô mềm nông  
vùng cổ (ung thư giáp hiếm khi tái phát ở vị trí này  
nếu trong lần mổ đầu tiên không ghi nhận xâm lấn  
vỏ bao).  
14.Túi thừa hầu thực quản (túi thừa Zenker)  
Thường ở mặt sau thùy (T) tuyến giáp. Hình  
ảnh siêu âm giống như một nhân giáp có cụm vôi  
Hình 10. Túi thừa hầu thực quản có hình ảnh giống  
nhân giáp có vôi hóa ở trung tâm.  
128  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
15.Adenoma tuyến cận giáp  
Hình 13. Bướu vỏ thần kinh có phân bố mạch máu  
liên tục với rễ thần kinh (dấu hiệu đuôi chuột)  
Hình 11. Adenoma tuyến cận giáp  
20.U cận hạch thần kinh (Paraganglioma).  
16.Nang giáp - lưỡi.  
Thường phát sinh từ thể cảnh hoặc hạch của  
dây thần kinh X.  
17.Thoái hóa khớp ức đòn.  
Bẫy vùng cổ bên (giả dạng tái phát hạch cổ bên)  
18.U dây thần kinh do chấn thương (traumatic  
neuromas).  
Cơ chế hình thành do dây thần kinh bị chấn  
thương tăng sinh phản ứng, thường ở vùng sau bên  
của động mạch cảnh. Nếu ở nền của vùng cổ bên  
thì u liên tục với đám rối thần kinh cổ. Hình dạng đặc  
trưng trên siêu âm là: hình thoi, giới hạn không rõ,  
echo kém, trung tâm echo dày, Doppler âm tính (đây  
là yếu tố giúp chẩn đoán phân biệt với hạch di căn).  
Chẩn đoán xác định thường dựa vào lâm sàng: có  
trigger point tương ứng với nốt trên siêu âm (bệnh  
nhân tê khi ấn), và đau khi làm thủ thuật FNA.  
Hình 14. Sơ đồ Paraganglioma vùng thể cảnh  
Hình 15. Paraganglioma thể cảnh với hình ảnh tách  
Hình 12. U thần kinh sau phẫu thuật vùng cổ bên có  
hình ảnh giống hạch di căn vùng cổ bên (sau cơ ức  
đòn chũm)  
động mạch cảnh trong và cảnh ngoài ra xa  
21.Hạch tăng sản phản ứng  
Các hạch có thể to ra và tăng sinh mạch máu  
đáp ứng với phản ứng viêm nhiễm tại chỗ, thường  
gặp ở vùng cổ (dưới hàm, cảnh cao và tam giác cổ  
sau). Kích thước hạch không phải là yếu tố quyết  
định chẩn đoán vì hạch tăng sản phản ứng thường  
to ở người trẻ. Yếu đố quyết định thường là nhu mô  
hạch đồng nhất, còn rốn hạch,không hóa nang,  
không vi vôi hóa. Hạch thường giảm kích thước sau  
4 - 6 tuần điều trị nội khoa.  
19.Bướu vỏ thần kinh ( nerve sheath tumor)  
Bướu vỏ thần kinh bao gồm neurofibromas  
và schwannomas. Đặc điểm trên siêu âm: khối hình  
bầu dục, echo kém, phân bố mạch máu nhiều mức  
độ. Schwannoma có thể có vùng hóa nang do đó  
bị nhầm với hạch cổ di căn. Dấu hiệu đặc trưng  
bệnh là sự liên tục của bướu với dây thần kinh,  
tuy nhiên hình ảnh này rất khó xác định bằng siêu  
âm. FNAC thường không thành công vì bệnh nhân  
sẽ đau dữ dội.  
22.Hạch do phản ứng khác  
129  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
23.Nang khác ở cổ  
Cũng cần nhắc lại hạn chế của siêu âm  
đánh giá trước mổ là có thể bỏ sót hạch cổ nhóm VI  
60 - 90% vì lí do T và N có hình ảnh chồng hình và  
siêu âm chỉ đọc cả khối là T.  
Các hình ảnh bất thường của siêu âm vùng cổ  
sau phẫu trị DTC  
Các hình ảnh nghi ngờ trên siêu âm thường tập  
trung ở vị trí giường giáp và vùng cổ bên.  
Khuynh hướng những năm gần siêu âm không  
kết luận ngay là theo dõi tái phát mà dùng thuật ngữ  
“structural disease” dùng để mô tả các hình ảnh có  
dạng khối (thấy được ít nhất trên hai đường cắt siêu  
âm vuông góc với nhau). Tường trình siêu âm cũng  
hạn chế sử dụng từ “tổn thương” (lesion) vì khối đó  
có thể tương ứng với mô hạt viêm sau mổ hoặc mô  
giáp tồn lưu sau mổ.  
Khối tái phát tại giường giáp điển hình theo phần  
lớn tác giả[5] có các đặc điểm sau: tròn, echo kém,  
Doppler (+), kích thước nhỏ hơn 6mm, có vi vôi hóa  
hoặc hóa nang. Tuy nhiên khối tái phát có thể giống  
mô hạt viêm hoặc mô liên kết sợi mỡ hình thành sau  
mổ (fibrofatty connective tissue), thậm chí giống  
hạch tái phát nhóm VI. Chỉ có thể phân biệt dựa trên  
giải phẫu bệnh khi tìm thấy mô limphô quanh tế bào  
ung thư.  
Một số tác giả đề nghị sử dụng một biểu mẫu  
tường trình siêu âm nhất quán dành cho cả trước  
mổ và sau mổ như sau:  
130  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
5. Các đặc điểm nghi ngờ hạch di căn hóa  
nang, vi vôi hóa, echo dày cần tả đầy đủ kể  
cả khi triệu chứng học này âm tính.  
Bảng tường trình siêu âm thể hiện các yêu cầu  
của phẫu thuật viên đối với siêu âm như sau:  
1. Các nhân giáp nghi nghờ cần được ghi chú  
các đặc điểm:  
Tái phát hạch cổ  
Tiêu chí chẩn đoán hạch cổ bên di căn rõ ràng  
hơn nhiều so với khối tái phát giường giáp.  
+ Kích thước (ba chiều).  
+ Vị trí (đặc biệt cần chú ý các nhân giáp ở  
mặt sau trong gần thần kinh hồi thanh quản để lưu ý  
kĩ thuật mổ).  
Từ năm 2001 FRASOLDATI và cs[4] đã đề ra 5  
tiêu chí để chẩn đoán hạch tái phát gồm có: hình  
dạng tròn hoặc bầu dục, echo kém, không đồng  
nhất, vi vôi hóa, tăng sinh mạch máu.  
2. Tình trạng xâm lấn vỏ bao hoặc các cơ quan  
lân cận.  
Năm 2007 IGR[11] đề ra 8 tiêu chí để chẩn đoán  
hạch tái phát.  
3. Cực dưới của mỗi thùy giáp có xác định  
được trên siêu âm không?  
4. Bướu có lan đến vùng sau xương ức  
không?  
(LEENHARDT, L., et al. 2013 European thyroid association guidelines for cervical ultrasound scan and  
ultrasound-guided techniques in the postoperative management of patients with thyroid cancer. European  
thyroid journal, 2013, 2.3: 147-159.)  
131  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
khiến nồng độ Tg trong máu tăng. Ước lượng Tg là  
khoảng 1ng/mL trên mỗi gam mô giáp. Ta đánh giá  
phần mô giáp còn lại thông qua Tg. Thêm vào đó,  
TgAb máu trung hòa bớt Tg, kết quả Tg thấp hơn  
thực tế khi bệnh nhân tồn tại TgAb[1]. Đồng thời nồng  
độ Tg tăng khi kích thích TSH máu càng cao,  
Tg kích thích là Tg được thực hiện khi kích thích  
TSH. Ngoài ra, kết quả định lượng Tg hiện nay có  
thể khác nhau nếu làm các kỹ thuật khác nhau, vì  
thế làm xét nghiệm loại nào thì tham chiếu kết quả ở  
loại đó.  
Hình 16. Hạch di căn từ DTC có dạng hóa nang và  
vi vôi hóa  
Hai triệu chứng học có độ đặc hiệu gần 100% là  
vi vôi hóa và hóa nang.  
TgAb (Thyroglobulin antibody) là kháng thể  
của cơ thể chống lại Tg. TgAb tăng nguyên phát  
trong bệnh lý tự miễn, ví dụ như bệnh tuyến giáp  
tự miễn: tỉ lệ tăng TgAb trong viêm giáp Hashimoto  
(20 - 90%), trong bệnh Graves (30 - 60%) hoặc hội  
chứng Sjogren, myasthenia gravis, đái tháo đường  
típ 1. Ngoài ra, TgAb tăng trong bệnh lý tuyến giáp:  
phình giáp (20%), ung thư tuyến giáp (25 - 30%).  
Tuy nhiên, TgAb cũng tăng ở 10% người khỏe mạnh  
Các hạch không thỏa 2 tiêu chí có độ đặc hiệu  
gần 100% như trên (hình tròn, mất rốn, tăng sinh  
mạch máu) thì bác sĩ siêu âm sẽ dùng thuật ngữ  
hạch không điển hình.  
Từ 2010, có một xu hướng đang hình thành tuy  
chưa phát triển là phẫu thuật viên thực hiệu siêu âm  
cho bệnh nhân thay vì bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.  
Xu hướng này dựa trên kết quả nghiên cứu của  
KUMBHAR và cs[8] cho thấy khi phẫu thuật viên làm  
siêu âm thì được 3 điều lợi sau:  
bình thường nhất là nữ lớn tuổi[14]  
.
Vai trò của Tg và Tg Ab trong đánh giá đáp ứng  
điều trị  
Tg và TgAb là chất chỉ thị bướu được sử dụng  
trong quá trình điều trị cũng như theo dõi ung thư  
giáp biệt hoá. Trong trường hợp bệnh nhân điều trị  
I131, sau khi kết thúc mỗi đợt điều trị, Tg, TgAb  
được định lượng cùng lúc với TSH cùng với các xét  
nghiệm hình ảnh như siêu âm, Xạ hình toàn thân  
sau điều trị được sử dụng nhằm đánh giá đáp ứng  
điều trị. Chỉ số Tg là chất nhạy nhất trong việc phát  
hiện bệnh tiến triển di căn[15]. Việc đánh giá đáp ứng  
điều trị giúp định hướng quyết định điều trị tiếp theo  
cũng như giúp xét chỉ định liều điều trị Iod phóng xạ.  
Kết quả siêu âm (nhất là đánh giá hạch cổ)  
chính xác hơn.  
Kết quả siêu âm tiền phẫu đầy đủ hơn.  
Tỉ lệ tái phát tại chỗ thấp hơn.  
VAI TRÒ CỦA TG VÀ TGAB TRONG THEO DÕI  
UNG THƯ GIÁP BIỆT HOÁ  
Sự thay đổi của Tg và TgAb phụ thuộc vào các  
yếu tố sinh học  
Mô giáp bình thường tiết ra Tg (thyroglobulin)  
nhằm vận chuyển hormon giáp đến tế bào đích. Sau  
phẫu thuật cắt giáp, nếu còn sót lại mô tuyến giáp và  
hoạt động chức năng của mô giáp đó vẫn còn thì sẽ  
Bảng 1. Phân loại đáp ứng sau điều trị I-131 của ung thư giáp biệt hóa[15]  
Phân loại  
Định nghĩa  
Tiên lượng  
1 - 4% tái phát  
Đáp ứng tuyệt hảo  
(hoàn toàn)  
WBS âm tính và  
Với TgAb âm tính, Tg đè nén < 0.2ng/mL hoặc Tg kích  
thích < 1ng/mL  
< 1% tử vong đặc hiệu do bệnh  
Đáp ứng không hoàn  
toàn về sinh hóa  
WBS âm tính và  
30% không xuất hiện tái phát khi chấm dứt  
theo dõi  
Tg đè nén ≥1ng/mL hoặc  
Tg kích thích < 10ng/mL hoặc TgAb tăng  
20% tái phát cấu trúc  
< 1% tử vong đặc hiệu do bệnh  
50 - 85% có tồn lưu cấu trúc  
Đáp ứng không hoàn  
toàn về cấu trúc  
Có bằng chứng về cấu trúc hay chức năng của bệnh ở  
bất cứ mức Tg nào, dù có hay không có TgAb  
Tử vong đặc hiệu do bệnh: 11% khi tái phát  
tại chỗ - 50% khi di căn xa  
132  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Đáp ứng trung gian  
Không tìm thấy hình ảnh đặc hiệu trên WBS, Tg không  
kích thích < 1ng/mL, Tg kích thích >10ng/mL  
15 - 20% tái phát cấu trúc trong suốt quá  
trình theo dõi  
Hoặc TgAb ổn định hay giảm mà không có bất thường về  
cấu trúc hay chức năng  
< 1% tử vong đặc hiệu do bệnh  
I-131 (cần lưu ý các tiêu chuẩn về kháng Iod khi điều  
trị theo thời gian). Nếu bệnh nhân được điều trị I-131  
liều thấp, cần làm lại Tg kích thích sau 3 - 4 tháng.  
Còn đối với I-131 liều cao, bệnh nhân được làm lại  
Tg kích thích sau 6 - 8 tháng. Trong trường hợp  
bệnh tiến triển, giảm không đáng kể hoặc không còn  
hấp thu phóng xạ, bệnh nhân được xạ trị ngoài thì  
làm lại Tg kích thích sau 3 - 4 tháng.Ngoài ra, khi  
bệnh nhân tái phát các vị trí mô mềm hoặc tái phát  
hạch mà bác sĩ phẫu thuật đánh giá có thể mổ được  
toàn bộ tổn thương thì bệnh nhân được phẫu thuật.  
Lúc đó, bệnh nhân được làm lại Tg, TgAb sau  
khoảng 3 - 4 tuần sau phẫu thuật. Thêm vào đó, ung  
thư giáp tiến triển và kháng Iod phóng xạ, bệnh nhân  
được điều trị nhắm trúng đích, ta xét nghiệm Tg đè  
nén mỗi 3 - 6 tháng và đánh giá đáp ứng của liệu  
pháp với bệnh cảnh.  
Vai trò Tg và TgAb trong theo dõi sau khi điều trị  
I-131  
Sau khi chấm dứt điều trị, dựa vào loại đáp ứng  
mà bệnh nhân được đưa vào các lịch tái khám theo  
dõi khác nhau cũng như các cận lâm sàng thực hiện  
cũng khác nhau.  
Đối với đáp ứng hoàn toàn, trong 1 năm đầu,  
bệnh nhân tái khám vào lúc 3 tháng - 6 tháng - 12  
tháng. Bệnh nhân được thực hiện Tg đè nén và  
TgAb mỗi 3 - 6 tháng (dùng cùng loại kỹ thuật xét  
theo thời gian), siêu âm vùng cổ mỗi 6 tháng. Sau 1  
năm đầu, nếu ổn định, bệnh nhân tái khám mỗi năm  
sau, lặp lại xét nghiệm Tg đè nén, TgAb và siêu âm.  
Các bệnh nhân được đánh giá đáp ứng không  
hoàn toàn về sinh hóa sẽ được theo dõi sát để phát  
hiện bất thường cấu trúc. Bệnh nhân được định  
lượng Tg kích thích, TgAb mỗi 3 tháng để theo dõi  
diễn tiến động của Tg theo thời gian. Nếu như:  
Nếu bệnh nhân đáp ứng trung gian, tùy trường  
hợp mà ta cho các cận lâm sàng phù hợp. Đối với  
đáp ứng hình ảnh trung gian, ta xét nghiệm Tg,  
TgAb theo lịch của xét nghiệm hình ảnh (6 - 12  
tháng). Còn đáp ứng sinh hóa trung gian, nếu do Tg,  
ta xét nghiệm Tg, TgAb mỗi 3 - 6 tháng. Còn nếu do  
TgAb cao, ta xét nghiệm Tg, TgAb mỗi 6 - 12  
tháng[2].  
Tg giảm về mức đáp ứng hoàn toàn Theo dõi  
như đáp ứng hoàn toàn.  
Tg ổn định hay theo thời gian Giãn thời gian  
xét nghiệm Tg mỗi 6 tháng.  
Tg tăng dần, đặc biệt khi thời gian gấp đôi ngắn  
Xét nghiệm hình ảnh và có thể cân nhắc  
18F- FDG-PET/CT scan khi xạ hình toàn thân  
đã âm tính.  
Lựa chọn Tg kích thích hay Tg đè nén  
Việc lựa chọn xét nghiệm Tg kích thích hay Tg  
đè nén tùy vào bệnh cảnh của bệnh nhân. Tg kích  
thích hoặc Tg đè nén đều có những đặc điểm riêng  
để áp dụng phù hợp đối tượng bệnh nhân.  
Khi đánh giá đáp ứng không hoàn toàn về cấu  
trúc, còn ghi nhận hấp thu phóng xạ trên trên xạ hình  
toàn thân, bệnh nhân tiếp tục điều trị đặc hiệu với  
Bảng 2. Các đặc điểm của Tg kích thích và Tg đè nén[2]  
Tg không kích thích (1g mô giáp ~ 1ng/mL)  
Tg kích thích (1g mô giáp ~2-10ng/mL)  
Bệnh nhân đã cắt giáp toàn phần ± RAI:  
Dùng cho đáp ứng hoàn toàn  
Thực hiện lúc 6-18 tháng  
Dùng theo dõi trong các trường hợp nguy cơ cao, đáp ứng không  
hoàn toàn về cấu trúc, sinh hóa  
Khó theo dõi khi bướu bị mất khả năng tiết Tg hoặc âm tính giả do  
tương tác TgAb  
Ngưỡng (+) >0,2ng/mL  
Không cần thiết làm thường quy khi Tg đè nén âm tính  
Bệnh nhân chưa cắt giáp toàn phần/ chưa RAI:  
Nên định lượng Tg định kỳ 9-12 tháng  
Ngưỡng chưa rõ  
Tăng Tg theo thời gian chỉ điểm mô giáp tăng sinh hoặc  
ung thư tiến triển  
Định lượng Tg cùng lúc với TSH, TgAb, cùng kỹ thuật theo thời gian  
133  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Ngoài những chỉ định cần thiết do bệnh cảnh ung thư giáp, những bệnh nhân có bệnh nền gây ảnh hưởng  
đến sức khoẻ nếu ngưng hormon giáp được cân nhắc cho sử dụng hormon giáp liên tục và theo dõi diễn tiến  
bệnh dựa vào Tg đè nén, TgAb và các cận lâm sàng hình ảnh. Ngoài ra, những bệnh nhân nữ trong độ tuổi  
sinh đẻ cần được sử dụng hormon giáp liên tục để đảm bảo quá trình thai kỳ và phát triển của bào thai bình  
thường. Nếu như bệnh nhân có nguyện vọng sinh con, ta cần cân nhắc cho bệnh nhân được theo dõi với Tg  
đè nén.  
Thời gian tăng Tg gấp đôi  
Thời gian tăng Tg gấp đôi là một yếu tố động tiên lượng tái phát tại chỗ, di căn xa và sống còn độc lập khi  
theo dõi ung thư giáp biệt hoá. Một nghiên cứu trên 426 bệnh nhân ung thư giáp đã điều trị, đang dùng nội tiết  
liên tục tại Nhật [3] đã chỉ ra rằng những bệnh nhân nào có thời gian Tg tăng gấp đôi dưới 1 năm có tỉ lệ tái  
phát và di căn xa cao hơn hẳn những bệnh nhân khác. Dựa vào nghiên cứu này, người ta cho rằng những  
bệnh nhân có thời gian Tg tăng gấp đôi dưới 1 năm có thể có diễn tiến nhanh. Còn những bệnh nhân Tg tăng  
gấp đôi hơn 3 năm có diễn tiến bệnh chậm. Từ đó, người ta khuyến cáo nên cân nhắc chụp PET/CT khi bệnh  
nhân tăng Tg gấp đôi dưới 1 năm.  
Hình 17. Quá trình theo dõi tái phát và di căn xa dựa vào thời gian tăng Tg gấp đôi[3]  
Vai trò của TgAb trong theo dõi ung thư giáp  
biệt hóa  
KẾT LUẬN  
Khám lâm sàng, siêu âm và Tg huyết thanh là  
Bởi TgAb là sản phẩm của hệ miễn dịch, cơ thể  
cần 3 năm để TgAb biến mất khỏi hệ tuần hoàn sau  
cắt giáp toàn phần. Trong việc định lượng Tg, TgAb  
tương tác theo cơ chế kháng thể - kháng nguyên  
khiến việc định lượng Tg gặp khó khăn, gây hiện  
tượng âm tính giả. Ngoài ra, việc định lượng chính  
bản thân TgAb cũng gặp nhiều khó khăn và do đó  
hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể định  
lượng TgAb tối ưu.  
bộ ba quan trọng nhất trong tái khám sau điều trị ung  
thư tuyến giáp biệt hóa. Tùy các kết quả của bộ ba  
này mà bệnh nhân có thể được làm thêm các xét  
nghiệm khác để chẩn đoán xác định tái phát trong  
hầu hết các trường hợp.  
Lưu ý các phương tiện này phải được kết hợp  
nhau. Độ tương hợp giữa lâm sàng và xét nghiệm  
rất quan trọng vì mỗi phương tiện đều có các hạn  
chế nhất định. Hiểu biết điều này giúp lý giải được  
các trường hợp kết quả cận lâm sàng bất tương  
hợp. Phối hợp hài hòa các phương tiện giúp theo dõi  
được người bệnh một các an toàn và hiệu quả nhất.  
Khi dùng TgAb làm chất theo dõi ung thư giáp  
biệt hoá, ta thường quan tâm đến sự thay đổi theo  
thời gian của TgAb hơn là nồng độ tuyệt đối. Nếu  
TgAb có chiều hướng giảm dần, bệnh nhân tiên  
lượng khỏi bệnh. Nếu TgAb tăng lên, nghi ngờ tái  
phát được đặt ra, cần dùng những cận lâm sàng  
khác để xác định chẩn đoán. Hoặc TgAb không đổi,  
tăng hoặc giảm không quá 50%, tiên lượng không rõ  
nhưng có nguy cơ tái phát cần được theo dõi[2].  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Milas M., Mandel, Susan J... Advanced Thyroid  
and Parathyroid Ultrasound. Springer, 2017.  
2. BAHL M., et al. Prevalence of the polar vessel  
sign in parathyroid adenomas on the arterial  
134  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
phase of 4D CT. American Journal of  
Neuroradiology, 2014, 35.3: 578 - 581  
10. LAPEGUE, F., et al. Ultrasonography of the  
brachial plexus, normal appearance and  
practical  
applications. Diagnostic  
and  
3. CHUA, Wynne Y, ; LANGER, Jill E.; JONES,  
Lisa P. Surveillance neck sonography after  
thyroidectomy for papillary thyroid carcinoma:  
pitfalls in the diagnosis of locally recurrent and  
metastatic disease. Journal of Ultrasound in  
Medicine, 2017, 36.7: 1511 - 1530  
Interventional Imaging, 2014, 95.3: 259 - 275.  
11. LEBOULLEUX, Sophie, et al. Ultrasound criteria  
of malignancy for cervical lymph nodes in  
patients followed up for differentiated thyroid  
cancer. The Journal of Clinical Endocrinology &  
Metabolism, 2007, 92.9: 3590 - 3594.  
4. FRASOLDATI, Andrea, et al. Diagnosis of neck  
recurrences in patients with differentiated thyroid  
carcinoma. Cancer: Interdisciplinary International  
Journal of the American Cancer Society, 2003,  
97.1: 90 - 96.  
12. LEENHARDT, L., et al. 2013 European thyroid  
association guidelines for cervical ultrasound  
scan and ultrasound-guided techniques in the  
postoperative management of patients with  
thyroid cancer. European thyroid journal, 2013,  
2.3: 147 - 159.  
5. KAMAYA, Aya, et al. Recurrence in the  
thyroidectomy bed: sonographic findings.  
American Journal of Roentgenology, 2011,  
196.1: 66 - 70.  
13. PITOIA, Fabian; JERKOVICH, Fernando.  
Dynamic risk assessment in patients with  
differentiated thyroid cancer. Endocrine-Related  
Cancer, 2019, 26.10: R553 - R566.  
6. KO, Myung-Su, et al. Normal and abnormal  
sonographic findings at the thyroidectomy sites  
in  
postoperative  
patients  
with  
Journal  
thyroid  
of  
14. Spencer CA, Takeuchi M, Kazarosyan M, et al.  
Serum thyroglobulin autoantibody: prevalence,  
influence on serum thyroglobulin measurement  
and prognostic significance in patients with DTC,  
J Clin Endocrinol Metab 1998; 83(4):1121 - 7.  
malignancy. American  
Roentgenology, 2010, 194.6: 1596-1609.  
7. KRAJEWSKA, Jolanta; CHMIELIK,  
Ewa;  
JARZĄB, Barbara. Dynamic risk stratification in  
the follow-up of thyroid cancer: what is still to be  
discovered in 2017?. Endocrine-related cancer,  
2017, 24.11: R387 - R402  
15. Haugen BR, Alexander EK, Bible KC, et al. 2015  
American Thyroid Asociation Management  
Guidelines for Adult Patient with Thyroid Nodules  
and Differentiated Thyroid Cancer. Thyroid 2016;  
26(1): 1 - 133.  
8. KUMBHAR, Sachin S., et al. Why thyroid  
surgeons are frustrated with radiologists: lessons  
learned  
from  
pre-and  
postoperative  
16. Miyauchi A , Kudo T, Miya A, et al. Prognostic  
impact of serum thyroglobulin doubling time  
under thỷotropin suppression in patient with PTC  
who underwent total thyroidectomy. Thyroid  
2011; 21(7): 707 - 16.  
US. Radiographics, 2016, 36.7: 2141 - 2153.  
9. LAMARTINA, Livia, et al. Follow-up of  
differentiated thyroid cancer -what should (and  
what should not) be done. Nature Reviews  
Endocrinology, 2018, 14.9: 538 - 551.  
135  
pdf 11 trang yennguyen 15/04/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftheo_doi_sau_dieu_tri_ung_thu_tuyen_giap_biet_hoa.pdf