Bài thuyết trình Kế hoạch chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC  
THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT  
NẶNG  
Khoa Sản A  
I. Mục tiêu  
1.Liệt được cá c dấu hiệu TSG nặng  
2.Nhận định lập KHCS thai phụ tiền sản giật  
nặng.  
3.Thực hiện kế hoạch chăm só c TSG nặng.  
4.Lượng giá sau chăm só c thai phụ TSG nặng.  
II. Định nghĩa:  
Tiền sản giật (TSG) là tình trạng tăng huyết áp (HA) thai kỳ  
• HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mmHg  
(phụ nữ chưa biết HA bình thường)  
HA tâm thu ≥ 160 mmHg, HA tâm trương ≥ 110 mmHg  
(TSG nặng)  
Với Protein niệu: ≥ 300mg/ 24 giờ  
Phù có thể (+/-)  
Xảy ra từ tuần lễ 20 của thai kỳ  
và các dấu chứng giảm dần  
sau sanh trước tuần lễ 12.  
III. Dấu hiệu nhận biết TSG nặng – sản giật  
Dấu hiệu  
TSG nặng  
Huyết áp  
≥160/110 mmHg  
> 100 lần/ phút  
> 25 lần / phút  
< 500ml/ 24 giờ  
toàn thâ n  
Mạch  
Nhịp thở  
Nước tiểu  
Phù  
Thị lực  
nhìn mờ, hoa mắt  
Nhức đầu  
Đau vùng thượng vị  
Protein niệu  
Tiểu cầu giảm  
CN gan, thận ↑  
Có  
Có  
≥ 300mg/ 24giờ  
<100.000/ mm3  
≥ 2 lần  
IV. Nhận định bệnh nhân:  
1. Hỏi:  
• Dấu hiệu tăng HA khi nào?  
lo lắng căng thẳng khô ng?  
• Nhức đầu chóng mặt..?  
• Mệt mỏi? Mất ngủ?  
• Hồi hộp, khó thở, ho khan?  
• Tình trạng tăng câ n?  
• Thị lực: có hoa mắt, nhìn mờ ?...  
• Ăn uống, nghỉ ngơi ra sao?  
2. Khá m:  
• Tổng trạng : gầy, bé o phì (do phù?)  
Da niêm, thần kinh, tri giác, phản xạ.  
• Dấu hiệu sinh tồn: HA, M, To, NT  
• Đánh giá mức độ phù.  
• Dấu hiệu xuất huyết dưới da.  
• Đau vùng thượng vị.  
• Số lượng nước tiểu, màu sắc?  
• Đo bề cao tử cung, nghe tim thai.  
3.Thực hiện cận lâm sàng  
+ XN huyết học:  
- Hct, Hb  
- Tiểu cầu  
- Đông máu toàn bộ  
- Nhó m má u  
+ XN sinh hó a má u:  
- Chức năng gan: men gan, bilirubin…  
- Chức năng thận: creatinine, ure, acid uric,….  
- Miễn dịch: HIV, HBsAg  
+ XN nước tiểu:  
- Tổng phân tích nước tiểu (10 thông số)  
- Đạm niệu / 24giờ  
3.Thực hiện y lệnh thuốc  
Lưu ý: Thực hiện thuốc chống co giật, hạ áp (MgSO4,nicardipin)  
Thực hiện 5 đúng  
Thuốc Magnesi sulfat 15% 1,5g/10ml  
Liều tấn công (theo y lệnh):  
Thường dùng MgSO4 15% 1,5g x 2 ống pha với 30 ml nước cất  
tiêm TMC trong 5 →15 phút (hoặc sử dụng BTĐ)  
Liều duy trì:  
MgSO4 15% 1,5g x 4 ống pha vào chai Glucoza 5% 500ml,  
truyền TM, tốc độ XXX giọt/ phút (hoặc sử dụng BTĐ)  
1 ống Nicardipin 10mg/10ml pha 40ml dung mô i  
Liều tấn công:  
0,5-1mg Nicardipin # 2,5 -5ml tiêm TMC (BTĐ)  
Liều duy trì:  
Sau đó BTĐ từ 1-3mg # 5-15ml/h Trong 1 giờ đầu  
Duy trì theo chỉ định của BS và chỉ số HA  
V. Chẩn đoán điều dưỡng (Vấn đề cần chăm sóc)  
• Nguy cơ sản giật, phù phổi cấp, nhau bong non xảy  
ra cho thai phụ do cao huyết áp  
• Nguy cơ thai chậm phát triển, suy thai, thai chết lưu  
do giảm sự cung cấp máu đến thai nhi.  
• Nguy cơ sinh non do tình trạng huyết áp của mẹ  
không ổn định.  
Nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn các yếu tố  
đông máu.  
• Thiếu kiến thức về bệnh lý TSG - SG  
VI. Kế họach chăm só c  
1- Nguy cơ sản giật, phù phổi cấp có thể xảy ra  
– Theo dõi tổng trạng: bứt rứt, lo âu...  
– Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, chóng mặt...  
– Khó thở, ho khan…  
– Huyết áp tăng cao  
– Mạch nhanh > 100 lần/phút  
– Thở nhanh > 25 lần/phút  
– Phản xạ gân xương rất nhạy...  
Theo dõ i khi dùng thuốc chống co giật, hạ áp  
(MgSO4,nicardipin)  
Cần chú ý lượng dịch vào ra  
Lưu ý:  
- Thử phản xạ gân xương (PXGX):  
Dùng búa thử phản xạ ở khuỷu tay,  
xương đầu gối→ xương bánh chè  
- Theo dõi dấu hiệu ngộ độc MgSO4  
PXGX : â m tí nh  
Nhịp thở: < 14 lần/ phút  
Nước tiểu: < 30ml/ giờ  
Ion Mg : ≥ 10mg/dl  
- Trình BS xử trí ngộ độc MgSO4  
Thuốc đối kháng: calcium gluconate, tiêm tĩnh mạch 1g.  
• Phiếu theo dõi khi dùng thuốc MgSO4, nicadipn  
• Chuẩn bị phương tiện cấp cứu nếu có  
sản giật hay phù phổi cấp xảy ra  
• Theo dõi thai phụ thực hiện đúng chế độ điều trị  
Uống thuốc: Không nên đi lại, sau dùng thuốc hạ áp, an  
thần…  
Ăn uống: chế độ ăn ít muối, (khô ng quá 3g/ ngày), nhiều  
đạm (thịt, cá , trứng...)  
Nghỉ ngơi: nằm phòng yên tĩnh, tránh căng thẳng, lo âu  
Hướng dẫn thai phụ phát hiện các dấu hiệu trở nặng  
+ Nhức đầu, hoa mắt, ù tai…  
+ Đau vùng thượng vị.  
+ Dấu xuất huyết dưới da  
→ Báo ngay cho nhân viên y tế  
2.Nguy cơ thai SDD, thai suy, thai lưu:  
• Đo BCTC mỗi ngày  
Nghe tim thai  
• Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai, thai máy  
• Thực hiện Non Stresstest theo y lệnh  
Siêu âm theo y lệnh bác sĩ để xác định tình  
trạng thai nhi, lượng ối, nhau thai...  
3.Nguy cơ sinh non do tì nh trạng HA của mẹ  
không ổn định  
• Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, cơn gò TC, độ  
xóa mở CTC, ngôi thai, ối ...  
• Thực hiện và theo dỏi các kỹ thuật CDTK: đặt foley,  
tăng co bằng Oxytocin…  
• Chuyển sanh khi vào chuyển dạ thực sự.  
• Chuẩn bị bệnh MLT khi có chỉ định BS (điều trị nội  
khoa thất bại,thai suy, NBN...)  
4. Nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn yếu tố  
đông má u.  
• Theo dõi kết quả xét nghiệm có bất thường →Báo  
bác sĩ kịp thời.  
• Chuẩn bị đầy đủ thuốc co hồi tử cung (oxytocin,  
cytotec,..) dịch truyền (lactate ringer,…)  
• Xử trí tích cực giai đoạn 3  
• Đánh giá tình trạng co hồi tử cung và theo dõi lượng  
máu mất trong và sau sanh. Nếu máu mất nhiều  
phải truyền máu.  
5. Thiếu kiến thức về bệnh lý TSG - SG:  
Cung cấp thông tin về bệnh lý cao HA do thai, TSG- SG  
cho thai phụ biết  
• Trao đổi với thai phụ về phương pháp điều trị, chăm sóc  
của thầy thuốc tại bệnh viện  
• Hướng dẫn thai phụ cách phát hiện, các dấu hiệu nặng  
của bệnh → báo NVYT kịp thời  
• Hướng dẫn thai phụ theo dõi tiếp HA mỗi ngày sau khi  
điều trị ổn hoặc có thai lần sau.  
Phá t tờ rơi cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan  
đến TSG SG cho NB và người nhà đọc và biết.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 32 trang yennguyen 05/04/2022 13720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Kế hoạch chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_thuyet_trinh_ke_hoach_cham_soc_thai_phu_tien_san_giat_na.pdf