Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh ¹⁸FDG - PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng trước điều trị

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH 18FDG - PET/CT TRONG  
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ  
1
1
1
1
LÊ XUÂN THẮNG , NGUYỄN KIM LƯU , NGÔ VĂN ĐÀN , NGUYỄN HẢI NGUYỄN  
TÓM TẮT  
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng trước  
điều trị.  
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 37 bệnh nhân ung thư đại trực tràng chưa điều  
trị, được chụp 18FDG-PET/CT để chẩn đoán giai đoạn bệnh, tại khoa Y học hạt nhân, Trung tâm CĐHA -  
bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 07 năm 2020.  
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65,8 ± 13,3. Tỉ lệ nam/nữ là 1,64/1. Vị trí u nguyên phát  
chủ yếu ở trực tràng, chiếm 59,5%. Loại mô bệnh học phổ biến là ung thư biểu mô tuyến (89,2%).  
SUVmax trung bình của u là 19,76 ± 7,2. Giai đoạn T3 chiếm tỉ lệ chủ yếu với 67,6%. Hạch vùng N1 gặp  
nhiều nhất với 51,4%. Giá trị SUVmax trung bình của hạch vùng là 5,14 ± 3,95. Di căn xa gặp ở 10/37  
bệnh nhân, vị trí nhiều nhất là gan (13,5%).  
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng, 18FDG-PET/CT, SUVmax.  
của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh  
UTĐTT, đặc biệt là nhóm bệnh nhân UTĐTT trước  
điều trị đặc hiệu. Vì vậy, tôi tiến hành đề tài nhằm  
mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18FDG-  
PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng  
trước điều trị.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại ung thư  
phổ biến trên thế giới, đứng thứ 3 về tỉ lệ mới mắc  
(10,2% với 1,8 triệu ca) và thứ 2 về tỉ lệ tử vong do  
ung thư (9,2% với 881.000 trường hợp) trong năm  
2018[1]. Theo thống kê của Globocan tại Việt Nam,  
UTĐTT đứng thứ 4 về tỷ lệ mới mắc ở nam giới  
(8,4%) và thứ 2 ở nữ giới (9,6%) trong các bệnh ung  
thư. Trong chẩn đoán bệnh UTĐTT, việc đánh giá  
chính xác giai đoạn bệnh giữ một vai trò quan trọng,  
giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh  
nhân. Bệnh nhân UTĐTT nếu được chẩn đoán  
và mổ sớm thì tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt đến  
60 - 80%[2]. Trước đây, UTĐTT được chẩn đoán xác  
định chủ yếu qua các phương pháp chẩn đoán  
thường quy như: nội soi đại trực tràng, chẩn đoán  
mô bệnh học bằng sinh thiết tổn thương, chụp cắt  
lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ tiểu khung, ổ bụng.  
Những năm gần đây, PET/CT đã chứng minh được  
giá trị trong chẩn đoán giai đoạn bệnh cho các bệnh  
nhân ung thư nói chung và các bệnh nhân UTĐTT  
nói riêng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với  
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trước đây  
như CT, MRI. Tại Việt Nam, hiện nay có rất ít nghiên  
cứu đánh giá về đặc điểm hình ảnh cũng như vai trò  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng  
37 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung  
thư đại trực tràng bằng mô bệnh học, chưa điều trị  
đặc hiệu; có chỉ định chụp 18FDG-PET/CT đánh giá  
giai đoạn bệnh.  
Phương pháp nghiên cứu  
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp  
tiến cứu.  
Quy trình kĩ thuật chụp PET/CT[3]  
+ Thuốc phóng xạ: 18FDG (2-deoxy-2-[18F]-  
fluoro-D-glucose), T1/2 = 110 phút, phát tia γ mức  
năng lượng 511 keV. Liều dùng: 0,14 - 0,15mCi/kg  
cân nặng.  
+ Chuẩn bị bệnh nhân:  
Ngày nhận bài: 08/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Lê Xuân Thắng  
Email: lxt06101994@gmail.com  
1 Khoa Y học hạt nhân, Trung tâm CĐHA - Bệnh viện Quân Y 103  
262  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống  
kê SPSS 22.0.  
Bệnh nhân nhịn ăn trước 4 - 6 giờ, được  
khám và đánh giá tổng trạng chung.  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Tuổi và giới  
Đo các chỉ số cơ thể, mạch, huyết áp và  
đường máu mao mạch.  
Sau tiêm thuốc phóng xạ, nằm nghỉ ngơi  
trong buồng riêng, hạn chế vận động và  
nói chuyện, uống 1-1,5 lít nước trước chụp  
18FDG-PET/CT. Bệnh nhân đi tiểu hết  
trước khi lên bàn chụp.  
Bảng 1. Phân bố nhóm tuổi  
Tuổi trung bình  
Nhóm tuổi  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ %  
(X ± SD)  
< 40  
40 - 50  
51 - 60  
≥ 60  
1
4
2,7  
10,8  
21,6  
64,9  
100  
+ Chụp 18FDG-PET/CT: Thực hiện sau tiêm  
thuốc phóng xạ 45-60 phút, chụp toàn thân từ nền  
sọ đến 1/3 trên xương đùi.  
8
65,8 ± 13,3  
24  
37  
+ Xử lý hình ảnh và phân tích kết quả: Phân  
tích hình ảnh PET/CT kết hợp với các dữ liệu lâm  
sàng và cận lâm sàng đã có, đo đạc và tính toán các  
chỉ số về kích thước khối u, giá trị hấp thu chuẩn  
SUV (Standardized Uptake Value) của tổn thương.  
Tổng  
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân  
nghiên cứu là 65,8 ± 13,3. Nhóm tuổi hay gặp là trên  
60 tuổi (64,9%). Có 1 bệnh nhân dưới 40 tuổi.  
Phân loại giai đoạn bệnh sau chụp PET/CT: Theo  
Bảng 2. Phân bố về giới  
phân loại TNM của AJCC lần thứ 8 (2017)[4]  
Giới  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ %  
Nam  
Nữ  
14  
T: U nguyên phát  
23  
62,2  
Tx: Khối u nguyên phát không xác định được.  
37,8  
T0: K hông có bằng chứng của u nguyên phát.  
Tỉ lệ nam/nữ = 1,64/1  
Tis: Ung thư tại chỗ, chưa phá vỡ màng đáy,  
khu trú ở niêm mạc.  
Nhận xét: Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn  
(62,2%). Tỉ lệ nam/nữ là 1,64/1.  
T1: U xâm lấn lớp dưới niêm mạc.  
T2: U xâm lấn lớp cơ.  
Vị trí khối u và loại mô bệnh học  
T3: Khối u xâm lấn qua lớp cơ tới sát thanh mạc.  
T4: T4a: U thâm nhiễm bề mặt thanh mạc.  
Bảng 3. Vị trí và loại mô bệnh học của khối u  
Số bệnh  
nhân  
Tỉ lệ %  
Đặc điểm  
T4b: U xâm lấn trực tiếp hoặc dính vào tổ chức  
xung quanh.  
Đại tràng phải  
Đại tràng ngang  
Đại tràng trái  
5
1
13,5  
2,7  
N: Hạch vùng  
Vị trí u  
3
8,1  
N0: Chưa di căn hạch vùng.  
Đại tràng sigma  
Trực tràng  
6
16,2  
59,5  
89,2  
N1: Di căn 1-3 hạch vùng.  
22  
33  
N2: Di căn 4 hạch vùng trở lên.  
Loại mô  
Ung thư biểu mô tuyến  
bệnh học  
M: Di căn xa  
Ung thư biểu mô tuyến  
tiết nhầy  
4
10,8  
M0: không có di căn xa.  
M1: Di căn xa.  
Nhận xét: Ung thư trực tràng (59,5%) gặp nhiều  
hơn ung thư đại tràng. Trong số bệnh nhân ung thư  
đại tràng, gặp nhiều nhất là đại tràng sigma. Ung thư  
biểu mô tuyến gặp ở đa số bệnh nhân (89,2%).  
Thời gian và địa điểm nghiên cứu  
Từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 07 năm 2020,  
tại khoa YHHN, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh,  
bệnh viện Quân Y 103.  
Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh 18FDG-  
Xử lý số liệu  
263  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PET/CT  
Bảng 8. Vị trí, số lượng, giá trị SUVmax trung bình  
của tổn thương di căn xa  
Bảng 4. Kích thước khối u  
Số lượng  
BN  
SUVmax  
cao nhất  
Vị trí di căn  
Tỉ lệ %  
Kích thước  
< 5cm  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ %  
43,2  
54,1  
2,7  
16  
20  
1
Phổi - Màng phổi  
Gan  
4
5
2
1
3
10,8  
13,5  
5,4  
11,1  
30,0  
12,7  
6,0  
5 - 10cm  
>10cm  
Xương  
Tổng  
37  
100  
Phúc mạc  
≥ 2 vị trí  
2,7  
8,1  
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có kích thước khối  
u từ 5cm trở lên (56,8%), trong đó có 1 bệnh nhân  
có khối u trên 10cm.  
Nhận xét: Gan là vị trí di căn hay gặp nhất ở  
nhóm bệnh nhân nghiên cứu (13,5%). Có 3 bệnh  
nhân có tổn thương di căn xa từ 2 vị trí trở lên.  
SUVmax lớn nhất của tổn thương di căn là 30,0  
(gan).  
Bảng 5. Giai đoạn T của khối u  
Giai đoạn  
≤ T2  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ %  
8,1  
3
25  
9
BÀN LUẬN  
T3  
67,6  
24,3  
100  
Đánh giá giai đoạn trong ung thư đại trực tràng  
có vai trò hết sức quan trọng, giúp bác sĩ điều trị đưa  
ra phương hướng và biện pháp điều trị cụ thể phù  
hợp cho mỗi bệnh nhân.  
T4  
Tổng  
37  
Nhận xét: Đa số các bệnh nhân được chụp  
18FDG-PET/CT ở giai đoạn cao, trong đó khối u ở  
giai đoạn T3 gặp nhiều hơn cả, với tỉ lệ 67,6%.  
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở 37  
bệnh nhân nằm trong nhóm ung thư đại trực tràng  
chưa được điều trị đặc hiệu. Các bệnh nhân được  
chụp 18FDG-PET/CT nhằm đánh giá giai đoạn bệnh  
trước điều trị. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi  
nhận thấy nhóm lứa tuổi hay gặp ung thư đại trực  
tràng là trên 60 tuổi, chiếm tỉ lệ 64,9%. Bệnh nhân  
trẻ nhất là nam giới 38 tuổi, lớn nhất là 91 tuổi. Có  
23 bệnh nhân nam và 14 bệnh nhân nữ với tỉ lệ  
nam/nữ là 1,64/1. Các kết quả này hoàn toàn phù  
hợp với tác giả Koo H.Y[5].  
Bảng 6. Giai đoạn hạch (N)  
Giai đoạn N  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ %  
32,4  
51,4  
16,2  
100  
N0  
N1  
12  
19  
6
N2  
Tổng  
37  
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của  
chúng tôi đều đã đươc chẩn đoán xác định bệnh  
bằng mô bệnh học với 33/37 bệnh nhân ung thư  
biểu mô tuyến, chiếm 89,2%. Tác giả Maziar Khani  
cũng cho thấy kết quả tương tự[6]. Vị trí khối u gặp ở  
trực tràng chiếm tỉ lệ nhiều hơn ở đại tràng, với tỉ lệ  
59,5%. Trong số các bệnh nhân ung thư đại tràng,  
đại tràng sigma là vị trí hay gặp nhất. Kết quả này  
của chúng tôi tương tự tác giả Lê Duy Hòa: trên 50%  
những khối u đại trực tràng là nằm ở vị trí của trực  
tràng, 20% là ở đại tràng sigma, u đại tràng phải chỉ  
là 15%, đại tràng ngang là 6 - 8% và đại tràng xuống  
là 6 - 7% số trường hợp[7].  
Nhận xét: Hạch vùng N1 gặp nhiều nhất với  
51,4 %. Có 6/37 bệnh nhân có giai đoạn hạch là N2  
tại thời điểm chẩn đoán.  
Bảng 7. Giá trị SUVmax tại khối u và hạch  
Giá trị  
nhỏ  
nhất  
Giá trị  
lớn  
nhất  
Trung bình  
(X ± SD)  
SUVmax  
U nguyên phát (n = 37)  
Hạch (N1, N2) (n = 25)  
8,4  
2,5  
34,8  
19,4  
19,76 ± 7,2  
5,14 ± 3,95  
Nhận xét: Khối u đại trực tràng đều hấp thu  
FDG mạnh với giá trị trung bình SUVmax là 19,76 ±  
7,2, trong đó 1 bệnh nhân có khối u ở trực tràng hấp  
thu FDG rất mạnh với SUVmax = 34,8. Giá trị  
SUVmax nhỏ nhất của khối u nguyên phát ở đại trực  
tràng là 8,4. Giá trị SUVmax của hạch vùng FDG  
giao động từ 2,5 đến 19,4; giá trị trung bình là  
5,14 ± 3,95.  
Các khối u đại trực tràng ở nhóm bệnh nhân  
nghiên cứu của chúng tôi có kích thước chủ yếu từ  
5cm trở lên (56,8%), chỉ 1/37 bệnh nhân có khối u  
trên 10cm. Điều này phù hợp với kết quả của tác giả  
Mai Trọng Khoa, Phạm Cẩm Phương với 68,8% khối  
u trên 5cm[8]. Ung thư đại trực tràng cho thấy sự  
tăng hấp thu FDG mạnh, với SUVmax trung bình là  
264  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
19,76 ± 7,2, giá trị lớn nhất của SUVmax ở khối u là  
34,8. Giai đoạn T của khối u đại trực tràng hay gặp  
nhất là T3 với tỉ lệ 67,6 % và có đến 24,3% khối u ở  
giai đoạn T4. Điều này có thể lý giải là do điều kiện  
kinh tế xã hội của nước ta còn hạn chế, khả năng  
sàng lọc và phát hiện ung thư đại trực tràng sớm là  
rất khó khăn, bệnh nhân thường đến viện khi khối u  
đã phát triển lớn, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng  
và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.  
Hạch vùng N1 gặp nhiều nhất với tỉ lệ 51,4%. Có  
6/37 bệnh nhân có gai đoạn hạch là N2 tại thời điểm  
chẩn đoán. Giá trị SUVmax của hạch vùng FDG giao  
động từ 2,5 đến 19,4; giá trị trung bình là  
5,14 ± 3,95.  
Đặc điểm hình ảnh 18FDG-PET/CT: 56,8 % các  
khối u có kích thước từ 5cm trở lên. SUVmax trung  
bình của khối u là: 19,76 ± 7,2. Đa số các bệnh nhân  
được chụp PET/CT ở giai đoạn muộn, với 91,9%  
bệnh nhân có khối u ở giai đoạn T3 và T4. Hạch  
vùng N1 gặp nhiều nhất với 51,4%. Giá trị SUVmax  
trung bình của hạch vùng là 5,14 ± 3,95. Vị trí di căn  
hay gặp nhất ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là  
gan, phổi và xương, trong đó tổn thương gan hay  
gặp hơn cả, với 5/37 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 13,5%.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Globocan 2018.  
2. Vũ Huy Nùng (2010), "Ung thư trực tràng", Bệnh  
học ngoại khoa bụng- Giáo trình đại học, Nhà  
xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 219 - 225.  
Tổn thương di căn xa phát hiện ở 10/37 bệnh  
nhân, trong đó di căn gan chiếm tỉ lệ nhiều nhất với  
13,5% số bệnh nhân. Có 3 bệnh nhân có tổn thương  
di căn xa ở ít nhất 2 cơ quan. Tác giả Bùi Thị Hoài  
Thu, Vũ Thị Nhung, Phạm Cẩm Phương nghiên cứu  
trên 71 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho thấy có  
19,5 % bệnh nhân có tổn thương di căn gan. Di căn  
xương và phổi cũng thường gặp, sau di căn gan[9].  
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi tương tự với các  
tác giả này.  
3. Bộ y tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật  
khám bệnh, chữabệnh chuyên ngành Y học hạt  
nhân, 246 - 250.  
4. AJCC Cancer Staging Manual (2018), Eighth  
Edition, 123 - 127.  
5. Koo H.Y., K.J. Park, J.H. Oh, et al (2013),  
Investigation of clinicalmanifestations in korean  
colorectal cancer patients. Ann Coloproctol,  
4,29, 139-43.  
Tóm lại, 18FDG-PET/CT có nhiều giá trị trong  
đánh giá tổn thương u nguyên phát và di căn xa ở  
bệnh nhân ung thư đại trực tràng trước điều trị, có  
thể giúp các bác sĩ lâm sàng nhận định đúng giai  
đoạn bệnh cũng như đưa ra được kế hoạch điều trị  
phù hợp. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về  
vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực  
tràng nói chung và ung thư đại trực tràng trước điều  
trị nói riêng.  
6. Maziar Hosseinali Khani (2011), Rectal Cancer:  
Surgical Strategies and Histopathological  
Aspects, The Department of Immunology,  
Genetics and Pathology, Uppsala University  
Uppsala, Sweden.  
7. Lê Huy Hòa (2002), Nghiên cứu sự xâm nhiễm  
của ung thư đại tràng, Tạp chí Y học thực hành  
(số 431), Bộ Y tế xuất bản, 101 -104.  
KẾT LUẬN  
Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân ung thư đại trực  
tràng được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học,  
chưa được điều trị đặc hiệu, được chụp 18FDG-  
PET/CT tại khoa Y học hạt nhân, Trung tâm chẩn  
đoán hình ảnh - Bệnh viện Quân Y 103, chúng tôi  
đưa ra một số kết luận sau:  
8. Mai Trọng Khoa, Phạm Cẩm Phương và cs  
(2013), “Nghiên cứu giá trị của PET/CT trong  
chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng  
trước điều trị”, Tạp chí y học thực hành (857), số  
1/2013, Bộ y tế xuất bản, 7 - 11.  
9. Bùi Thị Hoài Thu, Vũ Thị Nhung, Phạm Cẩm  
Phương (2017), “Đánh giá vai trò của PET/CT  
trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng”.  
Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi trung bình: 65,8 ±  
13,3. Tỉ lệ nam/nữ = 1,64/1. Vị trí khối u gặp nhiều  
nhất ở trực tràng (59,5%), đại tràng sigma (16,2%).  
Ung thư biểu mô tuyến là tuýp mô bệnh học thường  
gặp nhất.  
265  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Objective: To evaluate characteristics of 18FDG-PET/CT in untreated colorectal cancer  
Patients and methods: 37 untreated colorectal cancer patients were using 18FDG-PET/CT for diagnosis  
and staging at Nuclear Medicine Department, Diagnostic Imaging Center - Military Hospital 103 from  
February 2017 to July 2020.  
Results: The average age was 65,8 ± 13,3. Male/female: 1,64/1. The highest rate of primary tumor is  
rectal, 59,5%. Adenocarcinoma is the most common type of histopathology (89,2%). The average  
SUVmax of tumors is 19,76 ± 7,2. Mainly stage of tumors is T3, accounts for 67,6%. N1 regional node has  
highest rate with 51,4%. The average SUVmax of nodes is 5,14 ± 3,95. Distal metastases was found in 10/37  
patients and the most position was liver (13,5%).  
Keywords: Colorectal cancer, 18FDG-PET/CT, SUVmax.  
266  
pdf 5 trang yennguyen 15/04/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh ¹⁸FDG - PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng trước điều trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_fdg_petct_trong_chan_doan_ung_t.pdf