Mức độ biểu hiện PD-L1 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN PD-L1 TRONG  
UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN DI CĂN  
1
1
1
VƯƠNG ĐÌNH THY HẢO , LÊ TUẤN ANH , NGUYỄN NGỌC BẢO HOÀNG ,  
1
1
NGUYỄN VĂN CƯỜNG , VÕ TRẦN TUYẾT DIỄM  
TÓM TẮT  
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ biểu hiện thụ thể PD-L1 trên tế bào ung thư phổi không tế bào  
nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn di căn.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả mức độ biểu hiện thụ  
thể PD-L1 bằng hóa mô miễn dịch trên mẫu mô u của 118 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn di căn mới  
được chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy.  
Kết quả: Tuổi trung vị là 60 tuổi. 72% nam, 28% nữ. Loại biểu mô tuyến chiếm 89%. 45,8% biểu  
hiệnPD-L1 dương tính một phần (điểm số tỷ lệ khối u -TPS 1 - 49%); 21,2% biểu hiện PD-L1 dương tính  
mạnh (TPS > 49%). Mức độ biểu hiện PD-L1 không liên quan đến một số đặc điểm lâm sàng như giới tính,  
độ tuổi, vị trí sinh thiết u, loại giải phẫu bệnh tuyến hay gai, phân giai đoạn di căn (p > 0,05). Có mối liên  
hệ giữa biểu hiện PDL-1 với đột biến EGFR. Biểu hiện PD-L1 cao (TPS >49%) ít gặp ở nhóm có đột biến  
EGFR hơn nhóm không mang đột biến (8,1% so với 27,2%; p = 0,019).  
Kết luận: Đa số bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn di căn mới được chẩn đoán có biểu hiện thụ thể PD-  
L1 dương tính một phần (TPS: 1 - 49%). Đột biến EGFR dương tính ít đi kèm biểu hiện PD-L1 mức độ  
cao.  
Từ khóa: PD-L1; điểm số khối bướu; ung thư phổi không tế bào nhỏ; chất ức chế điểm kiểm soát  
miễn dịch; đột biến EGFR.  
nhưng cũng có thể ngăn cản hệ miễn dịch trong việc  
tiêu diệt tế bào ung thư[21]  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp trong  
.
PD-L1 (Protein li-găng chết tế bào theo lập trình  
1) xuyên màng lympho bào cũng như tế bào ung  
thư, ban đầu được gọi là B7-H1, nhưng sau được  
đổi tên thành PD-L1 do gắn kết với thụ thể PD-1  
phát tín hiệu ức chế lympho T phát triển, ức chế  
sản xuất cytokine, ức chế ly giải tế bào dẫn đến bất  
hoạt về chức năng các lymphô T hoặc gây kiệt quệ  
những thập niên gần đây và là nguyên nhân gây tử  
vong do ung thư hàng đầu trên thế giới. Hàng năm  
ước tính ung thư phổi chiếm 11,6% các ca ung thư  
mới, gây tử vong cho 1,7 triệu ca[5]. Nhờ những tiến  
bộ về sinh học phân tử và việc phát hiện các đích  
phân tử mới, ung thư phổi đã có thêm nhiều chọn  
lựa điều trị ngoài hóa trị kinh điển như điều trị nhắm  
đích, ức chế tăng sinh mạch và gần đây là liệu pháp  
chúng dẫn đến tế bào ung thư tự do phát triển[6],[8]  
.
ức chế điểm kiểm soát miễn dịch[20]  
.
Nhiều loại bướu có biểu hiện PD-L1 như u hắc bào  
ác tính, ung thư đầu cổ, bàng quang, phổi, v.v…[3].  
Việc ngăn chặn tương tác giữa PD-L1/PD-1 giúp  
phục hồi khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của  
lympho T. Đó là cơ sở điều trị nhiều loại ung thư của  
thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch như các  
PD-1 (protein chết tế bào theo lập trình 1) là  
protein trên bề mặt tế bào, đóng vai trò điểm kiểm  
soát miễn dịch có chức năng ức chế hệ miễn dịch  
của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tự miễn phát triển  
Ngày nhận bài: 02/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Vương Đình Thy Hảo  
1
Khoa Hóa trị - Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy  
165  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
kháng thể kháng PD-1 (Nivolumab, Pembrolizumab);  
kháng PD-L1 (atezolizumab)[1].  
Ung thư phổi loại tế bào nhỏ.  
Đã phẫu thuật lấy khối ung thư phổi triệt để.  
Các đặc điểm ghi nhận  
Trong ung thư phổi, Biểu hiện PD-L1 được xem  
như một dấu ấn sinh học có giá trị tiên lượng đáp  
ứng các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch  
PD-L1, PD-1[2]. Tỷ lệ biểu hiện PD-L1 trong ung thư  
phổi theo nhiều nghiên cứu dao động từ 19 - 65%[4].  
Hướng dẫn điều trị của mạng lưới ung thư toàn diện  
quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) khuyến cáo nên đánh giá  
mức độ biểu hiện PD-L1 bằng xét nghiệm hóa mô  
miễn dịch ở tất cả bệnh nhân ung thư phổi không tế  
bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn di căn trước khi quyết  
định điều trị bằng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn  
dịch[1]. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa  
Kỳ (FDA) cũng chứng nhận bộ xét nghiệm chẩn  
đoán PD-L1 song hành với điều trị pembrolizumab  
trong UTPKTBN di căn. TPS là phần trăm tế bào u  
có biểu hiện PD-L1 nhuộm màng một phần hay hoàn  
toàn ở bất kỳ cường độ nào. Mặc dù không phải là  
dấu ấn sinh học tối ưu nhưng biểu hiện PD-L1  
hiện nay là tốt nhất để chọn lựa bệnh nhân phù hợp  
với điều trị miễn dịch[13]. Giá trị cắt ngang mức độ  
biểu hiện PD-L1 dương tính thay đổi tùy bộ xét  
nghiệm sử dụng và các mốc biểu hiện PD-L1 dương  
Giới tính, độ tuổi, loại mô học, giai đoạn di căn  
(M1a- nốt u phổi ở thùy đối bên, tràn dịch màng  
phổi, nốt màng phổi, tràn dịch màng tim, màng phổi  
ác tính, M1b- di căn đơn độc trong một cơ quan  
ngoài lồng ngực, M1c- di căn đa ổ tại một hay nhiều  
cơ quan ngoài lồng ngực); tình trạng đột biến gen  
EGFR, mức độ biểu hiện PD-L1 mô u (chỉ số TPS).  
Mối liên hệ giữa các đặc điểm lâm sàng và độ biểu  
hiện PD-L1.  
Phương pháp nghiên cứu  
Hồi cứu mô tả cắt ngang.  
Phương pháp xét nghiệm  
Các xét nghiệm phân tử được thực hiện tại  
khoa giải phẫu bệnh, bệnh viện Chợ Rẫy:  
Hóa mô miễn dịch thực hiện trên mẫu mô u  
phổi nguyên phát hoặc tổn thương di căn đều được  
chấp nhận. Thực hiện trên máy VENTANA PD-L1  
(SP263), PD-L1 được đánh giá là âm tính khi TPS  
< 1%; Dương tính một phần TPS 1 - 49%; Dương  
tính mạnh TPS >50%.  
tính có  
ý
nghĩa trong chọn lựa sử dụng  
pembrolizumab hơn là atezolizumab, nivolumab.  
Chẳng hạn pembrolizumab đơn chất được khuyến  
cáo điều trị bước 1 UTPKTBN di căn khi TPS  
>50%[16], còn bước 2 chỉ cần TPS ≥1%. Tuy nhiên  
bệnh nhân thuộc phân nhóm PD-L1 >50% ở bước 2  
Đột biến EGFR: phương pháp Realtime PCR  
cobas z 480 trên mẫu mô u các exon 18 (G719X);  
exon 19 (Del exon 19); exon 20 (S768I, T790M và  
exon 20); exon 21 (L858R, L861Q).  
có thời gian sống còn toàn bộ cao hơn[10]  
.
Trong những năm gần đây, các thuốc ức chế  
điểm kiểm soát miễn dịch như pembrolizumab,  
atezolizumab đã có mặt tại Việt Nam. Tỷ lệ thụ thể  
PD-L1 dương tính trong UTPKTBN, mối liên quan  
giữa điểm số TPS với các đặc tính lâm sàng, giải  
phẫu bệnh và sinh học phân tử là những vấn đề  
đang được quan tâm.  
Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả. Mối liên  
hệ giữa biểu hiện PD-L1 và đặc điểm lâm sàng dùng  
phép kiểm chi bình phương. Giá trị p < 0,05 được  
xem là có ý nghĩa thống kê. TPS ≥1% là mốc đánh  
giá PD-L1 dương tính. TPS >49% là mốc đánh giá  
PD-L1 dương tính mạnh.  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Đặc điểm bệnh nhân (bảng 1)  
Tổng số 118 bệnh nhân thỏa điều kiện nghiên  
cứu. Đặc điểm bệnh nhân được tóm tắt trong bảng  
1. Tuổi trung vị tại thời điểm chẩn đoán bệnh: 60 tuổi  
(dao động từ 28 - 86 tuổi); đa số là nam giới với tỷ lệ  
nam 85 bn (72%); nữ 33 bn (28%). 85 bệnh nhân  
(72%) có tiền sử hút thuốc lá; 33 (28%) chưa bao  
giờ hút thuốc. Đa số di căn ở giai đoạn M1c: 58 bn  
(49,2%) trong đó di căn não chiếm 38 trường hợp  
(32,2%). 91 mẫu (77,1%) lấy từ u nguyên phát;  
26 (22%) từ các cơ quan di căn.  
Bệnh nhân mới được chẩn đoán UTPKTBN di  
căn xa có xét nghiệm hóa mô miễn dịch dấu ấn  
PD-L1 tại bệnh viện Chợ Rẫy.  
Tiêu chuẩn chọn bệnh  
Chẩn đoán UTPKTBN giai đoạn tiến xa, di căn  
(giai đoạn IV theo AJCC 2017).  
Có mẫu mô được xét nghiệm hóa mô miễn dịch  
PD-L1.  
Giải phẫu bệnh - sinh học phân tử  
Tiêu chuẩn loại trừ  
Đa số là ung thư tế bào biểu mô tuyến 105 bn  
(89%); biểu mô gai 13 bn (11%). 37 bệnh nhân  
Ung thư khác ngoài ung thư phổi.  
166  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
(31,4%) có đột biến EGFR trong đó loại chèn đoạn  
858R trên exon 21 chiếm đa số 17 bn (45,9%); đột  
biến mất đoạn exon 19: 15 bn (40,5%); 2 bn (5,4%)  
có đột biến T790M trên exon 20; 3 bn (8,1%) mang  
đột biến hiếm gặp như G719X, G816 trên exon 18.  
mức độ biểu hiện PD-L1 với tình trạng đột biến gen  
EGFR (p = 0,046) (bảng 2). Trong phân nhóm có đột  
biến hoạt hóa EGFR, 43,2% mẫu không biểu hiện  
PDL-1 và 8,1% mẫu biểu hiện mức độ cao PDL-1 >  
49%. Nhóm không đột biến EGFR có 27,2% mẫu biểu  
hiện PDL-1 > 49% (p = 0,019) (hình 1).  
Biểu hiện thụ thể PD-L1  
Phương pháp điều trị  
79 mẫu mô (67%) có kết quả nhuộm hóa mô  
dương tính với PD-L1 (TPS ≥ 1%); 25 mẫu (21,2%)  
biểu hiện dương tính mạnh PD-L1 (TPS >49%);  
54 mẫu (45,8%) biểu hiện dương tính PD-L1 một  
phần (TPS = 1 - 49%) và 39 mẫu (33%) không có  
biểu hiện PD-L1 (TPS < 1%).  
Trong số những bệnh nhân có biểu hiện PDL-1  
dương tính, 18 bệnh nhân (15,3%) được điều trị với  
thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch  
Pembrolizumab kết hợp hóa trị bộ đôi có platinum  
bước 1. Không có bệnh nhân nào sử dụng đơn chất  
pembrolizumab bước 1 trong nghiên cứu này.  
Những bệnh nhân có đột biến EGFR bất kể biểu  
hiện PDL-1 đều được điều trị bước một với nhóm  
thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) như erlotinib,  
gefitinib, afatinib. 2 bệnh nhân đột biến T790M được  
điều trị với TKI thế hệ 3 osimertinib.  
Liên quan giữa mức độ biểu hiện PD-L1 và đặc  
điểm lâm sàng, sinh học phân tử  
Không phát hiện thấy mối liên quan giữa mức độ  
biểu hiện thụ thể PD-L1 với các đặc điểm lâm sàng  
như giới tính, độ tuổi, giải phẫu bệnh, vị trí sinh thiết  
u, giai đoạn bệnh (p >0,05). Có mối liên quan giữa  
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và sinh học toàn bộ dân số  
Đặc điểm  
Tổng số bệnh nhân  
Tổng số  
118  
%
100%  
28-86  
Tuổi trung vị (khoảng tuổi)  
Giới  
60  
Nam  
85  
33  
72%  
28%  
Nữ  
Tiền sử hút thuốc lá  
Có hút thuốc  
85  
33  
72%  
28%  
Không hút thuốc  
Vị trí sinh thiết u  
U nguyên phát ở phổi  
U di căn  
91  
26  
77,1%  
22,9%  
Giải phẫu bệnh  
Ung thư biểu mô tuyến  
Ung thư biểu mô gai  
Giai đoạn bệnh  
M1a  
105  
13  
89%  
11%  
30  
30  
58  
25,4%  
25,4%  
49,2%  
M1b  
M1c  
Tình trạng đột biến EGFR  
Đột biến EGFR (+)  
Đột biến EGFR (-)  
Mức độ biểu hiện PD-L1 trên mô u (TPS)  
PDL1 > 49%  
37  
81  
31,4%  
68,6%  
25  
21,2%  
167  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PDL1= 1-49%  
PDL1 <1%  
54  
39  
45,8%  
33%  
Bảng 2. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện PD-L1 với đặc điểm lâm sàng, sinh học phân tử  
PDL1 < 1%  
(%)  
PDL1= 1 - 49%  
n (%)  
PDL1 > 49%  
n (%)  
Giá trị p  
Giới tính  
Nam  
29 (34,1%)  
10 (30,3%)  
37 (43,5%)  
17 (51,5%)  
19 (22,4%)  
6 (18,2%)  
0,63  
0,26  
Nữ  
Nhóm tuổi  
≤ 50 tuổi  
> 50 tuổi  
Giai đoạn bệnh  
M1a  
8 (36,4%)  
7 (31,8%)  
7 (31,8%)  
31 (32,3%)  
47 (49,0%)  
18 (18,8%)  
12 (40,0%)  
8 (26,7%)  
19 (32,8%)  
14 (46,7%)  
17 (56,7%)  
23 (39,7%)  
4 (13,3%)  
5 (16,7%)  
16 (27,6%)  
M1b  
0.36  
M1c  
Giải phẫu bệnh  
Ung thư biểu mô tuyến  
34 (32,4%)  
5 (38,5%)  
48 (45,7%)  
6 (46,2%)  
23 (21,9%)  
2 (15,4%)  
0.83  
Ung thư biểu mô gai  
Tình trạng đột biến EGFR  
Đột biến EGFR (+)  
16 (43,2%)  
23 (28,4%)  
18 (48,6%)  
36 (44,4%)  
3 (8,1%)  
0.046  
Đột biến EGFR (-)  
22 (27,2%)  
Hình 4. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện PD-L1 với tình trạng đột biến EGFR  
dịch nivolumab với bộ xét nghiệm hóa mô miễn dịch  
BÀN LUẬN  
PDL-1 biểu hiện trên nhiều loại mô u như  
ung thư tuyến ức, vú, gan, đại tràng, phổi, v.v...  
Dữ liệu từ 23 thử nghiệm lâm sàng trên 6 loại ung  
thư được điều trị thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn  
DAKO IHC 28-8 cho thấy tỷ lệ PD-L1 dương tính  
(TPS > 1%) chiếm 61,2% trong UTPKTBN và cũng  
là loại có tỷ lệ dương tính PD-L1 cao chỉ sau u  
hắc bào ác tính[14]. Các nghiên cứu riêng trong bệnh  
UTPKTBN, tỷ lệ này dao động từ 27  
-
168  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
48,3%[22],[23],[24]. Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều  
công bố số liệu tỷ lệ dương tính PD-L1 trong  
UTPKTBN. Chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu  
trong UTPKTBN giai đoạn tiến xa, di căn bằng xét  
nghiệm hóa mô miễn dịch trên mẫu mô u mới, chưa  
bị tác động bởi các phương pháp điều trị tại chỗ hay  
toàn thân. Với điểm cắt ngang TPS ≥ 1%, tỷ lệ  
PD-L1 dương tính trong nghiên cứu chúng tôi là  
67%, trong đó dương tính mạnh (TPS ≥ 50%) chiếm  
21,2%, thấp hơn một số nghiên cứu trên thế giới.  
Tuy nhiên các nghiên cứu đó không đề cập đến  
chủng tộc hay giai đoạn bệnh[22],[25]. Nghiên cứu của  
Chen ghi nhận tỷ lệ PD-L1 dương tính (điểm cắt  
ngang ≥ 3%) ở bệnh nhân UTPKTBN người Trung  
quốc các giai đoạn bệnh là 65,3%[7]. Việc xác định  
mốc cắt ngang điểm PD-L1 dương tính cũng còn  
nhiều tranh cãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi  
chọn mốc TPS ≥1% dương tính, TPS ≥50% là  
dương tính mạnh. Cơ sở để chọn các mốc này  
nhằm phục vụ cho chọn lựa bệnh nhân thích hợp  
điều trị pembrolizumab, thuốc ức chế điểm kiểm soát  
miễn dịch duy nhất hiện có sẵn tại Việt Nam, được  
bộ y tế cấp phép lưu hành cho điều trị UTPKTBN  
tiến xa di căn bước 1 nếu PD-L1 ≥50%[16] hoặc bước  
2 nếu PD-L1 ≥1% do hiệu quả kéo dài thời gian sống  
UTPKTBN có đột biến EGFR ít kèm theo PD-L1  
dương hơn so với nhóm không đột biến EGFR với tỷ  
số chênh (OR =0,59; 95% độ tin cậy 0,39 - 0,92-  
p < 0,02)[17]  
.
Vai trò dự đoán đáp ứng điều trị của PD-L1  
trong UTPKTBN cũng được nêu ra. Các thuốc miễn  
dịch ức chế điểm kiểm soát miễn dịch nhắm vào PD-  
1 như Nivolumab, pembrolizumab cho hiệu quả hứa  
hẹn ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện PD-L1  
cao[2],[9],[11],[15]. Do giá thành thuốc đắt, chưa được  
bảo hiểm y tế chi trả nên chỉ có 15,3% bệnh nhân  
dùng thuốc. Do đó chúng tôi chưa thể tìm được mối  
liên quan giữa hiệu quả của thuốc với biểu hiện  
PD-L1.  
KẾT LUẬN  
Tỷ lệ biểu hiện PD-L1 trên tế bào u (TPS ≥ 1%)  
ở 118 trường hợp UTPKTBN giai đoạn di căn là  
67%, trong đó dương tính mạnh (TPS ≥49%) chiếm  
21,2%. Không phát hiện mối liên quan có ý nghĩa  
giữa tình trạng biểu hiện PD-L1 với các đặc điểm  
lâm sàng ngoại trừ với tình trạng đột biến gen  
EGFR. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa đánh  
giá tình trạng đột biến nhiều gen khác như ALK,  
ROS, KRAS, v.v… để có đánh giá về mối liên quan  
giữa nhiều dấu ấn sinh học với biểu hiện PDL-1  
trong UTPKTBN giai đoạn di căn.  
thêm hơn so với hóa trị[10]  
.
Việc không tìm thấy mối liên hệ giữa biểu hiện  
PD-L1 với các đặc điểm lâm sàng như giới tính, độ  
tuổi, tiền sử hút thuốc, giải phẫu bệnh, vị trí sinh thiết  
u cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu  
khác[22],[23]. Một số nghiên cứu nhận thấy PD-L1 biểu  
hiện dương tính ở nhóm ung thư biểu mô gai cao  
hơn nhóm biểu mô tuyến[19],[25]. Trong nghiên cứu  
của chúng tôi tỷ lệ nhóm biểu mô gai chỉ chiếm 13%  
dân số nên cần có những nghiên cứu có quần thể  
tương đồng về giải phẫu bệnh để có thể rút ra được  
mối liên quan.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology:  
Non-Small Cell Lung Cancer. National  
Comphrehensive Cancer Network, 2020. 3.  
2020.  
2. Aguiar, P.N., Jr., et al., PD-L1 expression as a  
predictive biomarker in advanced non-small-cell  
lung  
cancer:  
updated  
survival  
data.  
Immunotherapy, 2017. 9(6): tr. 499 - 506.  
Tỷ lệ bệnh nhân mang đột biến EGFR trong  
nghiên cứu chỉ chiếm 31,4% thấp hơn của nghiên  
3. Blank, C. and A. Mackensen, Contribution of the  
PD-L1/PD-1 pathway to T-cell exhaustion: an  
update on implications for chronic infections and  
tumor evasion. Cancer Immunol Immunother,  
2007. 56(5): tr. 739 - 45.  
cứu Pioneer ở quần thể người Việt Nam (64,2%)[18]  
.
Điều này có thể do khuynh hướng các bác sĩ lâm  
sàng chỉ định xét nghiệm tình trạng PD-L1 sau khi  
nhận được kết quả EGFR không đột biến. Chúng tôi  
nhận thấy có mối liên hệ giữa biểu hiện PDL-1 với  
đột biến EGFR. Biểu hiện PD-L1 cao (TPS >49%)  
ít gặp ở nhóm có đột biến EGFR hơn nhóm không  
mang đột biến (8,1% so với 27,2%; p = 0,019).  
Nhóm có mang đột biến EGFR nhưng không  
biểu hiện PD-L1 là 43,2% so với 28,4% ở nhóm  
không mang đột biến EGFR. Trong nghiên cứu  
mối liên quan giữa biểu hiện PDL-1 và đột biến  
EGFR ở UTPKTBN sau phẫu thuật tại Nhật Bản cho  
thấy biểu hiện PDL-1 cao ở nhóm có đột biến EGFR  
(p = 0,046)[12]. Tuy nhiên một nghiên cứu tổng hợp  
trên 3696 bệnh nhân từ 18 nghiên cứu cho thấy  
4. Boland, J.M., et al., Tumor B7-H1 and B7-H3  
expression in squamous cell carcinoma of the  
lung. Clin Lung Cancer, 2013. 14(2): tr. 157 - 63.  
5. Bray, F., et al., Global cancer statistics 2018:  
GLOBOCAN estimates of incidence and  
mortality worldwide for 36 cancers in 185  
countries. CA Cancer J Clin, 2018. 68(6):  
tr. 394 - 424.  
6. Butte, M.J., et al., Programmed death-1 ligand 1  
interacts specifically with the B7-1 costimulatory  
169  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
molecule to inhibit T cell responses. Immunity,  
2007. 27(1): tr. 111 - 22.  
16. Reck, M., et al., Updated Analysis of KEYNOTE-  
024: Pembrolizumab Versus Platinum-Based  
Chemotherapy for Advanced Non-Small-Cell  
Lung Cancer With PD-L1 Tumor Proportion  
Score of 50% or Greater. J Clin Oncol, 2019.  
37(7): tr. 537 - 546.  
7. Chen, Y.Y., et al., Relationship between  
programmed  
death-ligand  
1
and  
clinicopathological characteristics in non-small  
cell lung cancer patients. Chin Med Sci J, 2013.  
28(3): tr. 147 - 51.  
17. Ross A. Soo and N.L.S. Sun Min Lim, Rebecca  
Tenga, Richie Soongc, Tony S.K. Mok, Byoung  
Chul Choe, Immune checkpoint inhibitors in  
epidermal growth factor receptor mutant non-  
small cell lung cancer- Current controversies and  
future directions.pdf. lung cancer, 2018. 115: tr.  
12 - 20.  
8. Dong, H., et al., B7-H1, a third member of the B7  
family, co-stimulates T-cell proliferation and  
interleukin-10 secretion. Nat Med, 1999. 5(12):  
tr. 1365 - 9.  
9. Garon, E.B., et al., Five-Year Overall Survival for  
Patients With Advanced NonSmall-Cell Lung  
Cancer Treated With Pembrolizumab: Results  
From the Phase I KEYNOTE-001 Study. J Clin  
Oncol, 2019. 37(28): tr. 2518 - 2527.  
18. Shi, Y., et al., Molecular Epidemiology of EGFR  
Mutations in Asian Patients with Advanced Non-  
Small-Cell Lung Cancer of Adenocarcinoma  
Histology - Mainland China Subset Analysis of  
the PIONEER study. PLoS One, 2015. 10(11): tr.  
e0143515.  
10. Herbst, R.S., et al., Pembrolizumab versus  
docetaxel for previously treated, PD-L1-positive,  
advanced  
non-small-cell  
lung  
cancer  
19. Shimoji, M., et al., Clinical and pathologic  
features of lung cancer expressing programmed  
cell death ligand 1 (PD-L1). Lung Cancer, 2016.  
98: tr. 69 - 75.  
(KEYNOTE-010): a randomised controlled trial.  
Lancet, 2016. 387(10027): tr. 1540 - 1550.  
11. Horn, L., et al., Nivolumab Versus Docetaxel in  
Previously Treated Patients With Advanced Non-  
Small-Cell Lung Cancer: Two-Year Outcomes  
From Two Randomized, Open-Label, Phase III  
Trials (CheckMate 017 and CheckMate 057). J  
Clin Oncol, 2017. 35(35): tr. 3924-3933.  
20. Siegel, R.L., K.D. Miller, and A. Jemal, Cancer  
statistics, 2020. CA Cancer J Clin, 2020. 70(1):  
tr. 7 - 30.  
21. Syn, N.L., et al., De-novo and acquired  
resistance to immune checkpoint targeting.  
Lancet Oncol 2017. 18: tr. e731 - 41.  
12. K. Azuma1, K.O., A. Kawahara3, S. Hattori4, E.  
Iwama2, T. Harada2, K. Matsumoto2, and S.T.  
K. Takayama2, M. Kage3, T. Hoshino1, Y.  
Nakanishi2,6 & I. Okamoto, Association of PD-  
L1 overexpression with activating EGFR  
mutations in surgically resected nonsmall-cell  
lung cancer. Annals of Oncology, 2014. 25: tr.  
1935 - 1940.  
22. Vallonthaiel, A.G., et al., Clinicopathologic correlation  
of programmed death ligand-1 expression in non-  
small cell lung carcinomas: A report from India. Ann  
Diagn Pathol, 2017. 31: tr. 56 - 61.  
23. Velcheti, V., et al., Programmed death ligand-1  
expression in non-small cell lung cancer. Lab  
Invest, 2014. 94(1): tr. 107 - 16.  
13. Kerr, K.M. and F.R. Hirsch, Programmed Death  
Ligand-1 Immunohistochemistry: Friend or Foe?  
Arch Pathol Lab Med, 2016. 140(4): tr. 326 - 31.  
24. Yajuan qiu, j.j., mingzhi zhang yanru qin, Positive  
PDL1 expression is predictive for patients with  
advanced EGFR wildtype nonsmall cell lung  
cancer treated with gemcitabine and cisplatin.  
Oncology letters 2019. 18: tr. 161-168.  
14. Krigsfeld, G., et al., Abstract CT143: Pooled  
analysis of PD-L1 expression across 6 tumor  
types in the nivolumab clinical program. Cancer  
Research, 2017. 77(13).  
25. Ye, L., et al., Programmed death ligand-1  
expression in non-small cell lung cancer in a  
Western Australian population and correlation  
with clinicopathologic features. Mod Pathol,  
2019. 32(4): tr . 524 - 531.  
15. Mok, T.S.K., et al., Pembrolizumab versus  
chemotherapy for previously untreated, PD-L1-  
expressing, locally advanced or metastatic non-  
small-cell lung cancer (KEYNOTE-042):  
a
randomised, open-label, controlled, phase 3 trial.  
Lancet, 2019. 393(10183): tr. 1819 - 1830.  
170  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Level of PD-L1 positive expression in metastatic non small cell lung cancer (mNSCLC)  
Objective: Finding level of Programmed cell death ligand 1 receptor (PD-L1) positive expression in  
metastatic non small cell lung cancer (NSCLC).  
Methods: Cross-sectional retrospective study describing level of PD-L1 receptor expression by  
immunohistochemistry on tumor tissue samples of 118 newly diagnosed NSCLC patients at Cho Ray Hospital.  
Results: The median age was 60 years old. 72% male, 28% female. Adenocarcinoma accounts for 89%.  
45.8% had partially positive PD-L1 (TPS tumor proportion score from 1 - 49%). 21.2% showed highly positive  
PD-L1 (TPS > 49%). The level of PD-L1 expression was not related to some clinical features such as sex, age,  
tumor biopsy site, histology, metastatic staging (p > 0,05). There was an association between PDL-1  
expression and EGFR harbored mutation. Expression of high PD-L1 (TPS > 49%) was less common in the  
group with EGFR mutation than in the non-mutant group (8.1% versus 27.2%; p = 0.019).  
Conclusions: The majority of patients with newly diagnosed metastatic NSCLC express PD-L1 receptor  
positive partially (TPS =1 - 49%). EGFR harbored mutation had little expression of high level PD-L1.  
Keys: PD-L1; TPS; Non small cell lung cancer; immune checkpoint inhibitor ; EGFR mutation.  
171  
pdf 7 trang yennguyen 15/04/2022 1860
Bạn đang xem tài liệu "Mức độ biểu hiện PD-L1 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmuc_do_bieu_hien_pd_l1_trong_ung_thu_phoi_khong_te_bao_nho_g.pdf