Bệnh u hạt mạn tính hiếm gặp: Báo cáo ca bệnh

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
BỆNH U HẠT MẠN TÍNH HIẾM GẶP: BÁO CÁO CA BỆNH  
Nguyễn Thị Ngọc Hồng1,, Nguyễn Thị Việt Hà1,2, Nguyễn Thanh Bình1,2,  
Trần Thị Thúy Hạnh1, Đặng Thúy Hà2, Phạm Thị Thanh Nga2,  
Lương Thị Minh2, Nguyễn Thị Thu Trang2, Lê Thị Hương2  
1Trường Đại học Y Hà Nội  
2Bệnh viện Nhi Trung ương  
Bệnh u hạt mạn tính (Chronic Granulomatous Disease - CGD) là bệnh lý di truyền hiếm gặp, với biểu hiện  
lâm sàng là các đợt nhiễm trùng nặng, tái diễn gây ra bởi vi khuẩn và nấm, do khiếm khuyết khả năng thực  
bào của bạch cầu trung tính và đại thực bào. Chúng tôi mô tả một trường hợp bệnh nhân CGD với biểu hiện  
lâm sàng và cận lâm sàng giống với bệnh Crohn như tiêu chảy kéo dài, áp xe cạnh hậu môn và tiền sử có  
nhiều đợt nhiễm khuẩn nặng. Bệnh nhân luôn có số lượng bạch cầu máu ngoại vi cao. Xét nghiệm đánh giá  
chức năng bạch cầu hạt (test DHR) cho thấy chức năng bạch cầu hạt giảm nặng và được khẳng định bằng xét  
nghiệm giải trình tự gen phát hiện đột biến gen CYBB vị trí c.217C>T (p.Arg73Stp) trên NST giới tính X, quy  
định tổng hợp protein gp91phox là một cấu phần quan trọng của enzyme NADPH oxidase. Bệnh nhân được  
điều trị thành công với kháng sinh tĩnh mạch, điều trị dự phòng nhiễm khuẩn và nấm suốt đời. Đây là trường  
hợp bệnh hiếm và khó chẩn đoán. Triệu chứng gần giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác đặc biệt là bệnh  
Crohn trong chuyên khoa tiêu hóa nên cần phân biệt và chẩn đoán để có phác đồ và kế hoạch điều trị phù hợp.  
Từ khóa: bệnh u hạt mạn tính (CGD), bệnh Crohn, nhiễm khuẩn tái diễn.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Bệnhuhtmntính(ChronicGranulomatous  
Disease - CGD) là một bệnh suy giảm miễn  
dịch nguyên phát di truyền, làm tăng khả năng  
nhạy cảm của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng  
do một số vi khuẩn và nấm. Bệnh do giảm  
chức năng bạch cầu hạt trung tính làm cho cơ  
thể không chống lại được các vi khuẩn thông  
thường dẫn tới nhiễm trùng nặng và tái diễn  
ở nhiều cơ quan của cơ thể. Tỷ lệ lưu hành  
bệnh khoảng 1/200.000 - 1/250.000 trẻ sinh  
ra sống tại Mỹ, Châu Âu.1 Các triệu chứng  
lâm sàng thường xuất hiện sớm ở giai đoạn  
sơ sinh, một số phân nhóm hiếm gặp xảy ra ở  
giai đoạn muộn hơn. 43% bệnh nhân CGD do  
đột biến gen trên NST X và khoảng 11% bệnh  
nhân CGD do đột biến gen trên NST thường có  
biểu hiện triệu chứng đường tiêu hóa như viêm  
đại tràng mạn tính, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài,  
áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn, tắc nghẽn  
đường tiêu hóa.2 Hơn 80% bệnh nhân CGD có  
biểu hiện viêm ruột giống với bệnh Crohn. Vì  
vậy, nhân trường hợp bệnh nhi mắc bệnh CGD,  
chúng tôi muốn thảo luận cách tiếp cận chẩn  
đoán và điều trị trường hợp này.  
II. GIỚI THIỆU CA BỆNH  
Bệnh nhân nam, 6 tháng tuổi.  
Tiền sử sản khoa: con lần 1 PARA 0000, đẻ  
thường, cân nặng khi sinh 3,0 kg. Tiền sử bệnh  
tật: Khi 17 ngày tuổi trẻ được chẩn đoán và điều  
trị viêm phế quản phổi và nhiễm khuẩn huyết  
trong một tháng tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi  
Trung ương bằng Meronem + Vancomycin 17  
ngày sau đó đổi sang Levofloxacin trong 10  
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Hồng  
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh  
Email: nguyenthingochong94@gmail.com  
Ngày nhận: 19/04/2021  
Ngày được chấp nhận: 26/05/2021  
158  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
ngày trẻ ổn định và được xuất viện. Khi được  
4 tháng tuổi trẻ lại được chẩn đoán áp xe cạnh  
hậu môn kèm theo tiêu chảy nhiễm khuẩn và  
viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp  
(RSV). Đợt bệnh này trẻ được nhập viện và  
điều trị bằng Ceftriaxol + Metronidazol trong  
16 ngày; ra viện trẻ còn đi ngoài 3-4 lần/ ngày  
phân lỏng, vàng, có nhày. Trẻ được chẩn đoán  
và điều trị viêm tai giữa lúc 5 tháng tuổi bằng  
Clarithromycin.  
Trẻ được chẩn đoán tiêu chảy kéo dài, điều trị  
ngoại trú kháng sinh Cefixime 5 ngày không  
đỡ. Trẻ nhập viện khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi  
Trung ương ngày 18/11/2019. Xét nghiệm phân  
thấy nhiều hồng cầu và bạch cầu, không có vi  
nấm và kí sinh trùng. Xét nghiệm tổng phân tích  
tế bào máu ngoại vi: Bạch cầu 33,4 G/L, bạch  
cầu trung tính 44%, CRP 54 mg/L. Tổng phân  
tích nước tiểu bình thường. Cấy nước tiểu, cấy  
phân không phát hiện vi khuẩn. Chẩn đoán  
ban đầu: Tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn và  
áp xe cạnh hậu môn. Trẻ được điều trị nhiều  
loại kháng sinh tĩnh mạch Ciprofloxacin 10  
ngày+ Metronidazol 2 ngày sau chuyển sang  
Fosmycin 4 ngày + Zithromax 5 ngày sau đó là  
Meronem 9 ngày và Vancomycin 7 ngày do tình  
trạng lâm sàng và xét nghiệm không cải thiện.  
Sau 21 ngày điều trị: Trẻ hết sốt, còn đi ngoài  
4-5 lần/ngày, Bristol typ 6, phân vàng nhầy,  
không máu, xét nghiệm phân bình thường. Xét  
nghiệm huyết học và sinh hóa của bệnh nhân  
được trình bày tại bảng 1.  
Tiền sử dinh dưỡng: Trẻ được nuôi bằng  
sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng đầu, từ tháng  
thứ 2 trẻ được bổ sung thêm sữa công thức  
phù hợp với tuổi và chưa được ăn bổ sung.  
Tiền sử gia đình: không có ai bị nhiễm khuẩn  
tái diễn.  
Đợt bệnh này, trẻ đi ngoài phân lỏng (Bristol  
6), nhày máu, khoảng 10 lần/ngày, kéo dài trên  
14 ngày, kèm theo sốt về chiều, nhiệt độ dao  
động 37,8-39˚C, sốt thất thường, 2 khối cạnh  
hậu môn sưng đỏ, không chảy dịch, loét miệng.  
Bảng 1. Các chỉ số huyết học và sinh hóa của bệnh nhân  
% bạch  
Số lượng  
cầu tuyệt đối bạch  
trung cầu trung tính  
Số lượng  
bạch cầu  
(G/L)  
% bạch  
cầu  
Số lượng  
tiểu cầu  
(G/L)  
Hemoglobin  
(g/L)  
CRP  
Ngày  
(mg/L)  
lympho  
tính  
(G/L)  
17/05  
21/05  
27/05  
31/05  
03/06  
07/06  
11/06  
13/06  
29/08  
07/09  
18,4  
36,3  
32  
46  
47  
52  
39  
41  
44  
44  
35  
34  
24  
8,5  
17,1  
16,6  
9,9  
29  
22  
98  
96  
395  
420  
520  
532  
555  
475  
360  
375  
493  
530  
88  
92  
50  
24  
29  
25  
30  
19,3  
34  
82  
25,3  
22,6  
21  
83  
9,3  
28  
82  
9,2  
26  
73  
17,5  
22,6  
30,5  
19,4  
7,7  
27  
103  
107  
88  
7,9  
36  
10,4  
4,7  
43  
24  
62  
92  
2,5  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
159  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
% bạch  
Số lượng  
Số lượng  
% bạch  
cầu  
Số lượng  
tiểu cầu  
(G/L)  
cầu tuyệt đối bạch  
trung cầu trung tính  
Hemoglobin  
(g/L)  
CRP  
Ngày  
bạch cầu  
(G/L)  
(mg/L)  
lympho  
tính  
(G/L)  
12/09  
27/10  
18/11  
22/11  
27/11  
02/12  
09/12  
23,2  
21,5  
33,4  
24,2  
28,4  
37,7  
17,7  
21  
44  
4,9  
9,5  
63  
37  
102  
97  
89  
88  
89  
81  
90  
441  
411  
349  
644  
523  
552  
560  
16  
54  
41  
13,7  
9,8  
43  
40,4  
39,1  
51,5  
20,4  
44,6  
47,2  
36,7  
65,5  
20,7  
15,5  
11,1  
19,4  
3,6  
Kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa cho  
thấy có tình trạng tăng bạch cầu máu ngoại vi liên  
tục với số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính  
tăng hoặc bình thường. Chỉ số CRP luôn cao.  
Bệnh nhân có thiếu máu mức độ nhẹ có thể do  
quá trình viêm kéo dài dẫn đến bạch cầu trung  
tính và đại thực bào không giải phóng sắt để cung  
cấp nguyên liệu cho tủy xương sinh hồng cầu.  
giảm chức năng với giá trị Stimulated index (SI)  
1,7 (Hình 1). Đánh giá chức năng bạch cầu hạt  
của bố bệnh nhân bình thường (Hình 2). Đánh  
giá chức năng bạch cầu hạt của mẹ bệnh nhân  
có trên 60% số lượng bạch cầu hạt giảm chức  
năng (hình 3). Từ kết quả này, nghi ngờ bệnh  
nhân có đột biến gen lặn trên NST giới tính X,  
quy định tổng hợp protein gp91phox. Bệnh nhân  
được giải trình tự gen thế hệ mới theo phương  
pháp WES kết quả có đột biến gen CYBB vị  
trí c.217C>T (p.Arg73Stp). Bệnh nhân được  
ra viện, điều trị dự phòng nhiễm trùng bằng  
Biseptol, Fluconazol suốt đời.  
Với tình trạng tiêu chảy kéo dài, trẻ được  
xét nghiệm Calprotectin phân, kết quả 9,4 µg/g  
(<50 µg/g) không tăng. Đánh giá chức năng  
bạch cầu hạt của bệnh nhân bằng test DHR  
kết quả quần thể bạch cầu hạt của bệnh nhân  
Bệnh nhân  
Sl 17  
Chứng  
Sl 67,8  
Hình 1. Kết quả DHR test của bệnh nhân  
160  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Bố bệnh nhân  
SI = 209,8  
Chứng  
SI = 292,1  
Hình 2. Kết quả DHR test của bố bệnh nhân  
Chứng  
SI quần thể bạch cầu trung tính (1)= 12,1  
SI quần thể bạch cầu trung tính (2) = 243,0  
SI = 289,4  
Hình 3. Kết quả DHR test của mẹ bệnh nhân  
III. BÀN LUẬN  
NADPH oxidase là một enzym 5 cấu phần,  
bao gồm các protein trong bào tương và các  
protein trên màng tế bào. Khi không có kích  
thích, phức hợp enzym oxidase ở trạng thái  
không hoạt động: gp91phox và p22phox nằm trên  
màng tế bào, gắn với nhau tạo nên cytochrome  
b558. p67phox , p47phox, p40phox nằm trong bào  
tương. Khi có kích thích viêm, NADPH oxidase  
hoạt hóa, phosphoryle hóa tiểu phần p47phox  
Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một bệnh suy  
giảm miễn dịch nguyên phát hiếm gặp gây ra  
bởi đột biến các gen mã hóa hệ thống enzym  
oxy hóa Nicotinamide Adenine Dinucleotide  
Photphate (NADPH). Bạch cầu trung tính và  
bạch cầu mono có khả năng hóa ứng động,  
thực bào và khử hạt, nhưng không có khả năng  
tiêu diệt vi sinh vật do thiếu hụt quá trình sản  
xuất các gốc oxy hóa tự do ( O2 -).  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
161  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
trong bào tương dẫn đến hoạt hóa phức hợp  
trong bào tương (p67phox, p40phox) và trên  
màng tế bào (gp91phox và p22phox). Phức hợp  
gắn với protein Rac. Phức hợp hoạt hóa vận  
chuyển electron từ bào tương vào chất nền  
phagosome qua màng sinh chất, chuyển điện  
tử cho O2 để tạo O2- (superoxide).. Dạng này  
không bền, nó chuyển thành H2O2 tự phát hoặc  
được xúc tác bởi enzym superoxide dismutase.  
Myeloperoxidase xúc tác phản ứng tạo HClO từ  
H2O2 và Cl-. H2O2 và HOCl là những tác nhân  
diệt vi khuẩn mạnh, phá vỡ và loại bỏ mầm bệnh  
khỏi các vị trí nhiễm trùng. Sự sản xuất các  
loại oxy phản ứng (ROS) dẫn đến dòng kali và  
proton tràn vào phagolysosome, dẫn đến kích  
hoạt các protease dạng hạt, bao gồm elastase  
và cathepsin G. Các protease này chịu trách  
nhiệm tiêu diệt các vi sinh vật ăn vào3 (Hình 4).  
Hình 4. Cơ chế hoạt hóa enzym NADPH oxidase 4  
Biểu hiện lâm sàng của bệnh CGD gồm  
nhiễm trùng, u hạt. Bệnh nhân có thể bị nhiễm  
trùng tái diễn hoặc nhiễm trùng nặng do vi  
khuẩn hoặc nấm; phổ biến là viêm phổi tái  
diễn, viêm hạch bạch huyết, áp xe gan, viêm  
mô tế bào, viêm tủy xương ở nhiều vị trí, hoặc  
nhiễm trùng huyết do Salmonella, Burkholderia  
cepacia hoặc Candida. Tần suất và mức độ  
nhiễm trùng không giảm khi trẻ trên 10 tuổi,  
mặc dù hệ miễn dịch trưởng thành hơn so với  
mười năm đầu đời. Tác nhân gây bệnh phổ  
biến nhất là Streptococcus aureus. Các sinh  
vật khác thường gây nhiễm trùng bao gồm  
Serratia marcescens, Burkholderia cepacia,  
Aspergillus, Candida albicans, Nocardia và  
Salmonella. Người bệnh có thể tăng tính nhạy  
cảm với Mycobacterium, bao gồm cả vắc-xin  
BCG. Loét miệng tái diễn thường gặp ở CGD  
và đặc biệt phổ biến ở người mang gen trên  
NST X. Trường hợp bệnh nhân báo cáo trong  
bài này có nhiều đợt nhiễm khuẩn nặng kể từ  
giai đoạn sơ sinh gồm một đợt nhiễm khuẩn  
huyết, một đợt viêm tai và một đợt viêm phế  
quản phổi, tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài, áp  
xe cạnh hậu môn, viêm hạch, loét miệng.  
Bệnh nhân CGD dễ hình thành u hạt, có  
thể ảnh hưởng đến bất kỳ tạng rỗng, đặc biệt  
đường tiêu hóa và đường sinh dục. Võng mạc,  
gan, phổi và xương, cũng có thể bị ảnh hưởng  
bởi u hạt. U hạt gây tắc nghẽn môn vị, bàng  
162  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
quang hoặc tắc niệu quản, hoặc rò trực tràng  
và viêm đại tràng hạt giống như bệnh Crohn.  
Các biểu hiện lâm sàng tiêu hóa của CGD bao  
gồm đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm  
ruột, hẹp, rò, và tắc nghẽn.  
nằm trên NST 1q25 mã hóa p67phox . Chiếm  
ít hơn 5% số trường hợp.7 Bốn là, gen NCF4  
nằm trên NST 22a13.1 mã hóa protein p40phox  
. Bệnh nhân mang đột biến gen NCF4 có bệnh  
lý hô hấp mức độ nhẹ nhưng bệnh lý ruột viêm  
(IBD) nặng và có test DHR bình thường.8  
Chẩn đoán xác định bệnh có thể dựa vào  
test DHR và hoặc xét nghiệm gen. Test DHR  
được chấp nhận trên toàn thế giới là test  
sàng lọc CGD. Nguyên lý xét nghiệm dựa  
trên nguyên tắc bạch cầu trung tính được  
kích thích bởi Phorbol-12-Myristate-13 Acetat  
để sản xuất các dạng oxy phản ứng (ROS:  
O2-, H2O2). Dihidrorhodamine (không màu) bị  
oxy hóa thành Rhodamine-123 (màu xanh)  
dưới tác dụng của các dạng oxy phản ứng.  
Rhodamine-123 có màu xanh, gắn với màng  
và bào tương của tế bào được xác định bằng  
phương pháp Flow cytometry (bước sóng 488  
nm). Tính hệ số kích thích (SI) và hình dạng đồ  
thị có thể chẩn đoán các trường hợp bệnh và  
người mang gen (liên kết NST X) nhưng có thể  
không phát hiện được người mang gen lặn trên  
NST thường vì chỉ cần 1 alen bình thường cũng  
đủ để thực hiện chức năng. Về xét nghiệm gen,  
hiện nay các nghiên cứu đã xác định được 5  
đột biến gen gây bệnh. Một gen trên NST giới  
tính X là cytochrome b-245, tiểu đơn vị beta  
(CYBB) mã hóa protein gp91phox. Đột biến này  
chiếm 65-70% trường hợp CGD ở Mỹ và châu  
Âu.5 CGD do đột biến gen trên NST X có xu  
hướng khởi phát sớm hơn và nặng hơn so với  
CGD do lặn trên NST thường, tương đồng với  
ca bệnh được miêu tả. Bốn gen trên nhiễm sắc  
thể thường. Một là, gen cytochrome b-245, tiểu  
đơn vị alpha (CYBA) nằm ở NST 16q24 mã  
hóa protein p22phox chiếm ít hơn 5% số trường  
hợp CGD.5 Hai là, gen NCF1 nằm trên 7q11.23  
mã hóa p47phox. Đột biến này chiếm gần 25%  
số trường hơn CGD ở Mỹ. Gần 80% đột biến  
protein p47phox là đột biến mất bazơ nitơ GT  
(guanine-thymine) ở exon 2.6 Ba là, gen NCF2  
Điều trị dựa trên nguyên tắc dự phòng  
kháng sinh và kháng nấm suốt đời, phát hiện  
sớm và điều trị tích cực nhiễm trùng, điều trị  
biến chứng.9 Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn  
suốt đời với Trimethoprim-Sulfamethoxazole  
(TMP-SMX) (5 mg/kg/ngày lên đến tối đa  
320mg, dựa trên thành phần trimethoprim,  
dùng đường uống hai lần mỗi ngày). Một  
số trung tâm sử dụng liều dùng một lần mỗi  
ngày để tăng cường tuân thủ điều trị. Các lựa  
chọn thay thế cho bệnh nhân dị ứng với thuốc  
sulfonamid bao gồm trimethoprim mà không  
dùng sulfamethoxazole, penicillin ổn định beta-  
lactamase (ví dụ, dicloxacillin), cephalosporin  
hoặc fluoroquinolones. Điều trị dự phòng TMP-  
SMX không dẫn đến sự gia tăng nhiễm nấm.  
Itraconazole (5 mg/kg/ngày uống một lần mỗi  
ngày, liều tối đa 200 mg) là liệu pháp được  
khuyếncáođđiềutrdphòngkhángnmsuốt  
đời. Nếu nấm kháng itraconazole, hầu hết đáp  
ứng với voriconazole hoặc posaconazole. Các  
tác dụng không mong muốn của Intraconazole  
bao gồm: tăng men gan, bệnh lý thần kinh  
ngoại vi, hội chứng Steven-Johnson. Tuy nhiên  
Intraconazole dung nạp tốt ở bệnh nhân CGD  
và có hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm. Cần  
xét nghiệm men gan trước điều trị và định kỳ  
mỗi 6 tháng sau điều trị. Dự phòng kháng sinh  
được khuyến nghị cho tất cả các thủ thuật xâm  
lấn, bao gồm: nội soi đại tràng, nội soi đường  
tiêu hóa trên, nội soi phế quản, sinh thiết gan,  
sinh thiết phổi. Dự phòng bằng Ciprofloxacin  
(và thêm Metronidazole nếu liên quan đến  
vùng dưới cơ hoành) nên bắt đầu trước khi làm  
thủ thuật và tiếp tục ít nhất 24 giờ sau. Về vấn  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
163  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
đề tiêm chủng, vắc-xin vi khuẩn sống nên tránh  
(ví dụ Salmonella, BCG..). Vắc-xin virus sống  
vẫn được khuyến nghị. Nên tiêm phòng vacxin  
cúm hàng năm cho tất cả bệnh nhân CGD.  
Tất cả các vắc-xin bất hoạt hoặc tiểu đơn vị  
được khuyến nghị theo cùng một lịch trình như  
trẻ bình thường. Bệnh nhân CGD có sốt cần  
điều trị sớm bằng kháng sinh đường tĩnh mạch  
phù hợp. Điều này có thể gia tăng tỷ lệ điều trị  
kháng sinh không đúng (nhiễm virus) hoặc lạm  
dụng kháng sinh, tuy nhiên, đây là tiếp cận an  
toàn đối với bệnh nhân CGD. Bệnh nhân CGD  
cần điều trị với kháng sinh liều cao, dài ngày,  
phối hợp kháng sinh so với người bình thường.  
Ciprofloxacin là thuốc ưu tiên sử dụng vì thuốc  
có khả năng thấm vào nội bào. Lợi ích khi  
sử dụng Ciprofloxacin lớn hơn nguy cơ bệnh  
khớp động vật non. Liều Ciprofloxacin: Trẻ em  
7,5mg/kg/12 giờ; người lớn 500-750mg/12h.  
Teicoplanin và Ciprofloxacin là là kháng sinh  
đường tĩnh mạch được lựa chọn đầu tiên  
trong điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng. Thêm  
Metronidazole nếu nghi ngờ nhiễm trùng dưới  
cơ hoành. Nếu phân lập được Staphylococcus,  
sử dụng Flucloxacillin, Fucidin hoặc một  
loại kháng sinh chống tụ cầu khác, ví dụ  
Clindamycin, Clarithromycin. Luôn phân biệt  
nhiễm khuẩn với nhiễm nấm, nhất là khi điều  
trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh 7-10 ngày  
không đáp ứng. Điều trị biến chứng viêm đại  
tràng ở bệnh nhân CGD bằng 5-ASA (ví dụ:  
Sulphasalazine và Mesalazine) là lựa chọn  
đầu tiên. Steroid và các chất ức chế miễn dịch  
khác như Azathioprine, có thể được chỉ định  
khi 5-ASA thất bại trong đạt lui bệnh hoặc duy  
trì lui bệnh. Tuy nhiên, những chất ức chế miễn  
dịch nên được sử dụng một cách thận trọng và  
thảo luận với chuyên gia, đặc biệt trên bệnh  
nhân nhiễm khuẩn tái diễn hoặc tiền sử có  
nhiễm nấm. Khi có u hạt làm tắc nghẽn ống  
tiêu hoá có thể sử dụng steroid khi đã loại trừ  
các nguyên nhân nhiễm khuẩn.  
Trong những năm vừa qua, nhờ những tiến  
bộ trong chẩn đoán và điều trị dự phòng kháng  
sinh, khả năng sống sót của bệnh nhân CGD  
đã được cải thiện đáng kể.10,11 Bệnh nhân CGD  
có tuổi thọ ít nhất 40 tuổi. Nhiễm nấm đường  
hô hấp (chủ yếu là các loài Aspergillus) vẫn  
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.11 Tỷ  
lệ sống sót ở tuổi 20 được ghi nhận ở một số  
nghiên cứu được công bố là 73-87% với thời  
gian sống thêm trung bình là 18 năm đối với  
bệnh nhân CGD có đột biến gen trên NST X, và  
36 năm nếu CGD do gen trên NST thường.12,13  
Một nghiên cứu trên 287 bệnh nhân CGD đã  
đưa ra kết luận số lượng oxy phản ứng (ROS)  
còn lại liên quan chặt chẽ đến thời gian sống  
sót và các bệnh nhân có đột biến gen p47phox  
và 309 axit amin đầu tiên của gen gp91phox có  
số lượng oxy phản ứng còn lại cao hơn.10 Để  
nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân  
cần phối hợp điều trị nhiễm trùng với điều trị  
triệu chứng các cơ quan bị bệnh (ví dụ: tình  
trạng viêm ruột). Liệu pháp ghép tế bào gốc  
đang được nghiên cứu có triển vọng điều trị  
triệt để bệnh.  
IV. KẾT LUẬN  
Nên đánh giá chức năng bạch cầu hạt ở  
những bệnh nhân bị nhiễm trùng tái diễn và số  
lượng bạch cầu máu tăng cao, đáp ứng kém  
với liệu pháp điều trị kháng sinh. Cần chẩn  
đoán phân biệt với bệnh CGD ở các bệnh nhân  
có các biểu hiện tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài,  
rò hậu môn, áp xe cạnh hậu môn được chẩn  
đoán bệnh ruột viêm.  
Lời cảm ơn  
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến  
cha mẹ bệnh nhân, khoa Tiêu hóa - Bệnh viện  
Nhi Trung ương đã hợp tác, giúp đỡ, tạo điều  
kiện để chúng tôi thực hiện báo cáo ca bệnh này.  
164  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Chronic granulomatous disease: Clinical,  
molecular, and therapeutic aspects - Chiriaco -  
2016 - PediatricAllergy and Immunology - Wiley  
Online Library. Accessed December 12, 2019.  
pai.12527.  
6. Dekker J, de Boer M, Roos D. Gene-  
scan method for the recognition of carriers and  
patients with p47(phox)-deficient autosomal  
recessive chronic granulomatous disease. Exp  
Hematol. 2001;29(11):1319-1325. doi:10.1016/  
s0301-472x(01)00731-7.  
2. Marciano BE, Rosenzweig SD,  
Kleiner DE, Anderson VL, Darnell DN,  
Anaya-O’Brien S, Hilligoss DM, Malech  
HL, Gallin JI, Holland SM. Gastrointestinal  
involvement in chronic granulomatous disease.  
Pediatrics. 2004;114(2):462-468.doi:10.1542/  
peds.114.2.462.  
7. Roos D, Kuhns DB, Maddalena A,  
Bustamante J, Kannengiesser C, de Boer M,  
van Leeuwen K, Köker MY, Wolach B, Roesler  
J, Malech HL, Holland SM, Gallin JI, Stasia  
M-J. Hematologically important mutations:  
the autosomal recessive forms of chronic  
granulomatous disease (second update).  
Blood Cells Mol Dis. 2010;44(4):291-299.  
doi:10.1016/j.bcmd.2010.01.009.  
3. Reeves EP, Lu H, Jacobs HL, Messina  
CGM, Bolsover S, Gabella G, Potma EO, Warley  
A,RoesJ,SegalAW.Killingactivityofneutrophils  
is mediated through activation of proteases  
by K+ flux. Nature. 2002;416(6878):291-297.  
doi:10.1038/416291a.  
8. Matute JD, Arias AA, Wright NAM, Wrobel  
I,WaterhouseCCM,LiXJ,MarchalCC,StullND,  
Lewis DB, Steele M, Kellner JD, Yu W, Meroueh  
SO, Nauseef WM, Dinauer MC. A new genetic  
subgroup of chronic granulomatous disease  
with autosomal recessive mutations in p40 phox  
and selective defects in neutrophil NADPH  
oxidase activity. Blood. 2009;114(15):3309-  
3315. doi:10.1182/blood-2009-07-231498.  
4. Chronic granulomatous disease: Patho-  
genesis, clinical manifestations, and diagnosis -  
UpToDate. Accessed December 12,2019.https://  
matous-disease-pathogenesis-clinical-mani-  
festations-and-diagnosis?search=chronic%20  
granulomatous%20disease&source=search_re-  
sult&selectedTitle=1~139&usage_type=de-  
fault&display_rank=1.  
9. Seger RA. Modern management of  
chronic granulomatous disease. Br J Haematol.  
2008;140(3):255-266.doi:10.1111/j.1365-  
2141.2007.06880.x.  
5. Roos D, Kuhns DB, Maddalena A,  
Roesler J, Lopez JA, Ariga T, Avcin T, de Boer  
M, Bustamante J, Condino-Neto A, Di Matteo  
G, He J, Hill HR, Holland SM, Kannengiesser  
C, Köker MY, Kondratenko I, van Leeuwen K,  
Malech HL, Marodi L, Nunoi H, Stasia M-J,  
Ventura AM, Witwer CT, Wolach B, Gallin JI.  
Hematologically important mutations: X-linked  
chronic granulomatous disease (third update).  
Blood Cells Mol Dis. 2010;45(3):246-265.  
doi:10.1016/j.bcmd.2010.07.012.  
10. Kuhns DB, Alvord WG, Heller T, Feld  
JJ, Pike KM, Marciano BE, Uzel G, DeRavin  
SS, Priel DAL, Soule BP, Zarember KA, Malech  
HL, Holland SM, Gallin JI. Residual NADPH  
oxidase and survival in chronic granulomatous  
disease. N Engl J Med. 2010;363(27):2600-  
2610. doi:10.1056/NEJMoa1007097.  
11. Marciano BE, Spalding C, Fitzgerald  
A, Mann D, Brown T, Osgood S, Yockey L,  
Darnell DN, Barnhart L, Daub J, Boris L,  
Rump AP, Anderson VL, Haney C, Kuhns DB,  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
165  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Rosenzweig SD, Kelly C, Zelazny A, Mason  
T, DeRavin SS, Kang E, Gallin JI, Malech HL,  
Olivier KN, Uzel G, Freeman AF, Heller T, Zerbe  
CS, Holland SM. Common severe infections in  
chronic granulomatous disease. Clin Infect Dis.  
2015;60(8):1176-1183. doi:10.1093/cid/ciu1154.  
granulomatous disease followed for 21 years  
by a single hospital in Japan. Eur J Pediatr.  
2008;167(12):1389-1394. doi:10.1007/s00431-  
008-0680-7.  
13. Wolach B, Gavrieli R, de Boer M,  
Gottesman G, Ben-Ari J, Rottem M, Schlesinger  
Y, Grisaru-Soen G, Etzioni A, Roos D. Chronic  
granulomatousdiseaseinIsrael:clinical,functional  
and molecular studies of 38 patients. Clin  
Immunol. 2008;129(1):103-114. doi:10.1016/j.  
clim.2008.06.012.  
12. Kobayashi S, Murayama S, Takanashi  
S, Takahashi K, Miyatsuka S, Fujita T, Ichinohe  
S, Koike Y, Kohagizawa T, Mori H, Deguchi Y,  
Higuchi K, Wakasugi H, Sato T, Wada Y, Nagata  
M, Okabe N, Tatsuzawa O. Clinical features  
and prognoses of 23 patients with chronic  
Summary  
CHRONIC GRANULOMATOUS DISEASE: A CASE REVIEW  
Chronic granulomatous disease (Chronic Granulomatous Disease CGD) is a rare hereditary  
disease, characterized by recurrent and severe bacterial or fungal infections, a result of impaired  
phagocytic function neutrophils and macrophages. We described a case of CGD presented with  
clinical and paraclinical symptoms, a pattern often seen in Crohn's patients, such as persistent  
diarrhea and perianal abscess, and a history of repeated severe infections was recorded. Patients  
consistently have a high peripheral leukocyte count. DHR low activity was confirmed by a genetic  
sequencing assay detecting a mutation of the CYBB gene c.217C>T (pArg73Stp) on chromosome  
X. Protein gp91phox is an essential component of enzymeNADPH oxidase. The patient was treated  
with intravenous antibiotics, followed by lifelong antibacterial and antifungal prophylaxis. CGD is a  
rare and challenging case to diagnose. This patient's symptoms resemble other infectious diseases,  
especially Crohn's disease in Gastroenterology, so it is necessary to distinguish and diagnose in  
order to have an appropriate treatment plan.  
Keywords: chronic granulomatous disease, (CGD) Crohn disease, persistent infection.  
166  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
pdf 9 trang yennguyen 15/04/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh u hạt mạn tính hiếm gặp: Báo cáo ca bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbenh_u_hat_man_tinh_hiem_gap_bao_cao_ca_benh.pdf